[Tìm hiểu] Việt Võ Đạo - Môn võ của dân tộc Việt Nam

Nguyễn Tuấn Anh
(cattuhan1983)

New Member
A- Vài nét về môn Việt Võ Đạo:

Nếu như dân tộc Nhật Bản đã từng hãnh diện với môn phái Nhu Đạo của họ,nếu dân tộc Đại Hàn cũng đã từng tự hào với thế giới môn Thái Cực Đạo thì dân tộc Việt Nam chúng ta cũng có thể ngửa mặt nhìn trời cao đất rộng, hãnh diện với môn võ cổ truyền qua những chiến thắng vinh quang những kỳ công của những trang võ tướng của những bậc nữ lưu.

Việt Võ Đạo là một môn võ thuật của dân tộc Việt Nam trưởng thành từ 50 năm qua và ngày nay đã trở lên một võ đạo dân tộc, được các giới thanh thiếu niên, học sinh ham chuộng luyện tập.

Việt võ đạo do cố võ sư Nguyễn Lộc, quê quán ở tỉnh Sơn Tây, sáng tạo và hình thành tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1938. Trước năm 1975 còn gọi là VOVINAM tức võ Việt Nam, được viết gọn lại thành VOVINAM nhằm hai mục đích để phân biệt với các môn võ khác đã có và để dễ đọc dễ nhớ.

Ông Nguyễn Lộc đã sớm thừa hưởng một căn bản võ và vật cổ truyền Việt Nam do dòng họ truyền lại, không thỏa mãn với sở học đã có, ông sưu tầm học hỏi và nghiên cứu những tinh hoa võ học trên thế giới để sáng tạo thành một môn phái riêng-môn phái Việt-Võ-Đạo.

Ông Nguyễn Lộc mất năm 1960 tại Sài Gòn. Người môn đệ trưởng tràng là võ sư trưởng Lê Sáng. Tuân theo lời ủy thác của cố võ sư sáng tổ, ông đm nhiệm chức vụ võ sư Chưởng Môn đời thứ II từ 1957, thừa kế trách nhiệm và cùng các môn đồ cao cấp của môn phái để phát triển và quảng bá võ học Việt Nam, không ngừng nghiên cứu và phát minh các bài, thế võ để tu bổ và xây dựng nền võ học Việt Nam mỗi ngày một phong phú và tiến bộ.

Việt võ đạo chú trọng huấn luyện các võ sinh về 3 phưng diện: Võ lực, võ thuật và tinh thần võ đạo.
- Về võ lực Việt Võ Đạo luyện tập cho võ sinh một thân thể rắn rỏi vững vàng, một sức lực mạnh mẽ dẻo dai để có thể chịu đựng mọi khó khăn cực nhọc, đẩy lùi các bệnh hoạn, giữ cho thân thể luôn tráng kiện và lành mạnh.
-Về võ thuật Việt Võ Đạo huấn luyện cho võ sinh một kỹ thuật tự vệ và chiến đấu hữu hiệu để phục vụ con người và sẵn sàng bênh vực lẽ phải.
-Về võ đạo, Việt Võ Đạo rèn luyện cho võ sinh một tâm hồn cao thượng, một ý chí quật cường, một phong thái hào hiệp, một tinh thần kỷ luật tự giác, một nếp sống hợp quần chúng trong tinh thần đồng đạo để phục vụ hữu hiệu cho bản thân, gia đình, xã hội, dân tộc và nhân loại.

Phưng pháp huấn luyện của Việt Võ Đạo rất thực tiễn, linh hoạt, khởi đầu huấn luyện tay chân, gạt chém và đâm đá mau lẹ, kín đáo, thân thể di chuyển nhịp nhàng uyển chuyển, biết phưng pháp té ngã nhẹ nhàng, không đau đớn song song với những đòn thế căn bản, những đòn đánh đỡ và khóa gỡ thực dụng trong mọi trường hợp tấn công hoặc phản công giản dị, dễ hiểu, sau cùng mới học đến khí giới.

Việt Võ Đạo có 4 đẳng cấp là Sơ Đẳng mang đai màu xanh thẫm gồm có 3 cấp, Trung Đằng mang đai màu vàng gồm có 4 cấp, Cao Đẳng mang đai màu đỏ có 7 cấp và Thượng Đẳng mang đai màu trắng có 1 cấp duy nhất. Ngoài ra khi bắt đầu học Việt Võ Đạo phi qua lớp Tự Vệ Nhập Môn mang đai màu xanh nhạt như mầu áo.

Đối với bậc Sơ Đẳng, mỗi tháng các võ sinh được dự thi 1 cấp.Bậc Trung Đẳng mỗi cấp học 2 năm được dự thi 1 cấp. Bậc Cao Đẳng,từ 2 đến 3 năm được dự thi 1 cấp cùng với bài luận án dự thi về võ học.

Lối chào của Việt Võ Đạo gọi là “nghiêm lễ” được biểu tượng bằng bàn tay phải đặt lên trái tim với ý ngjĩa bàn tay tượng trưng cho sức mạnh là bàn tay thép do công phu luyện tập mà thành,trái tim tượng trưng cho tình thưng là trái tim tình ái, do thấm nhuần tinh thần Việt Võ Đạo mà có.Khi đặt bàn tay lên tim nghiêm lễ,võ sinh Việt Võ Đạo phải nhớ rằng chỉ được dùng võ khi đặt vào đó 1 tình thương, tức là bàn tay thép phải đi đôi với trái tim từ ái, võ thuật phải đi đôi với võ đạo, võ sinh Việt Võ Đạo dùng võ để cảnh cáo,cảm hóa người chứ không phải dùng võ để trừng phạt, để trả thù người.

Nguyên lý võ học trên thế giới có môn thiên về Nhu, có môn lại chuyên dùng Cưng, riêng Việt Võ Đạo bao trùm tổng hợp cả 2 nguyên lý đó với luật “cương nhu phối triển” .

B-Việt Võ Đạo và sự phát triển:

*Việt Võ Đạo trước năm 1975:

Năm 1942 Việt Võ Đạo được biểu diễn ra mắt quần chúng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội và phát triển mạnh khắp các tỉnh miền Bắc.Đến năm 1955,Việt Võ Đạo phát triển tại Sài gòn,đặc biệt đến năm 1966 phong trào Việt Võ Đạo được giảng dạy rộng rãi tại các trường học Petrus Ký, Chu Văn An, Gia Long, Cao Thắng, Trí Đức, Hưng Đạo, Cao Sào Nam....

Ngoài 20 Việt Võ Đạo đứng tại Sài gòn,Việt Võ Đạo đã có trên 40 chi nhánh huấn luyện của trên 30 tỉnh thành tại khắp các tỉnh miền tây, miền trung, miền đông, miền tây bắc....

*Việt Võ Đạo sau năm 1975:

Sau ngày giải phóng 30-4-1975,phong trào võ thuật tại thành phố ngừng hoạt động.Đến năm 1978,nghành thể dục thể thao thành phố phát động phong trào TDTT quốc phòng, Việt Võ Đạo được phát triển lại.

Năm 1980, Việt Võ Đạo tham gia đợt Hội Thao Võ Thuật do Viện Khoa Học Giáo Dục và trường Sư Phạm Thể Dục Trung ương 2 bộ giáo dục tổ chức.
Năm 1985,Việt Võ Đạo được Cục Cảnh Vệ Bộ Nội Vụ mời dạy lớp nghiên cứu võ thuật,khóa tập trung 4 tháng do các anh Nguyễn Văn Chiếu, Lê Thanh Liêm, Tô Mạnh Hòa phụ trách.

Đến nay phong trào Việt Võ Đạo tại thành phố đã phát triển ở nhiều quận ở thành phố Hồ Chí Minh.

Riêng ở các tỉnh,Việt Võ Đạo cũng đang được phát triển mạnh ở Cần Thơ, Sa Đéc, Vĩnh Long, Long Xuyên, Rạch Giá, Minh Hải, Mỹ Tho, Vũng Tàu, Sông Bé, Trảng Bàng, Nha Trang, Cam Ranh, Nghĩa Bình, Quy Nhơn, Đà Nẵng...

*Việt Võ Đạo hiện nay:

Năm 1987 các Huấn Luyện Viên,võ sư Việt Võ Đạo được học tập quy chế võ vật, chính trị góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người Huấn Luyện Viên giữa chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa.

Năm 1988,từ ngày 10-4-1988 đến 15-5-1988, gần 100 huấn luyện viên Việt Võ Đạo của hơn 10 đợn vị tại thành phố đã tham gia lớp tập huấn thống nhất trương chình và chịu kiểm tra xác định đai đẳng. Có 65 huấn luyện viên các cấp đã trúng tuyển được sở TDTT TP cấp giấy chứng nhận và bằng chuyên môn.

Với chủ trưng lấy con người làm cứu cánh, lấy đạo hạnh làm phương châm, lấy kỹ thuật và ý chí quỵât cường làm phương tiện, Việt Võ Đạo luôn luôn tích cực cào mọi công cuộc giáo dục thanh thiếu niên.

Hiện nay mặc dù có những khó khăn nhất định của hoàn cảnh, nhưng với những bước tiến khiêm nhượng và vững chắc, chắc chắn Việt Võ Đạo trong tương lai sẽ phát triển mạnh trong sứ vụ phát huy truyền thống võ thuật minh danh dân tộc Việt Nam XHCN trong cộng đồng nhân loại.

Sưu Tầm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôn chỉ và Mục đích
(Sưu tầm từ trang web Vovinam)

Lấy tinh thần võ đạo làm phương châm để tạo tình đoàn kết gắn bó cùng nhìn về một hướng.

Liên lạc, kết hợp phong trào Vovinam – Việt Võ Đạo hiện có ở các nước, không phân biệt tổ chức và cơ cấu nhận sự trên tinh thần hòa hợp, thuận thảo nhưng phải do sự tự nguyện, đồng thuận.

Góp sức xây dựng một đội ngủ võ sư, huấn luyện viên trẻ đầy năng lực, tâm huyệt, bản lỉnh, nhằm đẩy mạnh công cuộc phát huy và quảng bá Vovinam-Việt Võ Đạo tại các quốc gia trên thế giới.

Liên lạc chặt chẻ với văn phòng Chưỡng Môn; nhận và chuyển văn thơ chính xác, nhanh chóng.

Thành lập thư viện Vovinam với đầy đủ những tư liệu của Môn phái.

Cung cấp các tài liệu, dử kiện liên quan đến các hoạt động Môn phái ở các nước; phổ biến chương trình huấn luyện võ thuật, giảng huấn võ đạo cho các trung tâm Vovinam – Việt Võ Đạo hải ngoại.

Nghiên cứu thành lập và hợp tác với ban điều hành các khối để phổ biến chương trình tập huấn, thi cử định kỳ và tổ chức đại lể hằng năm.

Tạo điều kiện tương trợ các võ sư và võ đường.
 
Phân thế

Người bắn cung phải có mục tiêu để nhắm tới. Người đi đường phải biết mình đi về
đâu. Người đánh võ phải biết mình tung quyền cước ra để làm gì; nếu để đánh, thì
phải biết đánh vào điểm nào.

Dạy cho võ sinh thuộc cách ra quyền, tung cước, rồi dạy cho biết điểm mà quyền
cước phải nhắm tới: là phân thế. Dạy khi cánh tay vung ra, chân nằm ở bộ pháp
nào, trục xương sống chuyễn ra sao: là phân thế. Dạy lúc nào nên tung đòn thẳng
và mạnh để đè bẹp đối phương, dạy khi nào nên ra thế mềm mại uyễn chuyễn để
"dĩ nhu thắng cương, dĩ nhược thắng cường", là dạy "nguyên lý Cương Nhu Phối
Triễn" của Vovinam, là phân thế.

Tất cả bài bản của Vovinam Việt Võ Đạo đều có phân thế.

Võ sư, huấn luyện viên Vovinam khi dạy đòn, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khả
năng môn sinh mà giảng giải ý nghĩa của đòn thế. Chưa biết phân thế, tức là chưa
hiểu được ý nghĩa của từng bộ pháp trong bài bản mình dạy, thì chưa phải là võ sư,
huấn luyện viên Vovinam.

Người mò theo phim ảnh (video), để học thuộc nhiều bài bản, rồi đi lại các bài bản
nầy một cách vi vút, mà không hiểu ý nghĩa của từng bước chân, từng vòng tay
trong đó, thì không phải là người học võ; họ chỉ là diễn viên, học đóng tuồng theo
phim ảnh. Người mò theo phim ảnh, học thuộc nhiều bài bản rồi ra chỉ lại cho học
trò, bảo làm như vầy, làm như vầy,... mà không giải thích được tại sao phải làm như
vậy, thì không phải là võ sư; họ chỉ là người đạo diễn, dạy cách diễn xuất mà thôi.

Không có gì sai trái trong việc học đóng tuồng, rồi diễn đi diễn lại cho khỏe người,
cho tinh thần được khang kiện. Đấy cũng là một cách thể dục tốt đẹp, cũng là một
trong những lợi ích thiết thực của võ học; nhưng đấy không phải là võ học. Muốn
tìm hiểu về võ học, trước phải tập luyện và tìm biết ý nghĩa của từng bộ tấn, từng
thế nhảy, từng cách vung tay đạp chân trong quyền pháp; phải biết phân thế trong
quyền pháp; có hiểu sự biến chuyển của các bộ vị trong quyền pháp mới hiểu được
nghề võ, mới thật sự bước chân vào tòa nhà võ học Việt Nam.

Muốn tìm hiểu giá trị đích thực của võ học Việt Nam, rồi đi truyền bá Vovinam, phải
học cách phân thế.

Trước năm 1975, ở miền nam Việt Nam, hầu hết huấn luyện viên, võ sư được đào
tạo theo chương trình huấn luyện thông thường đều có học phân thế. Tất cả các
khóa "Đặc Huấn" cơ bản đều có dạy cách phân thế.

Đặc huấn trong Vovinam không có nghĩa là tập họp nhau lại, è ạch tập luyện đôi ba
ngày với nhau, là xong. Chữ "Đặc Huấn" trong Vovinam thật sự là tiếng để chỉ các
khóa học đặc biệt, ngoài chương trình giãng huấn thông thường, để đào tạo huấn
luyện viên sơ cấp và trung cấp.

Trong chương trình đặc huấn cơ bản có ba đề mục lớn: kỹ thuật huấn luyện, nghệ
thuật diễn giảng, và sinh hoạt cộng đồng. Kỹ thuật huấn luyện là môi trường dạy,
học cách dạy, học cách phân thế; trong khi nghệ thuật diễn giảng là các giờ bàn
luận, tranh luận về võ đạo, về văn hóa, văn minh,... là các giờ tập nói chuyện trước
công chúng, và là môi trường để học cách giảng võ đạo, học thêm về võ đạo. Sinh
hoạt cộng đồng là giờ học bao quát về mọi vấn đề đối nhân xử thế, về ca nhạc, về
các trò chơi lớn nhỏ trong một đoàn thanh thiếu niên Việt Võ Đạo.)

Trước năm 1975, phần lớn môn sinh được đào tạo trong các khóa huấn luyện cấp
tốc (trong quân đội, hiến binh, cảnh sát, trong các đoàn cán bộ nông thôn,...) đều
không có học phân thế, và không được nghe giảng nhiều lắm về lý thuyết Việt Võ
Đạo. Lý do duy nhất là không có đủ thời giờ. Môn sinh trong các lớp nầy sau năm
1975 ra hải ngoại tiếp tục mở lớp, dựng võ đường, tiếp tay góp sức truyền bá
Vovinam. Nhiều người trong họ là những người giàu lòng nhiệt thành, rất đáng
khâm phục; nhưng cũng có đôi người trong họ đã tuyên bố với môn sinh của mình
là "Vovinam không có phân thế" (!)

Lời nói nầy là một lời chân thật; chân thật đối với lòng người nói. Bởi vì sau các lớp
đặc biệt họ đã học, đất nước đổi thay, họ không còn dịp đến các lớp đào tạo huấn
luyện viên thông thường để học thêm, nên không biết rằng tất cả bài bản của
Vovinam đều có phân thế. Rồi đời sống ở hải ngoại ràng buộc, hai mươi tám năm
qua chưa có một khóa đặc huấn nào được mở ra ở hải ngoại để dạy cách phân thế.
Lời nói chân thật với lòng, nhưng không phản ảnh đúng sinh hoạt môn phái, phải
được chấn chỉnh, trước khi sự sai lầm nầy được truyền bá đi các nơi.

Phân thế trong Vovinam cũng không chỉ đơn thuần là phân biệt ra từng động tác
nhỏ của quyền cước, rồi ráp lại thành bài bản. Phân thế trong Vovinam còn có
nghĩa là nói về CƯƠNG NHU (nguyên lý cương nhu phối triển, Long Hổ Quyền
Pháp), về thái cực (Thái Cực Kiếm Pháp), về âm dương (Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm
Pháp, Âm Dương Hồ Điệp Phiến), về ngũ hành (Việt Võ Đạo Quyền Pháp), về tứ
tượng (Thập Tự Quyền Pháp, Tứ Tượng Côn Pháp), về bát quái (Bát Quái Song
Đao Pháp), về vũ trụ càn khôn (Tiên Long Song Kiếm),... Phân thế của Vovinam
cũng không giới hạn trong các bộ pháp cơ bản nầy. Đấy là sơ lược một phần nhỏ
của hệ thống đơn luyện. Còn các phương pháp phân thế để học song luyện, đa
luyện, đối luyện, hỗn chiến,... Còn rất nhiều điều để học về phân thế.

Lên đến một độ cao nào đó, sự phân thế đã hòa nhập vào ý thức hệ Việt Võ Đạo.
Người Việt Võ Đạo Sinh ra đòn khi mạnh, khi mềm, cư xử khi khoan dung khi cứng
rắn. Người học Vovinam khi đi quyền di động theo sự biến hóa của ngũ hành, theo
sát các nguyên tắc về động lực học; khi sinh hoạt, cư xử trong đời tư cũng thuận
theo trời, hòa theo người (thuận thiên hòa nhân)...

Trong tinh thần thống nhất phát triển môn phái, nhiều phim ảnh, đĩa máy vi tính,
sách vở đã, và sẽ được thực hiện, rồi gởi đi rộng rãi khắp thế giới. Các tài liệu võ
học nầy là phương tiện để quí vị võ sư tham khảo, đối chiếu. Các môn sinh hàng sơ
và trung đẳng muốn học theo những tài liệu nầy, phải có sự theo dõi, hướng dẫn
của quí vị võ sư. Phải có người biết phân thế đứng dạy để tránh tình trạng sai lầm
về bộ pháp, vận chuyển nghịch kinh mạch.

Không biết phân thế thì không hiểu sự vận hành của kinh mạch. Kinh mạch và bộ
pháp vận chuyển không hòa hợp sẽ không khai triển được sức mạnh của đòn thế,
mà đôi khi còn có thể sẽ gây nên các bệnh hiểm nghèo trong bộ máy tuần hoàn: bể
mạch máu (đứt gân máu), nghẹt tâm mạch (”stroke”), tai biến mạch máu não,...

Trong nếp suy tưởng của người Việt Võ Đạo Sinh, Nguyên Lý Túc Lý của triết học
tây phương luôn luôn hiện hữu: "Việc gì xảy ra cũng có lý do". Trong hệ thống đòn
thế của Vovinam, mỗi cái gạt tay, mỗi một bước chân đều có lý do. Học, hiểu các lý
do nầy, rồi dạy lại cho môn đồ, là phân thế.


(Sưu tầm - Bài viết của Ban nghiên cứu Vovinam)
 
Nhân Và Trí

“Bậc nhân giả thích núi, bậc trí giả thích nước”

Người có lòng khoan hòa, ưa tĩnh lặng thì thích núi; những ngày mùa đông,
đường lên núi cao có nhiều mây trắng, đi trong mây mà nghĩ về bao nhiêu
huyền thoại đông phương... Những ngày nắng, không khí trên núi nhẹ
nhàng hơn, trời đất mở ra bao la hơn, đứng trên một đỉnh cao nào đó mà
nhìn quanh, mình sẽ thấy rõ hơn sự nhỏ nhoi hạn hẹp của kiếp người.

Người ở miền sông nước thì giao tiếp nhiều, bởi vì khi xưa ở đông phương,
sông hồ là nguồn động lực lớn nhất để luân chuyển tư tưởng, để mang chở
văn minh. Người chốn thị thành, bến sông, ngọn nước được học hỏi nhiều
hơn, họ hoạt bát, lịch thiệp hơn; và hình như, có tinh thần phấn đấu bền bỉ
hơn trước nghịch cảnh.

Thời xưa ở đông phương, trong số dân miền sông nước có nhiều bậc đại
trí, nhiều ngòi bút tài hoa tô bồi cho các nền văn minh. Trong những người
tìm lên núi cao có nhiều bậc đại nhân, mở lối suy tưởng về đời người, đặt
nền tảng cho đạo học và triết học, để tìm hiểu ý nghĩa của đời người.

Sự phân định trên về người ở sông hồ và cư dân miền núi cao chỉ là một
cách nói, một nhận xét có giá trị tương đối. Bởi vì ở miền sông nước vẫn có
kẻ hiền nhân, trên núi cao vẫn có người trí tuệ. Như trong truyền thống
suy tưởng nhất nguyên của người đông phương: núi và nước chỉ là hai
thành tố của một vũ trụ, trí và nhân chỉ là hai mặt của một nền văn minh.
Như trong vũ trụ quan Việt Võ Đạo: trong ánh sáng vẫn có nguồn của
bóng tối, trong tĩnh lặng phải có mầm mống xáo động, trong loạn có an
định, trong âm có dương, trong cái mơ hồ hỗn độn hôm nay có hạt mầm
cho những ngày sáng tươi hơn thuộc về tương lai.

Ngày nay trên thế giới, phương tiện giao thông phát triển, núi và nước
không còn bị cách ngăn nhiều lắm. Người ở miền núi và kẻ ở bến sông
không còn khác với nhau nhiều lắm.

Ngày nay hai chữ trí và nhân không còn khác xa nhau nhiều lắm.

Ở miền nam tiểu bang California, Hoa Kỳ, trên đỉnh một ngọn núi cao, núi
Palomar, có một viễn vọng kính bề ngang độ năm thước tây (200 inches),
mặt kính nặng 20 tấn. Nơi đây có một nhóm khoa học gia làm việc, nơi đây
nhân loại dõi tầm mắt của mình vào cõi nghìn trùng, tìm kiếm mà không
biết tìm kiếm gì, quan sát mà không biết mình quan sát gì, chỉ tìm kiếm và
quan sát, thế thôi. Những khoa học gia nầy, như những triết gia lang thang
lếch thếch từ thư viện nầy qua thư viện khác, từ đời nầy qua đời khác, chỉ
làm việc vì óc hiếu tri, vì lòng khao khát của con người, vì muốn biết. Chữ
“trí” phát nguyên từ lòng muốn biết nầy của nhân loại.

Nhà thiên văn học muốn biết cái gì hiện hữu trong khoảng không bao la
trên kia. Nhà nhân chủng học muốn biết loài người đã sống, đã đổi thay ra
sao từ khi có mặt trên quả đất nầy. Người triết gia muốn đào bới cho đến
tận cùng những sinh hoạt của tư tưởng, để giải thích các cội nguồn tư
tưởng, để... biết.


Trong điều tâm niệm số 1 của môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo: “nguyện đạt
đến cao độ của nghệ thuật...” Chỉ cao độ thôi, bởi vì nghệ thuật thì bao la
không cùng mà đời người thì có cùng. Làm sao trong một đời, người ta có
thể đạt được đến cái bao la tột cùng của nghệ thuật? Cho nên Việt Võ Đạo
Sinh không bao giờ được tự mãn cho mình là biết nhiều, không kiêu căng
cho mình là giỏi võ. Người biết có kẻ biết hơn. Người giỏi có kẻ giỏi hơn.
Cho nên phải khiêm cung, phải giữ cho trí tuệ mình bén nhạy, để lúc nào
cũng sẵn sàng... học hỏi.

Người Việt Võ Đạo sinh muốn được học hoài, học võ thuật hoài để tôi luyện
mình, và học võ đạo hoài để... biết, biết thêm về con đường mà người học
võ phải đi.

Lòng hiếu tri, hay nhu cầu muốn biết, bàng bạc trong ý thức hệ Việt Võ
Đạo. Trong Việt Võ Đạo ngày nay có nhiều người tài hoa, có nhiều bậc đại
trí, có rất nhiều người thích núi lẫn nước, thích tu thân và hiếu học. Đây là
sức mạnh của môn phái.

Vovinam Việt Võ Đạo không phải là tập họp của những người vai u thịt bắp,
chuyên tập đánh cho to, tập thét cho lớn, tập đi khuỳnh tay giạng chân để
người ta kính sợ; chỉ có kẻ thất phu mới e sợ người thất phu vai u thịt bắp.
Đây cũng không phải là tập họp của các tổ chức với những người mang
chức vụ rổn rảng bịp đời; chỉ có thành phần háo danh vị lợi mới ham các tổ
chức với những người mang chức vụ rổn rảng bịp đời.

Người học võ, trước tiên mang ý nghĩ là học, tập để có khả năng tự vệ, để
có sức khỏe tốt. Người học Việt Võ Đạo, sau những bước đầu tiên, còn thấy
rằng học võ, tập võ còn để kiện toàn khả năng giúp đời, để bênh vực lẻ
phải. Lên cao hơn, Việt Võ Đạo còn có các phương châm tu dưỡng hành xử
để hướng dẫn đạo sống: sống cho mình một đời sống đầy đủ, với một tâm
hồn khoáng đạt, bao dung; giúp cho người sống, và sống cho người với cả
tấm lòng nhân ái thiết tha.

Đến học, trước tiên là vì lòng muốn biết, vì chữ trí; học tập cho thuần thành
rồi thì mang khả năng ra giúp nước, giúp người, sống cho người, đó là lòng
nhân.

Các võ đạo trường Việt Võ Đạo là nơi những trí giã đến để cầu học. Học võ
cũng như học về văn minh Việt Nam, người muốn tìm hiểu về võ thuật,
cũng như người muốn tìm hiểu về các nghệ thuật khác, đều có thể được
gọi chung là trí giã. Học rồi hành, rèn luyện khả năng mình rồi mang khả
năng đó ra giúp đời, đó là tác phong của bậc nhân giả. Bậc trí giã học hành
luyện tập, bậc nhân giã mang điều đã học tập ra phụng sự cho đời sống
nhân loại.

Học rồi hành, trí và nhân; học hành là chữ chung, chúng đi liền với nhau,
chúng gắn liền với tinh thần người sĩ phu Việt Nam tự mấy ngàn năm qua.
Học hành là thể hiện tinh thần của trí và nhân; trí và nhân là hai mặt của
một đồng tiền trong văn minh Việt Nam, trí và nhân bàng bạc trong tinh
thần người Việt Võ Đạo sinh; tinh thần Việt Võ Đạo đó, nào có gì là cao xa,
đâu có chi là thần bí. Tinh thần mà chúng ta tu tập, hàm dưỡng đây là tinh
thần học hành phụng sự của người Việt Nam, bởi vì Việt Võ Đạo phát
nguồn từ văn minh Việt Nam.

Trí và nhân!

(Sưu tầm - bài viết của Ban nghiên cứu Vovinam)
 
hơ ngại đọc wa,anh Việt post cả bài dài ngoàng đọc mỏi cả mắt
em tuy tập Tae nhưng cũng rất quan tâm đến vovinam
em được nghe rất nhiều về môn này,dường như trong vovinam rất chú trọng đến đạo ,ko biết có phải vì thế ko mà nó rất có sức hút
môn võ này đã được du nhập ở rất nhiều nước trên thế giới
cho em hỏi cái :mấy môn võ như Nhất Nam và mấy môn ở trong clb võ thuật có phải là 1 phần trong vovinam ko?
 
Bạn Lê Minh Khuê:
1. Tea ở đuôi cũng có chữ Đạo!
2. Vovinam rất có sức hút phần lớn nhờ công một số bậc tiền bối Vovinam khôn khéo trong từng thời điểm lịch sử nhất định như sư tổ Nguyễn Lộc trước lồng Vovinam vào phong trào yêu nước kháng Pháp, sau có võ sư Trần Huy Phong và một số đồng môn kích thích tinh thần tự hào dân tộc, đưa VVN vào trong các cơ quan Công lực miền nam trước thống nhất.
3. Môn võ này được du nhập ở nhiều nước cũng nhờ sự kiện lịch sử VN 1975 .
 
Việt Nam ta có nhiều hệ phái võ cổ truyền khác nhau (có những môn vẫn còn tồn tại lác đác, nhưng thậm chí chẳng còn mấy người bên ngoài biết đến).
Quả như anh Thụy Anh nói, Vovinam được hình thành và phát triển dựa vào những thời điểm lịch sử, cho nên dễ gây tiếng vang, và càng có đà phát triển.
Nói về các môn võ của dân tộc mình, dân Việt Nam mình cũng chưa chắc có mấy người dám khẳng định môn nào là gốc, là bản chất, là tinh hoa dân tộc. Thế nhưng với người nước ngoài, cứ gọi đến cái tên "võ cổ truyền Việt Nam" thì y như rằng họ nghĩ đến Việt Võ Đạo. Ấy cũng chính là do cái mốc lịch sử đóng khung cho tên gọi của môn võ này.
Nói thế chắc cũng trả lời được cho câu hỏi của Khuê rồi nhỉ :) Nhất Nam là Nhất Nam, không phải là Vovinam em ạ :)
 
nhu khí công quyền vovinam

Nhu Khí Công Quyền Việt Võ Đạo

Nền tảng khí công của Vovinam là Nhu Khí Công Quyền. Bởi quyền tượng hình, hình gợi ý, ý dẫn khí. Khi đi quyền cần phải biết tụ khí và vận khí ở các bộ phận cần thiết trong cơ thể mới mang lại kết quả mong muốn, nếu không chỉ là múa cái hình bề ngoài mà thôi.

Phổ thông việc hướng dẫn đi Nhu Khí Công Quyền phân ra hai phần: bên trong là hô hấp (thở ra, hít vào), bên ngoài là quyền thức. Khi đi quyền, xuất thủ thì hô (thở ra), thu tay thì hấp (hít vào); thăng thì hấp, giáng thì hô; khai thì hấp, hợp thì hô; đồng bộ chuyển thân và lúc đi những thức quá độ thì hít thở ngắn chứ không hô hấp dài; giữa hô và hấp còn hàm cái lượng hơi đình chỉ hơi thở (tức ngưng thở). Khi đẩy, ấn tay ra thì hô, lúc thu tay vào thì hấp.

Tập Nhu Khí Công Quyền, gân cốt phải mềm mại, các khớp phải linh hoạt chuyển động tay chân, di thân chuyển hướng như nước chảy không thôi, bản lề không mọt. Công pháp này nhằm rèn luyện các khớp xương trong toàn thân hoạt động, làm cho các cơ quan nội tạng cũng hoạt động theo, từng bước nâng cao tính hưng phấn của hệ thần kinh, tạo tính linh hoạt, nhịp nhàng của các khớp xương cốt và dây chằng. Đi Nhu Khí Công Quyền, tiết tấu trầm nhẹ, mạch lạc, tư thế phóng khoáng, thi triển khoảng khoát, đường bệ. Khi luyện động tác nhịp nhàng, phối hợp với hơi thở một cách khoan thai, không cứng nhắc, không uể oải mà phải linh hoạt tự nhiên với hai mắt nhìn thẳng long lanh có thần, khắp châu thân tràn trề sức sống.

Tà khí nhập vào tim phổi thường lưu giữ ở hai nách. Tà khí nhập gan tích tụ ở mạng sườn. Do đó, khi tập cần vươn tay, mở nách, chuyển động khu trừ tà khí ở Tim, Phổi, Gan làm tăng thêm lượng chứa hơi trong phổi, tăng sức dẻo dai cơ ngực, cơ đầu cổ và cơ bụng rèn luyện các khớp ở vai, khuỷu tay, sườn, đồng thời bổ tâm ích tỳ vị, khiến huyết lưu thông tốt, thúc đẩy sự bài tiết và hấp thụ tốt, tránh bệnh tật, hỗ trở và trị liệu chứng viêm phế quản, mãn tính...

Y học Đông Phương nhận định: Thận là cái gốc của hậu thiên, lưng là cái nơi chứa quả thận. Cho nên, bất cứ loại quyền thuật hay thể thao nào, cho chí lao động sản xuất, nếu lưng yếu làm việc sẽ yếu kém. Tuy nhiên, phải căn cứ vào tình hình thể chất của mình mà "Tập tùy sức, vừa phải, tuần tự, tiệm tiếm để giữ sức không bị tổn hại". Sự sống tồn tại nhờ ở vận động, ít hoạt động sẽ giảm bớt quá trình sống. Người khỏe mạnh nhờ thường xuyên vận động, luyện tập; người yếu, mắc bệnh mãn tính càng cần thiết hoạt động, luyện tập hơn. Vấn đề là nên hoạt động, luyện tập như thế nào? Phải dựa vào tình hình cụ thể của bản thân từng người mà lựa chọn phương pháp khí công thích hợp, luyện tập đúng mức, vừa sức sẽ có hiệu quả tốt, tăng cường sức khỏe. Khi người yếu mắc bệnh mãn tính mà quá chú trọng nghỉ ngơi, không dám rèn luyện khí công sẽ khiến tinh thần ủy mị, thiếu lòng tin về khả năng chiến thắng bệnh tật, bị suy sụp tức khắc.

Rèn luyện khí công có tác dụng tốt để chữa trị về nhiều mặt trong cơ thể đặc biệt là đối với hệ thần kinh trung ương. Thần kinh trung ương là bộ tư lệnh của toàn thân, các tế bào thần kinh trung ương có quan hệ mật thiết với các cơ quan nội tạng và cơ bắp trong toàn thân. Chữa trị bằng khí công, người bệnh cần làm những hoạt động thích hợp để khiến cho cơ bắp co giãn và thả lỏng, sẽ điều hòa các quá trình hưng phấn và ức chế để điều tiết sự hoạt động của các cơ quan nội tạng toàn thân để có khả năng đề kháng, tiêu trừ bệnh tật.

Xây dựng lòng tự tin và tư tưởng lạc quan yêu đời.
Kiên trì và thường nhật luyện tập một cách có hệt thống (không tập bữa đực bữa cái).
Tuần tự và tiệm tiến theo đà thuyên giảm của bệnh tật. Khi bệnh đã lui cần nâng cao lượng hoạt động và luyện tập để tăng cường sức khỏe.
Rèn luyện toàn diện. Mọi cơ bắp, gân cốt đều được vận động, cả trong và ngoài cơ thể cho khí huyết lưu thông, mới đẩy lui được bệt tật.
Đốt sống cổ, sống lưng là những bộ phận sung yếu trong cơ thể, thường xuyên luyện tập động tác xoay lưng, cơ thể khai thông các mạch Đốc, Nhâm, Đới làm linh hoạt cột sống, tăng cường thăng bằng.

Động tác dang rộng cánh tay, mở rộng lồng ngực có thể làm cho cơ tay chân thả lỏng, huyết áp hạ thấp; hít hơi thật sâu rồi thở ra thật hết, nhờ đó tăng lượng hơi ở phổi, tăng cường cơ ngực, cơ bả vai, cơ hai đầu cánh tay dưới, cánh tay trên và cơ bụng. Đồng thời còn giảm bớt mỡ dưới da... Eo lưng là chỗ ở của thận. Thận làm chủ lưng, đùi. Tập uốn và xoay eo lưng làm cho eo và đùi vững chắc, khiến gan, thận khỏe mạnh. Động công tiến hành rèn luyện trên cơ sở tĩnh công, chú trọng lấy thế chuyển khí, nhờ đó đạt được "Khí huyết cùng luyện, kình khí cùng luyện, nội ngoại cùng luyện", khiến khí lực tăng gấp đôi, thúc đẩy khí huyết toàn thân điều hòa, kinh lạc thơi thông, chủ yếu luyện tích lũy và giải phóng năng lượng, tăng cường công năng "ngoại khí nội thu, nội khí phóng ngoại" của đôi tay thao tác, đôi chân di động.

"Nội kình" trong khí công là năng lượng hoạt động trong cơ thể, là cơ sở vật chất của hoạt động sinh mạng, là tiềm lực ẩn náu trong cơ thể con người. Trong quá trình luyện công nhất thiết phải có sự huấn luyện đặc biệt và có tính mấu chốt, đó là sự rèn luyện ban động và án động của 10 ngón tay và 10 ngón chân. Chính chúng là nơi khởi đầu và là chỗ kết thúc của 12 kinh trong cơ thể, sự ban động (các hoạt động của các ngón tay như nắm, gẩy... là ban động) và án động (các ngón chân bấm, ấn... là án động) không những có thể tích lũy và điều tiết giải phóng nội kình mà còn là phương pháp hỗ trợ, khiến việc luyện công đạt được kết quả gấp đôi trong cùng một thời gian.

Ban chỉ pháp kiên trì luyện tập sẽ có cảm giác có một dòng hơi ấm từ Mạch Đốc ở sau lưng vận chuyển lên rồi từ Mạch Nhâm vận chuyển xuống ở phía trước, chu chuyển tuần hoàn làm cho Mạch Nhâm, Mạch Đốc lưu thông. Mạch Nhâm là biển của Âm Mạch. Mạch Đốc là nơi tụ hội chung của Dương Mạch. Một khi khơi thông hai mạch đó thì Bát Mạch Kinh Kỳ trong cơ thể đều thông; qua đó cho thấy sự quan trọng của hai mạch Nhâm, Đốc.

Sự ban động ngón tay và án động ngón chân nhịp nhàng cùng lúc sẽ thúc đẩy sự vận chuyển khí trong các kinh lạc có liên quan, cho nên ban, án, ngón tay, ngón chân đúng quy luật thì sẽ có thể điều chỉnh trực tiếp về lưu lượng và vận tốc, nhờ đó thúc đẩy được sự vận hành của khí huyết, khơi thông kinh lạc, kích phát và tích trữ nội kình (tiềm năng trong cơ thể). Dẫn đến tác dụng tăng nhanh tiến trình luyện công đạt hiệu quả gấp đôi.

Tĩnh công định tâm để tụ khí. Động công để tán phóng khí. Động tĩnh phối hợp, trong Động có Tĩnh, trong Tĩnh có Động. Tĩnh là cơ sở, Động là thể dụng. Vận khí bằng đi quyền, tay chân ban, án lúc thăng lúc trầm! Dẫn lực bằng hơi, thu phóng tự nhiên. Hữu hình vô ảnh, theo khí sinh lực.Vận dụng phát huy thông suốt kinh lạc. Khí thông bì phu, xuyên thông cốt tủy, xương khớp chơn tru, gân xương cứng khỏe. Ngón tay co bóp, ngón chân bấm ấn, khí thông toàn kinh, lục phủ ngũ tạng. Âm dương cân bằng, thuận nhĩ thính vượng, phù chính trừ tà, đẩy lùi bách bệnh.

Nhu Khí Công Quyền phối hợp giữa Động công và Tĩnh công, hỗ trợ lẫn nhau, nên không thủ ý, lấy chuyển động trong thư giãn để dẫn khí khiến người tập cảm thấy sảng khoái, khoáng hoạt, đi hoài không mệt mỏi.

Chú trọng về Động công, nhưng khi đi xong những bài Nhu Khí Công Quyền. Vovinam vẫn cho môn sinh tĩnh tọa để tập Tĩnh công. Tĩnh tọa theo cách ngồi "kiết già" hay "bán già" hay ngồi thông thường đều được, nhưng phải ngồi ngay ngắn vững vàng (chính thân đoan tọa), đỉnh đầu như treo lên (hư linh đỉnh kình), vai trầm ngực ngậm, toàn thân buông lỏng, đầu lưỡi chạm nhẹ vào giữa vòm miệng trên, môi răng ngậm nhẹ, mắt lim dim hơi khép. Lưng tay trái đặt vào lòng bàn tay phải, để sát bụng dưới buông lỏng trên hai đùi, bụng rốn buông nhẹ xuống.

Giềng mối của Tĩnh công là "Tam điểm nhất tuyến" tức là: Điều Thân - Điều Tức - Điều Tâm. Tâm Bình, Khí Hòa, Chí Chính, Thể Trực, Tâm phải thanh tịnh, không vọng tưởng lan man, cũng không để tinh thần căng thẳng. Và phải:

Tập trong khung cảnh vắng lặng yên tĩnh, có cảm giác ở huyệt Ấn Đường.
Các khớp xương toàn thân buông lỏng, mềm mại, nhẹ nhàng, tránh cứng đơ, căng thẳng.
Tránh tập lúc quá đói hoặc quá no; nên tập vào giờ Mão (5-6 giờ sáng) và giờ Dậu (gà lên chuồng 5-6 giờ chiều). Nếu nửa đêm không ngủ được, có thể tập vào giờ Tý (12 giờ đêm).
Quan trọng nhất là tâm tư phải thật vắng lặng, không ta không người. Nhất thiết mọi tư lự không chạy ra ngoai (thu thị phản thính - thu cái nhìn nghe ngược lại)

Tai không nghe để Tinh quay về Thận.
Mắt không nhìn để Hồn quay về Can.
Miệng không nói để Thần quay về Tâm.
Mũi không ngửi để Phách quay về Phế.
Ý không nghĩ để Ý quay về Tỳ.
Tinh-Hồn-Thần-Phách-Ý có chỗ quy về Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận thì là "Phục Kỳ Mện" ắt thiện Tâm nhiên hậu hiện ra.

Tập khí công đạt mức, thành tựu sẽ khơi thông được ba huyệt "Tam Quan", tức các huyệt Vĩ Lư, Hiệp Tích, và Ngọc Chẩm.

Cần Lưu Ý:
Nước bọt có rất nhiều tác dụng. Ở trong miệng, trước hết, nước bọt bôi trơn lưỡi và miệng nên tiếng nói phát âm dễ dàng. Nếu miệng lưỡi khô, nói sẽ hụt hơi. Trong nước bọt có chất kháng sinh có thể diệt được vi trùng và làm trung hòa vi khuẩn hình thành ở men răng sau khi ăn. Ngay sau khi thức ăn vào miệng, nước bọt đã bắt đầu tác động đến quá trình dễ tiêu hóa cho bao tử, làm tốt việc phục hồi men răng và giữ vệ sinh cho răng miệng. Do đó, khi tập Tĩnh công cần phải chạm đầu lưỡi vào giữa miệng trên để nước bọt ứa ra giữ hơi cho bền.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
diễn giải quyền vovinam

NHẬP MÔN QUYỀN

Võ sư Cẩm Bình diễn giải:
Cương Mãnh Nhập Môn Quyền
Tả cước - Hữu thủ tiên
Tiền khởi cương đao trảm
Kế đã Ngũ Lôi quyền
Phất thủ luân di giải
Phương chẩu tung hoành liên
Bát cước oanh thiên địa
Ðình bộ Nhập Môn quyền

Bài quyền này gồm tổng cộng 5 bộ:
- Bộ chém
- Bộ đấm
- Bộ gạt
- Bộ chỏ
- Bộ đá


CƯƠNG MÃNH NHẬP MÔN QUYỀN

Khi thảo bài nhập môn quyền tấn phải vững chắc và đánh mạnh.
Nghiêm lễ, Ðứng lập tấn, 2 tay để 2 bên hông, bàn tay mở xoè
Ðưa vòng 2 tay ra phía trước, 2 lưng bàn tay đâu lại, vuốt một vòng tóm thâu vào lườn

TẢ CƯỚC HỮU THỦ TIÊN

Ðánh bài quyền nầy tay chân đi đối nghịch với nhau như: bước chân trái lên, chém bằng tay phải.

TIỀN KHỞI CƯƠNG ÐAO TRẢM

Bước chân trái lên đinh tấn trái, đồng thời chém tay phải lối 1
Rút chân phải lên đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân phải lên đinh tấn phải, đồng thời tay trái chém lối 1
Rút chân phải về vị trí củ đứng lập tấn 2 tay thu vào lườn
Bước chân trái ngang bên trái đinh tấn trái, tay phải chém lối 2
Rút chân trái về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân phải ngang bên phải đinh tấn phải , tay trái chém lối 2
Rút chân phải về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Rút chân trái về sau đứng dinh tấn phải, tay phải chém lối 3 về trước, xong tiếp tục chém tay trái lối 3
Rút chân phải về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân phải ngang bên phải dứng trung bình tấn đồng thời chém 2 Tay lối 4 vào sườn đối phương.
Rút chân phải về, 2 tay thu về lườn (xong bộ chém).

KẾ ÐẢ NGŨ LÔI QUYỀN

Bước chân trái lên đinh tấn trái, đấm thẳng tay phải
Rút chân trái về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân phải lên đinh tấn phải, đấm thẳng tay trái
Rút chân phải về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân trái ngang bên trái đinh tấn trái, tay phải đấm móc
Rút chân trái về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân phải ngang bên phải đinh tấn phải, đấm móc tay trái
Rút chân phải về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân trái lên trước đinh tấn trái, đấm bật ngang trái, đấm lao phải
Rút chân trái về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân phải lên trước đinh tấn phải, đấm bật phải, đấm lao trái
Rút chân phải về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân trái lên quì chân phải dưới, tay phải đấm múc, tay trái nắm che trước trán
Rút chân trái về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân phải ra sau quì chân trái, tay trái đấm múc, tay phải nắm che trước trán
Rút chân phải về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân trái ngang bên trái quì cân phải, đấm thấp phải, tay trái nắm che trước trán
Rút chân trái về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân phải ngang bên phải quì chân trái, đấm thấp trái, tay phải nắm che trước trán
Rút chân phải về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn (hết bộ đấm).

PHẤT THỦ LUÂN DI GIẢI

Bước chân trái ngang bên trái trung bình tấn (mặt tiền) tay phải gạt lối 1, xong gạt tay trái lối 1.
Rút chân phải về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân phải lên trước đứng trung bình tấn (mặt tả), tay phải gạt xuống (lối 2), xong tay trái gạt xuống (lối 2)
Rút chân trái về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân phải ngang bên phải trung bình tấn (mặt tiền), tay phải gạt lên cao (lối 3), xong tay trái gạt xuống (lối 4)
Rút chân trái về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Bước chân phải ra sau trung bình tấn (mặt hữu), tay trái gạt lên lối 3, tay phải gạt xuống lối 4 một lượt
Rút chân trái về cùng chân phải, xoay ra trước, rút chân trái về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn (hết bộ gạt).

PHƯƠNG CHẨU TUNG HOÀNH LIÊN

Bước chân phải ra sau đứng cung tiển tấn, tay phải gạt co ngang mang tai, tay trái gạt song song với chân trái phía trước (2 tay nắm lại)
Bước chân phải tới trước đinh tấn phải, đánh chỏ phải lối 1
Bước chân phải ra sau đứng trảo mã tấn phải, đánh chỏ phải lối 2
Bước chân phải ngang bên phải đinh tấn phải, đánh chỏ phải lối 3
Rút chân phải lên chuyển thành trung bình tấn đánh chỏ lối 4
Rút chân phải về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn (1 vế bên phải)
Bước chân trái ra sau đứng cung tiển tấn, tay trái gạt co ngang mang tai, tay phải gạt song song với chân phải phía trước (2 tay nắm lại)
Bước chân trái tới trước đinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 1
Bước chân trái ra sau trảo mã trái, đánh chỏ trái lối 2
Bước chân trái ngang bên trái, đinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 3
Rút chân trái lên chuyển trung bình tấn, đánh chỏ trái lối 4
Rút chân trái về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn (hết bộ chỏ).

BÁT CƯỚC OANH THIÊN ÐỊA

Bước chân trái lên đinh tấn trái, thế thủ (mặt tiền)
Ðá thẳng phải, xong đạt chân phải xuống đứng đinh tấn phải thủ
Ðá thẳng trái xong bỏ chân trái ra sau đinh tấn trái thủ (mặt hậu)
Ðá cạnh chân phải, xong bỏ chân phải xuống đinh tấn phải thủ (mặt hậu)
Ðá cạnh chân trái, xong xoay 3/4 vòng tròn về mặt tả đinh tấn trái thủ
Ðá tạt chân phải, xong bỏ chân phải ra sau (mặt hữu) đinh tấn phải thủ
Ðá tạt chân trái, xong bỏ chéo chân trái xoay về sau thế thủ (mặt hậu)
Ðá Ðạp ngang chân phải (mặt hậu), xong bỏ chéo chân trên chân phải mặt hướng về trước thế thủ (mặt tiền)
Ðá đạp ngang chân trái (mặt tiền)

ÐÌNH BỘ NHẬP MÔN QUYỀN

Sau khi đá đạp hạ chân xuống trung bình tấn, 2 tay đấm chéo trước bụng
Rút chân trái về đứng lập tấn, 2 tay thu về lườn
Vòng 2 tay ra trước lưng bàn tay đâu vào nhau , xong tóm lại thu về lườn
Nghiêm lễ, hết.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
LONG HỔ QUYỀN PHÁP

(Võ sư Thái Quý Hưng phân thế)​


Chuẩn bị: Ðứng nghiêm.

Khởi quyền:

  • 2 tay vòng ngang ngực, tay phải nắm đấm, tay trái xòe dựng đứng, lòng bàn tay chạm vào nắm đấm.
  • Hai tay cuộn tròn thu về thắt lưng
Long môn ngư vượt thủy:
  • Nhảy trảo mã phải ( chân trái ở trước) tay phải gạt một vòng như lối gạt số 1, tay trái gạt vòng như lối gạt số 2, 2 tay giao nhau truước ngực, xong Tay phải gạt lên che trước trán, (như lối gạt số 3) tay trái gạt chém xuống trước đầu gối.
Ðối phương tấn công từ mặt trước:
  • Bước chân phải lên đứng chảo mã trái (chân phải ở trước) tay phải gạt lối 4 chận đấm múc của đối phương.
  • Bước dài chân phải lên thành đinh tấn phải, tay phải chém lối 1 vào cổ
  • Vẩn đinh tấn phải, tay trái đấm múc vào bụng, cùng lúc tay phải thu về thắt lưng
  • Ðá thẳng trái vào ngực đối phương.
  • Hạ chân trái xuống trảo mã phải ( chân trái ở trước) tay trái chém chận tay đối phương, tay phải gạt lối 2 chận đá tạt trái
  • Lướt chân trái lên đứng đinh tấn trái , cùng lúc tay trái xỉa vào cuốn họng, tay phải xỉa vào bụng đối phương
Ðộng tác chuyển thế:
  • Thu chân trái về chân phải đứng nghiêm, tay trái xòe đưa từ mang tai trái vòng ra sau gáy, tay phải thu quyền về thắt lưng.
Ðối phương tấn công từ mặt sau:
  • Người hơi xoay, bỏ chân trái bắt chéo sau chân phải, tay trái gạt lối 2 (vào cổ tay trái đang đấm thẳng của đối phương), tay phải vẩn giữ nguyên.
  • Xoay người ngược chiều kim đồng hồ 1/2 vòng tròn, chuyển thành đinh tấn trái, tay trái gạt lối 2 chuyển thành gạt lối 1 và vẩn chận ở cổ tay đối phương, tay phải đấm thẳng vào mặt.
  • Ðá thẳng phải vào bụng (ngực) của đối phương (tay phải đấm che hạ bộ, tay trái che mặt)
  • Hạ chân phải xuống tư thế trảo mã trái, tay phải chém chận tay đối phương, tay trái gạt lối 2 chận đá tạt phải
  • Lướt chân phải lên thành đinh tấn phải, hai tay xỉa cùng lúc (tay phải vào cổ họng, tay trái vào bụng)
  • Ðá thẳng trái vào ngực (tay đấm che)
  • Hạ chân trái xuống đinh tấn chận sau chân phải đối phương, đồng thời chém 2 cạnh bàn tay vào ngực và cổ đối phương (tay phải chém ngửa vào ngực, tay trái chém úp vào cổ, giống tư thế chiến lược số 7)
Hổ khẩu viên thượng phi:

Ðộng tác chuyển thế:
  • Thu chân trái về chân phải đứng nghiêm, tay trái xòe đưa từ mang tai trái vòng ra sau gáy, tay phải nắm quyền ở thắt lưng.
Ðối phương tấn công từ phía phải:

  • Hơi xoay người, bỏ chân trái bắt chéo sau chân phải, tay trái gạt lối 2 chận nắm đấm của đối phương, tay phải vẩn giử nguyên.
  • Xoay người ngược chiều kim đồng hồ 1/4 vòng tròn chuyển thành đinh tấn trái, tay trái chuyển từ gạt lối 2 sang gạt lối 1, đồng thời đấm thẳng tay phải vào mặt
  • Ðá thẳng phải vào (ngực) bụng đối phương (tay đấm che hạ bộ)
  • Hạ chân phải xuống đinh tấn phải, hai tay đấm thẳng vào mặt (ngực) đối phương
  • Ðá thẳng chân trái vào bụng (ngực)
  • Hạ chân trái xuống đinh tấn trái, đấm múc 2 tay vào bụng đối phương.
  • Thu chân trái về thành trảo mã phải, hai tay chém qua trái chận hai tay chém của đối phương (trái trên, phải dưới)
  • Chân phải bước lên trung bình tấn, chân phải gài sau chân đối phương, tay phải đánh chỏ số 6 vào cổ họng, cùng lúc tay trái chém vào ngực (chiến lược số 7)
Ðối phương tấn công từ phía trái:
  • Từ tư thế trung bình tấn, tay trái gạt lối 3 đở chém tay phải của đối phương, tay phải vẩn thu ở thắt lưng
  • Vẩn trung bình tấn, tay phải gạt lối 3 đở chém tay trái của đối phương, tay trái thu về thắt lưng
  • Chân trái làm trụm xoay người theo chiều kim đồng hồ 1/2 vòng tròn chuyển thành đinh tấn phải, tay phải đánh chỏ số 6 vào mặt, tay trái ấn theo.
  • Ðá thẳng trái vào bụng (ngực) đối phương.
  • Hạ chân trái xuống đinh tấn trái, đánh hai chưởng tay vào hai bên hàm đối phương.
  • Rút chân trái lùi về sau đứng trảo mã trái, 2 tay cung lại đập lưng hai nắm đấm xuống chận đá thẳng trái của đối phương
III Long hổ phong vân hội:
  • Giữ đinh tấn phải, tay trái xòe hổ trảo gạt lối 2 vào cổ tay phải đối phương, tay phải thu về thắt lưng (người hơi ngã ra sau để tránh đòn)
  • Vẩn đinh tấn phải, người hơi chồm tới đồng thời cùng lúc long trảo bấu vào mặt và hổ trảo bấu vào ngực.
  • Song phi chân trái rồi chân phải vào bụng và mặt.
  • Hạ chân phải xuống đinh tấn phải, hai tay vòng từ ngoài xỉa vào 2 bên sườn của đối phương.
Ðối phương tấn công từ mặt trước:
  • Thu chân phải về tư thế chảo mà trái,, tay phải tóm cổ tay của đối phương, tay phải kéo tay phải của đối phương về phía mình, đồng thời xỉa tay trái vào cổ họng.
  • Tư thế chảo mã trái, tay trái xỉa, tay phải thu quyền về thắt lưng
IV Hổ Long đồng xuất vũ:
  • Chân trái trụ, chân phải hạ xuống xà tấn, tay phải chém xuôi theo đùi, tay trái đấm bật ra sau (tránh đòn đá tạt phải của đối phương).
  • chuyển trọng lượng cơ thể qua chân phải, rút chân trái lên bắt chéo tấn (chân phải trước, chân trái sau), vặn hông, 2 tay cung lại chận đá tạt trái của đối phương.
  • Ðạp trái vào ngực đối phương.
  • Ðá tạt phải vào ngực cùng lúc chém tay phải từ trên xuống vào gáy.
  • Hạ chân phải ra sau, chuyển về đinh tấn phải, lòn tránh đấm lao trái của dối phương.
  • Chuyển tấn qua chân trái đinh tấn trái, chém hai cạnh bàn tay vào cổ đối phương, tay trái vào gáy, tay phải vào mạch môn đối phương.
  • Bước chân phải lên chảo mã trái, hai tay cùng gạt lối 1, tay phải chận đấm móc trái của đối phương.
  • Vẫn chảo mã trái, 2 tay vòng xuống và xỉa ra, tay phải xỉa vào sườn đối phương.
  • Lướt chân phải lên đinh tấn phải, tay phải chém chận tay đấm của đối phương.
  • Giữ nguyên đinh tấn phải, 2 tay xỉa đứng ngược (lòng bàn tay quay ra sau) tay phải xỉa vào cổ họng.
  • Vẩn đinh tấn phải, tay phải cung lại gập cổ tay dùng lưng bàn tay phải chận cổ tay đấm của đối phương.
  • Vẫn đinh tấn phải xoay đảo bàn tay theo chiều kim đồng hồ một vòng tròn, lật ngữa bàn tay từ dưới lên hất nắm đấm của đối phương, tay trái thu quyền về thắt lưng.
  • Xoay người ngược chiều kim đồng hồ 1/2 vòng tròn, chân phải làm trụ đinh tấn trái, tay trái đánh chỏ số 6 vào cổ họng, bàn tay phải xòe ngữa ấn theo .
  • Chuyển đinh tấn phải, chém tay phải lối 1 vào cổ họng đối phương (mặt sau)
V. Hồi đầu Long Hổ tụ:
  • Thu chân trái nhảy lui về sau trảo mà trái, tay trái nắm đấm gạt số 3, tay phải đấm bật xuống chận đá thẳng của đối phương (mặt trước).
  • Vẫn trảo mã trái, tay trái thu về thắt lưng, tay phải tóm bắt cổ tay đấm thẳng của đối phương.
  • Chân phải tiến lên đinh tấn phải, tay phải kéo tay đối phương về hông phải của mình, cùng lúc tay trái đấm móc vào hàm.
  • Vẫn trảo mã trái, hai tay bắt chéo, tay phải trong, tay trái ngoài, cuộn tròn thu về thắt lưng.
  • Thu chân phải về, đứng nghiêm, hai tay xòe từ từ xả xuống, chấm dứt.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
TỨ TRỤ QUYỀN

Mục đích và hiệu quả của việc luyện tập quyền:

Bài quyền là sự tổng hợp của một chuổi động tác tay chân, thân thể... để tạo thành các lối đánh, thế thủ, bộ tấn, hướng chuyển... một cách liên hoàn chặt chẻ. - các trình độ cao hơn, người ta còn mô phỏng những động tác của các loài vật, để sáng tạo nên những bài quyền mang tính chất đặc trưng của từng loại thú. Việc luyện tập quyền nhằm mục đích:
  • Luyện cho người tập võ thân pháp, bộ pháp, tấn pháp...nhanh nhẹn, linh hoạt, uyển chuyển, vững vàng.
  • Luyện các lối đánh, đá nhanh mạnh, liên hoàn, kín đáo.
  • Luyện sức bền bỉ, dẻo dai (vì một bài quyền phải từ vài mươi động tác trở lên)
  • Quyền có tính thực dụng cao (vì không cần người tập luyện chung, không cần sân bải rộng, hay dụng cụ tập luyện phức tạp)
  • Ở một trình độ nhất định, người tập có thể kết hợp với khí công hoặc nội công để vận hành cả kinh mạch, tạng phủ bên trong cũng như cơ bắp bên ngoài.
Với những tác dụng như trên, nếu được luyện tập đều hoà, quyền pháp sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng hữu ích trong đời sống, ví dụ như:
  • Giúp ổn định và làm chủ tinh thần.
  • Giúp cho cơ thể vận động nhịp nhàng, uyển chuyển...
  • Giúp cho người tập có được một phong thái thẩm mỹ, hài hoà ở các tư thế: đi, đứng, ngồi, nằm, chạy nhảy ....
  • Và song song với một thân thể rắn chắc, khoẻ mạnh... việc luyện tập các bài nhu khí công quyền để vận hành các kinh mạch, tạng phủ, điều hơi ... là một trong những hình thức tập luyện hữu hiệu nhất để giữ gìn sức khoẻ và nâng cao tuổi thọ. Ðóa là điều mà khoa học ngày nay đã xác nhận.
Những điểm khác biệt giữa hệ thống quyền VOVINAM và các môn phái khác:

Về quan điểm: Trong một số các môn phái võ học hiện hữu (Võ Trung Quốc, Võ Cổ Truyền VN, Tae Kwon Do, Karate ...) Quyền được xem là Hệ Thống Kỹ Thuật Xương Sống, do đó, được coi trọng bật nhất. Các đường nét căn bản cùng các kỹ thuật dặc trưng của những môn phái này được thể hiện rất rõ qua các bài quyền của họ.
Riêng Vovinam quan niệm Quyền pháp - kể cả các bài binh khí thường được gọi chung là Ðơn luyện - là Một trong Bảy hệ thống kỹ thuật cấu tạo nền võ học VOINAM. Sáu hệ thống kỹ thuật còn lại là:

  • Ðòn cơ bản tấn công (thế chiến lược, đòn chân...)
  • Ðòn cơ bản phản thế (chống lại các lối đấm, đá, khoá, vũ khí...)
  • Song luyện
  • Liên hoàn đối luyện
  • Vật
  • Giao đấu
Và hệ thống kỹ thuật này dều được coi trọng như nhau. Như trong bài Nền tảng võ học VOVINAM đã viết:
"VOVINAM không đặt căn bản trên một phần riêng lẻ nào (tức là không thiên về té ngã, đi quyền hay giao đấu ...) mà là gắn bó tổng thể lại, tương đồng tinh tiến theo luật Cương Như Phối Triễn".
Trong chương trình huấn luyện căn bản bước đầu, tất cả các môn sinh VOVINAM đều được luyện tập qua các hệ thống kỹ thuật nàỵ Dần dà ở những trình độ cao hơn người môn sinh được hướng dẫn để nghiên cứu đi sâu vào từng hệ thống kỹ thuật phù hợp với thể tạng, tố chất hoặc năng khiếu của mình.
Quan điểm này làm nổi bật Tính Ða Năng và Tính Chuyên Sâu của nền võ học VOVINAM.


Về khuynh hướng: Ngày xưa, ở một xã hội nông nghiệp tự cấp, tự túc, do điều kiện lịch sử và những hạn chế tất yếu của thời đạị, nên đời sống phát triển rất chậm chạp, mang nặng tính chất lệ làng, cục bộ. Võ thuật cũng không thể vượt ra ngoài hạn chế đó. Do nặng tính địa phương, tộc truyền hay gia truyền, nên các bài qyền thường chú trọng nhiều về đườngnét hoa mỹ, đẹp mắt, với những động tác phức tạp, cầu kỳ...thích ứng với sự khổ luyện của từng cá nhân trong một khoảng thời gian dài. Do đó, mổi một môn phái (thực ra là một gia đình, hay một dòng họ) có được chừng vài chục môn sinh là con em hay những người thân thuộc.
Ngược lại, một số môn phái quốc tế sau này (Tae Kwon do,Karate Do ...)l.ại thiên về cương mãnh, cứng rắn với các thế đánh đỡ cùng bộ tấn giản dị, chân phương, mang tính chất thực dụng thích hợp cho sự huấn luyện của từng nhóm đông người. (đây chúng ta không bàn đến hiệu quả khi chiến đấu, vì võ thuật đã luyện đến mực cao thì đều đạt được mức độ lợi hại như nhau)
Kết hợp hai khuynh hướng trên, với nguyên lý cương nhu phối triển, quyền pháp - cũng như các hệ thống kỹ thuật khác của VOVINAM - có đầy đủ hai tính cứng mềm, dũng mãnh, vũ bảo song vẫn nhịp nhàng uyển chuyển. Ðiểm đặc biệt là các bài quyền VOVINAM vừa có tính thực dụng (do đó đã được phân toàn bộ thế lẻ) vừa có tính thẩm mỹ, đáp ứng được yêu cầu tập luyện của từng cá nhân, song vẫn phù hợp cho việc huấn luyện trong quãng đại quần chúng.





Nhóm 1: Võ Trung Quốc + Võ cổ truyền Việt Nam :

  • Tính hoa mỹ
  • Cá nhân bí truyền
  • Cương hoặc nhu
Nhóm 2: Võ Ðại Hàn + Nhật:
  • Tính đơn giản
  • Tập thể đại chúng
  • Cương
Nhóm 3: VOVINAM
  • Tính thực dụng
  • Khoa học đại chúng
  • Cương Nhu phối triển
Về phương pháp: Các bài quyền VOVINAM là sự tiển khai, hệ thống hoá lại các đòn thế căn bản lẻ (tức phân thế). - giai đoạn đầu người môn sinh VOVINAM được tập luyện các đòn thế lẻ trước. Sau đó, cũng với các đòn thế lẻ này được cấu tạo thành bài quyền sau khi đã bổ sung thêm một số động tác phụ để tạo thế liên hoàn, hợp lý. Trình tự này giúp cho người tập có thể sử dụng được võ thuật (mặc dù mới tập được thời gian ngắn) cũng như vững vàng điêu luyện hơn khi ghép quyền. Phương pháp này có khác hơn các môn phái khác là đi quyền trước và phân thế sau.

  • Vovinam: Ðòn thế lẽ - Ði quyền
  • Các võ phái khác: Ði quyền - Phân thế
Các ưu điểm trong hệ thống quyền VOVINAM
Từ những so sánh trên, chúng ta có thể rút ra được một số các ưu điểm sau đây trong hệ thống quyền VOVINAM.

  1. Tính khoa học:
    Từ dễ đến khó. Từ đơn giản đến phức tạp.
    Tập từ những động tác căn bản lẻ trước (đơn giản), sau mới ghép quyền (phức tạp).
  2. Tính thực dụng và thẩm mỹ:
    Những đòn thế của VOVINAM đều mang tính đối kháng caọ
    Khi ghép quyền, VOVINAM thái dụng các đường nét căn bản của các nền võ họ khác, để tạo nên những động tác chuyển tiếp vừa thẩm mỹ, hài hoà song không làm mất đi tính thực dụng của đòn thế, từng bước nâng cao và tôn tạo giá trị của quyền pháp trong võ học thành một thứ nghệ thuật: Quyền Thuật (Nghệ thuật múa quyền).
  3. Tính điêu luyện và phong phú:
    Sự tương quan mật thiết giữa các đòn thế lẻ quyền, giúp cho người môn sinh có phương pháp tập luyện các đòn thế lẻ nhuần nhuyển đến mức điêu luyện, dưới hình thức dơn luyện sinh động và phong phú hơn.
Quyền VOVINAM:
  • Khoa học
  • Thực dụng
  • Thẩm Mỹ
  • Phong phú
Lý thuyết bài tứ trụ quyền:

a. Xuất xứ: Như phần trên đã trình bày các bài quyền Vovinam là sự triển khai, hệ thống hoá lại các đòn thế căn bản lẻ. Vì vậy tứ Trụ Quyền là bài quyền được ghép lại từ các thế phản đòn cơ bản trình độ 1, gồm có: Phản đòn đấm thẳng, móc, lao, thấp bên phải và trái, phản đòn đấm tự do 1 và 2 cùng đòn phản thế đá thẳng, cạnh, tạt và đạp.
Về mặt hiệu quả, việc luyện tập các hệ thống kỹ thuật khác nhau, tất nhiên mang đến những giá trị và tác dụng khác nhaụ thí dụ :

  • Ðòn căn bản lẻ - luyện tính chính xac, nhanh, mạnh.
  • Quyền - Ðơn luyện - luyện tấn pháp, thân pháp, bộ pháp, thủ pháp, cước pháp... luyện sức bền và luật thăng bằng.
  • Ðối luyện, song luyện - luyện tập sự té ngã khéo léo, bình tỉnh, linh hoạt, dùng nhu chế cương, dùng cương khắc nhu, làm chủ vị trí, góc độ ...
b. Tấn, Bộ pháp và thủ, cước pháp:
Tấn pháp là phần chủ yếu của các bài quyền. Ngày xưa, người luyện võ thời gian đầu chỉ được rèn luyện về tấn pháp có khi kéo dài hàng năm trờị Ngày nay, do phương pháp huấn luyện khoa học và giản dị nên ngay ở bước đầu môn sinh VOVINAM đã được hướng dẫn các đòn thế lẻ (tức phần phân thế, trong đó có kèm cả tấn pháp, bộ pháp...). Do đó, khi ghép quyền chúng ta đã tiết kiệm được nhiều thời gian (do đã thuần thục phần phân thế).
Bài Tứ Trụ quyền cũng chỉ sử dụng chủ yếu 3 bộ tấn thông thường là Trung bình, đinh tấn và chảo mã cộng với thủ pháp của các phản đòn cơ bản trình độ 1 để cấu tạo thành. Số dộng tác cũng vừa phải (70) phù hợp với các môn sinh cấp dưới.
Bài Tứ Trụ quyền được diễn tả theo một hình vuông, chiếm rất ít diện tích ( từ 1m20-1m50) phù hợp với điều kiện sân bải hạn chế của chúng ta hiện nay. Về phương diện biểu diễn, với 4 người ở 4 hướng (hoặc có thể đông hơn) bài quyền tứ trụ tạo thành một bài đồng diễn tập thể dễ dàng và đẹp mắt, phù hợp với tính đại chúng trong thể thao hiện đại.


c. Yếu lý cương nhu phối triển trong bài Tứ Trụ:
Cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc lúc còn sinh tiền Người đã có một hoài bảo lớn là kết hợp hai nền văn hoá Âu Á. Một đàng là thực dụng, một đàng là hoa mỹ. Vào thời bấy giờ giới tư tưởng Âu Châu quan niệm: Ðông là Ðông, Tây là Tây, Ðông và Tây không bao giờ kết hợp được.
Người chủ trương: Nếu quả thực dụng (duy lý trí), con người sẽ đánh mất dần giá trị nhân bản, đồng nghĩa với một số nhà tư tưởng Á Ðông lúc đó quan niệm: Văn minh đi xuôi, Ðạo đức đi ngược. Trái lại, nếu quá hoa mỹ (duy ý chí) thì con người ở trên chín tầng mây, thiếu hoặc phản khoa học và lạc hậu (theo thuyết giãng của võ sư chưởng môn).
Võ thuật là một ngành văn hoá, nó phải chịu tác động của hệ tư tưởng. Cho nên võ thuật Châu Âu thiên về thực dụng. Ðại diện của hệ thống võ thuật Châu Âu có thể lấy các dũng sĩ cổ La Mã và hiện nay là Quyền Anh làm đại diện. Với Quyền Anh, chỉ cần một số thế đấm đơn giản nhưng hữu hiệu, cộng với thể lực và sự nhanh nhẹn. thế thôi, và chỉ cần có thế thôi.
Còn võ thuật của Á Châu. Ðại diện là Trung Hoa và Ấn Ðộ (trong đó có Việt Nam), thì quyền cước và binh khí càng ngày càng xa dần với mục đích ban sơ (chiến đấu). Một môn võ Á Châu nếu được gọi là hoàn chỉnh, tự thân nó phải thỏa mãn 4 đặc tính:

  • Thể dục
  • Kỹ thuật
  • Mỹ thuật
  • Triết học
Vì vậy kỹ thuật chỉ còn chiếm lại có 1/4 của một bài võ hoặc 1 rhế võ. Uy thế chiến đấu của nó bắt buộc phải giảm đối với những người mới học hoặc ít luyện tập.
Ðể canh cải nền võ thuật nước nhà, Cố võ sư sáng tổ một mặt thái dụng các thế đấm đá đơn giản, thực dụng làm nền cho các đòn căn bản. Mặt khác người đảo ngược phương pháp huấn luyện võ cổ truyền bằng cách cho các môn đồ học các thế đánh, đỡ phản đòn đã rút ra từ các bài quyền cước, áp dụng thực tiển vàp các bài song luyện. Sau đó mới học các bài bản gọi là Múa Quyền. Như vậy một mặt vẫn giữ được nét đặc thù của dân tộc, vẫn bảo lưu được nền văn hóa cổ truyền. Mặt khác vừa khoa học, vừa thực dụng. nổi bật nhất là tạo nên một hình thức mới, một đường nét mới khác biệt hoàn toàn với các nét võ thuật trong vùng nói riêng và với các môn phái võ trên thế giới nói chung.
Tiếp nối công nghiệp Sáng Tổ, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng cùng với một số võ sư đệ tử đời sau đã hoàn chỉnh thêm một số bài bản, trong đó lấy các lối đấm, đá chém, gạt, phản đòn của thời sáng tổ làm nền tảng, sử dụng lối chuyển tấn theo bộ vị; chuyển thế tạo sự liên hoàn giữa các đòn lẻ để thành một bài võ (đơn luyện) rất đơn giản, dể học, dể thực hành, tuy không quá hoa mỹ, nhưng tạo sự uyển chuyển và niềm thích thú cho người học.
Chúng ta đều biết: Thực dụng, sát phạt đó là căn bản của cương quyền. Uyển chuyển, nhịp nhàng, hoa mỹ đó chính là yếu quyết của nhu quyền. Phối hợp các thế cương và nhu quyền vào một bài cho hài hoà, mỹ thuật đó là tạo sự tương quan giữa cứng và mềm hay còn gọi là cương nhu phối triển.
Bài Tứ Trụ và các bài võ khác đã và sau này của môn phái VOVINAM đều mang cùng một nguyên tắc như vậy.

Diễn giãng bài Tứ Trụ Quyền:

Bài Tứ Trụ quyền được phân làm 70 động tác, được diễn tả theo trình tự của các câu ca quyết sau:


Khởi vũ song loan chưởng

Thủ bộ tứ hoạt quyền
Kháng long trực hữu hướng
Liên phá quyền tả biên
Phiên thân hoàn kiếm thủ
Tả hữu tấn song câu
Luân thân đoạt thiên trụ
Song đao trảm mã đầu
Thoái tả trực cước tiền
Luân phá hạ câu liêm
Liên đoạt hạ song thức
Phạt nhị hổ long quyền
Phản tứ bộ cước phi
Trực, hoàn, bàn long cước
Hàng long, cầm hổ qui
Tứ trảm hoàn tâm ước


Tư thế khởi đầu: Nghiêm lễ, đứng thẳng, tư thế lập tấn. Tâm bình, khí tỉnh. 2 tay co vào lườn, lòng bàn tay xòe hướng tới trước. Hít một hơi thở dài, gân cốt chuyển động.

I. Khởi vũ song loang chưởng:


1. Từ lườn, 2 bàn tay vòng ra 2 bên rồi đưa về trước bụng. Hai lòng bàn tay vẫn xòe, hướng vào nhau. Phải trên, trái dưới.
2. 2 bàn tay cùng đảo một vòng. Tay phải - ra ngoài - xuống dưới - vòng vào trong thân - lên trên, lòng bàn tay ngữa.
3. Tay trái - vòng vào trong thân - lên trên - ra ngoài - xuống dưới - lòng bàn tay úp. Lưng 2 bàn tay phải, trái hướng và nhau.
4. 2 bàn tay lại đảo nữ vòng. Tay trái lên trên, tay phải xuống dưới. 2 lưng bàn tay vẫn hướng vào nhau.
Nấm 2 tay, cuộn lạị Thu vào lườn.



II. Thủ bộ tứ hoạt quyền (trình bày 4 lối đấm căn bản)


5. Co chân trái chuyển về hướng trái, đứng đinh tấn trái. Tay trái làm động tác gạt, rồi tóm tay thu vào lườn. Tay phải đấm thẳng.
6. Co chân phải chuyển về hướng phải, đứng đinh tấn phải. Tay phải làm động tác gạt, rồi tóm tay thu vào lườn. Tay trái đấm thẳng.
7. Chuyển sang trung bình tấn. Tay trái nắm, gạt như gạt 1, khi phần trên cánh tay trái dựng thẳng đứng thì dừng. Cùng lúc đấm móc tay phải (nắm tay ngang chỏ trái)
8. Bộ tấn không đổi. Làm ngược lại. Gạt tay phải, đấm móc tay trái.
9. Chuyển chân phải lên trước chân trái, đứng chảo mã tấn trái. Mặt hướng tiền. Hai tay xòe, tay phải ở trong tay trái, gạt xuống che gối phải. Cùng lúc tay trái kéo lên che ngang thái dương trái.
10. Chân phải bước lên đinh tấn, đấm lao tay phải.
11. Rút chân phải về chảo mã tấn trái. Tay phải đấm múc, tay trái che ngực.
12. Nhảy dài chân phải qua bên phải, đứng chảo mã tấn phải. hai tay xòe, tay trái ở phía trong tay phải, gạt xuống che gối trái, cùng lúc tay phải kéo lên che ngang thái dương phải.
13. Chân trái bước lên đinh tấn, đấm lao trái.
14. Rút chân trái về chảo mã tấn phải. Tay trái đấm múc, tay phải che ngực.
15. Ðứng thẳng, thu chân trái chụm vào chân phải. Hai tay tóm tròn xoay một vòng, rồi thu vào lườn.


III. Kháng long thực hữu hướng: (phản đấm thẳng phải)

16. Từ thế lập tấn, chân trái bước chếch lên tam giác tấn trái. Tay phải gạt lối 1, tay trái xòe để trên vai phải.
17. Chém tay trái lối 1
18. Ðấm thấp thay phải, tay trái thu vào lườn
19. Chân phải bước lên chụm vào chân trái, lập tấn. 2 tay giữ nguyên.



IV. Liên phá quyền tả biên (phản đấm thẳng trái)


20. Chuyển chân trái ra sau chân phải. Người hướng sang trái. Ðứng chảo mã trái. Tay trái gạt lối 1, cùng lúc thu tay phải về lườn.
21. Chém quét tay phải chân phải.

V. Phiên thân hoàn kiếm thủ (thế chuyển hướng)


22. Mặt trái: hạ chân phải dài xuống, đinh tấn phải. 2 tay xòe lòng bàn tay chồng lên nhau, phải trên trái dưới như lưỡi kéo, ấn theo, đến phía trên đầu gối phải thì dừng lại.
23. Mặt sau: Bước chân trái tới trước chân phải, chảo mà tấn phải, người hướng về mặt sau của bài. Bàn tay phải xòe, mép tay hướng lên trời, vẽ một cung tròn từ phía phải qua phía trái thân, đảo bàn tay, mắm lại thu vào lườn. Tay trái xòe, từ nách phải gạt xuống, tới ngang gối trái thì dừng.


VI. Tả hữu tấn song câu (phản móc phải, móc trái)

24. Chân trái bước tới trước, đinh tấn. Bàn tay trái xòe, phần trên cánh tay dựng thẳng đứng (tư thế đở cú đấm móc)
25. Rút chân trái về, chảo mã tấn phải. cùng lúc, tay tái làm động tác vòng khóa tay đối thủ kéo theo đà rút của chân trái
26. Tiến lên, đinh tấn trái, đấm múc cả 2 tay, trái cao, phải thấp.
27. Bước chân phải lên trước, đứng chảo mã tấn trái. Tay phải xòe, phần trên cánh tay dựng thẳng đứng (đở cú đấm móc). Tay trái xòe che má phải.
28. Co cao chân trái, độc cước tấn. Hai tay xoay tròn, tóm lại thu vào lườn.
29. Chân trái hạ dài, đinh tấn trái. Tay trái chém lối 2, tay phải vẫn ở lườn.



VII. Luân thân đoạt thiên trụ (phản lao phải)


30. Mặt trước: Chuyển chân trái qua sau chân phải về mặt trước, đinh tấn trái. Ðầu lượn tròn theo, hai tay cùng đấm múc (âm dương song thủ)
31. Chân phải bước tới trước, trung bình tấn. Tay phải đánh chỏ ngang lối 6, tay trái xòe che má phải.
32. Rút chân phải về chụm sát chân trái, lập tấn, mặt hướng về trước. 2 tay bàn tay nắm lại, để trước bụng (ngang rốn), lòng bàn tay úp vào nhau, phải trên, trái dưới.




VIII. Song đao trảm mã đầu (Phản lao trái)

33. Chân phải co lên, chuyển về mặt phải, đinh tấn phải. Ðầu lượn vòng theo. 2 tay chuyển vòng như đấm múc về hướng phải, âm dương song thủ.
34. Chân trái co lên, rồi hạ xuống vị trí cũ, đinh tấn trái. 2 tay chém xuống song song, mũi tay hướng về trước.
35. Thu chân trái chụm về chân phải, lập tấn. Người hướng về mặt trước. 2 bàn tay tóm tròn, nắm lại thu vào lườn.



IX. Thoái tả trực cước tiền (phản múc phải)

36. Mặt sau: Chuyển chân trái về mặt sau đinh tấn trái. Mặt hướng về phía trái. Tay phải đấm thẳng xuống che hạ hộ, tay trái xòe che mặt.
37. Mặt Trái: Ðạp thẳng gót chân phải về trước. Hai tay vẫn tư thế đấm che.
38. Hạ chân phải theo hướng đạp, đinh tấn phải. Ðấm thẳng tay phải, tay trái nắm co ở lườn




X. Luân phá hạ câu liêm (phản múc trái)

39. Mặt phải: Chân phải làm trụ, xoay người về sau, chảo mã tấn phải, mặt hướng phía phải bài. Tay phải đấm múc, tay trái xòe, lòng bàn tay hướng xuống, che phía trên tay trái.
40. Chân phải bước lên đinh tấn phải. Hai tay từ tư thế cũ, vẽ cung tròn từ dưới lên trên, về bên trái rồi đánh chỏ phải kèm bàn tay trái bên dưới chém theo.
41. Bước chân trái lên chụm sát vào chân phải, lập tấn, mặt hướng về phía phải. Hai tay đảo một vòng, tóm lại thu vào lườn.



XI. Liên đoạt hạ song thức: (phản thấp phải, thấp trái)

42. Chân trái bước ngang một bước, (hướng sau), đinh tấn trái. Tay phải gạt lối 2, nâng cao lên. Tay trái xòe che mặt. Ðá tạt chân phải.
43. Chân phải hạ xuống, đinh tấn phải. Hai tay gạt vòng lối 2, phải ngoài, trái trong, thấp che hạ bộ.
44. Rút chân trái về chảo mã tấn phải, mặt hướng về sau. Tay phải chém lối 2, tay trái nắm lại thu vào lườn.



XII. Phạt nhị hổ long quyền: (phản tự do số 1, số 2)


45. Mặt trái: Chuyển chân trái về mặt trái, trung bình tấn thấp. Tay phải nắm lại, để sát đất, lòng bàn tay hướng lên trời. Tay trái xòe, đặt phía trên bàn tay phải, lòng bàn tay úp xuống.
46. Ðứng thẳng dậy, bước dài chân trái lên đinh tấn. Hai tay xỉa song song tới trước, ngang tầm mắt, phải trên, trái dưới.
bước chân phải tới một bước, chảo mã tấn trái. Tay phải đấm thấp, tay trái co ở lườn.
47. Chuyển chân phải tới đinh tấn tấn phải. Bàn tay trái nắm, cánh tay co lại, làm động tác hốt chân, chỏ phải thúc ngang.
48. Thu chân phải về sát chân trái, lập tấn, người hướng về mặt sau. Hai tay vẫn ở tư thế cũ.
49. Chân phải bước dài về mặt sau, đảo người chuyển về mặt trước đứng chảo mã tấn phải. Bàn tay phải xòe, mép tay hướng lên trời, vẽ cung tròn theo đà xoay. tay trái xòe đặt ở dưới nách phải, lòng bàn tay hướng xuống. 50. Khi người đã chuyển về mặt trước, xoay bàn tay phải nắm lại thu vào lườn, bàn tay trái từ nách chém xuống, ngang đầu gối trái.



XIII. Phản tứ bộ cước phi (phản các lối đá, đạp)
Trực, Hoàn, bàn long cước (phản đá thẳng, đá cạnh, đá tạt)


51. Mặt trước: Chân trái bước chéo lên tam giác tấn trái. Bàn tay phải nắm lại, lòng bàn tay hướng lên trời, khuỷu tay là góc 90 độ, cùi chỏ tì vào lườn, (ở tư thế bắt chân). Tay trái xòe, che ngang ngực.
52. Chân phải bước lên, đứng chảo mã tấn trái. Hai tay nắm lại, lòng bàn tay hướng vào nhau, phải trên trái dưới, khuỷu tay la góc 90 độ, đánh song quyền về mặt trước, cánh tay phải ngang bằng vai (tư thế ném hất đi)
53. Chụm chân trái vào chân phải. Rồi bỏ vòng ra sau chân phải về hướng phải, đoạn kéo chân phải theo, chảo mã trái, người xoay về mặt sau. Chỏ phải đánh ngang từ dưới lên, qua trái, lòng bàn tay hướng vào bụng. Tay trái xòe che má phải (tư thế đầu của đòn phản đá cạnh).
54. Chồm lên, co chân phải dậm thẳng về trước, tam giác tấn phải. Hai tay giữ nguyên.
55. Xoay người rút chân trái về gần chân phải, chảo mã phải, hướng về mặt trái. Hai bàn tay xòe, ngón tay hướng lên, lòng bàn tay đối diện nhau, tay phải từ trong người đẩy ra, tay trái kéo vào (động tác chặn bắt đòn đá tạt)
56. Mặt sau: Chân phải bước thẳng về mặt sau, đinh tấn phải. Tay phải nắm lại, lòng bàn tay hướng xuống đất, đánh chỏ phải về mặt sau, cánh tay song song mặt đất. Tay trái nắm lại, lòng bàn tay hướng vào người, khuỷu tay là góc 90 độ, cánh tay nằm trên đường thẳng vuông góc với thân người.



XIV. Hàng long câm hổ qui (phản đòn đạp)


57. Mặt trước: Thu chân trái về chân phải, chảo mã phải, hướng về mặt trước. Tay trái co lại bắt vòng từ trái sang phải (như đấm múc), chỏ tì vào lườn, khuỷu tay là góc 90 độ. Tay phải xòe, đặt giừa cổ tay trái, lòng bàn tay hướng về trước. (động tác đầu hất chân của phản đòn đạp).
58. Ðảo người thành chảo mã trái, người hướng về mặt sau. Tay phải đánh chỏ lối 8 về mặt trước. Tay trái xòe, ấn theo.
59. Chân phải đạp hậu về sau
60. Chân phải hạ xuống theo hướng đạp, đinh tấn phải, tay phải chém bổ từ trên xuống, khi cánh tay ngang hàng với vai thì dừng lại.
61. Thu chân phải về chân trái, lập tấn. Người hướng về mặt trước. Tay phải gạt vòng lối 1, mép tay hướng tới trước, ngang tầm vai thì dừng lại. Tay trái gạt lối 2, đặt lưng bàn tay trái dưới cánh tay chỏ. (lưu ý, tay phải gạt trong, trái gạt ngoài)



XV. Tứ trảm hoàn tâm ước: (chém 4 mặt, hồi về)


62. Chân trái bước ngang qua trái, đinh tấn phải. Hai bàn tay xòe trái trên, phải dưới, lòng bàn tay hướng vào nhau, chém song song về mặt trái.
63. Thu chân phải về chân trái lập tấn. Người hướng về mặt trước. Tư thế ngiữ nguyên.
64. Chân phải bước thẳng về mặt trước, đinh tấn phải. hai bàn tay xòe phải trên, trái dưới, lòng bàn tay hướng vào nhau, chém song song về mặt trước
65. Thu chân trái về chân phải, lập tấn. Người hướng về mặt trái. Tư thế giữ nguyên.
66. Chuyển chân trái về mặt phải, đinh tấn trái. Hai bàn tay xòe trái trên, phải dưới, lòng bàn tay hướng vào nhau, chém song song về mặt phải.
67. Thu chân phải về chân trái, lập tấn, người hướng về mặt sau, tư thế giữ nguyên.
68. Chân phải bước về mặt sau, đinh tấn phải. Hai bàn tay xòe, lòng bàn tay hướng vào nhau, phải trên, trái dưới , chém song song về mặt sau.
69. Ðảo người trở về mặt trước, đứng chảo mã phải. Tay phải và trái lập lại như động tác số 50
70. Thu chân trái về chụm sát chân phải, lập tấn. Ðảo hai bàn tay tóm lại, thu vào lườn. Xòe lòng bàn tay, ấn thẳng xuống đất. Hơi thở trở lại đan điền.



Luận án của võ sư: Nguyễn Văn Sen thi lên hồng đai II cấp (thực hiện năm 1992)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ngũ Môn Quyền

Võ Sư Cẩm Bình diễn giải

Ngũ môn xuất thủ, thủ khai hoa

Song chưởng luân giao trục trọc tà
Thối thủ luân thân phi nhị cước
Quá giang song thủ đảo sơn hà
Lưỡng túc khinh thân, nghịch cước phi
Hội thao quyền, dực hiệp đồng thi
Ngũ quyền độc thủ liên chi đả
Triệt cước phi long tấn cấp kỳ
Trực thủ câu liêm liên trảm triệt
Thượng quyền, hạ dực túc tam di
Tam dực luân thân hoàn hậu cước
Cầm long, giáng cước mãn thiên trì
Tứ bộ liên hoa thoái hậu vi.



Ngũ môn quyền là các thế ghép của các chiến lược từ số 11 đến 20, chỉ ghép 1 vế thứ nhất.




NGŨ MÔN XUẤT THỦ, THỦ KHAI HOA
  • Nghiêm lễ
  • Chuẩn bi, 2 tay đặt vào lườn, lòng bàn tay mỡ xoè
  • Từ từ đưa 2 tay vòng ra trước mặt, 2 bàn tay úp lại
  • Hạ xuống cuốn tay kéo vào, lòng bàn tay mở ra để trước ngực
  • Ðưa thẳng ra trước, cuốn úp 2 tay lại
  • Rút 2 tay vào lườn rồi đưa thẳng trở lại trước
  • Ðưa vòng 2 tay ra ngoài, cuốn vào lườn (lòng bàn tay mở)
SONG CHƯỞNG LUÂN GIAO TRỤC TRỌC TÀ
  • Tay phải nắm lai, tay trái vẫn xoè đưa vòng trở lại ra trước, lòng bàn tay trái chạm vào nắm tay phải (như bái tổ)
  • Ðảo xoay 2 bàn tay úp vào nhau, tay trái úp để trên, tay phải mở để dưới
  • chém tay trái ngang bên trái, xong thâu vô úp lại như củ
  • Ðảo xoay chuyển tay phải úp lên trên, tay trái mở để dưới
  • Chém tay phải ngang bên phải, xong để úp trở lại
  • Nhảy bung lên đá chân rớt chân phải xuống phía trước đứng trảo mã tấn, đồng thời 2 tay chém song song (lối 4)
  • trước đầu gối phải.
THỐI THỦ LUÂN THÂN PHI NHỊ CƯỚC: (chiến lược số 11): Mặt tiền
  • Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái
  • Xoay sau đạp ngang phải
  • Hạ chân phải xuống xoay mặt hậu, đứng trảo mã chân trái trước, 2 tay chém song song xuống dưới về bên phải
QUÁ GIANG SONG THỦ ÐẢO SƠN HÀ: (chiến lược số 12) Mặt hậu
  • Ðá tạt phải ra mặt sau, bỏ chân xuống đứng trung bình tấn (chân phải đứng giữa mặt hậu và mặt hữu)
  • Xoay chuyển đinh tấn trái, 2 tay đánh vòng, tay trái chém về sau
  • Xoay chuyển đinh tấn phải, 2 tay đánh vòng, tay phải chém về sau
  • Mặt hướng Hữu (phải), bước chân trái lên trảo mã, 2 tay chém song song xuống bên trái
  • Bước chân phải lên trảo mã, 2 tay chém song song xuống bên phải
  • Nhảy xoay sau mặt tả, chân trái trước, 2 tay chém song song bên trái
  • Mở bàn chân trái đứng bát cước tấn 2 tay mở chận trước gối trái
LƯỠNG TÚC KHINH THÂN, NGHỊCH CƯỚC PHI: (chiến lược số 13) Mặt tả
  • Ðá tạt chân phải
  • Xoay sau đá đạp chân trái, xong bỏ chân trái xuống đứng trung bình tấn, mặt hướng hữu, 2 tay nắm lại đánh bung ra ngang vai.
  • Rút chân trái về cùng chân phải đứng lập tấn, 2 tay đảo vòng, nắm úp âm dương trước hông bên trái
HỘI THAO QUYỀN, DỰC HIỆP ÐỒNG THI: (chiến lược số 14) Mặt hữu:
  • Trảo mã chân trái trước, đấm thẳng tay trái
  • Bước dài người tới đinh tấn trái, đánh bật tay trái, tay phải che dưới nách
  • Bước chân phải ra sau đinh tấn phải đánh chỏ phải lối 2
  • Bước chân trái ra sau đinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 2.
  • Bước chân trái xéo qua chân phải, tay phải gạt che trên đầu, tay trái gạt song song người về bên trái
  • Rút chân phải lên đứng lập tấn, tay trái qườn đầu, bước chân trái về hướng trái đinh tấn, đánh chỏ trái từ trên xuống.
  • Rút chân trái về với chân phải đứng lập tấn, 2 tay đảo vòng nắm úp lại âm dương để trước hông bên trái (mặt hướng tiền)
NGŨ QUYỀN ÐỘC THỦ LIÊN CHI ÐÃ: (chiến lược số 15) Mặt tiền:
  • Bước chân trái tới trước đinh tấn, đấm thẳng tay trái
  • Xoay người qua mặt hữu đứng lập tấn, 2 tay đảo vòng nắm úp lại âm dương trước hông bên trái.
  • Bước chân trái tới trước trảo mã, đấm móc tay trái
  • Bước dài chân trái lên đinh tấn, đấm bật ngang tay trái ra
  • Bước lui chân trái về sau đứng trảo mã chân phải trước, đấm múc tay trái
  • Ðứng trụ chân phải, đá chém tay trái, chân trái.
  • Bước xoay 1 vòng chuyển về mặt tiền, đứng trảo mã chân trái trước, 2 tay chém song song (lối 4) trước gối trái.
TRIệT CƯỚC PHI LONG TẤN CẤP KỲ: ( chiến lược 16) Mặt tiền:
  • Ðá chân phải,đồng thời đấm bật phải.
  • Ðá thẳng chân trái
  • Ðặt chân trái xuống đinh tấn, đấm thẳng trái
  • Chồm người lên vẫn đinh tấn trái đấm móc tay trái
  • Chồm người lên đánh chỏ lối 4 cậm từ trên xuống, vẩn đinh tấn trái.
  • Chuyển chân trái ra mặt hậu đinh tấn trái, 2 tay chém song song về bên trái (vào màng tang)
  • Rút chân trái về với chân phải đứng lập tấn mặt, 2 tay đảo vòng nắm úp âm dương trước hông bên trái, mặt hướng tả.
TRỰC THỦ CÂU LIÊM LIÊN TRẢM TRIỆT: ( chiến lược số 17) Mặt tả:
  • Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái
  • Bước chân phải lên đinh tấn phải, đấm múc tay trái
  • Bước chân trái lên trảo mã, đấm thẳng tay phải
  • Ðá chém tay phải chân phải
  • Xoay người chuyển mặt hữu, đứng trảo mã chân phải trước, 2 tay vòng long hổ trảo ( tay trái để dưới cùi chỏ phải, tay phải để hướng về trước)
  • Dở chân trái lên, đứng độc cước tấn chân phải, 2 tay móc câu ra 2 bên.
  • Ðặt chân trái xuống trảo mã chân trái trước, 2 tay đánh vòng âm dương nắm úp trước gối trái.
THƯỢNG QUYỀN, HẠ DỰC TÚC TAM DI: (chiến lược số 18) Mặt hữu:
  • Ðinh tấn trái, đấm thẳng tay trái
  • Bước chân phải lên trung bình tấn, đánh chỏ phải ngang vào hông.
  • Chồm người tới đinh tấn phải, đánh chỏ phải lối 2 từ trên cấm xuống.
  • Rút chân trái về trảo mã, xoay người đánh chỏ lối 2 tay trái
  • Bước chân trái chéo sau chân phải 2 tay vòng gạt chém, (tay trái chém song song theo người, tay phải che đở trước trán)
  • Xoay chuyển về mặt tiền, đứng trảo mã chân phải trước, 2 tay chém từ ngoài vào (lối 4) trước gối phải
TAM DỰC LUÂN THÂN HOÀN HẬU CƯỚC: (chiến lược số 19): mặt tiền:
  • Ðinh tấn trái, đánh chỏ trái lối 1
  • Bước chân phải lên trảo mã, đấm chỏ tay phải lối 3 từ dưới đánh bật lên
  • Xoay người ra sau, trảo mã trái, đánh chỏ trái lối 2 từ sau ra trước.
  • Xoay đạp chân trái
  • Nhảy chuyển ra mặt hậu, đứng trung bình tấn, 2 tay đấm thẳng về trước
CẦM LONG, GIÁNG CƯỚC MÃN THIÊN TRÌ: (Chiến lược số 20) Mặt hậu:
  • Bước chân phải sang trái đứng trảo mã, 2 tay gạt song song đở cú dá tạt.
  • Bước dài chân phải lên đinh tấn, chém tay phải lối 1.
  • Xoay sau đạp trái
  • Ðặt chân trái xuống đinh tấn, chém tay trái lối 1.
  • Ðá chém tay phải chân phải
  • Hạ chân phải xuống đánh chỏ phải, triệt chân phải.
TỨ BỘ LIÊN HOA THOÁI HẬU VI: Trở về mặt tiền
  • Chuyển người trở về mặt tiền, đứng trảo mã chân trái trước, 2 tay chém song song xuống dưới bên trái
  • Nhảy đổi trảo mã chân phải trên, 2 tay chém song song về bên phải
  • Rút chân phải về đứng lập tấn, 2 tay vòng đưa ra phía trước như khởi đầu, 2 lòng bàn tay úp.
  • 2 bàn tay cuốn lại, rút vô trước ngực, lòng bàn tay mở
  • Ðưa 2 tay ra trước trở lại, cuốn úp bàn tay lại
  • Vòng 2 tay kéo vào lườn hít hơi vào , 2 lòng bàn tay mỡ,
  • Xong hạ 2 tay xuống thở ra
  • Nghiêm lễ, hết bài.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Lão Mai Quyền

Võ sư Nguyễn Anh Dũng Phân Thế



A. DẪN NHẬP:
Hình ảnh cây Mai già đứng chơ vơ mà vững chải, uyển chuyển, mềm mại uốn mình theo gíó, nhưng vẫn an nhiên tự tại với tư thế hiên ngang, đẹp đẽ đã thành nguồn thi hứng cho các văn nhân tao nhã và cũng là một hình tượng nhiều chất võ để các bậc võ sư tiền bối chiêm nghiệm và cách điệu hoá, sáng tạo thành những bước đi, lối đánh dặc trưng làm giàu thêm cho nền võ học Việt Nam. Môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo đã trân trọng gìn giữ tài sản quí báu này và đây cũng là một đề tài để các võ sư bản môn nghiên cứu, phân tích tỉm hiểu thấu đáo, luyện tập kỹ lưỡng ngõ hầu lột tả được những hàm ý mà tiền nhân đã gởi gấm vào bài Quyền Lão Mai này.

B. PHÂN TÍCH:
1/. Thủ pháp:
Vòng tròn được khai thác triệt để từ đầu đến cuối bài, tượng trưng cho nét mềm mại, nhu nhuyển của bông hoa. Ðôi tay đã phối hợp liên tục, tạo thành các vòng luân chuyển, cuốn lên như cơn lốc, và sự thay đổo hướng hướng phát đòn một cách đột ngột, bất thần đã làm cho hình nét vòng tròn càng thêm hoàn chỉnh.
2/. Thân Pháp:
Sự uốn người chuyển hướng ở góc 90 độ xảy ra thường xuyên đã tạo đà tốt cho phương pháp ly tâm phát lực, mở rộng được biên độ khớp bả vai, vai và hông được mềm dẻo, linh hoạt. Các góc xoay người 180 độ và 360 độ cũng được khai thác với các động tác bật trở về,nâng cao khảnăng định hướng và thăng bằng xoắn.
3/. Bộ Pháp:
Phương pháp di chuyển nhẹ nhàng, phối hợp đinh tấn và trảo mã tấn, đổi hướng zic zac đã hổ trợ tích cực cho sự linh diệu của thủ pháp và thân pháp. Cách hoán vị chân xoay 360 độ bật ngược trở về, các lối tấn tọa, độc cước, trung bình ... được sử dụng xen vào các trường hợp hồi vị đã điểm xuyết cho bài quyền những hình ảnh ngoạn mục, gây ấn tượng dể nhớ và thích thú cho người tập lẫn người xem.
Qua thể hiện, ta hình dung được hình ảnh cội mai già trước cơn gió lốc, bao nhiêu tiềm lực dồn hẳn về một hướng sau đó bật ngược trở về với tư thế an nhiên. Những vòng tròn được phát liên tục về hướng trước mặt như gió cuốn hoa rơi và sau đó cũng bằng một vòng tròn đẹp mắt, sự việc được quay trở lại với vị trí ban đầu. Liên hệ vào lời thiệu, ta thấy ngay một bức tranh linh sinh động đầy màu sắc với nhân vật chủ đề là cội Mai già và chung quanh được tô điểm bởi mây, nước, bướm, trăng....Giàu chất thơ lãng lãng thanh thoát nhưng hàm chứa một uy lực vô biên. Những đướng nét biểu trưng diễn tả rất sát với từ ngữ như: độc thọ, nhất chi, liên ba, nguyệt quách, vân tôn, lôi diễn chấn .... Ðã làm cho ta thấy khả năng tượng hình của người xưa thật phong phú, nhờ vậy người tập dễ nhớ tuần tự các động tác gần như lập đi lập lại, nhìn qua có vẽ như đơn điệu, trùng lấp.


Lời thiệu:

Lão Mai độc thọ nhất chi vinh

Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
Thoái nhất bộ đơn hầu lão khởi
Phi nhất túc hoành khí thanh đình
Tàn nha hổ giương oai xiết toả
Chuyển giốc long nổ lục lôi canh
Lão Hãu thổi tọa liên ba biến
Hồ điệp song phi lão bản sanh
Nguyệt quách song câu lôi diễn chấn
Vân tôn tam tảo hổ xà thành

Lời thảo:

Mai già một cội một cành

Hai chân nhẹ lướt bộ hành tiến lên
Lui về một bước toạ liền
Luân thân tung cước trụ hình nghiêng ngang
Giương oai sức hổ đánh sang
Chuyển mình hồi bộ rồng càng ra uy
Khỉ già núp lóng một khi
Vụt chồm như sóng tức thì đánh lên
Hai bướm bay trước bản tiền
Vầng trăng vằng vặc hai viền móc câu
Liên hồi sấm động sơn đầu
Gom mây ba lượt quét mau hổ xà

PHẦN DIỄN TẢ:

I. Lão Mai độc thọ nhất chi vinh:
1) Bái quyền: Tay trái xòe, phải nắm đấm, vòng về trước, đặt chạm nhau, thu về sườn.
2) Nhảy TB tấn, 2 tay đấm chéo che hạ bộ ( phải ngoài, trái trong)
3) Hai tay xòe chuyển 2 vòng dọc - đập mạnh lưng tay phải (nắm lại) vào lòng bàn tay trái
đồng thời dậm mạnh chân phải vào sát chân trái (rùn xuống)
4) Chân phải tiến sang hữu, kéo chân trái theo bỏ chéo (phía trước chân phải) đồng thời 2 tay vòng theo (phải gạt lối 1, trái gạt lối 2, nắm đấm) tay phải dựng đứng, tay trái ngang ngực (chỏ phải nằm trên lưng nắm đấm trái)
5) Lập lại 1 lần nữa (như 4) nhưng tay trái xòe, tay phải bung 2 ngón tay trỏ và giữa chỉa về trước.

II. Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành:
6) Tiến đinh tấn trái 45 độ (hướng tiền cánh trái), tạt ngược trái. Tiến chân phải chảo mã tấn đấm lao phải.
7) Tiến đinh tấn phải 45 độ (hướng tiền cánh phải), tạt ngược phải. Ðấm bật trái từ dưới lên
8) Tiến chảo mã trái, đấm lao trái (không đổi hướng)
9) Tiến đinh tấn trái 45 độ (hướng tiền chánh trái), tạt ngược trái. Tay phải đấm bật từ dưới lên

III. Thoái nhất bộ đơn hầu lão khởi:
10) Chụm chân phải lên chân trái, co gối trái lên, xoay người theo chiều kim đồng hồ nhảy dài về phía sau (gối phải co đứng, chân trái), 2 tay vòng trước mặt (tay phải như gạt lối 1, tay trái như gạt lối 2, bàn tay nắm)
11) Tiến đinh tấn phải (hướng tiền) tay phải đấm bật từ dưới lên
12) Nhấc chân phải nhảy về sau ngồi tư thế quị tấn (mông tì lên gót trái) tay phải dựng đứng, chỏ tì lên gối phải, lưng tay trái đập lên đuì trái (2 bàn tay nắm) (2 gối hướng hữu)

IV. Phi nhất túc hoàn khí thanh đình:
13) Nhảy về trước, 2 chân chéo (phải trước trái sau) 2 tay thu về sườn.
14) Ðấm, đạp chân trái và tay trái (hướng tiền)
15) Bỏ chéo chân trái ra phía hậu (trước chân phải) đạp lái phải (hướng tiền)
16) Hạ chân phải đinh tấn (hướng tiền), quạt tay phải đấm thấp
17) Rút chân phải ra sau thành đinh tấn trái, quay tay trái đấm thấp.

V. Tàn nha hổ giương oai xiết toả:
18) Tiến chân phải chảo mã (45 độ cánh tả hướng tiền) đấm lao phải
19) Tiến đinh tấn phải (45 độ chánh hữu hướng tiền) tạt ngược phải
20) Tiến chảo mã, chân trái trước (45 độ cánh hữu hướng tiền) đấm lao trái
21) Tiến đinh tấn phải (hướng tiền) đánh chỏ phải lối 1 (tay trái vổ vào bắp tay phải)
22) Tiến đinh tấn trái (hướng tiền) đánh chỏ trái lối 1 (tay phải vổ vào bắp tay trái)

VI. Chuyển giốc long nỗ lực lôi oanh:
23) Nhảy lùi chân trái về phía sau chảo mã tấn (chân phải trước), tay phải gạt che gối, tay trái gạt che đầu (2 bàn tay nắm)
24) Nhảy lùi chân phải về phía sau chảo mã tấn (chân trái trước), tay trái gạt che gối trái, tay phải gạt che đầu.
25) Nhảy luì chân trái về phía sau chảo mã tấn (chân phải trước), tay phải gạt che gối, tay phải gạt che đầu.
26) Xoay người ngược chiều kim đồng hồ nhảy về phía sau đứng trung bình tấn (mặt hướng tiền), hai tay gạt như lối 1, bàn tay như long trảo
27) Kéo chân trái chụm về chân phải, tay thu về sườn
28) Tiến đinh tấn trái (45 độ cánh tả hướng tiền) tạt ngược trái
29) Tiến chảo mã phải đấm lao (vẩn theo hướng cũ)
30) Tiến đinh tấn phải (45 độ cánh hữu hướng tiền) tạt ngược phải, đấm thấp trái (quạt từ dưới lên )

VII. Lão hầu thối tọa liên ba biến:
31) Nhấc chân phải nhảy về phía sau (theo chiều kim đồng hồ) chân phải quì, chân trái chống, tay trái đấm thẳng xuống đất, tay phải gạt che đầu.
32) Tung người về phía hướng tiền, chảo mã tấn (chân phải trước) , đồng thời tay gạt chận ngang gối phải, tay trái che đầu
33) Nhảy tung người lên (hướng tiền) chảo mã tấn (chân trái trước), đồng thời tay trái gạt chận ngang gối trái, tay phải che đầu.
34) Thực hiện giống 32

VIII. Hồ điệp song phi lão bản sanh:
35) Ðá song phi: Cạnh phải, tạt trái
36) Ðá song phi: Cạnh trái, tạt phải
37) Hạ chân phải đinh tấn (hướng tiền) đấm bật phải từ dưới lên
38) Chân phải trụ, co chân trái xoay người (theo chiều kim đồng hồ) nhảy về phía sau (chân trái đứng, phải co) 2 tay vòng gạt trước mặt (phải lối 1, trái lối 2, bàn tay nắm), đặt chỏ phải trên lưng nắm tay trái.
39) Bước dài chân phải đinh tấn (hướng tiền), tay phải chém ngược từ dưới lên trên, bàn tay trái xòe che nách.
40) Tiến đinh tấn trái (hướng tiền), tay trái chém phía trên, tay phải đấm phía dưới.

IX. Nguyệt quách song câu lôi diễn chấn:
41) Nhảy lùi về sau trung bình tấn (mặt vẫn hướng tiền khi nhảy), cụp các ngón tay lại kéo ghịt vào sườn, lòng bàn tay hướng ra sau
42) Chụm chân trái vào phải đứng nghiêm, tay vòng thu nắm đấm vào sườn.
43) Bước xéo chân trái 45 độ về phía trước dánh chỏ trái từ phải sang, tay phải đẩy theo.
44) Chụm phải vào trái, 2 tay thu về sườn.
45) Bước chéo chân phải 45 độ về phía trước đánh chỏ phải từ trái sang, tay trái đẩy theo
46) Kéo chân trái về sát chân phải rồi tiến thẳng về trước chém đấm (trái trên, phải dưới)
47) Bước chân phải đinh tấn phía trước chém đấm (tay phải chém trên, trái đấm dưới)
48) Thực hiện như 46

X. Vân tôn tam tảo hổ xà thành:
49) Nhảy lùi về sau chảo mã tấn, chân trái trụ, 2 tay vẽ 1 vòng tròn từ trên xuống (tay phải đặt dọc đùi phải, lòng bàn tay ngữa, tay trái dừng ở khoẻo tay phải.
50) Thực hiên như 49 nhưng đổi tay và chân
51) Thực hiện như 49
52) Xoay người theo chiều kim đồng hồ (chân phải trụ) nhảy về phía sau (chân trái trụ, phải co), 2 tay vòng thực hiện như 38
53) Bước dài chân phải (đinh tấn), tay phải đấm bật từ dưới lên.
54) Nhảy lùi về sau, tư thế trung bình tấn (mặt vẫn hướng tiền khi nhảy) 2 tay đấm chéo che hạ bộ (trái trong, phải ngoài)
55) Rút chân phải chụm vào chân trái, 2 tay thu vào sườn và buông xuôi.


(Trích từ luận án võ sư Nguyễn Anh Dũng - 1993)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
NGỌC TRẢN QUYỀN PHÁP
Võ sư Nguyễn anh Dũng phân thế

A. DẪN NHẬP:
Văn hóa - bao giờ cũng là sự kết tụ tinh hoa của dân tộc, nghĩa là của đông đảo quần chúng, trải qua nhiều thế hệ - ngay khi được biểu hiện ở cá nhân hoặc ở một thời điểm nào đó.
Hiện nay chưa có một chứng cứ rõ rệt nào để nói lên 1 cách chính xác xuất xứ của bài quyền này, cũng giống như những câu ca dao, mặc dù thấm sâu vào lòng người nhưng nào ai biết được tên tác giả ?
Nhưng với quan điểm trên, tôi luôn nghĩ rằng nguồn cội của văn hóa nói chung và Quyền Ngọc Trản nói riêng là 1 giòng miên sinh thoáng đảng...
Ngọc Trản nghĩa đen là chén ngọc, một bài quyền nổi tiếng của dân tộc Việt nam, được môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo bảo tồn và đưa vào chương trình huấn luyện cho môn sinh.

B. PHÂN TÍCH VÀ LUẬN GIẢI:
Với chủ đề thực hiện thăng bằng trên các tư thế mất thăng bằng, bài quyền Ngọc Trản đã khai thác các tư thế nghịch tréo của bộ pháp cộng theo sự dịch chuyển trọng tâm liên tục. Thoạt nhìn ta thấy người múa dường như bị lảo đảo, suýt ngã, nghiêng ngửa đủ chiều đủ hướng như người say rượu, mặc dù người đánh quyền không cố tình loạng choạng như vậy.

Ðể thực hiện thăng bằng được tốt, các tư thế di chuyển trong bài quyền được biến hóa thật linh hoạt, khi thì mặt chân đế được tạo trước rồi trọng tâm mới di chuyển lúc lại chuyển trọng tâm trước rồi mới tạo mặt chân đế sau, nên thấy vững mà không, thấy không mà vững.

Cách di chuyển nghịch tréo gây mất thăng bằng theo 1 hướng nào đó sẽ được một tư thế tiếp theo tạo lại thăng bằng, trở thành dấu nhấn của một chuổi động tác.

Hơn nữa chính việc thân pháp ngả nghiêng đã tạo đà tốt cho thủ pháp, hai tay lúc nào cũng cử động đồng bộ, hoà quyện với nhau một cách nhuần nhuyễn làm tăng thêm uy lực cho động tác công và thêm kín đáo cho việc phòng thủ, tay này xoay gạt để tay kia đánh, có khi lại làm động tác giả để hổ trợ đòn tấn công kế tiếp.

C. CÁCH THỂ HIỆN:
1. Thủ pháp:
Ðộng tác của 2 tay được nối liền hài hòa tuân thủ các nguyên tắc:
a/. Nguyên tắc thăng bằng: 2 tay được đánh theo 2 hướng nghịch nhau (để giữ lại sự mất thăng bằng ở bộ pháp). Về mặt xử kỷ tiếp vật, phải chăng đó là cách hành xử tinh tế (đôi tay) dù rơi vào tình thế khó khăn (sự loạng choạng của đôi chân) thậm chí còn biết nương vào đó để tăng uy lực của đôi tay (đôi chân tạo đà). Phải chăng dù trong khi gắp gáp, vẫn an nhiên tìm thấy, cảm nhận và vui hưởng sự bền bỉ, vững chải?
b/. Nguyên tắc thủ và công hàm chứa nhau: Tất cả hòa quyện làm một, tạo nên sự nhần nhuyễn, kín đáo ...
c/. Nguyên tắc thoát lực: Lực phát ra không gắng dừng ở một mục tiêu cố định, người tập có ý đưa lực thoát ra ngoài, càng xa đôi tay càng tốt (nhưng không có nghĩa phải dài với tay, giơ cao chỏ ...)
Ý niệm này giúp cho bài quyền khoáng đạt và người tập giữ thăng bằng tốt (tựa như người đi trên dây cầm gậy dài để giữ thăng bằng, lực không tụ ở bàn tay mà phải thoát ra ở đầu gậy).
2. Bộ pháp:
Là phần cơ bản nhất của bài, thân đã chao đảo, ngữa nghiêng, đôi chân phải luôn gầy dựng lại trọng tâm luôn đổ vỡ ! Ðể đôi tay còn hàh xử được quang minh.
sự loạng choạng, mất hăng bằng tự thân bài quyền đã nổi bật, nên cộng thêm sự cố tình thiếu tính toán của người diễn tả thì nét đặc biệt này trở thành cường điệu, khó coi.
3. Thân Pháp:
Ngoài ra thân pháp của bài đã giữ phần tạo đà để tăng uy lực cho phần thủ pháp, nếu tách ra hoặc phối hợp không nhuần nhuyển đòn thế sẽ trở nên rời rạc, yếu ớt.
Tuy vậy, dù thân có ngã nghiêng đánh mất trọng tâm (vật lý) ở mặt chân đế nhưng trọng tâm ở đan điền phải luôn gìn giữ. Ðó chính là lý do thấy không mà vững, bất biến trong vạn biến.

D. MỤC ÐÍCH VÀ THÀNH TỰU:
Quyền Ngọc Trản tạo được những thành tựu sau:
1/. Giữ thăng bằng tốt.
2/. Phối hợp hài hòa giữa 3 phần căn bản: Thủ, Thân và Bộ Pháp, phát huy và sử dụng được hợp lực.
3/. Trong khi liên hệ các câu thiệu vào động tác thực hiện, người tập sẽ có được những hình dung thật cụ thể để phát triển tư duy và nhờ sự cảm nhận sâu sắc mới diễn tả được "Ý và Thần" của bài quyền.

Sau đây là bài thiệu của bài Quyền Ngọc Trản.

1. Ngọc Trản Ngân Ðài (chén ngọc như đài bạc)
2. Tả Hữu Tấn Khai (Tiến mở trái, mở phải)
3. Thập Tự Liên Ba (Những đợt sóng chử thập)
4. Ðã sát túc ( đánh triệt phần chân)
5. Tả hồi mai phục ( về phía trái, đánh bất thần)
6. Tấn đã song quyền (Tiến đánh bằng 2 nắm tay)
7. Hồi phạt địa Hồ ( Về trị Chồn đất)
8. Hữu Ban Loan Ðã ( chuyển phải, đánh nhanh, nhiều)
9. Tấn đã Tam Chiêu ( Tiến đánh ba mặt)
10. Thối Thủ Nhi Binh ( Lui về thủ cũng là cách dùng binh)
11. Hoành Hữu Tọa ( Xoay về phải ngồi )
12. Phụ tử Tương Phùng ( Cha con gặp lại )
13. Lạc Mẫu Phùng Phi ( Mất mẹ rồi lại gặp)
14. Tương tự cấp thích ( đánh nhanh giống như trước)
15. Thăng Long Tiến Giang ( Rồng bay vượt sông)
16. Bạch xà hoành sát ( Rắn trắng đánh ngang)
17. Lục hoạt khai binh ( 6 lần nhanh mở đường ra quân)
18. Song phi chuyển địa ( đổi hướng nhảy đá )
19. Hồi mã loan thanh ( trở về nhạc ngựa reo vang)
20. Tân lập như tiên ( Về vị trí cũ)


E . PHẦN SUY DIỄN:
Từ hình tượng một cái chén ngọc vô hồn, tác giả đã cách điệu để dựng nên một chủ đề Võ Học và Nhân Cách Hóa để tạo những hình tượng sống động đầy ý nghĩa. Có phải chăng tác giả là một trang dũng tướng có khí phách hào hùng, tâm hồn khoáng đạt và dường như đã thâm nhập tư tưởng của cố nhân:


Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Giục âm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiểu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

(Lý Bạch)

Võ công và chén rượu, hình nhu| có sự gắn bó ngàn đời. Trước khi lên đường ra chiến trận, được vua ban ngự tửu chúc kỳ khai đắc thắng, lúc ca khúc khải hoàn cũng được vua đón tận cổng thành, tự tay rót rượu mừng mã đáo thành côn. Hoặc việc chinh chiến, không về cũng thường tình như uống chén rượu vậy thôi.
Ôi ! chén rượu óng sánh, nhấp nhô dâng tràn, khi tung tăng, khi lấp lánh. Tráng sĩ lúc lui về, khi tiến đến rồi xoay người, rồi đổi hướng - Hào Khí lúc vượt sông, mạnh mẽ lúc mở đường ... Nhưng rồi người và Chén Ngọc - Thần và Vật - luôn giữ vị trí tư thế (sự thăng bằng vững chải, nghiêm mật) của mình dù cảnh đời có trải qua bao dâu bể (diễn biến bài quyền).
Gìn giữ tự thân - luôn giữ đúng vị trí, tư thế của mình trong cỏi người ta với bao nhiêu thiên biến vạn hóa, chập chùng nhân quả ...Ðó phải chăng là điều mà tiền nhân muốn khải thị trong Quyền Ngọc Trản ?

F. KẾT LUẬN:
Nói đến võ Việt Nam là người ta nhắc đến Ngọc Trản , Lão Mai, Ngũ Môn, Thần Ðồng ... Là những bài quyền nổi tiếng rất lâu đời của dân tộc. Mổi bài nói lên một chủ đề khác nhau, từ đó có một mục đích giáo dục và rèn luyện khác nhau.
Bài Ngọc Trản, tác giả mượn hình tượng loạng choạng chếch choáng để hình thành cách di chuyển, đung đưa nghiêng ngã, tạo một bộ pháp đặc thù phối hợp với thân pháp uyển chuyển để tránh né và phản công hiệu quả, đòn thế khi công, khi thủ liên kết liền nhau.
Ðây là một di sản văn hóa quí giá của dân tộc ta, thiết nghĩ các võ sư Việt Nam nói chung và Việt Võ Ðạo nói riêng nên bảo tồn một cách trân trọng về bản sắc, ý nghĩa, đường nét như giữ gìn một di tích cổ xưa, đừng nên canh tân lại, tái tạo với một quan niệm khác, một ý nghĩa khác làm mất đi giá trị nền võ học truyền thống Việt Nam.

G. PHẦN DIỄN TẢ:

1. Ngọc Trản Ngân Ðài: (chén ngọc như đài bạc)
Người đứng yên, 2 tay thực hiện 2 vòng tròn (1 lần ngang sườn, 1 lần ngang mặt)

2. Tả Hữu Tấn Khai: (Tiến mở trái, mở phải)
Dậm chân trái, mũi chân mở, đồng thời tay trái gạt ra phía trái (lối 1), bàn tay nắm.
Dậm chân phải, mũi chân mở, thực hiện như bên trái (hướng tiền).

3. Thập Tự Liên Ba: (Những đợt sóng chử thập)
Tiến chân trái đinh tấn, tay trái phạt dọc, tay phải phạt ngang hình chủ thập.
Chuyển đinh tấn sang chân phải, song quyền đánh thốc lên (mé vai phải)
Chân trái bước tréo về phía phải, tay phải đánh phạt ngang phía dưới trong khi tay trái gạt ngang phía trên (hậu). (hình tượng lên xuống chập chùng như những đợt sóng)

4. Ðã sát túc : (đánh triệt phần chân)
(Vẫn hướng hậu) , Tiến chân phải trung bình tấn, tay phải tạt ngược (cùng hướng tiền), đồng thời tay trái gạt vào, nắm đấm trái di chuyển đến khuỷu tay phải thì dừng lại
Bước tréo chân trái sang chân phải, rùn thấp đánh phạt ngang tay phải (dưới đùi) trong khi tay trái gạt gnang phía trên (lối 1, nắm đấm).

5. Tả hồi mai phục: (về phía trái, đánh bất thần)
Chân phải di chuyển 3/4 vòng tròn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (đinh tấn phải ), 2 tay vòng đánh giống tư thế giương cung (tay trái thẳng). Tay trái hướng 45 độ về trước .

6. Tấn đã song quyền: (Tiến đánh bằng 2 nắm tay)
2 tay vòng chụm lại phía phải, đánh 2 lưng tay sang trái (chuyển đinh tấn trái, rùn thật thấp, 2 cánh tay ngoài song song mặt đất).

7. Hồi phạt địa Hồ : (Về trị Chồn đất)
- Tiến chân phải tréo qua chân trái, tay phải gạt 1 vòng (lối 2) đồng thời tay trái gạt 1 vòng (lối 1). tiếp tục tiến trái (đinh tấn) 2 tay vòng đánh ra theo lối giương cung (tay phải thẳng hướng 45 độ về trước).

8. Hữu Ban Loan Ðã: (chuyển phải, đánh nhanh, nhiều)
Chụm tay đánh song quyền bên phải
Tiến chân trái tréo qua phải, tay phải vòng tạt gnược, đồng thời tay trái gạt ngang mặt (lối 2) (nắm đấm dừng lại ở khuỷu tay phải ).
Tay phải phạt dọc phía dưới, tay trái phạt ngang (thập tự) trong khi chân phải tiến lên đinh tấn phải.
Chuyển đinh tấn sang trái đánh thốc sang trái, tay phải xoè (thực hiện 1 Lần nữa như vậy nhưng ở hướng trái).

9. Tấn đã Tam Chiêu: (Tiến đánh ba mặt)
Chuyển thành trảo mã trái, tay xoè, xoay như hình hoa, thu về sườn trái (tay phải trên). Rút chéo chân phải sang hướng trái, 2 tay vẫn xoè soắn như hình hoa chuyển sang sườn trái (tay trái trên).
Ðạp chân trái trong khi 2 tay nắm rút lại.
Hạ chéo chân trái qua phảị 2 tay xoè xoắn như hình hoa (giống như trên) chuyển qua sườn phải, đạp phải đồng thời 2 tay nắm rút lại.
Tiến chân phải về phía trước mặt và thực hiện đạp chân trái ở hướng trước mặt (tay xoè xoắn giống như trước).

10. Thối Thủ Phi Binh : (Lui về thủ cũng là cách dùng binh)
Chân trái rút nhanh về phía sau đinh tấn trái, tay trái gạt lối 1, tay phải gạt lối 2 (nắm đấm).
Nhãy đứng độc cước tấn bằng chân phải (bàn chân phải đứng vào chổ bàn chân trái), đồng thời tay trái gạt thêm một lần nữa lối 1, tay phải vỗ vào đùi trái lúc đó đang co lên.

11. Hoành Hữu Tọa : (Xoay về phải ngồi )
Nhãy xoay về phía sau (hướng phải, ngồi sát đất, tư thế chân trái qùi, mông tì gót trái, chân phải xếp đứng.
Tay trái xuôi theo đùi trái (nắm đấm), cánh tay phải dựng đứng, khuỷu tì lên gối phải .

12. Phụ tử Tương Phùng : (Cha con gặp lại )
Tung người song phi chân phải về hướng tiền, đấm thấp (quạt hất từ dưới lên)
Lùi chân phải ra sau, 2 tay đấm song song về phía sau (ngang mang tai trái), người ưỡn ngữa hẳn về phía sau - thu tay về sườn (mừng rở, nắm tay, bồng bế, ôm ấp)

13. Lạc Mẫu Phùng Phi : (Mất mẹ rồi lại gặp)
Thể hiện sự thân yêu , nâng đỡ của tình mẩu tử.
Tiền đinh tấn phải, 2 tay vòng qua đầu đấm thẳng (hướng tiền)
Khuỵu xuống, mông ngồi trên gót trái, 2 tay vòng đập lưng tay xuống gần chạm đất. Ðứng lên đá thẳng chân trái . Hạ chân xuống đinh tấn trái, trong khi 2 tay vòng qua đầu đấm thẳng, khuỵu xuống ngồi trên chân phải.

14. Tương tự cấp thích: (đánh nhanh giống như trước)
Ðá, đấm, khuỵu xuống giống như trước n(chân phải )

15. Thăng Long Tiến Giang: (Rồng bay vượt sông)
Ðinh tấn trái (sang hướng tả), song chưởng từ ngực đẩy ra .
Rút chân phải chụm chân lên và bước đinh tấn sang hướng tiền, chém đấm (tay phải trên). Nhãy về đứng độc cước tấn chân phải (vị trí số 14), 2 tay chém ngang vai (từ trước ra sau).

16. Bạch xà hoành sát: (Rắn trắng đánh ngang)
Thọc dài chân trái sang tả, xà tấn phải, 2 tay vòng chiều kim đồng hồ vổ xuống đất. Rút chân trái chụm vào 2 tay vòng ngược lại vỗ đất.

17. Lục hoạt khai binh: (6 lần nhanh mở đường ra quân)
Hướng tả, tiến theo tam giác tấn
Ðinh tấn, tạt ngược, trảo mã, đấm lao (tuần tự trái, phải, trái tổng cộng 5 động tác)

18. Song phi chuyển địa : (đổi hướng nhảy đá )
Nương theo đà tư thế đấm lao cuối cùng (tay Phải) quay ngoặc người ra sau tung người đá thẳng phải, đá trái, đá phải. Mổi lần đá đều vỗ vào đùi và tung nhảy (đá chân nào thì tay phía đó vỗ đùi ).

19. Hồi mã loan thanh : (trở về nhạc ngựa reo vang)
Hạ chân phải đinh tấn (sang hướng hữu), tay phải chém bổ (lối 1)
Nhảy trung bình, mặt quay về hướng tả. (chân trái quay đúng 1 cung 90 dộ), 2 tay chém đan chéo cho hạ bộ. Chân phải di chuyển cung 90 độ, rút chân trái toạ tấn (mặt hướng tiền), tay trái mặt trước (phía dưới), tay phải che vòng phía trên.

20. Tân lập như tiên: (Về vị trí cũ)
Xoay người đứng thẳng (mặt hướng tiền), gạt chân phải lối 1, đá cạnh phảị Gạt trái số 1 đá cạnh tráị Ngảy trung bình tấn đấm đan chéo che hạ bộ. Rút chụm chân trái đứng nghiêm, 2 tay thu về sườn.



(Trích từ luận án võ sư Nguyễn Anh Dũng - 1993)
 
Môn võ nào cũng cần có cơ sở lí luận của nó. vì vậy ,tôi xin giới thiệu bọ lí thuyết của vovinam .Để mọi ngừoi có thể thấy tại sao vovinam lại được coi là quốc võ.
 
TRÌNH ÐỘ: NHẬP MÔN VIỆT VÕ ÐẠO (LAM ÐAI)
THI THĂNG CẤP: LAM ÐAI I CẤP
.
1. Quan niệm thông thường của người tập võ ra sao? VVÐS tập võ để làm gì ?

Quan niệm thông thường của người tập võ là để tự vệ. VVÐS tập võ cho thân thể khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẩn, tâm hồn cao thượng để học tập, lao động, bảo vệ sự sống, đấu tranh cho lẽ phải và phục vụ tổ quốc.

2. Quan niệm dụng võ của Việt Võ Ðạo ra sao ?

Quan niệm dụng võ của Việt võ Ðạo có 4 điểm:

a/ Không thượng đài
b/ Không gây lộn, không thử võ với người hoặc môn phái khác.
c/ Ðể tự vệ
d/ Ðấu tranh cho lẽ phải .

3. VVÐS được phép dụng võ trong các trường hợp nào ?

VVÐS chỉ dùng võ khi danh dự bị xúc phạm, quyền sống bị đe doạ và bênh vực lẽ phải.
Vì sao VVÐS không được phép thượng đài :
VVÐS không được phép thượng đài, vì việc thượng đài chỉ là phần thể thao của võ thuật, gây cho võ sinh một tinh thần hiếu chiến, hiếu thắng. Trong khi VOVINAM VIệt võ Ðạo là một môn phái võ đạo có mục đích rõ rệt nên muốn góp phần vào công việc cải tạo xã hội, xây dựng con người toàn diện, hơn là công việc thượng đài chỉ có tính chất thể thao.

4. Võ sinh và Môn sinh khác nhau như thế nào ?

Võ sinh là những người mới tập võ, chưa làm lễ nhập môn. Môn sinh là những người đã qua một thời gian rèn luyện võ thuật (6 tháng) đã làm lễ nhập môn, đang tiến dần đến con đường võ đạo.

5. Trong đại gia đình Việt Võ Ðạo, các môn đồ đối xử nhau ra sao ?

Trong đại gia đình Việt Võ Ðạo, các môn đồ phải thương yêu, kính trọng nhường nhịn và giúp đỡ lẩn nhau. Các điều đó dan kết lại thành kỷ luật môn phái, một giềng mối vững chắc giúp cho các môn đồ đoàn kết chặt chẻ nêu cao danh dự môn phái và phấn đấu tu dưỡng liên tục để trở thành con người toàn diện.

6. Việt võ Ðạo có mấy màu đai ? Ý nghĩa ra sau ?

Việt Võ Ðạo có 5 màu đai: Xanh, Ðen, Vàng, Ðỏ, Trắnga/ XANH: Biểu thị màu hy vọng, với ý nghĩa người võ sinh bắt đầu đặt chân vào ngành võ thuật và tinh thần võ đạọb/ ÐEN: Biểu thị màu nước, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã bắt đầu chuyển vào bản thể,tạo nền tảng cho căn cơ tu dưỡng của người môn sinh Việt Võ Ðạo.c/ VÀNG: Biểu thị màu đất, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở thành bản thể vững chắc của người mônsinh Việt Võ Ðạo.d/ ÐỎ: Biểu thị màu lửa, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo bốc lên cao, tỏa sáng hướng đi củangười môn sinh Việt Võ Ðạo.e/ TRẮNG: Biểu thị màu tinh khiết, chân tịnh, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã đạt đến độ cao siêu vô hạn của người tượng trưng cho tinh hoa môn phái.

7. Hảy trình bày hệ thống đẳng cấp hiện nay của Việt Võ Ðạo ?

a. Tự vệ nhập môn: Có hai cấp là tự vệ Việt Võ Ðạo (đai xanh màu da trời) và Nhập môn VVÐ (Ðai xanh dương đậm), thời gian luyện tập mổi cấp là 3 tháng. Danh xưng: Võ Sinh.
b. Lam đai: Ðai xanh dương đậm có gạch vàng, ba cấp, mổi cấp tập luyện: Danh xưng: Môn sinh.
c. Huyền đai: Ðai đen một cấp, thời gian huấn luyện 1 năm. Danh xưng: Hướng dẫn viên, tương đương đẳng cấp quốc tế : Huyền đai. Các môn sinh dưới 15 tuổi mang đai đen có chỉ vàng dọc theo chiều dài đai (gọi là huyền đai thiếu nhi)
d. Hoàng đai: Ðai vàng có gạch đỏ, ba cấp, mổi cấp luyện tập 2 năm. Danh xưng: Huấn luyện viên cấp I, huấn luyện viên cao cấp, võ sư trợ huấn, tương đương đẳng cấp quốc tế: Huyền đai đệ tứ đẳng.
e . Chuẩn hồng đai: Ðai đỏ có 2 viền vàng, một cấp, luyện tập 3 năm và trình tiểu luận võ học khi thi thăng cấp Hồng đai..Danh xưng: Võ sư chuẩn cao đẳng, tương dương đẳng cấp quốc tế: Huyền đai đệ tứ đẳng.
f. Hồng đai: Ðai đỏ có vạch trắng, sáu cấp, mổi cấp luyện tập 4 năm và trình luận án võ học khi thi thăng cấp, danh xưng: Võ sư cao đẳng Hồng đai đệ thất, nhị, tam...cấp, tương dương đẳng cấp quốc tế: Huyền đai đệ ngũ, lục đẳng...
g. Bạch đai: Ðai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, có 1 cấp, thời gian luyện tập: Vô định. Ðây là đai cao nhất dành riêng cho võ sư chưởng môn MP

8. Hảy giải thích ý nghĩa phù hiệu và kỳ hiệu Việt Võ Ðạo ?

Về màu sắc : Phù hiệu và kỳ hiệu Việt Võ Ðạo có 4 màu:

Xanh: Trỏ âm tố, tượng trưng cho biển cả và hy vọng.
Ðỏ: Trỏ dương tố, tượng trưng cho lửa sống, sự đấu tranh hào hùng và cương quyết.
Vàng: Màu vinh quang hiển hách.
Trắng: Màu của thanh khiết chân tịnh, cao cả và thâm viển tuyệt vời
Về hình nét: Phù hiệu: Nền vàng, nữa trên vuông, nhữa dướI hình tròn ghép lại tượng trưng cho nguyên lý Cương Nhu phối triển của Việt Võ Ðạo biểu thị cho sụ toàn chân, toàn thiện.

Chung cho cả kỳ hiệu: Vòng tròn nhỏ xanh đỏ ở trong biểu thị cho âm và dương, vạch S màu trắng ở giữa bao hàm ý nghĩa tương thôi, tương giao, Tương sinh và thường dịch trong vũ trụ. Vòng tròn lớn bao quanh vòng tròn nhỏ màu trắng biểu tượng cho đạo thể vớI sứ vụ phối hợp điều hoà, khắc chế, bao dung.

Kích thước kỳ hiệu:
Nền vàng, chiều ngang bằng 3/5 chiều dài.
Vòng âm, dương, đạo bằng 1/3 chiều ngang.

9. Hảy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ Sư Sáng Tổ Môn Phái Vovinam Việt Võ Ðạo ?

Cố võ sư Sáng Tổ tên là Nguyễn Lộc. Người sinh ngày mồng 8 tháng 4 năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là ngoại thành Hà Nội) và qua đờI ngày mồng 4 tháng 4 năm Canh Tý (1960) tại Sài Gòn (nay là T.P Hồ Chí Mình). Hiện nay di cốt của người được bảo quản tại số 31 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP HCM (VN).

10. Cố võ sư Sáng Tổ hoàn thành cuộc nghiên cứu Vovinam năm nào Cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên được tổ chức tại đâu?

Cố võ sư Sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam năm 1938 và cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên dược tổ chức tại nhà hát lớn Hà Nội vào mùa Thu năm 1939.

11. Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được tổ chức tại đâu ? năm nào ?

Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được khai giãng vào đầu mùa Xuân năm 1940 tại trường Sư Phạm (École Normal) đường Cửa Bắc Hà Nội.

12. Hãy cho biết danh tính võ sư Chưởng Môn hiệ.n nay của môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo ? Ông sinh năm nào ? Tại đâu ?

Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng là Chưởng Môn thứ hai (hiện nay) của môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo. Ông sinh vào mùa Thu năm 1920 tại Hà NộI.

13. Hiện nay, Vovinam Việt Võ Ðạo đang phát triển như thế nào ?

Hiện nay Vovinam Việt Võ Ðạo đang phát triển mạnh trong nước và được truyền bá sang nhiều nước khác trên thế giới .
 
TRÌNH ÐỘ: LAM ÐAI I CẤP
THI THĂNG CẤP: LAM ÐAI II CẤP

1. Hảy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ I của VVÐS?

Ðiều tâm niệm thứ nhứt nói về hoài bảo và mục đích học võ của VVÐS, đó là đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loạị



2. Vì sao không mang hoài bảo tớn lao là đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật?

VVÐS không mang hoài bảo lớn lao đạt đến tuyệt độ của nghệ thuật vì nghệ thuật thì khôn cùng nên VVÐS chỉ hoài bảo những gì hợp tình hợp lý có thể thực hiện được chứ không cuồng vọng, không tưởng.



3. Hảy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ haỉ?

Ðiều thứ hai nói về nghĩa vụ của VVÐS đối với môn phái và dân tộc, đó là trung kiên phát huy môn phái và xây dựng thế hệ thanh niên VVÐ.



4. Quan niệm về trung kiên của VVÐS ra sao ?

Trung kiên là trung kiên đối với môn phái, với hướng đi của môn phái đã vạch chứ không phải trung kiên với cá nhân nàọ Tuy nhiên nếu một cá nhân đang chấp chưởng công việc phát huy môn phái, đang đi theo hướng đi của môn phái đã vạch, thì VVÐS có nghĩa vụ phải tiếp tay góp sức, phải triệt để kiên quyết trung thành.



5. Muốn phát huy môn phái VVÐS phải làm gì?

Muốn phát huy môn phái, VVÐS phải:

A/ Dày công khổ luyện để trở thành Võ sư - huấn luyện viên trực tiếp truyền bá võ thuật và võ đạo cho quần chúng.

B/ Thực tập tinh thần VVÐ trong đời sống hằng ngày, nghĩa là:

Trong gia đình là người cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảọ

Với bạn bè: giữ tín nghĩa

Với xã hội: là người công dân tốt.



6. Tại sao nghia vụ VVÐS đối với dân tộc là xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo ?

Ðối với dân tộc phải xây dựng thế hệ thanh niên VVÐ, vì thanh niên VVÐ bao giờ cũng là bức tường thành kiên cố để bảo vệ và xây dựng đất nước. chính tinh thần Võ Ðạo đã khơi mở một tấm lòng yêu nước, từ đó chiến đấu cho dân tộc trường tồn.

7. Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ ba ?

Ðiều thứ ba nói về tình doàn kết trong môn pháị Muốn có đoàn kết VVÐS phải đồng tâm nhất trí, đối với người trên phải tôn kính, đối với đồng đạo phải thành thật thuơng mến nhau.



8. Tại sao tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể ?

Tình đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể vì nó là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự hùng mạnh hoặc tan rả của một đoàn thể.



9. Muốn xây dựng tình đoàn kết trong môn phái, VVÐS phải làm gì ?

Muốn xây dựng tình đoàn kết trong môn phái, VVÐS phải loại bỏ mọi thành kiến cá nhân, tiêu trừ lòng tự ái sai lầm, mọi ý nghĩ cá nhân riêng lẽ không thù hằn đồng môn, nếu có những thắc mắc, phải tìm cách giải quyết ngay trong tinh thần xây dựng.



10. Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ tư ?

Ðiều thứ tư nói về võ kỷ và danh dự võ sĩ, đó là tuyệt đối tôn trọng kỷ luật môn phái và luôn luôn nêu cao danh dự võ sĩ.



11. Kỷ luật Việt võ Ðạo là kỷ luật gì ?

Kỷ luật VVÐ là kỷ luật tự giác, nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương người mà thực hiện. Người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước, tuy nhiên đã trông gương người trên, đã nhắc nhở rồi mà người dưới không tuân hành thì phải chịu hình thức kỷ luật hoặc đào thải,



12. Thế nào là anh hùng cá nhân chủ nghĩa ?

Anh hùng cá nhân chủ nghĩa là người có tài nhưng ý thức tổ chức kỷ luật kém, không chịu khép mình trong khuôn khổ, làm việc tùy hứng, không có chí hướng nhất định.



13. Danh dự võ sĩ là gì ?

Danh dự võ sĩ là danh dự của một tập thể người có tư tưởng và hành động hiên ngang cao cả, bênh người yếu bị kẻ mạnh hiếp đáp, đây là một thứ danh dự vượt trên lòng tự ái cá nhân để hoà mình vào nền võ đạo.



14. Hảy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ năm ?

Ðiều thứ năm nói về ý thức dụng võ của VVÐS, đó là luôn luôn tôn trọng các võ phái khác. VVÐS chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.



15. Nếu võ phái khác có một phần tử hư hỏng, VVÐS có quan niệm như thế nào khi phải trừng trị ?

Khi bắt buộc phải trừng trị một phần tử hư hỏng của võ phái khác, VVÐS chỉ coi đó là một việc làm bất đắc dĩ để hướng thiện một cá nhân hư hỏng, chứ không vơ đủa cả nắm và không có ý xúc phạm đến toàn thể võ phái họ.



16. Hảy nêu ý nghĩa đại cương điều thứ sáu ?

Ðiều thứ sáu nói về ý hướng học tập và đời sống tinh thần của VVÐS, đó là phải chuyên cần học tập (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề nghiệp..) rèn luyện tinh thần và trau dồi đạo hạnh.

Muốn thực hiện chuyên cần, học tập VVÐS phải làm gì ?

Muốn thực hiện chuyên cần học tập, VVÐS phải:

A/ Học cho rộng (võ thuật, võ đạo, văn hóa, nghề gnhiệp, lý thuyết, thực hành...)

B/ Hỏi cho kỷ (không hiểu thì hỏi, không tự ái chán nản)

C/ Nghĩ cẩn thận (nghiền ngẩm những điều đã học và làm)

D/ Luận cho sáng (so sánh, phân tích, tổng hợp, biện luận và phản luận)



17. Muốn rèn luyện tinh thần, VVÐS phải làm gì ?

Muốn rèn luyện tinh thần, VVÐS phải:

Sống khỏe: Thân thể khỏe mạnh, tư tưởng trong sáng.

Ðức độ: Luôn luôn bao dung, điều hoà khắc chế bản thân và tha nhân (người khác) để cùng tiến bộ.

Cương trực: Cương quyết và thẳng thắn.

Trầm tỉnh: Ðiềm đạm bình tỉnh để tránh những trường hợp xốc nổi, nóng vội.

Tháo vát: Lanh lợi quyền biến để có thể ứng phó được với mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp bất ngờ .



18. Ðạo hạnh là gì? Tại sao VVÐS phải trau dồi đạo hạnh?

Ðạo hạnh là từ gọi tắt của cụm từ: Phẩm hạnh Việt Võ Ðạo (phẩm hạnh VVÐ là sự phối hợp khắc chế, điều hoà bao dung những tính mềm, cứng, tỉnh, động, tối sáng... của sự vật). VVÐS phải trau dồi đạo hạnh vì đạo hạnh là căn bản, là đầu mối cho mọi đức tính. Nó vô cùng cần thiết cho sự rèn luyện tinh thần,nó phù hợp với võ thuật và võ đạo, thích ứng được với mọi hoàn cảnh.



19. Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích điều đại cương thứ bảy ?

Ðiều thứ bảy nói về tâm nguyện sống của VVÐS. Ðó là sống trong sạch, giản dị trung thực và cao thượng.



20. Quan niệm về đức trong sạch của VVÐS ra sao ?

Sống trong sạch của VVDS là giử gìn bản thân mình cho trong sạch, nhưng không tiêu cực, bưng tai bịt mắt trước mọi xấu xa tội lổi của xã hội, mà trái lại phải lắng nghe, nhìn thẳng vào sự thật của đời sống để tìm hiểu, giải quyết và cải tạo nó theo hướng tốt đẹp.


21. Bạn hiểu nếp sống giản dị của VVÐS như htế nào ?

Sống giản dị là không đua đòi, sống phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bản thân và xả hội. Có điều kiện thì hưởng những tiện nghi tốt đẹp, không có điều kiện thì không đòi hỏi, hạch sách gây phiền toái khó chịu cho mọi người.



22. Quan niệm trung thực của VVÐS ra sao ?

VVÐS sống thủy chung thành thật với mọi người, nhưng VVDS cũng cần phải tìm hiểu sự gian trá của người để tránh khỏi bị người lường gạt để tự thắng mình (không nhiểm gian trá, phương hại đến đạo hạnh). Trong trường hợp cần thiết VVÐS phải chứng tỏ cho đối phương của mình biết rằng thủ đoạn gian trá không thể thành công.



23. Thế nào là cao thượng ? Thái độ bất chợt nhường nhịn tha thứ cho người có phải là cao thượng không ?

Cao thượng là vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất tinh thần, là công phu hàm dưỡng lâu dài. Thái độ bất chợt nhường nhịn tha thứ cho người chỉ là tính khí bốc đồng, không định hướng chứ không phải là cao thượng.



24. Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích điều tâm niệm số tám ?

Ðiều thứ tám nói về ý chí của VVÐS phải rèn luyện cho bản thân một ý chí đanh thép, bằng cách luôn luôn đương đầu với mọi thử thách gian nguy và thắng phục cường quyền bạo lực.



25. Muốn kiện toàn ý chí đanh thép VVÐS phải làm như thế nào ?

Muốn kiện toàn ý chí đanh thép VVÐS phải:

Nghiêu cứu kỷ lưởng, cân nhắc các sự kiện đã thu lượm trước khi quyết định.

Thực hiện cho bằng được quyết định của mình với tất cả năng lực nhiệt tình và cương quyết khi bắt tay vào việc.



26. Hảy nêu lên ý nghĩa và giải thích đại cương điều tâm niệm thứ chín ?

Ðiều thứ chín nói về nếp suy cảm, nghị lực và tính thực thế của VVÐS, đó là phải sáng suốt khi nhận định, bền gan khi tranh đấu và tháo vát khi hành động.



27. Tại sao cần phải sáng suốt nhận định ?

VVÐS cần sáng suốt nhận định để phân biệt phải trái, đúng sai, tình lý, bề mặt, bề trái, các khúc mắc của sự việc, ngõ hầu sử sự cho hợp thời, đúng lúc, tránh được hậu quả tai hại.



28. Thế nào là bền gan tranh đấu ? Mạnh tử đã đưa mấy trường hợp tranh đấu lớn trong đời sống ?

Bền gan tranh đấu là có một ý chí và nghị lực sung mãn, thất bại không nản lòng, không chịu khuất phục trước sức mạnh, giải quyết các khó khăn một cách bền bỉ dẻo dai.

Mạnh tử đã đưa ra ba trường hợp tranh đấu lớn trong đời sống:

Uy Vũ bất năng khuất

Bần tiện bất năng di

Phú qúy bất năng dâm



29. Thế nào là tháo vát hành động ?

Hành động tháo vát là hành động chủ động, thông minh, sáng tạo, thích ứng với mọi hoàn cảnh, hợp tình, hợp lý với mọi trường hợp. Người tháo vát hành động là yêu người, thương người, hợp tác với người không ỷ lại, dựa dẩm vào người, luôn luôn ứng phó với nghịch cảnh, nhưng không gian trá, kêu căng, khinh địch, lạc quan hoặc bi quan quá trớn.



30. Hảy nêu ý nghĩa và giải thích đại cương điều thứ mười ?

Ðiều thứ mười nói về đức sống và tinh thần cầu tiến của VVÐS. Ðối với bản thân, VVÐS phải tự tin, tự. Thắng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ. Ðối với người phải khiêm cung và độ lượng.



31. Thế nào là tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng ?

Tự tin: Tin ở năng lực, phẩm chất đạo đức và ý chí của bản thân biết phát huy cái tốt đẹp của bản thân để tiến bộ.

Tự thắng: thắng được mình, tự sửa chửa những thói hư, tật xấu những vị kỷ yếu đuối của bản thân.

Khiêm cung: Khiêm nhường và cung kính với người trên hay người cao tuổI hơn mình.

Ðộ lượng: Rộng lượng với người dưới hay người nhỏ tuổi hơn mình.



32. VVÐS nhìn lại bước đã qua với thái độ như thế nào ?

VVÐS nhìn lại bước đã qua bằng thái độ luôn luôn tự kiểm những ưu khuyết điểm hầu rút ra các bài học kinh nghiệm để tiến bộ chứ không phải nhìn lại những bước đã qua bằng đôi mắt kiêu ngạo, tự đắc, tự mản trước thành công hoặc than van trách móc trước thất bại đổ vỡ
 
Trình độ lam đai đệ nhị cấp
Thi lên: Lam đai đệ tam cấp

Võ thuật là gì ?
Võ thuật là kỷ thuật dùng sức (đòn, thế, vũ khí ...) để ứng chiến vớI người và vật.
Dùng sức bằng kỷ thuật xử dụng Tay là Quyền thuật
Dùng sức bằng kỷ thuật Chân là Cước thuật
Dùng sức bằng kỷ thuật xử dụng: Ðao, Kiếm... là Ðao, Kiếm, Thuật
Cố nhân thường nói ỘThập bát ban võ nghệỢ là chỉ sử dụng nhiều thứ vũ khí khác nhau.

Võ đạo là gì ?
Võ đạo là đường lối, hệ thống tư tưởng rỏ rệt của một môn phái hướng dẫn quan niệm sống cho người học võ.

Một trường dạy võ thuật khác với một trường dạy võ đạo ra sao ?
Một trường dạy võ thuật hướng dẫn người học võ kỷ thuật dùng sức để ứng chiến với người và vật.
Một trường dạy võ đạo, ngoài phần hướng dẫn cho người học võ kỷ thuật dùng sức, còn trau dồi cho họ một quan niệm sống đúng đắn để cho mọi người kính trọng và thành công trong đờI sống.

Một phái võ thuật muốn đi đến võ đạo phải có những điều kiện gì ?
Một môn phái võ thuật muốn đi dến võ đạo phải có:
Một tinh thần dân tộc đầy đủ
Một ý thức hệ rõ rệt
Một hệ thống võ thuật toàn diện
Một phương pháp giảng dạy hửu hiệu
Một thờI gian nhất định quảng bá võ thuật.

Vì sao ngành võ nước nhà (Việt Nam) trước đây chỉ đi đến thuật chớ chưa đi tới đạo ?
Sở dỉ ngành võ nước nhà trước đây chỉ đi đến thuật chớ chưa đi tới đạo vì giữa văn và võ có sự phân biệt quá máy móc nên chưa hệ thống hoá những ý niệm tốt dẹp để trở thành môt nền võ đạo dân tộc.

Vào thời nào nền võ đạo của dân tộc Việt Nam gần hình thành qua việc thành lập giảng võ đường ?
Năm 1253 đờI nhà Trần, giảng võ đường được thành lập song song với Quốc Học Viện, lúc đó nền võ đạo dân tộc gần hình thành.

Thế nào là tính cách Tộc Truyền và Bí Truyền ?
tộc truyền là chỉ dạy võ trong phạm vi thu hẹp gồm những người trong dòng họ và một vài môn đệ tâm huyết, không truyền bá rộng rải.
Bí truyền là vị võ sư thời xưa dù tương đắc với học trò đến thế nào bao giờ cũng giữ lại một vài thế võ độc đáo để đề phòng những trường hợp trò phản thầy . Việc giảng dạy có tính chất tình cảm và tùy hứng không đặt thành một chương trình huấn luyện quy mô, rõ rệt. Do đó, các môn võ, thế võ độc đáo mai một theo thời gian, klhông phát triển được.

Từ Vovinam tới Việt Võ Ðạo khác từ Nhu Thuật tới Nhu Ðạo (Nhật Bản) ở những điểm nào ?
Từ Vovinam tới Việt Võ Ðạo khác với từ Nhu Thuật tới Nhu Ðạo ở hai điểm:
Làng Võ Nhật Bản đã chính thức được hưởng không khí sinh hoạt võ sĩ đạo từ trên hai ngàn năm. Còn ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều thời đại dụng võ nhưng đến lúc xây dựng một nền võ đạo dân tộc, không khí sinh hoạt võ đạo của dân tộc đã mai một, nên cần phải xây dựng lại từ đầu. Ðó là chưa kể sự du nhập của các nền võ thuật ngoại quốc để làm chúng ta bị cuốn hút theo, mà không chú ý đến những gì có tính cách tự lập, tự cường phải dầy công xây dựng.
Nhu đạo chi là giai đoạn phát triển hoàn bị của Nhu Thuật, nhưng Việt Võ Ðạo không phải chỉ là một giai đoạn phát triển hoàn bị của Vovinam, vì nhiệm vụ kết tinh những giá trị võ thuật của Vovinam và xây dựng một ý thức hệ Võ học, Việt Võ Ðạo còn có nhiệm vụ tổng hợp các giá trị võ vật xưa và nay lấy các môn võ hiện đại trên thế giới làm võ liệu nghiên cứu phối hợp cả nhu lẫn cương để hình thành một nền võ đạo cho dân tộc Việt Nam.

Tinh thần võ đạo của Việt Võ Ðạo chủ trương có mấy phần vụ ?
Tinh thần võ đạo của Việt Võ Ðạo chủ trương có 3 phần vụ:
Sống: với tất cả lửa sống tiềm tàng trong tâm thân, phải luôn cố gắng kiện toàn bản thân trên ba phương diện: Thân thể khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẩn, tâm hồn cao thượng để trở thành những con người toàn diện giúp ích cho gia đình và xã hội.
Giúp cho người khác sống: Không lấy sự kiện toàn của bản thân làm lợi khí lấn áp, giàng giật quyền sống của người khác. Trái lại, phải tôn trọng, giúp đở, tạo điều kiện để ngườI khác cùng tiến bộ và hưởng vị sống như mình.
Sống cho người khác: Ðây là phần vụ cao qúy nhất đòi hỏi người VVÐS phải hy sinh một số quyền lợi về vật chất lẩn tinh thần có khi hy sinh cả tính mệnh của mình cho người khác nếu thấy cần thiết, vì cuộc sống của chúng ta liên quan ràng buộc với cuộc sống của mọi người, các nhu cầu chúng ta được hưởng, sự thành công của chúng ta trong cuộc sống đều do mọi người chung quanh hổ trợ, giúp đở...

Hảy trình bày mục đích của Việt Võ Ðạo
Việt Võ Ðạo có 3 mục đích:
Bảo tồn, phát triển và quảng bá võ hoc việt Nam hều nêu cao tinh thần thượng võ, bất khất của dân tộc. Khai thác trọn vẹn cả hai phần Cương và Nhu của con người để xiển dương môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo bằng cách chuốt lọc những thế võ và vật cổ truyền Việt Nam rồi phối hợp, thái dụng mọI tinh hoa võ thuật đã và hiện có trên thế giớI.
Thu nhập, nghiên cứu và phát minh các bài, thế võ để tu bổ và xây dựng nền võ học Việt Nam ngày càng phong phú hơn.
Huấn luyện môn sinh về ba phương diện: Võ Lực, Võ thuật và tinh thần Võ Ðạo.

Về võ lực, Việt Võ Ðạo huấn luyện môn sinh ra sao ?
Về Võ Lực VVÐ huấn luyện cho môn sinh một thân hình rắn rỏi vững vàng, một sức lực mạnh mẽ dẻo dai, để có thể chịu đựng mọI khó khăn cực nhọc, đẩy lùi các bệnh hoạn, giữ cho thân thể luôn tráng kiện và lành mạnh.

Về võ Thuật, VVÐ huấn luyện cho môn sinh như thế nào ?
Về võ thuật VVÐ huấn luyện cho môn sinh một kỷ thuật dùng sức tinh vi để tự vệ hữu hiệu đạt tới một nghệ thuật cao quý để phục vụ con người và sẳn sàng bênh vực lẽ phải.

Về VõÐạo, VVÐ huấn luyện cho môn sinh những gì ?
Về Võ Ðạo VVÐ rèn luyện cho môn sinh một tâm hồn cao thượng, một ý chí quật cường, một phong thái hào hiệp, một tinh thần kỷ luật tự giác, một nếp sống hợp quần trong tinh thần đồng đạo, một truyền thống hy sinh cao cả. Một đức độ khoan dụng từ ái để phục vụ hữu hiệu cho bản thân, gia đình, dân tộc và nhân loại.

Ðể thực hiện các mục đích trên VVDS hoạt động theo các tôn chỉ nào ?
Ðể thực hiện ba mục đích nêu tre6n, môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo chủ trương hoạt động theo 5 quan điểm sau:
Mọi hoạt động của môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo đều xây dựng trên nền tảng lấy con người làm cứu cánh, lấy đạo hạnh làm phương châm, lấy kỷ thuật và ý chí quật cường làm phương tiên.
Môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo là một đại gia đình trong đó các môn dồ thương yêu kính trọng lẩn nhaụ sự kính trọng và lòng thương yêu ấy đan kết thành kỷ luật môn phái, một giềng mối vững chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặc chẻ để nêu cao danh dự môn phái và trở thành những con người toàn diện.
Môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo luôn luôn tích cực góp phần vào mọI cuộc giáo dục thanh thiếu nhi.
Mọi hoạt động của môn phái vovinam việt Võ Ðạo đều không có tính cách chính trị và tôn giáo.
Môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo luôn luôn tôn trọng các võ phái khác để cùng xây dựng một nền võ học Việt Nam với tinh thần võ hữu thật sự.

Hảy giải thích đại cương nguyên lý "Cương Nhu Phối Triển":
Theo nghĩa thông thường, Cương là Cứng rắn, Nhu là mềm dẻọ Trong võ học, các phái thiên về Cương có kỷ luật cứng và mạnh, lấy sức làm chính, cách sử thế hùng dũng quyết liệt, uy nghiêm. Các võ phái thiên về Nhu có kỷ luật linh hoạt uyển chuyển ít dùng sức cách xử thế hoà nhả, khiêm cung, tế nhị. Các môn sinh Việt Nam trước đây không theo cương hay nhu nhất định, nó biến hóa linh động tùy theo thể tạng mổi người, mổi địa phương. Nhận thấy trong cây tre Việt Nam, có cương, nhu có cả cứng rắn và mềm dẻo, có cả bền bỉ và gai góc. Tóm lại nó hội đủ hai tính Cương Nhu hợp thành một thể thống nhất, nó rất giống với bản chất và tính tình con ngườI Việt Nam.
Từ sự quan sát đó, sau khi nghiên cứu sâu sắc nhiều nghành võ thuật trên thế giới và dân tộc, cố võ sư sáng tổ Nguyển Lộc đã lấy định luật ỘCương Nhu Phối TriểnỢ làm nguyên lý cho Vovinam Việt Võ Ðạo. Cương Nhu phối triển không chỉ đơn thuần là một sự bao hàm cả hai tính cương và nhu mà thật sự nó linh hoạt biến hóa vô cùng. Lúc thì Cương nhiều Nhu ít, lúc thì Cương ít Nhu nhiềụ Lúc vừa Cương vừa Nhu tùy theo mổi hoàn cảnh và mổi tình huống.

Tác phong là gì ?
Tác phong là tất cả những gì biểu lộ ra bên ngoài của một con người, như lề lối làm việc, học tập, cách ăn mặc, nói năng, đi đứng...

Vì sao VVÐS phải giử gìn tác phong?
Ở mọi nơi, trong mọi trường hợp vì người khác nhìn vào tác phong để phán đoán và đánh giá nhân cách của mình cùng danh dự môn phái.

VVDS cần tránh mấy điều xấu ? hảy kể ra.
VVÐS cần tránh 5 điều xấu là;
Tránh huênh hoang tự dắc rằng mình là người Ộcó võỢ ở giữa đám đông, nơi công cộng.
Tránh dèm pha thanh danh các võ phái khác vì đó là thái độ vô ý thức dể gây ra ngộ nhận để môn phái mang tiếng.
Tránh mọi hành động khiêu khích để người khác có thể hiểu lầm rằng môn phái chúng ta cốt huấn luyện võ sinh đi gây chuyện với thiên hạ.
Tránh mọi sự đụng độ vô lý, chỉ cốt lấy le với mọi người trong một lúc.
Tránh tinh thần quốc gia quá khích, bài xích môn võ nước ngoài du nhập, dù người đối thoại là bạn thân hay người nhà.

VVÐS cần làm mấy điều tốt ? hảy kể ra.
Có 5 điều tốt VVÐS cần làm là:
Thực tập tinh thần VVÐS trong đời sống hằng ngày để được sự mến phục của người khác.
Gây tình cảm thân hữu với các võ phái khác để họ hiểu ta quý mến ta, sẳn sàng hợp tác với môn phái ta trong việc phát triển võ thuật và võ đạo.
Sốt sắng trong công việc không chờ nhắc nhở.
Dám nhận trách nhiệm, tận tâm giúp đở ngườii, không so bì hơn thiệt.
Ôn luyện, học hỏi không ngừng để tiến bộ.

Tác phong của VVÐS khi học tập ra sao ?
Khi học tập, VVÐS phải tôn trọng kỷ luật, kính thầy và yêu bạn.
Tôn trọng kỷ luật: Tự giác tôn trọng nội quy của môn phái, hội và võ đường.
Kính thầy: Lúc đến và ra về phải chào võ sư và huấn luyện viên theo nghi thức VVÐ. Chăm chú theo dỏi và tuyệt đối tuân theo lệnh của VS và HLV trong học tập và trong sinh hoạt.
Yêu bạn: Vui vẻ hoà nhả với đồng môn, nếu bạn yếu kém phải nương tay, chỉ dẫn, khuyến khích bạn, săn sóc khi bạn bị té đau, bị đau vì bạn lở tay đánh mạnh cũng không cáu kỉnh giận dử, tránh tranh luận ồn ào, cướp lời bạn một cách lỗ mảng, tuyệt đối tránh những đố kỵ, thù hằn.
Trong gia đình VVÐS phải cư xử như thế nào ?
Trong gia đình VVÐS phải kính mến ngườI trên,yêu mến người ngang hàng, nhường nhịn người dưới.
Kính mến người trên là lể độ và vâng lời dạy bảo, nếu người trên có điều gi sơ suất thì tìm cách khuyên lơn nhẹ nhàng.
Yêu mến ngườI ngang hàng là chí tình, vui vẻ và hoà thuận.
Nhường nhịn người dưới là rộng lượng, tận tâm chỉ bảo vớI thái độ hoà nhã. Tuyệt đối tránh dùng võ khí khi trong gia đình không may có chuyện bất hoà.

Tác phong của VVÐS khi làm việc ra sao ?
Khi làm việc, VVÐS phải ghi nhớ tác phong con nhà võ với tinh thần Việt võ Ðạo là thận trọng nhưng mau lẹ. Muốn thế, phải phân công việc ra 3 giai đoạn: Lúc tính việc, lúc vào việc, và lúc xong việc.

Lúc tính việc phải có các tinh thần sau:
Tinh thần thực tiển: Nắm vững các sự kiện, không suy luận mò mẫm, phí phạm thời gian bàn cải vô ích, có kế hoạch làm việc và tính toán hiệu quả công việc.
Tinh thần xung phong: Dám nghĩ, dám làm, chịu thử thách, không chần chừ do dự, sợ khó, ngại khổ.
Nhiệt tình: là tình cảm sốt sắng với người và việc, hăng hái gánh vác công việc với tất cả nhuệ khí tuổi trẻ.
Chí công vô tư: Nhìn thẳng vào sự việc, đặt nghĩa vụ chung lên trên quyền lợi riêng, không thành kiến, mặc cảm cá nhân.

Lúc vào việc phải làm việc với tinh thần và phong cách ra sao ?
Quyết tâm: Ðã quyết định xong phải bắt tay vào việc ngay, thực hiện cho bằng được dù phải trải qua nhiều thời gian htử thách.
Mau lẹ: giải quyết công việc nhanh gọn.
Tháo vát: Ứng biến hữu hiệu khi hoàn cảnh thay đổi (cần nhớ: tháo vát không phải là hấp tấp, vội vàng, vượt qua ngoài kỷ luật)
Kiên nhẫn: Sẳn sàng chịu dựng mọi thử thách gian khổ, không nản lòng thối chí.
Tinh thần trách nhiệm: Làm việc chu đáo, tính toán cẩn thận, dám nhận lấy kết quả dù không tốt về mình, không đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh.
Tinh thần đồng đạo: Ðặt quyền lợi môn phái lên trên lợi ích riên gtư, không chiếm việc tranh công, gây bè kết nhóm.
Tinh thần bất vụ lợi: Không dòi hỏi, phải tính toán, mặc cả cho cá nhân mình, tự coi mình như người đày tớ trước chủ nhân.

Lúc xong việc, phải kiểm điểm lại như thế nào ?
Tự kiểm: Tự kiểm điểm bản thân, nhìn rõ các ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm.
Kiểm người: Kiểm điểm những cái đúng, cái sai của người cùng làm việc của mình.
Kiểm việc: Xem việc ta làm có những gì ưu diểm để phát huy, có gì thiếu sót để khắc phục, sữa chữa và bồi đấp thêm.
Ðúc việc: suy nghĩ tính toán xem nếu công việc tương tự lại xảy ra một lần nữa ta [hải làm thế nào để khá hơn lần trước.

VVÐS phải thể hiện tác phong ra sao khi biểu diễn võ thuật ?
Chỉ có khi nào có sự phân công của môn phái, Hội, chi hội VVÐ Việt Võ Ðạo sinh mới được tham dự các buổi biểu diễn võ thuật. Khi biểu diễn trước hết phải nghĩ đến danh dự môn phái, đem hết tinh thần vào cuộc biểu diễn để truyền vào cảm quan khán giả những đòn thế tinh luyện với sự diễn tả tận tình, hăng say nhưng nhu nhã, dử dội mãnh liệt mà vẫn uyển chuyển, nhip nhàng, qua đó biểu dương được những nét độc đáo về võ thuật và võ đạo của môn phái.

VVÐS phải thể hiện tác phong ra sao khi biểu diễn võ thuật ?
Khi biểu diễn võ thuật, VVÐS phải thể hiện tề chỉnh thông qua các điểm sau:
Trang: Võ phục trang nhã, sạch sẽ, gọn gàng.
Ðạm: Sắc mặt điềm đạm, vui vẽ.
Tề: Cử chỉ tề chỉnh, đường hoàng.
Lễ: Nói chuyện lễ độ, khiêm nhường.
Kỷ: Triệt để chấp hành kỷ luật cho cuộc biểu diễn do người điều khiển qui định.

Khi giao dịch ngoài xã hội hoặc nơi công cộng, VVÐS phải có thái độ như thế nào ?
Khi giao dịch ngoài xã hội hoặc nơi công cộng, VVÐS cần phải.
Tôn trọng nội quy nơi giao dịch, công cộng.
Ôn tồn nhưng không do dự, ba phải, ngại tranh luận
Cởi mở nhưng không bạ đâu nói đấy, tiết lộ hết chuyện nội bộ cho người ngoài biết.
Niềm nở nhưng không nịnh bợ, cầu cạnh, suồng sã.
Khiêm tốn nhưng không khúm núm, quy lụy.
Tuyệt đối tránh khoe khoang là Ộngười có võỢ.

Khi giao dịch ngoài xã hội hoặc nơi công cộng, VVDS phải đối thoại ra sao?
Khi giao dịch ngaòi xã hội hoặc nơi công cộng trong khi đối thoại VVÐS cần phải:
Ðiều hoà được tình cảm cuả bản thân, không quá sôi nổi, nóng nảy, cũng như không thờ ơ lạnh lùng.
Chú ỳ lắng nghe để hiểu rõ tâm lý và hoàn cảnh của người đối thoại với mình.
Biết trình bay câu chuyện rỏ ràng, mạch lạc và tế nhi.
Biết cách khéo léo đấu lý và minh chứng để thuyết phục hay làm tê liệt quan điểm của người đối htoại khi cần đến.
Cân tránh nói năng ỘÐao to búa lớnỢ cộc lốc, bươi móc, làm mất sỉ diện người khác.

VVÐS phải cư xử ra sao khi giao dịch ngoài xã hội và nơi cộng cộng ?
VVÐS cần phải có cử chỉ văn minh lịch sự và cư xử quang minh hào hiệp khi giao dịch ngoài xã hội và nơi công cộng, cụ thể là:
a/ Về cử chỉ:
Thẳng thắng, chửng chạc.
Biết làm dịu tình hình bằng phong tháio uy nghi, hoà dịụ
Biết ứng biến trước nghịch cảnh bất ngờ.
Ung dung và tươi tỉnh
Trang phục sạch sẽ gọn gàng.
b/ Cách đối xử:
Luôn luôn quang minh, hào hiệp, sẳn sàng giúp đở mọi người nhất là các công việc nhỏ nhặt thông thường như: Dắt người mù loà, tật nguyền băng qua lộ, nhường chổ ngồi cho người già yếu, phụ nử có bầu, tật nguyền trên các phương tiện giao thông (xe, ghe ...) khi chật chội.
Khi gặp những cảnh hổn tạp. lố lăng, phải lẳng lặng rời xa nhưng không dè bỉu, câu nệ thành kiến.

VVÐS phải có tinh thần, thái độ như thế nào khi phải tham gia công tác xã hội ?
VVÐS tham gia công tác xã hội vì nghĩa vụ chúng tôi đối với đồng bào, vậy phải giữ đúng tinh thần vị tha, chí công vô tư, bất vụ lợi. Tuyệt đối tránh việc kể ơn hay có thái độ, cử chỉ có thể làm người thọ ơn tủi thân hoặc hiểu lầm việc làm tốt đẹp của tạ Khi tiếp xúc giúp đở họ, phải khéo léo giữ gìn ý tứ, hoà nhã và lễ độ.

Trong những buổi sinh hoạt nội bộ VVÐS cần phải:
a/ Thân ái: Vì đây là dịp để cho các đồng môn có dịp tìm hiểu nhau từ hoàn cảnh, tài năng đến chí hướng. Cần nhớ thân ái không phải là gây bè kết nhóm tạo sự tỵ hiềm đố kỵ nhaụ
b/ Hồn nhiên: Vì có tính cách gia đình, là dịp để cho mọi người có thể phgát huy những năn gkhiếu đặc biệt, tránh bừa bải tự do quá trớn.
c/ cởi nở: Vì mục đích sinh hoạt nội bộ là tạo niềm thông cảm giữa các võ sinh để tình đồng đạo mỗi ngày một vững vàng. Tuy nhiên, cởi mở không đồng nghĩa với khoe khoang, phách lối, hợm hỉnh, chọc phá hoặc bươi móc lẫn nhau.
d/ Bao dung: vì đây là cơ hội tốt để các đồng môn tương trợ lẫn nhau, giải quyết các hiểu lầm,ngộ nhận. Khi có kinh nghiệm quý báu gì ta nên đem ra phổ biến để mọi người cùng lãnh hội, khi đồng môn có kém điều gì không hay, ta sẳn lòng bỏ quạ Nếu thấy cần thiết nên góp ý khéo léo, nhẹ nhàng, cổ vũ khuyến khích để dồng môn tăng thêm nhuệ khí khi thi thố tài năng
 
TRÌNH ÐỘ LAM ÐAI III CẤP
THI LÊN: HUYỀN ÐAI

1. Truyền thống võ học của nhân loại diễn tiến ra sao ?
Truyền thống võ học của nhân loại được diễn tiến qua nhiều yếu tố như địa lý, nhân văn, tình trạng xã hội, tranh đấu sử, trình độ tiến hoá.
Có mấy thời kỳ lập võ ? Hãy kể ra và giải thích đại cương.
Có 4 thời kỳ lập võ:
a/ Chiến đấu với cầm thú: vì bản năng sinh tồn khiến người và thú phải tranh đấu để dành lại sự thắng lợi.
b/ Song đấu: võ thuật được coi là lẽ phải để quyết định sự mâu thuẩn của hai người.
c/ Hổn đấu: Kỹ thuật chiến đấu giữa nhiều người với một người, hoặc một người áp đảo nhiều người.
d/ Võ học thâm nhập vào binh pháp: Áp dụng võ học vào quân đội để dựng nước và giữ nước.

2. Do đâu người tiền sử đã chế ra các loại võ như hầu quyền, hổ quyền, mã quyền, điểu quyền, xà quyền, ngưu quyền ?
Do kinh nghiệm thường xuyên phải chiến đấu với cầm thú để bảo vệ sự sinh tồn mà người tiền sử đã chế ra các loại võ như kể trên.

3. Loại hầu quyền, mã quyền, hổ quyền, điểu quyền, xà quyền, ngưu quyền có những đặc điểm gì ?
Ðặc điểm của:
a/ Hầu quyền: Lanh lẹ, chờn vờn, đu đưa, nhảy nhót.
b/ Hổ quyền: Chụp xiết, dữ tợn, chớp nhoáng, sấm sét.
c/ Mã quyền: Trá bại hoặc lùi chạy rồi bất thần đánh ngược lại (cùi chỏ, giò lái, đà đao, hồi mã thương...)
d/ Ðiểu quyền: bất ngờ chụt từ trên cao xuống, giương đông, kích tây, hư hư, thực thực.
e/ Xà quyền: Là là mặt đất, uốn mình tránh nhanh, né gọn, vun vút tấn công.
f/ Ngưu quyền: Húc, xiết, khoá dũng mãnh, dùng sức toàn thân lao người vào đối phương (những thế vật).

4. Do đâu ý thức dụng võ chống với cầm thú được chuyển sang ý thức lập võ chống với người ?
Do những mâu thuẩn nội tại trong xã hội thị tộc phát sinh như: cưới vợ, chia của, bầu tộc trưởng... mà ý thức dùng võ chống với cầm thú được chuyển sang ý thức lập võ để chống với người.

5. Ðến lúc võ thuật thâm nhập vào binh pháp, song đấu còn ảnh hưởng ra sao ?
Ðến khi võ thuật thâm nhập vào binh pháp, song đấu vẫn còn ảnh hưởng như là quyết định sự thắng bại của một trận đánh lớn (hai vị tướng cầm đầu đánh nhau, tướng bên nào thua trận coi như bên ấy thua luôn, binh sĩ bên thắng ào sang chém giết và thu chiến lợi phẩm.

6. Do đâu phát sinh ra kỹ thuật hổn đấu ?
Do tham vọng tranh chiếm càng ngày càng cao, do ý thức về quyền lợi thị tộc cần phải bảo vệ mỗi ngày một lớn mạnh, kỹ thuật hổn đấu đã phát sinh.
Thời đại nào đã mở màn cho võ học thâm nhập vào binh pháp? Binh pháp gia đầu tiên của Việt Nam là ai ?
Tại Việt Nam thời đại đồ sắt, võ học mới thực sự thâm nhập vào binh pháp. Binh pháp gia đầu tiên của Việt Nam là danh tướng Lý Thường Kiệt. (trước Lý Tthường Kiệt , dân tộc Việt Nam qua nhiều lần thắng ngoại xâm, song đều nhờ ở tinh thần dân tộc cao độ chớ chưa áp dụng được sự biến ảo của binh pháp để thắng đối phương như Lý Thường Kiệt).

7. Truyền thống Việt Võ Học ra sao ? Có mấy phẩm tính ?
Nhờ địa thế, truyền thống võ học VN rất phong phú, tuy nhiên vẫn giữ được bản sắc của một dân tộc đất hẹp, dân ít, chỉ vì tinh thần thượng võ mà trường tồn, do dó truyền thống võ học VN gồm 3 phẩm tính sau:
1/ Hợp với thể tạng người yếu, nhưng gan dạ và các điều kiện địa lý.
2/ Cương nhu phối triển.
3/ Tổng hợp và hoà điệu các ý thức võ học.


8. Vì đâu Việt Võ Học đã tổng hợp và hoà điệu được mọi ý thức võ học trên thế giới ? Và đã tổng hợp theo chiều hướng nào ?
Vì địa thế được tiếp nhận thường xuyên với các ngành võ trên thế giới, nên Việt Võ Học đã tổng hợp và hoà điệu được mọi ý thức võ học. Nhưng hòa điệu với chiều hướng thái dụng mọi tinh hoa và tân tiến hoá .

9. Võ thuật có lợi ích gì ?
Võ thuật làm cho thân thể cường tráng khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng, ngoài ra võ thuật con bảo vệ đời sống con người và là chất liệu để kiến tạo lịch sử.

10. Thời nay võ thuật còn hữu dụng nừa không ?
Với khoa học hiện đại, nhiều người đã nghĩ rằng: Võ thuật không còn hữu dụng nữa, song ta quên rằng có võ khí tối tân mà không có bàn tay lanh lẹ, vững chắc và tinh thần bình tỉnh, dũng cảm điều khiển thì liệu có thành công không ? Và dù khoa học có tối tân mấy chăng nữa cũng không thể biến kẻ hèn nhát thành đấng anh hùng. Do đó dù ở thời đại nào, võ thuật cũng vẫn còn hữu dụng.

11. Thời xưa ở Việt Nam và Trung Hoa, võ thuật rất thịnh hành trong giới nào ?
Thời xưa ở Việt Nam và Trung Hoa võ thuật rất thịnh hành trong giới tu hành (các vị đạo sĩ, hoà thượng mở rộng của động hoặc chùa chiền để thâu nhận môn đệ).

12. Võ sĩ đạo Nhật Bản bắt nguồn từ đâu ?
Võ sĩ đạo Nhật bản bắt nguồn từ hệ phái Samourai tức là đoàn ngự lâm quân tuyển chọn trong hàng trai tráng quý tộc, có sức vóc vạm vỡ, được huấn luyện võ thuật đến trình độ tinh vi xuất chúng để bảo vệ Nhật Hoàng, chinh phục phản loạn và nắm quyền thống trị dân Nhật (Samourai chỉ là giai cấp tiêu biểu cho võ sĩ đạo Nhật Bản còn Bushido mới chính nghĩa là võ sĩ đạo).

13. Hãy kể những đồng điểm và dị điểm giữa tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản với Việt Nam và Trung Hoa ?
So sánh tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản với Việt Nam và Trung Hoa ta thấy:
1/ Về đồng điểm: Ái quốc, khí tiết, trọ/ng danh dự, tín nghĩa, kỹ luật, coi nhẹ cái chết.
2/ Về dị điểm: Võ sĩ đạo Nhật Bản thì ỘNhập ThếỢ (tham chánh) tự tôn, tự đại (vì giữ quyền hành) tôn thờ quốc gia qua 1 người, hy sinh cá nhân cho tập thể, khinh thường sự sống.
Còn võ sĩ đạo Việt Nam và Trung Hoa thì ỘXuất ThếỢ, ẩn cư nơi non cao rừng thẩm, giang hồ hành hiệp, nay đây mai đó, biết hy sinh cho đại nghĩa dân tộc, chớ không vì một cá nhân, nhưng thiếu thực tế, tiêu cực trong hành động, rất quý sự sống.

14. Quan niệm của chúng ta về Võ sĩ đạo ra sao ? Về các tôn giáo ra sao ?
Quan niệm của chúng ta về võ sĩ dạo ngày nay thật rộng lớn, có thể kể vài nét chính như sau :
Võ sĩ đạo hôm nay, trước hết phải là những con người thực tế, sống sát dân tình, hoà niềm đau thương hoặc vui sướng với toàn thể dân tộc, những con người có hùng tâm đại chí, dám làm và đặt hết niềm tin vào công việc, biết nhìn xa trông rộng, biết hướng về đại cuộc mà không sơ sót kiện toàn từ việc nhỏ, biết nương thời để xây dựng sự nghiệp trường cửu.
Về các tôn giáo, võ sĩ đạo hôm nay nghĩ rằng tôn giáo nào cũng lợi ích cho đời sống tâm linh con người. Bởi vậy chúng ta tôn trọng và công nhận sự tốt lành của tôn giáo, nhưng xa lánh các mê tín dị đoan. Chúng ta dung hợp mọi triết thuyết, mọi tôn igáo, thích ứng đời sống tư tưởng và đời sống hành động.

15. Cái giá trị chân thể của đời sống tinh thần hay vật chất ở đâu ?
Cái giá trị chân thể của đời sống tinh thần hay vật chất là ở nơi tu dưỡng (đối với tinh thần) và rèn luyện (đối với thân thể) làm tăng hiệu năng của chúng trong cuộc sống.

16. Môn phái VOVINAM chúng ta xây dựng mẩu người võ sĩ đạo trên bình diện nào ?
Môn phái chúng ta xây dựng mẫu người võ sĩ đạo trên hai phương diện:
a/ Tinh thần cao cả nhưng thực tế.
b/ Vật chất sung túc nhưng không tầm thường vị kỷ.
Ðối với bản thân, người môn sinh phải có mấy phương châm tự luyện ? Giải thích đại cương về mỗi phương châm?
Với bản thân, người môn sinh có 3 phương châm tự luyện, đó là:
Luyện thể - Luyệ.n trí - Luyện Khí
a/ Luyện thể: Là rèn luyện thân thể bằng những phương pháp hô hấp. vận động và trau dồi võ thuật.
b/ Luyện trí: Là mở mang trí tuệ thân thể bằng những phương pháp tự học, quan sát, nhận định, luôn tham gia các cuộc hội ý, hội thảo.
c/ Luyện Khí: Là Rèn luyện thần khí để làm chủ lấy chính mình, để lúc nào cũng thanh thản, sáng suốt ung dung, tự tại.

17. Tại sao người môn sinh phải đối xử tận tình, tận tâm, tận nghĩa với đời ? thế nào là tận tình, tận tâm, tận nghĩa ?
Người môn sinh phải đối xử tận tình, tận tâm, tận nghĩa với đời sống là để cuộc sống có ý nghĩa hơn, yêu ta hơn, yêu người hơn và dễ dàng gặt hái thành công trong cuộc sống.
a/ Tận tình: Là đối xử với tất cả tình cảm đôn hậu mà mình có với mọi người.
b/ Tận tâm: Là đối xử hết lòng, lúc nào cũng chí thành, chí tín và chí công trong hành động.
c/ Tận nghĩa: Là đối xử có nghĩa, thủy chung với mọi người trong tinh thần võ sĩ đạo.

18. Tại sao người môn sinh Vovinam phải thường khiêm, thường dung, thường liên trong việc đối xử với mọi người trong cuộc sống? Thế nào là thường Khiêm, thường dung, thường liên ?
Người môn sinh vovinam phải thường khiêm, thường dung, thường liên trong việc đối xử với mọi người là để cụ thể hóa lòng yêu thương của ta đối với mọi người, để dể dàng thông cảm , xây dựng tình thân ái với mọi người.
a/ Thường khiêm: Là lúc nào cũng khiêm nhường, để được cảm tình của mọi người.
b/ Thường dung: Là lúc nào cũng tiếp nhận, bao dung người (kể cả kẻ thù) luôn luôn tự vấn lương tâm xem có rộng rải, khoan dung, tha thứ người không.
c/ Thường liên: Là luôn luôn liên kết, hoà hợp với mọi người.

19. Muốn tổ chức và kiện toàn đời sống cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ Sĩ, môn sinh VOVINAM phải thực hiện những phương châm gì ? Thế nào là lập thân, lập chí, lập nghiệp ?
Ðể tổ chức và kiện toàn đời sống cho xứng đáng với danh dự người Việt Võ Sĩ, môn sinh VOVINAM phải thực hiện 3 nguyện vọng, dó là Lập thân, Lập chí và Lập nghiệp.
a/ Lập thân: Là gầy dựng cho mình một chổ đứng trong xã hội, trên hai phương diện:
Tinh thần: Luôn luôn học hỏi, phản tỉnh, có thiện chí sửa đổi những lỗi lầm, u mê và bổ túc những tính tốt chân thành và tin tưởng.
Vật chất: Ðời sống no đủ để khỏi nhờ vả, ỷ lại, dựa dẩm vào người ngõ hầu giữ được tinh thần vô tư, độc lập.
b/ Lập chí: Nuôi dưỡng một hoài bảo cao xa và tiến không ngừng.
c/ Lập nghiệp: Xây dựng cho mình một cơ nghiệp để lại cho đời sau.
Khi nào chúng ta có được đức tính không kiêu hảnh khi thành công, không nản lòng khi thất bại ?
Khi chúng ta thiết tha theo đuổi 1 lý tưởng, có cao vọng thực hiện 1 sự nghiệp phi thường, chúng ta sẽ có đức tính không kiêu hãnh khi thành công, không nản lòng khi thất bại.

20. Sự nghiệp và danh phận khác nhau như thế nào ? Nếu được lựa chọn chúng ta có thích danh phận hay sự nghiệp ?
Danh phận: Ðịa vị sẵn có, có thể thay đổi được, theo thời gian và môi trường sống (ai cũng có danh phận, không lớn thì nhỏ)
Sự nghiệp: Là cứu cánh trong cuộc sống, khung cảnh lớn lao, ích lợi chung cho mọi người, có tính cách lâu dài (công việc ích lợi chung thâu hoạch được kết quả).
Như thế danh phân chỉ là nhịp cầu bước lên sự nghiệp, cho nên khi lực chọn, chúng ta phải lấy sự nghiệp làm cứu cánh và đặt nó lên trên danh phận.
 
Thi lên: Hoàng đai đệ I cấp
I. Các câu hỏi về tình cảm Vovinam Việt Võ Ðạo

Hỏi 1: Quan niệm của môn sinh vovinam Việt Võ Ðạo về tu thân ra sao?

Ðáp: Tu thân là cách mạng tâm thân, là thường xuyên và liên tục:

Hàm dưỡng ý chí

Mở mang kiến thức

Trau dồi đức hạnh

Rèn luyện tài năng

Hỏi 2: Phải tề gia như thế nào?

Ðáp: Tổ chức và đặt đúng mối tương quan đối xử, đải ngộ, thông tình đạt lý giữa những phần tử trong gia đình với nhau để gia đình được ổn định hầu có thời giờ và đầu óc để thực hiện lý tưởng của mình đã vạch ra. Gia đình theo nghĩa hiện đại gồm 3 thế hệ: Ông bà, vợ chồng, con cái. Có gia đình cũng sống chung với nhau cả năm đời. Phải tổ chức sắp đặt sao cho những người liên hệ đó đừng làm trở ngại công việc của ta.

Hỏi 3: Gia đình là gì ? Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao?

Ðáp: Gia là nhà, đình là sân.

Mới đầu gia đình được hiểu theo nghĩa bất động sản, một đơn vị gia cư gồm có nhà và sân. Sau được hiểu rộng theo nghĩa tinh thần: đơn vị căn bản của tổ chức xã hội, gồm hai vợ chồng và con cái (tiểu gia đình). Bởi vậy gia đình là nơi con người sinh trưởng. Nơi thắm đượm tình bao dung thương mến, và là nền tảng của xã hội.

Tình cảm gia đình đối với người Ðông Phương rất hệ trọng, vì truyền thống tổ chức xã hội Việt Nam là gia đình, chớ không phải là cá nhân như xã hội Tây Phương. Tình cảm gia đình của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo có thể tóm tắt trong bốn điểm thiết yếu:

Quan tâm, giúp đỡ, săn sóc toàn thể gia đình

Kính trên

Nhường dưới

Yêu mến người ngang hàng

Hỏi 4: Kính mến người trên có phải chỉ cần cư sử lễ độ, vâng lời dạy bảo là phải đạo rồi không?

Ðáp: Chưa đủ, còn phải biết cách thỉnh đạt ý kiến của mình lên người trên một cách tế nhị với mục đích sửa đổi những lổi lầm nếu có, để góp công xây dựng gia đình mỗi ngày một phồn thịnh, hoàn thiện hơn lên trong không khí đầm ấm yêu thương.

Hỏi 5: Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, đã tròn chử hiếu chưa?

Ðáp: Hết lòng phụng dưỡng cha mẹ chỉ là mở đầu đạo hiếu. Muốn tròn chử hiếu, ngoài sự phụng dưỡng còn phải làm cho cha mẹ vinh hiển về công việc làm của mình (gây sự nghiệp, bảo vệ và phát huy thanh danh gia tộc).

Hỏi 6: Phải nhường dưới ra sao ? Có phải chỉ cần chiều chuộng che chở và gánh chịu những lổi lầm của họ là đủ thuận thảo rồi chăng?

Ðáp: Nhường dưới không phải chỉ là nhường nhịn người dưới một cách thụ động, mà là nhân nhượng, bao dung người dưới với mục đích giáo dục cảm hoá, khích lệ và hướng dẫn họ mỗi ngày một thêm tốt bỏ xấu, có phẩm cách hơn để sống với một đời sống xứng đáng hơn.

Hỏi 7: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo suy nghĩ sao về tình nghĩa sư đệ hôm nay?

Ðáp: Nói chung tình nghĩa sư đệ hôm nay đã suy giảm đi rất nhiều, vì:

Ảnh hưởng của tư tưởng tự do dân chủ tiến bộ.

Ảnh hưởng của các vấn đề xã hội như chiến tranh, sự tiến bộ của kỹ thuật và khoa học, khiến cho con người muốn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ, coi trọng trí tuệ, nhẹ niềm tin và giá trị tinh thần.

Hệ thống tổ chức nền giáo dục đã đổi mới, ông thầy ngày nay chỉ là một chuyên viên. Do đó, về đức độ tuổi tác, kinh nghiệm sống chưa hẳn đã vượt trên người học mình. Một học sinh từ tiểu học lên đến đại học thường qua hàng chục ông thầy. Tình cảm sư đệ làm sao có thể sâu đậm được.

Ngày xưa, một thầy đồ có khi dạy học trò từ lúc còn để chỏm cho đến lúc thành ông Nghè, ông Cống, giáo huấn cả về nếp sống, cách cư sử ở đời.

Hỏi 8: Muốn tình sư đệ được thiêng liêng thân thiết, thầy trò phải đối xử với nhau ra sao?

Ðáp: Tình sư đệ ngày nay có nồng độ cao hay thấp tùy theo tổ chức giáo dục, tùy theo tư cách cá nhân và cách cư xử giữa thầy trò.

Muốn tình sư đệ thấm thiết, thầy trò phải:

Trước hết, thầy phải xứng đáng là thầy (có tác phong, tư cách, có tinh thần phục vụ cao cả)

Kế đến thầy phải thành thực, tận tâm dạy bảo, thương mến trò, coi trò như gan ruột tay chân.

Ðổi lại, trò phải trung thực, tôn kính, biết ơn và làm vinh danh thầy bằng cách thực nghiệm những điều đã thụ huấn.

Hỏi 9: Quan niệm về tình bạn của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao? Có mấy loại bạn? Hảy giải thích đại cương?

Ðáp: Môn sinh vovinam Việt Võ Ðạo quan niệm rằng: làm người ai cũng có bạn, không có không được. Bạn là yếu tố mật thiết và quan trọng nối liền đời sống chúng ta với sống xã hội. Làm sao chúng ta có thể sống cô độc được. Chúng ta cần phải có bạn để làm việc, để chia vui, xẻ buồn. Tuy nhiên, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo luôn luôn phải tự cảnh giác để tránh những trường hợp lầm người gây hại lớn cho đời sống công và tư của mình.

Có nhiều loại bạn đại để như:

Bạn tâm giao: Cùng tâm hồn, cùng khuynh hướng, đồng cam, cộng khổ.

Bạn đồng chí: Cùng chí hướng, cùng tư tưởng đấu tranh, cùng theo một mục đích.

Bạn đồng đạo: Cùng tôn giáo hoặc cùng nếp sống, cùng quan niệm xử thế, cùng ý thức hệ tinh thần.

Bạn đồng môn: Cùng học một thầy, một mái trường hay cùng một môn phái.

Bạn đồng nghiệp: Cùng làm một nghề như nhau

Bạn đồng sự: Cùng làm một việc với nhau.

Hỏi 10: Tình bạn nào cao quý nhất trong tất cả các loại bạn?

Ðáp: Bạn tâm giao là bạn cao quý nhất trong tất cả các loại bạn. Thông cảm và thấu hiểu toàn diện về nhau, coi bạn là chính mình.

Hỏi 11: Muốn có bạn tâm giao, phải cư xử với bạn ra sao?

Ðáp: Muốn có bạn tâm giao, ta phải chí tình, thủy chung, đôn hậu, hiểu rõ bạn về cả tài năng, đức độ, tình cảm và chí hướng; từ ưu điểm đến khuyết điểm để khuyến khích, cổ võ bạn trên đường tiến thủ, tiếp tay bạn khi bạn gặp khó khăn, can gián bạn khi sa vào lỗi lầm.

Hỏi 12: Hãy kể một vài giai thoại tiêu biểu về tình bạn tâm giao ?

Ðáp: Ta có thể chọn một vài giai thoại tiêu biểu như:

Tình bạn của:

Nguyễn Khuyến - Dương Khuê

Lưu Bình - Dương Lễ

Quản Trọng - Bảo Thúc Nha

Kiến Thúc - Bá Lý Hề

Nhưng không bao giờ là Bá Nha - Tử Kỳ vì đó là bạn tri âm.

Hoặc như Lưu - Quan - Trương chỉ là những người bạn đồng chí.

Hỏi 13: Thế nào là bạn đồng môn, đồng đạo ? Phải cư xử với nhau ra sao ?

Ðáp: Bạn đồng môn là những người cùng theo một môn phái, cùng chung một mái trường, song chưa có sự cố kết về tâm hồn; bạn đồng đạo thì ngoài yếu tố cùng môn phái, cùng mái trường còn phải chung một quan niệm xử thế, chung một nếp sống, cùng một tư tưởng, triết thuyết, cùng một ý thức hệ tinh thần.

Bạn đồng đạo vừa có tình anh em ruột thịt, vừa có tình bạn đồng chí. Do đó, phải luôn luôn tôn trọng cá tính của nhau, với thái độ bao dung, nâng đỡ, che chở và khuyến khích lẫn nhau (khi không còn chung chí hướng thì đường ai nấy đi, chớ không chống đối, thanh toán lẫn nhau)

Hỏi 14: Khi thấy bạn đồng môn đánh nhau bị thua, ta tới can thiệp mới biết bạn trái, có nên bênh bạn đánh người hoặc để Người đánh bạn cho chừa nét xấu đi chăng?

Ðáp: trước hết, phải can hai người , nhã nhặn, chững chạc xin lỗi người dùm bạn; sau đó, giải thích cho bạn thấy lỗi lầm mà sửa đổi. Nếu bạn còn ngoan cố không chịu lỗi , phải trình lên người trên để sửa trị. Trường hợp đối phương thấy họ phải và đã thắng thế nên bất chấp lời xin lỗi và can ngăn của mình cứ xông vào đánh tiếp, thì bắt buộc mình phải can thiệp trong tinh thần tự vệ cứu bạn

Hỏi 15: Thế nào là kẻ thù? Trường hợp nào có thể tha thứ kẻ thù ?

Ðáp: Kẻ thù là người đối nghịch với ta hoặc về tình cảm hay hành động, làm thiệt hại danh dự hay quyền lợi của ta. Tuy nhiên, ta có thể tha thứ cho kẻ thù khi họ đã hối lỗi hoặc thất thế, hoặc có nghĩa khí, đởm lược (có thể đưa ví dụ Hàn Tín luồn khố anh hàng thịt. Ngũ Tử Tư và Thân Bao Tự, gia Cát Lượng - Lỗ Túc - Chu Du; Dương Hổ (tướng Thục) - Lục Kháng (tướng Ngô)

Hỏi 16: Khi bắt buộc phải đối phó với kẻ thù, ta phải có thái độ và cách đối xử ra sao ?

Ðáp: Phải biểu lộ tinh thần thượng võ của người môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo. Hào hiệp, khoan hoà, xét lại cường độ của thù hận mà trừng trị tượng trưng, rồi tha thứ, hoà giải để cảm hoá họ.

Hỏi 17: Ðộng cơ nào thúc đẩy người trong một nước phải thương yêu, bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau?

Ðáp: Ðó là tình nghĩa đồng bào, một tình cảm tự nhiên phát sinh từ:

Ý thức quốc gia dân tộc.

Ý thức liên đới cộng đồng tinh thần và vật chất.

Tình yêu quê hương đất nước.

Hỏi 18: Tổ quốc là gì ? Hai tiếng tổ quốc đã gợi lên trong lòng ta những gì ?

Ðáp: Tổ quốc là nước Tổ, bao gồm quốc gia - lịch sữ - dân tộc và di sản tinh thần lưu truyền từ thời lập quốc.

Danh từ Tổ quốc đã gợi lên trong tâm hồn ta:

Những tình cảm sâu đậm về nguồn gốc của nòi giống.

Những hình ảnh thiêng liêng cao quý của tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Trách nhiệm bảo vệ và làm phong phú di sản tiền nhân.

Hỏi 19: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải làm gì để nêu cao danh dự tổ quốc?

Ðáp: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải cố gắng học hỏi để trở thành những công dân ưu tú, tiến bộ, tận tụy làm việc để phục hưng và phát triển xứ sở, bảo vệ hữu hiệu những truyền thống hào hùng, cao đẹp của tiền nhân.

Hỏi 20: Câu “Tứ Hải giai huynh đệ” gợi cho ta ý niệm gì ?

Ðáp: Câu “Tứ Hải giai huynh đệ” gợi cho ta ý niệm:

Tình nhân loại: Không kỳ thị địa phương, chủng tộc, tôn giáo

Tình cảm thâm hậu của vấn đề nhân sinh

Ðức tính cao đẹp: liên tài, quảng giao, bao dung, độ lượng và hào hiệp.

Hỏi 21: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo quan niệm ra sao về tình nhân loại ?

Ðáp: Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải quan niệm rằng:

Tình nhân loại là cứu cánh tốt đẹp nhất của con người đối với tha nhân, và luôn luôn coi mọi người đều bình đẳng trong mọi trách nhiệm và quyền lợi. Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo yêu nước, giữ độc lập cho quốc gia, nhưng không quá khích, không suy tôn nòi giống mình là thượng đẳng mà coi rẻ, chà đạp nòi giống khác.

Phục vụ dân tộc và đồng bào là khởi điểm của tinh thần phục vụ nhân loại. Chấp nhận mọi quan niệm văn hoá - chính trị - xã hội v.v.. giữa quốc gia, trên căn bản bình đẳng và tương thân tương trợ. Hơn thế nữa, người môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo phải đấu tranh cho hoà bình quốc tế, đem lại niềm an vui công chánh cho toàn thể Nhân loại.


II. Các câu hỏi về quan niệm tình yêu và tâm lý nam nữ

Hỏi 22: Quan niệm về tình yêu của môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo ra sao?

Ðáp: Quan niệm về tình yêu của môn sinh Vovinam Việt võ Ðạo là quan niệm điều hợp các yếu tố về tình cảm và lý trí để sống theo Nhiên Luật và Nhân luật với chừng mực, thanh nhã và thắm thiết.

Hỏi 23: Hãy bình giảng về hai quan niệm yêu dưới đây:

A/Yêu là yêu đủ rồi không suy luận, đắn đo gì nữa

B/ Yêu là gắn bó, ràng buộc đời sống của người nam và người nữ vào với nhau, nên phải thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng.

Ðáp: Quan niệm thứ nhất tuy mang tính chất thuần túy, thơ mộng nhưng nhận chịu ảnh hưởng nhiều ở triết thuyết hiện sinh, hiện đang giao động mãnh liệt vào tâm lý lớp thanh niên nam nữ cuồng loạn, không biết tới ngày mai.

Quan niệm thứ hai mang sắc thái cẩn trọng, sáng suốt, nhưng cũng nhận chịu ảnh hưởng nhiều ở các luyến ái quan: Nho - lão - Phật - Thiên Chúa Giáo, có thể trở nên khô khan, mực thước.

Môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo dung hoà cả hai quan niệm này bằng một quan niệm tình yêu tổng hợp: Chấp nhận những phẩm chất đặc biệt của tình yêu thuần túy thơ mộng, nhưng luôn hướng về tương lai với ý hướng xây dựng, cẩn trọng, suy luận (Yếu tố hợp nhãn là yếu tố dẫn khởi. Yếu tố kết hợp mới là yếu tố nuôi dưỡng và triển khai tình yêu)

Hỏi 24: Người ta thường phân loại tình yêu ra sao ?

Ðáp: Người ta thường phân loại tình yêu ra làm 3 loại:

Tình yêu dâng hiến (Amour Oblatif)

Tình yêu chinh phục (Amour Captatif)

Tình yêu thông cảm ( amour de Communion)

Hỏi 25: Thế nào là tình yêu dâng hiến ? Tình yêu dâng hiến bị chi phối bởi tình cảm hay lý trí ?

Ðáp: Tình yêu dâng hiến là loại tình yêu lãng mạn, mù quáng, buông thả, hy sinh tất cả cho người mình yêu, vì coi người mình yêu là thần tượng, không suy nghĩ tới hậu qủa, không tìm hiểu người mình yêu có thành thực yêu thương mình không. Tình yêu dâng hiến hoàn toàn bị chi phối bởi tình cảm.

Hỏi 26: Thế nào là tình yêu chinh phục? Hảy kể danh tính một vài nhân vật tiêu biểu cho loại Tình yêu chinh phục.

Ðáp: Tình yêu chinh phục là loại tình yêu sử dụng lý trí gần như tuyệt đối bằng vẻ hào hoa, danh vọng hoặc bằng tiền tài, với mục đích chiếm đoạt đối tượng yêu của mình, hoàn toàn ngược lại với tình yêu dâng hiến. Vài nhân vật tiêu biểu cho loại tình yêu này là: Sở Khanh - Casanova v.v..

Hỏi 27: Thế nào là tình yêu thông cảm? Tình yêu thông cảm vị tha hay vị kỷ?

Ðáp: Tình yêu thông cảm là tình yêu trầm tỉnh, sáng suốt, có tương quan tình cảm và lý trí thắm thiết giữa người nam và người nữ, để cùng hướng về tương lai, chân thành bồi dưỡng và gây dựng cho nhau. Tình yêu thông cảm rất cao thượng và bình đẳng giữa người và ta, không vị tha mà cũng không vị kỹ (yêu người và được người yêu lại)

Hỏi 28: Muốn xây dựng tình yêu thông cảm phải quan tâm tới những gì?

Ðáp: Phải quan tâm tới những điểm:

Thực tế tìm hiểu nhau và giải quyết những khúc mắc về tinh thần và vật chất: Có thể tha thứ và dung hợp những tính nết dị biệt của nhau không? Làm thế nào có phương tiện tiến tới hôn nhân? Sau khi đã nên đôi bạn phải làm gì để sống?

Tương kính, tương ái (hình thức thì theo thời biến đổi, nhưng tinh thần thì phải triệt để giữ gìn, trau chuốt, có thể mới không khinh khi nhau và tránh khỏi tan vở)

Trình độ văn hoá của đôi bên nam nữ.

Nếp sống và hoài bảo

Tuổi tác

Sức khoẻ

Ðịa vị xã hội của đôi bên (nam-nữ) gia đình

Tín ngưỡng

Lập trường chính trị

Dị biệt chủng tộc

Hỏi 29: Tình yêu không muốn đi tới hôn nhân có bền vững không? Hãy giải thích?

Ðáp: Không. Vì tình yêu là chặng đường chuyển tiếp để đi tới một mục đích nào đó, chớ không phải tình yêu là mục đích cuối cùng. Cũng ví như đi trên con đường (tình yêu) là để tiến tới một sở cứ nào đó (hôn nhân) nếu không tới sở cứ đã định thì phải rẽ đường khác (tức là tan vỡ). Vậy hôn nhân là một kết hợp hoàn hảo nhất để nuôi dưỡng và triển khai, thăng hoa tình yêu.

Hỏi 30: Tự tử vì yêu không toại nguyện, có phải là hành động can trường không?

Ðáp: Không, vì đó chỉ chứng tỏ một trạng thái tâm hồn bện hoạn nhu nhược, thụ động, hèn nhát, không dám đương đầu với nghịch cảnh, tranh đấu với hiện tại để biến đổi nghịch cảnh, hầu đạt ước vọng.

Hỏi 31: Hãy giải thích hai trường hợp:

A/ Yêu nhau (có ăn nằm như vợ chồng) nhưng không muốn tiến tới hôn nhân.

B/ Hôn nhân nhưng không yêu nhau.

Nếu bắt buộc lựa một trong hai, môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo lựa trường hợp nào ? nêu lý do ?

Ðáp: Yêu thương ăn nằm với nhau mà không tính tới chuyện hôn nhân chỉ là chuyện cẩu hợp, lừa dối nhau để Thoả mãn dục vọng, trốn trách nhiệm, tình yêu đó chắc chắn sẽ tan vỡ, cả hai sẽ khinh lẫn nhau và xã hội sẽ sụp đổ vì đối phong bại tục.

Ngược lại, hôn nhân mà không yêu nhau thì chỉ lam khổ lẫn nhau với những dằn vật, xung khắc, con cái làm sao yên vui học hành để trở thành những bậc hiền tài cho quốc gia dân tộc?

Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc, ta nên chọn giải pháp thứ hai vì thực tế đã chứng minh: Ngày xưa, ông bà, cha mẹ ta lấy nhau phần đông có bao giờ tiếp xúc với nhau đâu ? (cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy). Thế mà gia đình vẫn có hạnh phúc, con cái vẫn nên người, ít có sự lủng củng ly dị nhau. Bây giờ trai gái biết nhau trước rồi mới tiến tới hôn nhân vẫn bỏ nhau rất nhiều.

Hỏi 32: Yêu nhau nhưng không hiểu tâm lý nhau thì tình yêu đó có thể bền vững và có hạnh phúc không? Hãy kể đại cương về những điểm khác biệt tâm lý giữa người nam và người nữ.

Ðáp: Không. Không thể nào có hạnh phúc được. Vì giữa người nam và người nữ có những điểm tâm lý phức tạp, mâu thuẩn; đại cương những điểm đó là:

Nam Nữ

Lý trí Tình cảm

Cương quyết Do dự

Chiếm đoạt Quên mình

Mạnh dạn Mềm mỏng

Tổng quát Tiểu tiết

Rộng rải Hẹp hòi

Nhìn xa Biết gần

Hỏi 33: Muốn người bạn lòng chiều theo ý ta, ta phải làm thế nào ?

Ðáp: Ta phải chiều theo ý họ trước đã, nhưng phải chiều theo hướng: Hướng dẫn và xây dựng, chớ không thụ động, chiều bất cứ một vật gì dù lầm lẫn, xấu xa.

Hỏi 34: Tình yêu đến với người nam ưu tiên từ đâu? Ðến với người nữ ưu tiên từ đâu? Muốn tránh sự đổ vỡ và nguy hại cho bản thân cũng như cho người yêu do luật ưu tiên gây ra, người nam và người nữ đối xử với nhau ra sao ?

Ðáp: Tình yêu đến với người nam ưu tiên từ sắc đẹp và sự hấp dẫn của thể xác (tức là vóc dáng bên ngoài của người nữ, đã làm cho người nam chú ý đến trước nhất, sau đó mới nhận xét đến tính nết, hạnh kiểm, trình độ học vấn, địa vị xã hội v.v..)

Tình yêu đến với người nữ ưu tiên từ danh vọng, địa vị, tình cảm (tức là cử chỉ, lời nói dịu dàng, âu yếm chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt đến nàng..)

Muốn tránh sự đổ vỡ và nguy hiểm cho bản thân và cho người yêu do luật ưu tiên gây ra, người nam phải săn sóc đến tình cảm của người bạn lòng bằng cử chỉ và lời nói dịu dàng, âu yếm. Người nữ tránh những trường hợp tâm sự tay đôi ở nơi vắng vẽ để tránh sự sàm sỡ quá trớn có thể xảy ra làm giảm sự cao dẹp, thanh nhã của tình yêu.

Hỏi 35: Khi yêu có phải lúc nào người Nam cũng dành trọn vẹn trái tim cho người bạn lòng như người nữ không? Trái tim đó thường được phân chia làm mấy ngăn và chứa đựng những gì?

Ðáp: Theo luật phân cách, khi yêu không phải lúc nào người nam cũng dành trọn vẹn trái tim cho người bạn lòng như người nữ. Vì nhu cầu của đời sống chi phối, trái tim của người nam thường được chia làm bốn ngăn: Tình yêu - Công việc - Lý tưởng - Giải trí.

Hỏi 36: Thông thường, người nữ thích được người bạn lòng chiều chuộng, tận tụy làm việc để Xây dựng tương lai, hay thích được săn sóc bằng những lời tán tụng, bằng cử chỉ vuốt ve âu yếm?

Hãy suy luận những trường hợp nàng phàn nàn: Chàng chẳng âu yếm nàng vì chàng không hay tán thưởng nàng, dù chàng vẫn chăm lo cho nàng đủ thứ.

Chàng phân trần: Tình yêu chân thành cần gì phải nói, phải khen ngợi rườm rà, việc làm chưa đủ chứng minh sao ? Ai đúng - Ai Sai ?

Ðáp: Thông thường, người nữ thích được người bạn lòng săn sóc bằng những lời tán tụng, và cử chỉ vuốt ve âu yếm song phải chân thành trong ý hướng xây dựng, chớ không hời hợt bằng ngôn từ tán tụng, vuốt ve suông. Trường hợp trên không ai hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai cả, vì tình yêu cần được thể hiện bằng cả hai phần tình cảm và lý trí, nội dung và hình thức đều quan thiết như nhau. Tình yêu quý trọng ở chân thành song phải được diễn tả bằng ngôn từ và cử chỉ dịu dàng tế nhị.

Hỏi 37: Người nam có thường chú ý đến những chi tiết của sự việc như người nữ không ? Họ chú ý tới những gì ? Phải xử trí thế nào với người bạn lòng để tránh những hiểu lầm tai hại do luật chi tiết gây ra ?

Ðáp: Không. Người nam ít quan tâm tới những chi tiết của sự việc mà chỉ chú ý tới đại cuộc với nhận xét tổng quát. Ðể tránh những hiểu lầm tai hại do luật chi tiết gây ra, người nam phải nhẩn nại nghe những mẫu chuyện lặt vặt, biết lưu ý nhắc nhở những kỷ niệm của người yêu, và người nữ cần phải biết thông cảm tới những dự tính lớn lao, xây dựng đại cuộc của người bạn lòng.

Hỏi 38: Trên phương dien xúc cảm, thông thường nhịp độ yêu đương của người nam và người nữ ai bén nhạy hơn? Tiếng sét ái tình thường xảy ra nơi người nam hay người nữ ? (luật bất đồng cảm).

Hãy suy luận trường hợp: chàng yêu nàng tha thiết, theo đuổi nàng một thời gian,nàng không cự tuyệt nhưng vẫn tỏ ra thơ o lạnh nhạt. Như thế phải chăng nàng đã không để Ý tới tình yêu của chàng?

Ðáp: Trên phương diện xúc cảm, thông thường nhịp độ yêu đương của người nam bén nhạy hơn của người nữ, tiếng sét aí tình thường xảy ra nơi người nam...(người nam nhà gia thế, có địa vị, có học thức, có thể lấy một người con gái rất nghèo làm vợ, khi hợp nhãn về vóc dáng, hợp ý về tính tình. Nhưng người nữ thì ít khi chịu lấy một người chồng không có tương lai, gia thế, học thức, tiền của kém hơn mặc dầu tướng mạo khôi ngô, tính tình thuần hậu). Trường hợp trên không phải nàng không để ý tới tình cảm của chàng nhưng vì luật bất đồng cảm, cảm xúc của nàng rất chậm, nàng muốn kéo dài sự thử thách để xem chàng có thành thực yêu nàng hay không. Hơn nữa, vốn bản chất e lệ, thụ động, thêm vào những dè dặt từ giáo dục (gia đình, học đường) và kinh nghiệm (từ thân thích, bằng hữu, chuyện láng giềng, xã hộị..) khiến người con gái giữ bề ngoài lạnh nhạt.

Hỏi 39: Muốn có hạnh phúc trong tình yêu và bảo vệ tình yêu còn mãi mãi, phải xây dựng tình yêu trên mấy nhịp cầu ?

Ðáp: Phải xây dựng tình yêu trên ba nhịp cầu:

Thể xác

Trái tim

Lý tưởng

Vì nói tới tình yêu là nói tới sự kết hợp thể xác, nhưng sự kết hợp về thể xác chỉ có ý nghiã và sự rung động tuyệt dối khi hai người nam và nữ cùng có lòng yêu thương chân thật đối với nhau (sự hoà hợp của trái tim) và lòng yêu thương chân thật ấy chỉ bền vững khi hai người cùng chung một lý tưởng, tức là cùng một hướng nhìn, cùng một quan niệm sống, cách hành xử ở đời.

Hơn nữa, thể xác có ngày mệt mỏi, không ham thích nữa, nếu không có tình yêu thương chân thật ràng buộc, gắn bó dưới sự chỉ hướng của lý tưởng thì tình yêu sẽ tan vỡ và chia lìa
 
Back
Bên trên