Nguyễn Thành Lam
(thanhlam)
Thành viên danh dự
Tôi là Diego - Phần 1
Maradona thời niên thiếu
Từ nhỏ tôi đã mê chơi bóng. Tôi bắt đầu với chân hậu vệ. Tôi rất thích vị trí này và cho đến tận bây giờ, chân hậu vệ thòng vẫn hấp dẫn tôi. ở vị trí hậu vệ thòng, anh có thể nhìn bao quát toàn sân phía trước, anh có bóng và quyết định: Ping! Đá lên phía trước, Oang! Cả đội dạt sang biên theo bóng, anh là ông chủ của đội bóng. Nhưng vào thời đó, chả ai biết "libero" là thế nào, người ta chỉ cần chạy theo trái bóng, giữ bóng và đá! Đối với tôi, chỉ có chơi bóng ... mới đem lại sự thoải mái, thanh thản. Và cảm giác ấy luôn đi theo tôi, lúc nào cũng thế, cho đến tận bây giờ: hãy ném cho tôi trái bóng, tôi vui chơi, tôi phản đối, tôi luôn mong giành chiến thắng, tôi muốn chơi thật hay. Hãy đưa quả bóng cho tôi và để yên cho tôi trình diễn những gì tôi biết! Hồi còn ở làng Fiorito quê tôi, chúng tôi chơi bóng kể cả dưới trời nắng chang chang. Mẹ tôi lúc nào cũng căn dặn: "Pelu (Thằng rậm tóc - tiếng gọi thân mật dành cho Maradona - ND), nếu con đi đá bóng thì để đến chiều, sau 5 giờ". Và câu trả lời thường là: "Vâng, vâng, mẹ cứ yên tâm!" Thế rồi chưa đến 2 giờ tôi đã biến ra khỏi nhà, với thằng nhóc da đen, với thằng em họ hay bất cứ đứa bạn nào, và chúng tôi đá bóng suốt cả chiều dưới trời nắng gắt, mệt lử, có khi tới 7 giờ tối sà vào đâu đó kiếm ca nước uống, rồi lại chơi tiếp, có khi cả buổi tối! Bây giờ, ở đâu đó, tôi thường nghe nói: sân bóng ấy thiếu ánh sáng, và nghĩ bụng: bọn này còn chơi bóng trong màn đêm, chà chà lũ chúng đúng là những công tử bột! Chẳng biết có phải chúng tôi là đám trẻ con đường phố, hay gọi là đám trẻ chăn bò đây! Chỉ biết là nếu bố mẹ, anh chị muốn đi tìm chúng tôi rất dễ: ở đâu có trái bóng là chúng tôi ở đó! Thứ 7, Chủ nhật, chúng tôi đá bóng suốt cả ngày; các ngày trong tuần phải đến trường thì cứ sau 5 giờ chiều lại đi đá bóng.
Mỗi lần mẹ tôi sai đi đâu, thì tôi phải kiếm một vật gì đó, một trái cam, một cuộn giấy hoặc một nắm giẻ cuộn tròn làm bóng, vừa nhảy chân sáo vừa dùng một chân tâng bóng; nếu phải mang cái gì đó, tôi sẽ cầm tay trái, còn tay phải tung bóng. Từ nhà đến trường và thường về nhà cũng vậy. Nhiều người đi qua và nhìn tôi một cách ngạc nhiên, còn người làng, những người quen biết thì coi đó là chuyện bình thường. Kỷ niệm tuổi thơ thật đẹp, mặc dù làng quê Fiorito của tôi rất nghèo và cực nhọc, nhiều nhà bữa no, bữa đói... Nhà tôi 8 anh chị em cùng với bố mẹ ở trong căn nhà mà mỗi khi trời mưa, trong nhà cũng ướt như ngoài sân. Còn những ngày nắng thì mọi người phải thay nhau ra tận cuối phố xách nước về đề nấu ăn, tắm giặt... Đám trẻ chúng tôi chẳng có nhiều thứ để vui chơi, giải trí, lắm khi cả bọn đi đá bóng về sà vào quán bánh pizza mà chỉ có thể gom tiền mua được một chiếc và vừa đi mỗi đứa vừa cắn một miếng...
Tôi thường nói rằng tôi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp từ khi còn nhỏ. Tôi thường chơi cho đội bóng nào đến gọi trước, nhiều khi người nhà không cho phép thế là tôi khóc như mưa như gió, rồi bao giờ trước khi trận đấu bắt đầu, mẹ tôi cũng để tôi đi. Bố tôi thường khó thuyết phục hơn, tôi hiểu bố tôi mong muốn tôi chú tâm vào việc học hành, bởi vì ông đã vất vả một sương hai nắng lo cho chúng tôi ăn học nên người. Người ta kể rằng ông cũng là người đá bóng giỏi, có cú sút cực mạnh, nhưng cuộc mưu sinh và nhiều lần di chuyển đã không cho ông có cơ hội trở thành cầu thủ. Bố rất thương tôi, lúc kiếm được tiền ông thường mua cho tôi đôi giày mới, nhưng chẳng được bao lâu tôi đã làm rách vì đá bóng, nên đôi khi ông cũng nện cho tôi những trận đòn nên thân. Phải nói rằng, bố không bao giờ để tôi bị đói nên lúc tuổi còn nhỏ, tuy không to béo nhưng tôi có đôi chân mạnh mẽ, dẻo dai hơn là đám bạn nhà không đủ ăn. Chúng chỉ chạy một lúc là bở hơi tai.
Tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sinh ra để đá bóng, rằng mọi chuyện sẽ diễn ra như tôi đã trải qua. Lẽ tất nhiên tôi có những mơ ước, như có lần tôi nói trên truyền hình, khi đã được nhiều người biết đến, rằng tôi mơ ước được thi đấu tại một World Cup và trở thành vô địch cùng đội tuyển Argentina. Nhưng đó chính là ước mơ của bất cứ chàng trai nào của đất nước này. Điều riêng biệt của cá nhân tôi chính là mình có thể ứng phó trước mọi tình thế, và luôn chiến thắng. Chúng tôi đâu có biết đến thảm cỏ bằng sợi tổng hợp, chúng tôi chơi trên nền đất cứng, khi quần nhau tranh bóng thì đất bụi mù mịt như sau này tôi từng chơi trên sân Wembley đầy sương mù. Lần đầu tiên Goyo Carrizo, thằng bạn cùng trang lứa rủ tôi và một đứa nữa tên là Montanita làm một cuộc "xuất ngoại" ra... tận quần đảo Manvinas để chơi cho các câu lạc bộ thiếu niên từ Argentinos Juniors đến Cebollitas sau một hồi lận đận vì các nhà tuyển trạch đều không tin tôi đã 9 tuổi, họ nghĩ tôi là một chú lùn pich-mê...
Thần tượng của tôi hồi đó người mà tôi khâm phục nhất là Bochini, cầu thủ của Independiente những năm đầu thập kỷ 60, người luôn có những pha đi bóng siêu hạng, những cú lừa ngoạn mục làm cho các hậu vệ đối phương hụt hơi đổ ngã kềnh càng, và cú sút thần sầu... Đến năm 16 tuổi, Independiente muốn đưa tôi về nhưng tôi lại thích chơi cho Boca, thế rồi cơ hội đã qua đi. Hồi đó tôi có một quyển sổ ghi các trận thắng, sau này Claudia còn giữ được... Cùng với các đội của mình lúc ấy, tôi đã thắng 136 trận, và nếu người ta tính đến tất cả những bàn thắng tôi đã ghi được từ hồi đó, có thể là tôi còn ghi được nhiều bàn thắng hơn Pele! Tôi chơi bóng trong mọi tình huống, có lần ngay cả khi bị thương phải khâu 7 mũi ở bàn tay và phải đeo băng. Lần ấy tôi bị ngã và một ống thủy tinh vỡ đâm toạc cả bàn tay ngay trước một trận đấu quan trọng. Trước trận đấu tôi cố thu thu giấu giấu bàn tay quấn băng to đùng, nhưng ông bầu Don Francis cũng dễ dàng nhận ra, và dứt khoát không cho tôi vào sân. Tôi cắn răng để ghìm nước mắt, còn mọi người thì xin hộ, cuối cùng Don Francis mủi lòng cho tôi ra sân, nhưng ra hiệu chỉ cho đá ít phút thôi. Đang tiu nghỉu tôi như bừng tỉnh chạy vào sân và đá... cho đến hết trận đấu. Đội chúng tôi thắng 7-1 , riêng tôi ghi được 5 bàn! Tôi mang áo số 10 từ ngày đó. Thời chúng tôi không có những chuyện bê bối như kiểu đưa cầu thủ lớn tuổi vào đá trong các giải trẻ, giải thiếu niên ở các nước như hiện nay. Trái lại, tôi thường được đưa vào đá ở lứa tuổi cao hơn khi cần giải quyết bế tắc. Khi tôi 12 tuổi, có lần phải ngồi nhìn các anh lớn 15- 16 tuổi thi đấu, còn 30 phút kết thúc cuộc đấu mà tỉ số vẫn là 0-0, bấy giờ ông bầu của đội cho tôi vào sân, tôi ghi liền 2 bàn và đem thắng lợi về cho đội nhà. Tan cuộc đấu, huấn luyện viên đội bạn lại gần và nói với Don Francis: "Cậu bé kia đá hay thế sao ông để nó ngồi dự bị ? Ông không thấy nó là một thần đồng bóng đá à ?". Một bận khác, chúng tôi đá với Boca, đội tôi đang thua 0-3, ông bầu bấy giờ xướng tên tôi là Montanya và tung vào trận. Tôi đưa được bóng vào lưới đối phương sau vài ba phút chạy trên sân, cả đội ào lên và chúng tôi gỡ hòa. Các bạn sướng quá bèn hô lên tên cúng cơm của tôi: "Diego! Diego!" Thế là ông bầu Boca quát lên với Don Francis: "A! ông bạn gọi Maradona là Montanya hả? Mẹo hay đấy, à mà ông gặp may, cái thằng lỏi con đó thật tuyệt vời, lần này cho qua, lần khác còn giở ngón đó ra thì không xong với tôi đâu!".
Năm 1971 lần đầu tiên tôi được đi đá ở nước ngoài, một giải đấu ở Uruguay, nhưng lại không được ra trận vì giấy tờ không hợp lệ! Buồn đứt ruột! Cũng năm ấy tên tôi lần đầu xuất hiện trên báo. ấy là ngày 28/9/1971, tờ Clarin đăng trong khung in đậm, chữ to tin: "Mới phát hiện một chú bé vàng có dáng dấp và tư chất của một ngôi sao, tên là... Caradona!". Thật không thể tưởng tượng nổi, M đã thành ra C trong lần ra mắt đầu tiên! Bù lại, TV đã mời tôi tham gia chương trình Xiếc thứ 7 với tiết mục biểu diễn tâng bóng bằng chân, bằng đầu, một chương trình rất được hâm mộ thời đó ở khắp nước Argentina! Nhưng bóng đá luôn có vinh quang và cay đắng. Đội Cebollitas của chúng tôi đã thua trận chung kết Cúp quốc gia hạng thiếu niên ở Cordoba trước đội Pinto. Lần ấy tôi đã khóc và thiểu não tới mức người con trai của ông HLV đội Pinto động lòng chạy tới vỗ về, an ủi tôi: "Thôi, người anh em, đừng tiếc nữa, rồi anh sẽ trở thành siêu sao thế giới đấy!"...
Thể thao Văn hoá - TTVH
Maradona thời niên thiếu
Từ nhỏ tôi đã mê chơi bóng. Tôi bắt đầu với chân hậu vệ. Tôi rất thích vị trí này và cho đến tận bây giờ, chân hậu vệ thòng vẫn hấp dẫn tôi. ở vị trí hậu vệ thòng, anh có thể nhìn bao quát toàn sân phía trước, anh có bóng và quyết định: Ping! Đá lên phía trước, Oang! Cả đội dạt sang biên theo bóng, anh là ông chủ của đội bóng. Nhưng vào thời đó, chả ai biết "libero" là thế nào, người ta chỉ cần chạy theo trái bóng, giữ bóng và đá! Đối với tôi, chỉ có chơi bóng ... mới đem lại sự thoải mái, thanh thản. Và cảm giác ấy luôn đi theo tôi, lúc nào cũng thế, cho đến tận bây giờ: hãy ném cho tôi trái bóng, tôi vui chơi, tôi phản đối, tôi luôn mong giành chiến thắng, tôi muốn chơi thật hay. Hãy đưa quả bóng cho tôi và để yên cho tôi trình diễn những gì tôi biết! Hồi còn ở làng Fiorito quê tôi, chúng tôi chơi bóng kể cả dưới trời nắng chang chang. Mẹ tôi lúc nào cũng căn dặn: "Pelu (Thằng rậm tóc - tiếng gọi thân mật dành cho Maradona - ND), nếu con đi đá bóng thì để đến chiều, sau 5 giờ". Và câu trả lời thường là: "Vâng, vâng, mẹ cứ yên tâm!" Thế rồi chưa đến 2 giờ tôi đã biến ra khỏi nhà, với thằng nhóc da đen, với thằng em họ hay bất cứ đứa bạn nào, và chúng tôi đá bóng suốt cả chiều dưới trời nắng gắt, mệt lử, có khi tới 7 giờ tối sà vào đâu đó kiếm ca nước uống, rồi lại chơi tiếp, có khi cả buổi tối! Bây giờ, ở đâu đó, tôi thường nghe nói: sân bóng ấy thiếu ánh sáng, và nghĩ bụng: bọn này còn chơi bóng trong màn đêm, chà chà lũ chúng đúng là những công tử bột! Chẳng biết có phải chúng tôi là đám trẻ con đường phố, hay gọi là đám trẻ chăn bò đây! Chỉ biết là nếu bố mẹ, anh chị muốn đi tìm chúng tôi rất dễ: ở đâu có trái bóng là chúng tôi ở đó! Thứ 7, Chủ nhật, chúng tôi đá bóng suốt cả ngày; các ngày trong tuần phải đến trường thì cứ sau 5 giờ chiều lại đi đá bóng.
Mỗi lần mẹ tôi sai đi đâu, thì tôi phải kiếm một vật gì đó, một trái cam, một cuộn giấy hoặc một nắm giẻ cuộn tròn làm bóng, vừa nhảy chân sáo vừa dùng một chân tâng bóng; nếu phải mang cái gì đó, tôi sẽ cầm tay trái, còn tay phải tung bóng. Từ nhà đến trường và thường về nhà cũng vậy. Nhiều người đi qua và nhìn tôi một cách ngạc nhiên, còn người làng, những người quen biết thì coi đó là chuyện bình thường. Kỷ niệm tuổi thơ thật đẹp, mặc dù làng quê Fiorito của tôi rất nghèo và cực nhọc, nhiều nhà bữa no, bữa đói... Nhà tôi 8 anh chị em cùng với bố mẹ ở trong căn nhà mà mỗi khi trời mưa, trong nhà cũng ướt như ngoài sân. Còn những ngày nắng thì mọi người phải thay nhau ra tận cuối phố xách nước về đề nấu ăn, tắm giặt... Đám trẻ chúng tôi chẳng có nhiều thứ để vui chơi, giải trí, lắm khi cả bọn đi đá bóng về sà vào quán bánh pizza mà chỉ có thể gom tiền mua được một chiếc và vừa đi mỗi đứa vừa cắn một miếng...
Tôi thường nói rằng tôi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp từ khi còn nhỏ. Tôi thường chơi cho đội bóng nào đến gọi trước, nhiều khi người nhà không cho phép thế là tôi khóc như mưa như gió, rồi bao giờ trước khi trận đấu bắt đầu, mẹ tôi cũng để tôi đi. Bố tôi thường khó thuyết phục hơn, tôi hiểu bố tôi mong muốn tôi chú tâm vào việc học hành, bởi vì ông đã vất vả một sương hai nắng lo cho chúng tôi ăn học nên người. Người ta kể rằng ông cũng là người đá bóng giỏi, có cú sút cực mạnh, nhưng cuộc mưu sinh và nhiều lần di chuyển đã không cho ông có cơ hội trở thành cầu thủ. Bố rất thương tôi, lúc kiếm được tiền ông thường mua cho tôi đôi giày mới, nhưng chẳng được bao lâu tôi đã làm rách vì đá bóng, nên đôi khi ông cũng nện cho tôi những trận đòn nên thân. Phải nói rằng, bố không bao giờ để tôi bị đói nên lúc tuổi còn nhỏ, tuy không to béo nhưng tôi có đôi chân mạnh mẽ, dẻo dai hơn là đám bạn nhà không đủ ăn. Chúng chỉ chạy một lúc là bở hơi tai.
Tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sinh ra để đá bóng, rằng mọi chuyện sẽ diễn ra như tôi đã trải qua. Lẽ tất nhiên tôi có những mơ ước, như có lần tôi nói trên truyền hình, khi đã được nhiều người biết đến, rằng tôi mơ ước được thi đấu tại một World Cup và trở thành vô địch cùng đội tuyển Argentina. Nhưng đó chính là ước mơ của bất cứ chàng trai nào của đất nước này. Điều riêng biệt của cá nhân tôi chính là mình có thể ứng phó trước mọi tình thế, và luôn chiến thắng. Chúng tôi đâu có biết đến thảm cỏ bằng sợi tổng hợp, chúng tôi chơi trên nền đất cứng, khi quần nhau tranh bóng thì đất bụi mù mịt như sau này tôi từng chơi trên sân Wembley đầy sương mù. Lần đầu tiên Goyo Carrizo, thằng bạn cùng trang lứa rủ tôi và một đứa nữa tên là Montanita làm một cuộc "xuất ngoại" ra... tận quần đảo Manvinas để chơi cho các câu lạc bộ thiếu niên từ Argentinos Juniors đến Cebollitas sau một hồi lận đận vì các nhà tuyển trạch đều không tin tôi đã 9 tuổi, họ nghĩ tôi là một chú lùn pich-mê...
Thần tượng của tôi hồi đó người mà tôi khâm phục nhất là Bochini, cầu thủ của Independiente những năm đầu thập kỷ 60, người luôn có những pha đi bóng siêu hạng, những cú lừa ngoạn mục làm cho các hậu vệ đối phương hụt hơi đổ ngã kềnh càng, và cú sút thần sầu... Đến năm 16 tuổi, Independiente muốn đưa tôi về nhưng tôi lại thích chơi cho Boca, thế rồi cơ hội đã qua đi. Hồi đó tôi có một quyển sổ ghi các trận thắng, sau này Claudia còn giữ được... Cùng với các đội của mình lúc ấy, tôi đã thắng 136 trận, và nếu người ta tính đến tất cả những bàn thắng tôi đã ghi được từ hồi đó, có thể là tôi còn ghi được nhiều bàn thắng hơn Pele! Tôi chơi bóng trong mọi tình huống, có lần ngay cả khi bị thương phải khâu 7 mũi ở bàn tay và phải đeo băng. Lần ấy tôi bị ngã và một ống thủy tinh vỡ đâm toạc cả bàn tay ngay trước một trận đấu quan trọng. Trước trận đấu tôi cố thu thu giấu giấu bàn tay quấn băng to đùng, nhưng ông bầu Don Francis cũng dễ dàng nhận ra, và dứt khoát không cho tôi vào sân. Tôi cắn răng để ghìm nước mắt, còn mọi người thì xin hộ, cuối cùng Don Francis mủi lòng cho tôi ra sân, nhưng ra hiệu chỉ cho đá ít phút thôi. Đang tiu nghỉu tôi như bừng tỉnh chạy vào sân và đá... cho đến hết trận đấu. Đội chúng tôi thắng 7-1 , riêng tôi ghi được 5 bàn! Tôi mang áo số 10 từ ngày đó. Thời chúng tôi không có những chuyện bê bối như kiểu đưa cầu thủ lớn tuổi vào đá trong các giải trẻ, giải thiếu niên ở các nước như hiện nay. Trái lại, tôi thường được đưa vào đá ở lứa tuổi cao hơn khi cần giải quyết bế tắc. Khi tôi 12 tuổi, có lần phải ngồi nhìn các anh lớn 15- 16 tuổi thi đấu, còn 30 phút kết thúc cuộc đấu mà tỉ số vẫn là 0-0, bấy giờ ông bầu của đội cho tôi vào sân, tôi ghi liền 2 bàn và đem thắng lợi về cho đội nhà. Tan cuộc đấu, huấn luyện viên đội bạn lại gần và nói với Don Francis: "Cậu bé kia đá hay thế sao ông để nó ngồi dự bị ? Ông không thấy nó là một thần đồng bóng đá à ?". Một bận khác, chúng tôi đá với Boca, đội tôi đang thua 0-3, ông bầu bấy giờ xướng tên tôi là Montanya và tung vào trận. Tôi đưa được bóng vào lưới đối phương sau vài ba phút chạy trên sân, cả đội ào lên và chúng tôi gỡ hòa. Các bạn sướng quá bèn hô lên tên cúng cơm của tôi: "Diego! Diego!" Thế là ông bầu Boca quát lên với Don Francis: "A! ông bạn gọi Maradona là Montanya hả? Mẹo hay đấy, à mà ông gặp may, cái thằng lỏi con đó thật tuyệt vời, lần này cho qua, lần khác còn giở ngón đó ra thì không xong với tôi đâu!".
Năm 1971 lần đầu tiên tôi được đi đá ở nước ngoài, một giải đấu ở Uruguay, nhưng lại không được ra trận vì giấy tờ không hợp lệ! Buồn đứt ruột! Cũng năm ấy tên tôi lần đầu xuất hiện trên báo. ấy là ngày 28/9/1971, tờ Clarin đăng trong khung in đậm, chữ to tin: "Mới phát hiện một chú bé vàng có dáng dấp và tư chất của một ngôi sao, tên là... Caradona!". Thật không thể tưởng tượng nổi, M đã thành ra C trong lần ra mắt đầu tiên! Bù lại, TV đã mời tôi tham gia chương trình Xiếc thứ 7 với tiết mục biểu diễn tâng bóng bằng chân, bằng đầu, một chương trình rất được hâm mộ thời đó ở khắp nước Argentina! Nhưng bóng đá luôn có vinh quang và cay đắng. Đội Cebollitas của chúng tôi đã thua trận chung kết Cúp quốc gia hạng thiếu niên ở Cordoba trước đội Pinto. Lần ấy tôi đã khóc và thiểu não tới mức người con trai của ông HLV đội Pinto động lòng chạy tới vỗ về, an ủi tôi: "Thôi, người anh em, đừng tiếc nữa, rồi anh sẽ trở thành siêu sao thế giới đấy!"...
Thể thao Văn hoá - TTVH