Tăng mức học phí đào tạo đại học tại Việt Nam.

Mai Văn Trung
(Mai Văn Trung)

New Member
Trong năm học 2005 - 2006, bộ giáo dục và đào tạo áp dụng cách tính học phí mới cho bậc Đại học. Tất nhiên là không thể có trường hợp Bộ giảm học phí. Năm học này trương chúng tôi ( Đại học Bách Khoa TP HCM) cũng đã áp dụng cách tính mới, tăng khoảng 15% so với trước. Vậy nếu bạn là sinh viên bạn thấy chuyện này thế nào ?

Tôi trích dẫn bài phỏng vấn một quan chức bộ giáo dục để các bạn tham khảo.

Ngày 28-29/9, Chính phủ sẽ họp bàn về đề án học phí mới. Việc tăng mức đóng góp gần như đã được quyết định, vấn đề còn lại là tăng bao nhiêu, ở ngành học nào và chi phí tăng thêm sẽ được đầu tư ra sao? VnExpress đã phỏng vấn Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên QH Nguyễn Đình Hương.

]- Theo quan điểm của ông, tại thời điểm hiện nay, mức tăng nên là bao nhiêu thì hợp lý?[/

- Khung học phí chỉ nên áp dụng trong vòng 5 năm, không nên áp dụng quá dài. Mức học phí hiện nay (áp dụng từ năm 1998) đã không còn phù hợp, và phải thừa nhận, cần phải tăng học phí để đảm bảo chất lượng đào tạo. Tất nhiên, khi học phí tăng sẽ vấp phải hiệu ứng xã hội. Ví dụ như xăng dầu tăng giá vừa qua, người dân cũng kêu nhưng sau đó chấp nhận, chia sẻ gánh nặng với nhà nước.

Đề án tăng học phí đang được bàn và có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ mức trần học phí khối ĐH, có ý kiến đề nghị tăng lên 250.000đồng/tháng, những cũng ý kiến là nên tăng bằng mức lương tối thiểu 350.000đ/tháng. Rất khó để nói học phí thu bao nhiêu thì vừa. Mức chuẩn chính là mức phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và được người dân chấp nhận, không nên quá cao so với mức hiện hành.

- Chi phí đào tạo của các ngành học hiện không đồng đều, vấn đề này nên được tính đến như thế nào trong đề án?

- Đề án học phí mới phải tính đến chuyên ngành đào tạo, ngành nào chi phí lớn thì tăng nhiều, ngành nào chi phí ít hơn thì tăng vừa phải. Hiện nay, chi phí đào tạo cử nhân khối kỹ thuật, y khoa lớn hơn so với các cử nhân khối xã hội, kinh tế. Nếu tăng học phí theo hướng "cào bằng" là không hợp lý.

Ở đây tôi cũng muốn đề cập đến vấn đề thương hiệu của mỗi trường. Nếu trường cơ sở vật chất kém, giáo viên chất lượng chưa cao, sinh viên ra trường thất nghiệp thì rõ ràng không thể đòi mức học phí ngang với các trường chất lượng cao. Học phí tăng, thì chất lượng đào tạo cũng phải tăng.

- Những gia đình có thu nhập thấp đang rất lo ngại việc tăng học phí sẽ làm giảm cơ hội đi học của con em mình. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Mục tiêu của việc tăng học phí là tận thu, huy động nguồn lực của những gia đình có điều kiện, lấy một phần nguồn thu đó cấp học bổng, trợ cấp cho sinh viên nghèo. Vì vậy, bên cạnh việc nâng học phí sẽ mở rộng diện và mức được miễn giảm học phí, hưởng học bổng với sinh viên nghèo, đối tượng chính sách.
Theo quan điểm của tôi, Ban soạn thảo nên căn cứ vào mức lương tốt thiểu để xác định mức học bổng, có thể bằng 80-100% mức lương tối thiểu. Học bổng sẽ có nhiều loại: toàn phần, bán toàn phần... Sinh viên được nhận học bổng toàn phần sau khi đóng học phí phải còn 1 khoản tiền để trang trải sinh hoạt.
 
em nghe nói sẽ tăng học phí đại học lên 900k/tháng ?

có đúng ko ah ?
 
em nghe nói sẽ tăng học phí đại học lên 900k/tháng ?
có đúng ko ah ?
Tùy vào số lượng tín chỉ (học phần) mà em đăng ký. Ở ĐH Bách Khoa TP. HCM thì các môn học sẽ bị tính thêm 0.5 tín chỉ học phí. Vd: các môn 2, 3 tín chỉ thì sẽ tính 2.5, 3.5 tín chỉ học phí (50k/tín chỉ học phí), còn luận văn tốt nghiệp là 10 tín chỉ nhưng tính 14 tín chỉ học phí...
Nói chung là tăng học phí như vậy thì chấp nhận được. Chứ tăng theo kiểu mà cái ông nào đó ở ĐHQG TP.HCM đề xuất thì bảo đảm sẽ có cả đống sinh viên bỏ học (ổng đòi tăng gấp đôi học phí).
 
Chẳng hiểu gì cả. Sao ở trường em học phí chỉ có 180k/tháng?
 
Trường em là trường nào mà sao học phí rẻ dữ vậy. Học 1 học kì chừng 4 tháng như vậy là chỉ có 720K thôi à. Thế không tính số lượng môn học hay sao ?
 
Mức học phí 180k là bình thường ở các trường mà. trung bình 1 kì là 5 tháng cơ mà!!! sao lại có 4 dc
 
Back
Bên trên