Tại sao VND thỉnh thoảng lại mất giá theo USD?

Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)

Điều hành viên
Ở đây tôi xin đề cập tới tác hại của nền kinh tế một nước nếu giữ nguyên quá lâu đồng tiền nước mình vào đồng tiền của một quốc gia khác mà không thỉnh thoảng điều chỉnh phá giá một chút

Tác hại thứ nhất là xuất khẩu: Như ta đã biết Net Export = X – eM (X: export, e: real exchange rate, M: Import). Tăng e dẫn đến tăng Net Export vì X tăng và M giảm đủ lớn để compensate sự tăng lên của e. Nói chung là tăng e sẽ tốt đến balance account. Do đó việc giữ đồng tiền cao so với $ (e nhỏ) sẽ làm net export giảm. Bằng chứng là chính phủ Việt nam lại thỉnh thoảng phá giá đồng mình một tí (11000, 14000, now 15000/$). Giảm export dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán. Những công ty mượn tiền nước ngoài không thể trả nợ do không xuất khẩu được. Nợ dollar tích tụ đến đáo hạn, dẫn đến bùng nổ về cầu $, dẫn đến tăng giá $ so với nội tệ và thời điểm khủng hoảng bắt đầu.
Tác động thứ 2: Hàng nhập khẩu rẻ sẽ hạn chế sản xuất trong nước, dẫn đến phát triển bất động sản và chứng khoán một cách quá đáng, tạo điều kiện cho tham nhũng và buôn lậu phát triển. Việc nhập khẩu rẻ ban đàu thì có vẻ có lợi, nhưng lợi bất cập hại. Nêú ta nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, những lợi ích từ việc nhập khẩu rẻ sẽ bị bù trừ khi ta xuất khẩu hàng hoá đắt. Cuối cùng chẳng lợi mà lại gây tâm lý không thích sản xuất xuất khẩu mà chỉ thich nhập khẩu hàng rẻ (Vd thích nhập hàng Trung Quốc), điều này cực kì có hại cho nên kinh tế. Nếu nhập khẩu công nghệ rẻ thì sẽ không tận dụng hết nguồn lực trong nước, gây lãng phí. Sản xuất xuất khẩu chẳng được, dịch vụ cũng chảng xong, dân chỉ có con đường là ném tiền vào tiết kiệm, trái phiếu lấy lãi xuất. Buôn bán bất động sản trở nên nhộn nhịp, cầu tăng giá cao kích thích người mua. Nhưng đến khi tiền trong nước trở nên mất giá mọi người mới đổ xô bán và đổi sang dollar, dẫn đến khủng hoảng. Hàng nhập khẩu rẻ gây lo lắng cho chính phủ, các nhà sản xuất trong nước lên tiến đòi bảo hộ, đa phần việc này dẫn đến buôn lậu và tham nhũng cao.
Tác hại thứ ba là: khi giá trị tiền nội tệ tăng thì lãi xuất trong nước cũng tăng dẫn đến large disparity giữa lãi suất trong nước và nước ngoài. Các ngân hàng vay tiền nước ngoài, đổi ra nội tệ rồi cho vay với lãi suất cao, gây ra kiếm tiền một cách dễ dãi. Khi đồng nội tệ đột nhiên giảm, lãi suất trong nước cũng giảm (exchange rate tỉ lệ nghich với domestic interest rate), do đó kinh doang vất động sản sẽ mất lớn và đặt ngân hàng vào tình trạng không trả nợ nổi.
Như vậy sơ sơ những tác hại trên cho thấy phải thỉnh thoảng devaluate currency khi gặp lạm phát cao.
 
Nói chuyện dân dã để bà con ngoại đạo còn hiểu nhé.

Thực ra Tuấn đưa ra mấy lý do như thế thì cũng có lý thôi, nhưng mà để khái quát rộng ra thì lại không đúng. Vì đồng tiền này mất giá so với đồng tiền kia, thì đồng tiền kia lại được giá! Như thế không đúng. Trong lịch sử ta có thể nhớ thời kỳ 70-80 đồng Yen, DM lên giá so với đồng USD - từ 200YEN/USD lên 120Yen/USD, đồng DM cũng tương tự từ 2DM ăn 1$ còn 1.5DM. Cuối những năm 90 thì lại có xu hướng ngược lại, các đồng DM lại mất giá ngược trở lại. Lại có một số nền kinh tế lại hoàn toàn không mất giá so với USD trong một thời gian rất dài như đồng nhân dân tệ của TQ vậy.

Phải nói là tỷ giá đồng tiền phụ thuộc rất nhiều chính sách của chính phủ, mỗi một thời kỳ phát triển với hoàn cảnh cá biệt của từng quốc gia người ta cần một chính sách đúng đắn. Phần đồng những nước không có ngoại tệ mạnh đều áp dụng chính sách tiền tệ gắn với tỷ giá của một đồng ngoại tệ nhất định nào đấy (VN mình thì rõ ràng là có chính sách gắn tỷ giá VND với USD với một giao động nhất định). Argentina cũng đã có chính sách gắn chặt đồng tiền của mình với USD - nhờ chính sách đó kinh tế Argentina đã phát triển vượt bậc vào những năm cuối 80 cho đến giữa những năm 90, một số người hồi đấy đã nói đến "Argentinian Miracle". Nhưng chính cái chính sách cứng nhắc này đã dẫn đến khủng hoàng vừa rồi ở nước này. Nói chung cái gì cũng phải có sự mềm dẻo của nó.

Nếu vứt bỏ hết mọi kiến thức kinh tế ở trong đầu thì người ta sẽ nhận thấy ngay là việc đồng tiền mất giá chả có lợi gì cho nền kinh tế cả. Đơn giản là chúng ta phải làm việc nhiều hơn để đổi lại ít sản phẩm hơn. Như thế rõ ràng là chúng ta bị thiệt. Nói như thế có thể bị quy cho là thiển cận vì chưa xét hết nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố mà Tuấn đưa ra.

Còn bây giờ mình sẽ nói vì sao VND lại cần mất giá. Nhiều người thường nói là do chính sách của nhà nước nó hơi bị overvalued. Thực ra như thế là sai (cũng như ở trên), đồng tiền của chúng ta bị undervalued thì đúng hơn - đơn giản là tiêu tiền $ ở VN xông xênh hơn nhiều ở bên Mỹ. Các nhà kinh tế đã nói đến hiện tượng này từ rất lâu là đồng tiền của các nước đang phát triển đều bị undervalued. Nguyên nhân chủ yếu là "khả năng cạnh tranh" của các nền kinh tế đấy rất kém, dẫn đến đồng tiền bị lép vế. Mình xin dẫn chứng từ thực tế nhé:

Đàn bà VN là thứ hàng mất giá nhanh nhất :D Nhưng hàng hóa Việt Nam thì mất giá còn nhanh hơn. Nếu ai kinh doanh trên thị trường xuất khẩu của VN thì sẽ thấy rất rõ là giá hàng công nghiệp của VN từ năm này qua năm khác mất giá ít nhất 20-30%. Những mặt hàng, mẫu hàng mới ra thị trường thường đem lại lợi nhuận rất cao (ít nhất ở thị trường Đông Âu) - 50-100% và hơn thế nữa (gọi là siêu lợi nhuận). Nhưng sau 1 năm lợi nhuận chỉ còn ở mức 30-40% (có thể hơn nhưng đấy là do may mắn do cung tăng đột biến). Đến năm thứ 3 thì lợi nhuận chỉ có 10% là may.... Và một điều nữa là thị trường sản phẩm sau khi đã đạt tới đỉnh thì sẽ thu hẹp dần (Technology or Product Life Cycles). Cứ theo cái đà đấy thì tiếp tục kinh doanh thì chỉ có lỗ nếu như trong nước không giảm giá. Giá thành có thể giảm phần nào nhờ máy móc đã được khấu hao, nhưng đến khi cái đấy cũng không đủ cứu vãn tình hình thì... chỉ có mỗi cách là làm mất giá đồng tiền mà thôi.

Hàng công nghiệp Trung Quốc cũng mất giá nhanh, nói đúng hơn là mất giá nhanh hơn hàng công nghiệp VN nhiều lần, giá cuối vụ được 1/2 giá đầu vụ là may. Nhưng thằng Trung Quốc chẳng bao giờ chịu ngồi yên, nó vừa tung loại hàng mới ra thị trường thì nó đã đưa vào dây chuyền sản xuất mặt hàng thế hệ tiếp theo rồi. Vì thế tuy là hàng Trung Quốc mất giá nhanh nhưng giá trị hàng xuất khẩu không bao giờ giảm. Chính nhờ đó mà TQ giữ vững được tỷ giá của đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ mạnh.

Hàng công nghiệp của các nước phát triển cũng không phải là ngoại lệ - giá trị hàng hóa của họ cũng mất giá cũng rất nhanh, nhanh đến chóng mặt thôi. Nhưng nó cải tiển công nghệ cũng rất nhanh, còn những công nghệ cũ nó tống khứ nhanh chóng sang những nơi có chi phí sản xuất rẻ hơn như Trung quốc và ASEAN chẳng hạn. Vì thế, tuy hàng hóa của nó mất giá nhưng chả ảnh hưởng gì đến nền kinh tế cả, vì nó đã chuyển sản xuất sang những nước thứ ba và đưa công nghệ mới vào sản xuất, tất nhiên là lợi nhuận luôn được đảm bảo ở mức cao. Vì thế chúng nó chả có lý gì để phải đánh mất giá trị của national currency làm gì cả. Việc mất giá giữa các ngoại tệ mạnh của họ với nhau chỉ thể hiện sự biến chuyển về khả năng cạnh tranh và tốc độ phát triển công nghệ giữa các nước đó.

Từ những ví dụ cụ thể như thế có thể thấy ngay là khi lợi nhuận mà ở mức 100-200% hay khiêm tốn hơn là 50% thì nhu cầu giảm giá thành chi phí sản xuất là không có! Đây là chân lý rồi, khi giá xăng dầu rẻ chả ai nghĩ đến việc tiết kiệm chất đốt cả. Lý do chính khiến VND không trụ được chính là tốc độ cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất sản xuất và tính năng động của nền kinh tế VN còn thấp, không theo kịp thế giới. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất.

:D Có gì sẽ đàm đạo tiếp - nhất là khoản xuất nhập khẩu với đầu tư là sở trường của mình (cả kinh nghiệm lẫn lý thuyết)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên