Tập tành sáng tác nhạc cổ điển

Hoàng Bảo Long
(P3Charmed)

New Member
Hơ, mấy lần định post mà lại ngại, sợ trình mình còn kém, nên chưa dám. Hôm nay lấy hết can đảm, post thử lên đây một bài gọi là có tí "giao hưởng thính phòng". Mọi người nghe thử xong rồi cho em biết ý kiến nhé. Thanks!

Download ở đây: http://www.box.net/shared/zjczfx31mc

Bản nhạc dài 04:18. Viết ở nhịp 6/8, giọng Sol thăng thứ (G# Minor), tốc độ Allegro Non Molto. Tổng phổ bao gồm: 2 Flute, 2 Piccolo, 2 Oboe, 2 Clarinet, 2 Bassoon, 3 French Horn, Harp, Glockenspiel, Bells, Timpani, Triangle, Crash Cymbal, Snare và bộ dây thường dùng gồm Violin I, Violin II, Viola, Cello và Contrabass.

So với tổng phổ ban đầu (chỉ có 1 Oboe, 1 Bassoon và không có Clarinet), bản nhạc lần này được hoàn chỉnh với 2 Oboe, 2 Bassoon và 2 Clarinet. Tổng phổ nghe cân đối, dày và đầy đặn hơn. Bổ sung thêm 1 kèn Corr (so với 2 kèn Corr ban đầu) cũng hỗ trợ thêm cho sự bão tố của bản nhạc. Một số bè như Oboe, Piccolo, Corr và Bassoon được viết lại để tạo sự hài hòa giữa các bè cũng như tăng độ dày cho bản nhạc. Nói chung, bè sáo gỗ dày lên hẳn và cân đối hài hòa với bè sáo kim loại và kèn đồng.

Miêu tả qua về bản nhạc:
Bản nhạc bắt đầu trong tiếng Flute cùng những âm thanh Glockenspiel và Harp. Tiếng Flute nhanh, xen kẽ trong tiếng Glockenspiel và Harp nghe như những giọt mưa. Sau đó, có sự gia nhập của Piccolo và Clarinet, rồi bè Viola và Cello. Âm nhạc của đàn dây ập vào trong tiếng roll của timpani như trận bão ập đến bất ngờ. Bè Viola đóng vai trò tạo tiết tấu, làm nền cho nét nhạc chính của bè Violin I. Với tiết tấu nhanh, bè Viola tạo ra một không gian dày đặc mưa rào, trong tiếng rít của nhưng làn gió thổi đến mạnh mẽ từ bè Violion I và điểm xuyết bằng những tiếng staccato của bè Violin II. Cộng thêm vào đó là những tiếng Timpani như tiếng sấm, tiếng Piccolo, Flute và Oboe liên tục thay đổi như những cơn gió bất chợt ập đến. Tiếng kèn Corr ngày một dày lên như cơn bão ập đến ngày càng mạnh. Sau sự ngơi nghỉ trong giây lát với những tiếng chuông bí ẩn, âm nhạc quay trở lại đầy bão tố, nhờ sự cộng hưởng của 2 chiếc Clarinet và cả 3 chiếc kèn Corr. Cao trào của bản nhạc là ở đây, với sự tham gia của toàn bộ dàn nhạc. Tiếng Cymbal và Timpani mạnh. Các bè dữ dội. Cơn bão ập đến rồi qua đi trong sự hoảng loạn. Gió tan dần. Rồi dứt hẳn trong tĩnh lặng.

Bản nhạc này được viết lại dựa theo cấu trúc của chương I: The Source of the Moldau trong tác phẩm Vltava (bản giao hưởng thơ số 2 trong chùm 6 bản giao hưởng thơ nổi tiếng Ma Vlast của nhà soạn nhạc Bedrich Smetana). Trừ kết cấu trong đoạn nhạc mô phỏng sự diễu hành, phần còn lại (nhịp 6/8, tốc độ Allegro Non Molto, mở đầu với sáo, gia nhập với đàn dây ...) đều lấy lại theo chương này. Cảm ơn tác giả Smetana.

Hi vọng mọi người đóng góp nhiều ý kiến để em hoàn thiện bản nhạc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hơ, mấy lần định post mà lại ngại, sợ trình mình còn kém, nên chưa dám. Hôm nay lấy hết can đảm, post thử lên đây một bài gọi là có tí "giao hưởng thính phòng". Mọi người nghe thử xong rồi cho em biết ý kiến nhé. Thanks!

Download ở đây: http://www.box.net/shared/8npxs8p989

Bản nhạc của em tên là The Storm. Dài 04:03. Bản nhạc được viết ở nhịp 6/8, giọng Sol thăng thứ (G# Minor), chơi ở tốc độ Allegro Non Molto. Tổng phổ bao gồm: 2 Flute, 2 Piccolo, 1 Oboe, 1 Fagotte, 2 Kèn Corr, 1 Harp, Glockenspiel, Tubular Bells, Timpani, Triangle, Splash Cymbal, Snare và bộ dây thường dùng gồm Violin I, Violin II, Viola, Cello và Contrabass.

Miêu tả qua về bản nhạc:
Bản nhạc bắt đầu từ những tiếng Flute, xen kẽ với âm thanh của Glockenspiel và Harp làm nền. Sau đó, tiếng Piccolo hòa thêm đưa giai điệu đến với tiết tấu nhanh của đàn dây. Tiếng roll của timpani và tiếng Cymbal có vai trò gia tăng cao trào cho bản nhạc. Sử dụng kèn Corr kéo dài tạo cảm giác gió mạnh lôi kéo người nghe vào cơn bão. Tiếng Oboe, Piccolo và Flute thay nhau cất lên như những luồng gió liên tiếp ập tới. Một vài đoạn nghe như diễu hành, có tiếng Tubular Bells và kèn Corr dẫn dắt. Đoạn cuối lắng xuống như tàn dư của cơn bão. Âm thanh kết thúc là tiếng staccato của toàn bộ các nhạc cụ, như luồng gió cuối cùng biến đi mất. Âm hưởng chủ đạo được đưa ra chủ yếu nhờ bộ dây, đặc biệt là bè Viola có vai trò rất quan trọng, tạo tiết tấu.

Bản nhạc được sáng tác dựa trên cấu trúc của tác phẩm The Moldau (Vltava - bản giao hưởng thơ số 2 của bộ 6 bản giao hưởng thơ Ma Vlast của nhà soạn nhạc thiên tài Bedrich Smetana). Cấu trúc dựa vào chương I: The Source of the Moldau, trừ đoạn nhạc nghe như đoàn quân diễu hành. Xin cảm ơn tác giả Smetana vì cảm hứng này.

Hi vọng mọi người đóng góp nhiều ý kiến để em hoàn thiện bản nhạc.

Anh nghĩ rằng nên đặt tên bản nhạc là Cơn càn quét của binh đoàn ma quỉ thì đúng với tính chất của bản nhạc hơn em ạ.

Trong lịch sử nhạc cổ điển thì các tác phẩm với chủ đề Cơn bão đều là những tác phẩm miêu tả thiên nhiên như Concerto per violino e archi Op. 8 no.2 L'estate (Mùa hè) trong bộ Le quattro stagioni (Bốn mùa) của Vivaldi, hay chương IV. Der Sturm (Cơn bão) trong Giao hưởng số 6 Op.68 Pastorale (Đồng quê) của Beethoven, hay gần tương tự như trong La mer (Biển) của Debussy.

Trong bản nhạc của em bên cạnh những ảnh hưởng từ Vltava của Smetana cũng có thể thấy việc sử dụng thang âm gần giống thang âm của trường phái Ấn tượng Pháp như Debussy, cũng giống ở việc sử dụng dàn nhạc - dùng harp, glockenspiel với chuông để tạo cảm giác kì ảo - và giống cả Beethoven với việc sử dụng piccolo để giả tiếng rít của gió, dùng timpani để mô tả tiếng sấm. Anh không biết em có ý thức về những điều này hay không. Song nhịp điệu dồn dập của bản nhạc từ đầu đến cuối cũng như việc dùng các quãng năm song song liên tục và việc kết một cách bất chợt cho thấy rõ tính chất của một cuộc hành quân tàn phá đầy tính sắt thép, thô bạo, xuất hiện và biến mất không báo trước - một chủ đề quen thuộc của rock giao hưởng. Bên cạnh đó việc mất cân bằng trong bộ gỗ (dùng tới 4 sáo to nhỏ, trong khi chỉ có 1 oboe và 1 bassoon và không có clarinet) cũng như việc viết ở một giọng đầy dấu hóa Sol thăng giáng cũng là một chi tiết của sự phá phách và chủ đề ma quỉ thường thấy ở rock.

Chuyện nhiều người chơi rock muốn chuyển sang cổ điển là điều thường thấy, nhưng nếu em muốn thực sự chuyển từ rock sang cổ điển thì phải rất kiên trì thay đổi cách nghĩ phá phách của rock. Đấy là một vài góp ý, mặc dù có thể rất thẳng thắn của anh. Bởi vì đằng sau tư tưởng của dòng nhạc rock là cả một đống vấn đề liên quan đến tôn giáo rất phức tạp. Phải đến những thế hệ rock gần đây, sự giải quyết những vấn đề này mới đạt được ở một số nhóm nhạc mà thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chuyện nhiều người chơi rock muốn chuyển sang cổ điển là điều thường thấy, nhưng nếu em muốn thực sự chuyển từ rock sang cổ điển thì phải rất kiên trì thay đổi cách nghĩ phá phách của rock. Đấy là một vài góp ý, mặc dù có thể rất thẳng thắn của anh. Bởi vì đằng sau tư tưởng của dòng nhạc rock là cả một đống vấn đề liên quan đến tôn giáo rất phức tạp. Phải đến những thế hệ rock gần đây, sự giải quyết những vấn đề này mới đạt được ở một số nhóm nhạc mà thôi.

Hi hi, có 1 điều em phải clarify ạ :D em không chơi rock, mà chỉ sáng tác cho vui thôi. Giao hưởng em cũng chỉ tập tành, chứ không hề có ý tưởng theo đuổi. Nhưng nghe lời anh, em sẽ cố gắng thay đổi ạ.

Em nghe Metal nhiều, đặc biệt là Symphonic Metal nên bị ảnh hưởng sâu sắc âm nhạc của Metal, đặc biệt là các phần phối có mang tính chất giao hưởng trong các bản nhạc. Nhưng em nghe giao hưởng cũng nhiều. Vậy mà âm nhạc của Metal lại tồn tại sâu sắc hơn âm nhạc Giao hưởng? Như vậy, gần như khẳng định chắc chắn là em chưa thẩm thấu được hết chất bên trong của âm nhạc thính phòng giao hưởng (vì rõ ràng em nghe giao hưởng từ năm lớp 8, còn Metal em nghe từ năm lớp 11).

Trong bản nhạc của em bên cạnh những ảnh hưởng từ Vltava của Smetana cũng có thể thấy việc sử dụng thang âm gần giống thang âm của trường phái Ấn tượng Pháp như Debussy, cũng giống ở việc sử dụng dàn nhạc - dùng harp, glockenspiel với chuông để tạo cảm giác kì ảo - và giống cả Beethoven với việc sử dụng piccolo để giả tiếng rít của gió, dùng timpani để mô tả tiếng sấm.

Đúng như lời anh nói, em bị ảnh hưởng một phần của nhạc Beethoven vì em nghe khá nhiều Beethoven. Trong bản nhạc của em, đúng là có sử dụng piccolo để tạo ra tiết tấu của gió, thực ra là cả piccolo, oboe và flute thay nhau làm công việc này. Việc sử dụng timpani thì chỉ là do em có thói quen sử dụng thôi, nếu để nói là sấm thì em cũng chưa nghĩ đến.

Còn âm nhạc theo trường phái Ấn tượng của Pháp thì em không chắc chắn lắm, nhưng đúng là nghe nét nhạc và tiết tấu thì không hiểu sao, lại đúng là có vẻ ảnh hưởng từ đó (nhất là đoạn nhạc mang giai điệu chính). Em cảm thấy hình như, tiếng kèn Corr có vai trò khá quan trọng trong việc này.

Em bắt đầu các câu nhạc từ chủ yếu là hai nốt Sol thăng và Rê thăng. Đôi khi có chuyển sang La thăng. Nhưng nói chung, tất cả các câu nhạc đều bắt đầu từ các nốt thăng, lại là giọng thứ, cho nên nghe khá là ma quái.

Song nhịp điệu dồn dập của bản nhạc từ đầu đến cuối cũng như việc dùng các quãng năm song song liên tục và việc kết một cách bất chợt cho thấy rõ tính chất của một cuộc hành quân tàn phá đầy tính sắt thép, thô bạo, xuất hiện và biến mất không báo trước - một chủ đề quen thuộc của rock giao hưởng

Chủ đề quen thuộc ý ạ? Em không để ý lắm. Nhưng đúng là dựa vào âm nhạc của bản này, có thể cảm thấy nó không phải là gió và mưa trong thiên nhiên, mà gió và mưa ở đâu đó khác. Không phải là bão táp thực sự, mà một cơn bão khác, có thể là nội tâm hay chỉ là một cơn bão tưởng tượng. Do đó, nó không mềm mại và tự nhiên như một cơn bão thực sự. Có lẽ, đó là lý do vì sao anh gọi nó là "một cuộc hành quân tàn phá đầy tính sắt thép, thô bạo, xuất hiện và biến mất không báo trước".

Bên cạnh đó việc mất cân bằng trong bộ gỗ (dùng tới 4 sáo to nhỏ, trong khi chỉ có 1 oboe và 1 bassoon và không có clarinet) cũng như việc viết ở một giọng đầy dấu hóa Sol thăng giáng cũng là một chi tiết của sự phá phách và chủ đề ma quỉ thường thấy ở rock.

Bè oboe thì em mới chỉ nghĩ ra được như thế, chưa nghĩ được thêm nên rất khó để sử dụng thêm oboe thứ hai (mặc dù em rất thích nhạc cụ này). Còn Clarinet, em chưa tìm hiểu nhiều về nhạc cụ này nên chưa rõ có thể sử dụng nó thế nào. Em đang tìm hiểu thêm về nó qua tổng phổ của Vltava, Symphony No. 40 của Mozart và một vài bản giao hưởng nữa để có thể đưa thêm vào bản nhạc này hoặc các sáng tác sau.

Em nghĩ là muốn tăng thêm kịch tính cho bản nhạc thì cần có thêm phần tham gia của bộ đồng như Trumpet, Trombone và Tuba, anh nghĩ sao ạ?

Và theo ý kiến của anh, em nên xử lý thế nào để hoàn thiện bản nhạc này hơn ạ?

Từ lâu đã biết đến anh Tú như một người rất am tường về nhạc cổ điển. Hôm nay, qua phân tích của anh, em mới thấy rõ điều này. Quả thực là rất sâu sắc. Nếu có anh có thời gian, em sẽ nhờ anh chỉ bảo thêm về nhạc giao hưởng. Vì quả thực, em rất muốn sáng tác một bản mang tính chất Classical chứ không phải bị ảnh hưởng của thể loại nào khác.

Trước mắt, em muốn nhờ anh một việc được không ạ? Anh có thể nói lại qua cho em về cấu trúc của một dàn nhạc giao hưởng, cũng như vị trí của các bè trong dàn nhạc được không ạ? Cái tài liệu đấy hồi xưa em có, nhưng bây giờ làm mất rồi. Qua thời gian, không tìm hiểu lại nên quên mất.

Cảm ơn anh ạ.
 
anh sáng tác hay thật . có hơi hướng nhạc Ba tư ( có lẽ do nhạc cụ )
anh có thể post bài hát rock anh st ko ?
 
anh sáng tác hay thật

Cảm ơn em, nhưng còn phải cố nhiều lắm. Như anh Tú nói đấy, còn phải cố gắng nhiều để tạo được âm hưởng giao hưởng thính phòng thực sự.

có hơi hướng nhạc Ba tư ( có lẽ do nhạc cụ )

Nguyên do là do ban đầu anh định sáng tác một bản nhạc mang hơi hướng Nam Á hoặc Trung Đông. Không hiểu sao sau đó, âm nhạc nó lại chuyển sang hơi hướng ma quái hơn. Không phải do nhạc cụ đâu em ạ (flute hay piccolo đều là nhạc cụ biên chế trong dàn nhạc giao hưởng mà). Chỉ là do nét nhạc ban đầu thôi ;)

anh có thể post bài hát rock anh st ko ?

Em có thể vào đây download: http://www.box.net/shared/ay3hs4nbzm
Khuyến cáo: Chống chỉ định với những ai không nghe được Death / Black Gothic / Doom Metal.

Nếu em nghe được Death Metal, em có thể download thử The Statue of Crying Angel, đây là track mà anh thích nhất. Em sẽ thấy là một số track chỉ có một đoạn thôi (kích thước thường xấp xỉ 1 MB) trong album 2007 - Disappearance of Chaos. Các album còn lại thì nhạc đều là full-length hết ;)

Còn nếu em không nghe được Death Metal, thì anh nói thật là em không nên nghe đâu. Hoặc là có thì chỉ có vài bài thôi (Quiet City, Full of Silence và Dark Clouds in the Sky trong Disappearance of Chaos - toàn bộ các track của The Aspects Inside).

Nghe thử và cho anh ý kiến nhé ;) Cảm ơn em đã quan tâm!
 
Hì, tớ ko rành nhạc cổ điển lắm nên ko dám nhận xét bừa ^^. Nhưng tớ nghe "The storm" của cậu thấy có cảm giác hơi hoảng sợ, lo lắng, và hoang mang ^^.
 
Cảm ơn Hải Anh. Cái cảm giác đó là một phần của tính chất ma quỷ mà anh Tú nói đến ;)

Nhân tiện, em vừa sửa lại bản nhạc. Em thêm 2 Clarinet, 1 Oboe, 1 Bassoon và 1 kèn Corr nữa để tăng thêm độ dày cho nét nhạc. Tất nhiên là không thể loại bỏ hoàn toàn chất ma quỷ trong bản nhạc, do nó thuộc về tư tưởng. Nhưng hi vọng là có thể cải thiện phần nào. Bản thân em khi nghe bản chỉnh sửa này cũng có thấy khác một chút.

Link mới đây ạ: http://www.box.net/shared/zjczfx31mc

Em sẽ update luôn nội dung trên kia.
 
Good job ^^, cứ tiếp tục phát huy.
Thực ra đúng là bản symphony của chú mang hơi hướng một chút của metal, nhưng cũng không cần thiết phải gò mình sáng tác 1 bản nhạc đúng chất cổ điển chính thống làm gì. Cái quan trọng nhất ở đây vẫn là sự sáng tạo và hiệu quả thể hiện thôi ;)
 
Back
Bên trên