[Tìm hiểu] Yuyo

Phạm Minh Tuấn
(namhongson)

New Member
Yuyo kẻ đại thù của thần chết

Có thể gọi như thế và cũng có thể gọi ngược lại rằng Yuyo là tử thần . Nhưng thực ra Yuyo vẫn chỉ là yuyo, một khoảng không gian dài không hơn một lóng tay tức chỉ tương đương với trên, dưới 2 phân . Tuy đơn giản và có vẻ hết sức tầm thường như vậy, yuyo đã trở thành điều mà hết thảy các nhân vật cao thủ võ lâm mong mỏi nắm bắt được. Vậy thực sự yuyo là gi và giá trị ra sao ?

Trong khi truyền thụ võ công cho môn sinh, Lý Tiểu Long thường không ngừng nhắc tới giá trị lớn lao của khả năng cảm nhận đối với mọi vận động của bản thân và đối thủ. Theo Lý Tiểu Long, với một khả năng cảm nhận sắc bén, mỗi đòn đánh sẽ được nắm chắc cả về tốc độ lẫn mức chính xác.

Nhưng trước Lý Tiểu Long nhiều thế kỷ, trong võ giới Nhật đã xuất hiện phương pháp rèn luyện có tên gọi Yakusoku Kumite tức là phương pháp rèn luyện để nắm chắc tốc độ và mức chính xác của đòn đánh. Phương pháp này luôn đòi hỏi phải có hai người tập. Nhưng hai người này sẽ không thể hiện bất kỳ hình thức song đấu nào . Khi luyện, một người sẽ biến thành mục tiêu bất động trong lúc người kia cứ việc ra đòn. Tất nhiên việc ra đòn được đặt dưới một điều kiện là không bao giờ chạm vào mục tiêu. Dù đấm , đá thậm chí dùng khí giới, người ra đòn phải kịp thời ngưng đúng vào lúc sắp chạm mục tiêu. Cách tập và điều kiện này buộc cả người tập lẫn người đứng làm mục tiêu đều tập trung thật lớn vào cái khoảng cách cuối cùng giữa mục tiêu và đòn đánh. Sự tập trung này trước hết củng cố khả năng kiểm soát tốc độ của đòn đánh. Do công phu rèn luyện theo ngày tháng, người tập se cảm nhận không hề sai một phần giây đồng hồ lúc mà đòn tới mục tiêu. Kế tiếp, sự tập trung cũng tạo thói quen ấn định tức khắc một mục tiêu cụ thể cho ngọn đòn tung ra. Với cách tập này , không còn những mục tiêu mơ hồ là vùng ngực , vùng bụng, vùng hạ bộ mà chỉ có những mục tiêu có khi chỉ nhỏ bằng một điểm là cằm, là nhân trung, là nhũ căn huyệt, là thủy phân huyệt… Nhờ vậy khi lao vào một cuôc chiến đấu thật sự , người tập sẽ cảm nhận chắc chắn về thời điểm mà ngọn đòn của mình tới đích và đích đó luôn luôn định rõ nằm ở nơi nào trên thân thể đối phương.

Khả năng cảm nhận đó không chỉ xuất phát ở người ra đòn mà có ngay cả ở người đứng bất động làm mục tiêu, ở vị thế này, khả năng cảm nhận sẽ hướng nhiều về tốc độ đòn đánh cùng hường nhắm của đối thủ. Phối hợp cả 2 mặt của khả năng cảm nhận này, người ta sẽ biết rõ ngọn đòn của bản thân mình hay của đối phương sẽ chạm đích trước , dù tung ra cùng một lúc. Vào khi đó, người ta đã nắm được cái khoảng cách mang tên Yuyo từng được mệnh danh là khoảng cách sinh tử . Chính với khả năng cảm nhận này mà kiếm sư Misuyoshi Jubei đã biết trước được cái chết của đối thủ trong khi mọi người đều cho rằng ông và đối thủ đều có tài nghệ ngang nhau. Tất cả chỉ đơn giản ở điểm mọi người không nắm chắc được sự hơn kém trong một khoảng khắc thời gian được cụ thể hóa bằng khoảng không gian chỉ ngắn vừa bằng một lóng tay. Với khoảng cách đó , Jubei đã xả phanh ngực đối thủ trong khi lưỡi gươm của kẻ kia chỉ vừa kịp cắt đứt làn áo ngoài của ông. Khoảng cách từ làn áo ngoài vào tới da thịt quả là hết sức ngắn. Nhưng nắm chắc được nó thì Tử thần sẽ chắc chắn mất mạng hoặc cụ thể hơn , chính mình đã biến thành tử thần để gieo rắc cái chết. Vì vậy , võ giới Nhật từ thời cổ đã có quan niệm " không nắm chắc được Yuyo thì chỉ là một kẻ múa may chứ chưa phải là võ sĩ ". (sưu tầm)
 
Back
Bên trên