[Tìm hiểu] Vịnh Xuân (Vĩnh Xuân) quyền

Đỗ Việt
(doviet)

Thành viên danh dự
[Tìm hiểu] Vịnh Xuân

Rất nhiều võ phái nổi tiếng miền nam Trung Hoa được sáng lập vào đời nhà Thanh bởi những người chống đối triều đình. Đối với họ, giữ bí mật có ý nghĩa là sự khác biệt giữa tồn tại để tiệp tục chiến đấu hay là sự trừng phạt của triều đình nhà Thanh. Do vậy, để tự bảo vệ chính mình cũng như sự nghiệp của họ, họ đã truyền bá những câu truyện rất hấp dẫn để che đậy những hoạt động của mình, che dấu tên tuổi cũng như lay động con tim của người nghe. Qua vài thế hệ những câu chuyện này trở thành một phần không thể tách rời của võ thuật Trung Hoa và dẫn đến một số câu truyện tương tự khác gắn liền với các môn nam quyền Trung Hoa.

Những câu truyện nổi tiếng và hay được kể đến nhất là về Vĩnh Xuân Quyền, rất phổ biến. Trên thực tế nhiều người đã quên nguồn gốc của chúng và cho đó là những câu chuyện đích thực. Thực ra, trong khi chúng có thể chứa đựng một vài yếu tố lịch sử và làm nổi bật tính thần bí, bay bổng cũng như bề ngoài của môn võ - ta không nên nhầm lẫn chúng với lịch sử.

Dưới đây là một số câu truyện thường được kể về Vĩnh Xuân Quyền tại Trung Hoa, với một số phiên bản có khác biệt ít nhiều.

Ngũ Mai
Truyền thuyết kể lại rằng môn võ mà sau này trở thành Vĩnh Xuân Quyền bắt nguồn khoảng 200 trước đây bởi một sư thái tên là Lui Sei-Leung (chưa dịch được ra tiếng Việt), người còn có pháp danh Ngũ Mai. Bà là người nhiệt thành ủng hộ công cuộc khởi nghĩa, sau khi trốn thoát khỏi chùa Thiếu Lâm ở Phúc Kiến sau cơn hoả biến bởi nhà Thanh, bị nhà Thanh truy lùng, bà đến ở ẩn tại chùa Bạch Hạc trên đỉnh Nga Mi. Một ngày nọ, khi đang thiền định thì bị quấy rầy bởi tiếng động dữ dội từ một bụi cây gần đó. Sau đó Ngũ Mai giật mình khi thấy một trận quyết đấu giữa xà và hạc.

Con xà thì điềm tĩnh và mềm mại nhưng chiến đấu với sự lanh lẹ không ngờ. Con hạc thì bình tĩnh và đợi đến giây cuối cùng mới phản công với độ chính xác chết người. Ngũ Mai bị mê hoặc với những gì mình vừa thấy và xem xét hai con vật này một cách kĩ lưỡng. Lấy võ công của mình làm nền tảng, bà chế ra những kỹ thuật cuộn và xỉa giống như xà, cắt góc và triệt đòn như hạc. Vận động của chúng truyền cảm cho bà. Bàn tay và cánh tay thì giống như đầu và thân của rắn, còn gióng tay giống như cánh và mỏ hạc. Không chỉ bắt chước chúng, Ngũ Mai hiểu được nguyên tắc vận động của chúng và canh cải cho phù hợp với cơ thể của mình. Phối hợp kiến thức mới với vốn công phu trước kia, bà tìm ra chúng bổ xung lẫn nhau một cách hợp lý. Bởi vì hạc đã thắng trong cuộc đấu trên, Ngũ Mai đặt tên cho môn võ mới là "Bạch Hạc Quyền".

Miêu Hiển
Ngũ Mai dời khỏi chùa và du hành xuống phía nam qua tỉnh Vân Nam (Yunnan) và phía đông qua tỉnh Quảng Tây (Guangxi). Ở đó bà gặp một nhà sư tên là Miêu hiển. Cảm kích vì nhân cách cũng như về tài năng của ông, Ngũ Mai quyết định truyền thụ Bạch Hạc Quyền. Miêu Hiển vốn thông minh và đã sở đắc kiến thức võ học vững chắc, đã chứng tỏ là một đệ tử tiếp thu mau chóng và xuất xắc.

Khi Ngũ Mai tiếp tục lên đường vân du, Miêu Hiển tiếp tục trau dồi võ công. Kết hợp Bạch Hạc Quyền của sư thái với cả vốn võ thuật trước kia của mình, ông đã phát triển một môn võ mới, chưa có tên.

Nghiêm Nhị
Nghiêm Nhị (Yim Sei), bắt đầu học võ tại quê là tỉnh Phúc Kiến (Fujian) tại chùa Thiếu Lâm (Shaolin). Ở Phúc Kiến, Nghiêm đã tham gia Hồng hội. Một tổ chức có tôn chỉ “phản Thanh phục Minh” ở Trung Hoa. Với mục đích này họ tổ chức ám sát và một loạt các hoạt động khác để khởi nghĩa. Khi Thanh đình khám phá ra kế hoạch của họ, Nghiêm Nhị đã trốn thoát được.

Đến định cư tại Quảng Tây với cô con gái, Nghiêm Nhị mở một quán bán đậu phụ và rồi được mọi người ở đó gọi là Nhị công. Sau khi gặp Miêu Hiển, ông trở thành đệ tử đơn truyền của nhà sư và học môn võ công mới này của Ngũ Mai.

Nghiêm Vịnh Xuân
Con của Nghiêm Nhị tên là Nghiêm Vịnh Xuân, còn được biết dưới một tên nữa là Yim Sum Leung. Cô học võ do cha dạy từ khi còn nhỏ. Ban ngày họ bán đậu phụ, ban đêm thì rèn luyện võ công. Luyện tập chăm chỉ cộng với quyết tâm cao, Vĩnh Xuân đã có được một nền tảng võ công vững chắc. Là người thông minh và sáng dạ, cô nhanh chóng nhận ra rằng, tuy thế, cô không thể có được sức mạnh cũng như thể hình của một võ sĩ điển hình. Do vậy khi học võ của cha mình, cô đã canh cải để cho phù hợp với tố chất của mình.

Lương Bác Trù
Lương Bác Trù quê ở Jiangxi và trước kia là một nghĩa quân và là đệ tử chùa Thiếu Lâm nhưng phải trốn tránh đến Quảng Tây. Một trong những món ăn anh thích là đậu phụ, sau khi đến thị trấn này anh thường ghé qua cửa hàng đậu phụ của họ Nghiêm và rất ngạc nhiên trước chất lượng sản phẩm của họ.

Một đêm, khi đang đi dạo bên ngoài , anh ngẫu nhiên nhìn thấy Vịnh Xuân đang luyện võ dưới trăng. Ngay lập tức anh đem lòng yêu mến vẻ duyên dáng yêu kiều cũng như công phu của cô. Hi vọng học được môn võ mà mình vừa nhìn thấy, Lương liền xin với Nhị công để vào làm việc và ở ngay tại cửa hàng. Nhận thấy điểm tương hợp giữa võ công của hai người, Nghiêm Nhị đồng ý.

Nghiêm Nhị nhận thấy mình ngày một già cũng như tình cảm ngày càng sâu đậm giữa Vịnh Xuân và Bác Trù, Nghiêm Nhị cho họ tổ chức lễ cưới. Chỉ sau đó ít lâu Nghiêm Nhị từ trần, Nghiêm Vịnh Xuân và Lương Bác Trù quyết định đóng cửa quán đậu phụ. Sau khi đi qua một số nơi họ đến định cư ở Zhaoqing (hic, cái này tui chưa dịch được, có thể là "Triệu Thanh" hoặc gì khác, ai đọc mà dịch được thì xin chỉ giúp nhé!) tỉnh Quảng Đông.

Trong thời gian này, Lương Bác Trù đã thiếu kiên nhẫn để học võ từng bước một và muốn học ngay các kỹ thuật cao cấp. Vịnh Xuân chỉ ra rằng với vốn võ công Thiếu Lâm trước kia cộng với kiến thức học được từ cha cô, Bác Trù đã biết được nhiều kỹ thuật. Cuối cùng, để giúp chồng mình hiểu ra vấn đề, Vịnh Xuân đề nghị với chồng một trận đấu thử. Mặc dù ban đầu hơi e ngại, Bác Trù nhanh chóng nhận ra trình độ mình còn kém vợ xa. Sau khi học được bài học trên, anh dành toàn bộ thời gian có thể để luyện tập theo phương pháp của cô.

Một thời gian sau Nghiêm Vịnh Xuân ốm và mất. Để tưởng nhớ vợ mình, Lương Bác Trù đặt tên cho môn võ của mình là “Vịnh Xuân Quyền”, như vậy tên của cô và môn võ cô để lại còn mãi.

Hồng Thuyền hội quán
Lúc này ở Phật Sơn có một đoàn kịch Hồng Thuyền. Những thành viên nổi tiếng gồm có Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Tỉ, Đại Hoa Diện Cẩm và Tall Man Chung. Đoàn thuyền thường qua lại giữa Zhaoqing và Quảng Châu. Một ngày kia Lương Bác Trù đến xem biểu diễn và ông rất ấn tượng về kỹ thuật điêu luyện của họ. Ông giới thiệu mình với họ với mong muốn để kết bạn. Lương Bác Trù và những thành viên đoàn kịch nhanh chóng trở thành bạn bè và ông rất sửng sốt khi phám phá ra rằng họ cũng luyện tập một môn võ với một cái tên gần như tương tự “Vĩnh Xuân Quyền”, bắt nguồn từ Chí Thiện thiền sư chùa Thiếu Lâm.

Chí Thiện
Khi Lương Bác Trù hỏi về nguồn gốc của Vĩnh Xuân Quyền, họ thuật lại rằng một ngày nọ, có một người ăn mày bí hiểm đến thuyền của họ đề nghị muốn đi nhờ tới Quảng châu. Khi Lương Nhị Tỉ từ chối người này, người ăn mày liền bước tới cạnh thuyền, đặt một chân lên sàn thuyền và chân kia đặt rất vững trãi trên bờ. Sau đó ông liền xuống một thế tấn thấp và thách bọn họ lái được thuyền. Ban đầu cảm thấy nực cười, Lương lấy sào đẩy thuyền và nghĩ rằng có thể dễ dàng hất người ăn mày ra và cho ông ta một bài học là một bữa tắm không ngờ tới. Tuy vậy người chống thuyền giật mình khi thấy mình không thể dịch chuyển con thuyền dù chỉ vài phân.

Đại Hoa Diện Cẩm nhanh chóng đánh thức Hoàng Hoa Bảo, người khoẻ nhất trong đoàn của họ và đề nghị giúp đỡ. Cùng với nhau, các diễn viên cố gắng lần nữa để đẩy thuyền rời khỏi bến. Không ai có thể ngờ rằng nỗ lực tập thể của họ cũng hoàn toàn thất bại. Họ nhận thấy người ăn mày này không đơn giản như vẻ bề ngoài của ông, Hoàng Hoa Bảo và mọi người cúi chào và chấp thuận để ông đi cùng.

Trên hành trình đi Quảng châu, người ăn mày dần bộc lộ mình là Chí Thiện, một thiền sư ở ẩn tại chùa Thiếu Lâm tỉnh Phúc Kiến. Ông cho rằng các diễn viên trong đoàn có thể là những thành viên hữu ích cho việc khởi nghĩa, ông liền truyền dạy võ công cho họ. Trước đây Chí Thiện dạy võ tại Vĩnh Xuân điện tại chùa Thiếu Lâm. Với mong muốn giấu đi cái tên Thiếu Lâm trước sự lùng bắt của nhà Thanh, các thành viên của Hồng Thuyền gọi môn võ của họ là Vĩnh Xuân Quyền phỏng theo tên của Vĩnh Xuân điện. Họ đặc biệt điêu luyện kỹ thuật Lục điểm bán côn của Chí Thiện. Lương Bác Trù, cũng giống như Chí Thiện lúc trước, cảm thấy họ là những người xứng đáng để bảo tồn môn võ của vợ mình. Ông quyết định ở lại Hồng Thuyền hội quán một thời gian để truyền thụ võ công trước khi quay về miền bắc.

Các diễn viên của Hồng thuyền hội quán do đó không những thành thạo cả Thiếu Lâm Vĩnh Xuân Quyền (Shaolin Weng Chun kuen) của Chí Thiện, mà cả môn Vịnh Xuân Quyền (Wing Chun kuen) của Nghiêm Vịnh Xuân bắt nguồn từ Ngũ Mai và Nghiêm Vịnh Xuân. Sử dụng những kiến thức của Lương Bác Trù, họ cải tiến các kỹ thuật học được của Chí Thiện và thêm môn Lục điểm bán côn vào trong môn võ của mình. Về sau khi về già mỗi người đều thu nhận học trò của riêng mình và Vịnh Xuân Quyền bắt đầu được truyền bá ra Phật Sơn và các vùng lân cận...

(Sưu tầm và sửa đổi đôi chút)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tìm hiểu về Vịnh Xuân

Nguồn gốc Vịnh Xuân

Sau khi chùa Thiếu Lâm bị nhà Thanh đốt phá, một cao tăng của chùa là Chí Thiện trốn xuống phía nam và ở ẩn trong đoàn Hồng Thuyền như một người lao công. Chí Thiện là một cao thủ võ Thiếu Lâm. Mọi người trong đoàn thuyền thì chỉ coi ông như một ông già bình thường và không ai biết ông là một võ sư Thiếu Lâm.

Trong một lần cứu đoàn thuyền khỏi một cuộc tấn công của bọn cướp, ông đã lộ danh tính. Mọi người nhận ra ông là một cao thủ Thiếu Lâm nổi tiếng và đề nghị ông dạy võ công cho.

Do không gian chật hẹp trên thuyền, các kỹ thuật thông dụng của Thiếu Lâm không thể truyền dạy. Lại nữa, Chí Thiện còn một mối băn khoăn. Trước khi chùa Thiếu Lâm bị phá huỷ, rất nhiều “gián điệp” của nhà Thanh đã lọt vào chùa và những người này rất thông thạo công phu Thiếu Lâm. Chí Thiện sợ rằng nếu việc ông ẩn tại đoàn thuyền và việc dạy võ bị lộ ra thì tính mạng của họ sẽ bị đe doạ. Thời gian không còn nhiều để dạy mọi người các kỹ thuật truyền thống của Thiếu Lâm để phòng thân, nhất là đối với các cao thủ của Thanh triều kể ở trên.

Còn một yếu tố khác nữa, người miền nam Trung Hoa thường thấp bé hơn người phía bắc, nếu sử dụng cùng một hệ thống kỹ thuật, người miền nam sẽ có nhiều bất lợi. Với tất cả các yếu tố này trong trí, Chí Thiện bắt đầu truyền dạy một hệ thống đánh cận chiến đặc biệt, đặt trọng tâm vào tốc độ, xung lực và mượn lực. Sử dụng toàn bộ cơ năng của cơ thể, bao gồm bộ pháp, vận động của hông và phần thượng bàn để tăng cường xung lực đòn đánh. Môn này tuân theo những nguyên tắc gần giống Thái Cực Quyền, vận động theo các vòng xoáy và cuốn, nhưng với biên độ nhỏ hơn rất nhiều để tăng cường tốc độ. Ông gọi đó là cách “dùng kỹ thuật để hoá kình (công phu)”. Khi được hỏi tên của môn võ mới này, Chí Thiện nói đó là Vĩnh Xuân, tên của toà Vĩnh Xuân điện trong chùa Thiếu Lâm.
 
Re: [Tìm hiểu] Vịnh Xuân

Hiện nay ở các tỉnh phía Bắc đã thành lập hiệp hội Vịnh Xuân Quyền và có trang web riêng, mời các bạn vào đây xem dể hiểu thêm về môn võ này
www.vinhxuan.org
 
Re: [Tìm hiểu] Vịnh Xuân

Nguồn gốc của Vịnh Xuân

Vào khoảng năm 1972, đất nước Trung Quốc đặt dưới quyền thống trị của triều đình Mãn Thanh. Khắp trong dân chúng, nhiều phong trào phản Thanh, phục Minh được thành lập, tập hợp nhiều anh hùng, hào kiệt của các đại võ phái lừng danh Trung Quốc. Một trong những trung tâm được đại đa số nhân dân ngưỡng mộ chính là chùa Thiếu Lâm- nơi phát tích của một võ phái được xem là ngôi sao Bắc Đẩu của võ lâm Trung Quốc. Có thể nói chùa Thiếu Lâm như một biểu tượng tinh thần bất khuất của nhân dân Trung Quốc, nơi mọi người dân đặt hết niềm hy vọng trong việc “bài Mãn, phục Minh”

Triều đình Mãn Thanh, đứng đầu là hoàng đế Càn Long, với hệ thống quân đội hùng mạnh do những tên phản đồ, phản quốc của thất đại võ phái Trung Quốc nắm giữ đã mở nhiều chiến dịch tấn công tiêu diệt những phong trào yêu nước này, và lần lượt nhiều phong trào bị tan vỡ. Một số ít phải bôn ba ra hải ngoại, chờ ngày phục quốc. Chùa Thiếu Lâm cũng là một mục tiêu mà nhà Thanh nhắm tới. Đại quân triều đình giưới sự chỉ huy của đại tướng Trần Văn Hoa đã tấn công chùa Thiếu Lâm, cùng sự trợ lực của một số tên phản đồ. Các nhà sư, những bậc võ nghệ siêu quần của Thiếu Lâm đã chiến đấu vô cùng quyết liệt với kẻ thù, tiêu diệt được nhiều quân địch. Tuy nhiên, với kế hỏa công và lực lượng quá đông đảo, quân đội Mãn Thanh đã giành thắng lợi sau nhiều giờ chiến đấu vất vả. Nhiều môn đồ Thiếu Lâm đã hy sinh, một số khác bị quân lính Mãn Thanh bắt được khi đang thương tích trầm trọng. Tuy nhiên, trong số các cao thủ có năm nhà sư trốn thoát: Ngũ Mai, Bạch Mi, Phùng Đạo Đức, Miêu Hiển và Chí Thiện . Những người chạy thoát này đã bôn tẩu khắp nơi để lánh nạn.

Ngũ Mai lão ni đã chọn chùa Bạch Hạc trên núi Đại Lương, một ngọn núi nắm giữa ranh giới hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, làm nơi ẩn náu. Cùng thời gian này, một người đàn ông tên Nghiêm Nhị cùng cô con gái tên Nghiêm Vịnh Xuân cũng từ Quảng Đông đến Tứ Xuyên, mở quán đậu hủ giưới chân núi Đại Lưng. Nguyên gia đình Nghiêm Nhị gốc ở Quảng Đông, nhưng bị những tay quyền chức ở đó mưu hại, đến nỗi không chịu nổi phải dời đi xứ khác. Nghiêm Nhị góa vợ, sống với cô con gái và đã sớm gây được tình cảm với dân chúng quanh vùng, trong đó có Ngũ Mai lão ni.

Chuyện chẳng may, nhan sắc của Xuân bị lọt vào mắt của một tên vô lại, nhưng lại có quyền thế lớn ở vùng Đại Lương. Tên này ngỏ ý cưới Vịnh Xuân làm vợ. Nghiêm Nhị từ chối ngay, bởi đã hứa gả Xuân cho Lương Bác Trù- một thương gia buôn muối tại Phúc Kiến- khi gia đình ông còn ở Quảng Đông. Tuy nhiên tên vô lại vẫn một mặt khăng khăng đòi cưới cho được Vịnh Xuân. Hắn đã cho Nghiêm Nhị biết ngày mà hắn cho là “ngày lành, tháng tốt” để đến rước Xuân về làm vợ. Cha con họ Nghiêm vô cùng lo lắng.

Ngũ Mai lão ni vẫn thường tới lui mua đậu hủ ở cửa hàng Nghiêm Nhị. Biết được chuyện bất bình, bà đã quyết định đưa Vịnh Xuân lên chùa Bạch Hạc trên núi Đại Lương để truyền thụ võ công, hầu đối phó với bọn vô lại. Tương truyền rằng vì thời gian học võ của Vịnh Xuân quá ngắn, và ngày cưới đã gần kề, Ngũ Mai lão ni đã truyền dạy cho Nghiêm Vịnh Xuân một giáo trình võ thuật khá đặc biệt, rút tỉa từ kinh nghiệm nhiều năm giang hồ của bà, cũng như giựa vào thể tạng yếu đuối bình thường chưa hề biết đến võ nghệ của Vịnh Xuân. Một bên là sự tận tình chỉ dạy của một bậc cao thủ võ lâm, một bên là sự quyết tâm tập luyện của một người bị cường quyền ức hiếp, cho nên chẳng bao lâu, sự thành công đã đến với Vịnh Xuân khá nhanh chóng, khiến cho chính Ngũ Mai cũng không ngờ. Trong lễ đưa dâu, cũng có sự tham giự của Ngũ Mai lão ni. Khi kiệu cưới về tới nhà tên vô lại thì một trận chiến đã diễn ra giữa cô dâu Vịnh Xuân và chú rể, toàn bộ người đưa dâu trong đó có Ngũ Mai lão ni, với bọn nô gia của tên vô lại. Kết qu bọn chúng đã bị Vinh Xuân và sư phụ dạy cho một bài học: đa số đều bị thương nằm la liệt, một số khác tháo chạy.

Gia đình đoàn tụ, mọi người đều vui mừng, nhưng tức tốc thu gom đồ đạc, của cải dọn đi nơi khác, vì sợ báo thù. Riêng Vịnh Xuân quỳ lạy cha, xin được theo Ngũ Mai lão ni vừa trả nghĩa ân của bà đã tận tâm giúp đỡ cô, vừa để xin tiếp tục học tập võ nghệ hầu đạt mức thành đạt cao hơn. Ngũ Mai lão ni hết lời từ chối, vì sợ Vịnh Xuân sẽ không quen nếp sống tu hành khổ hạnh. Nhưng Vịnh Xuân vẫn một mực xin theo. Cuối cùng với sự nhất trí của Nghiêm Nhị và quyết tâm của Vịnh Xuân, Ngũ Mai lão ni đã châp nhận nàng làm môn đồ của mình.

Từ đó trên nhưng bước đường vân du hành đạo, Vịnh Xuân lúc nào cũng có mặt bên cạnh Ngũ Mai lão ni. Nhờ vậy trình độ võ thuật của nàng đã tiến bộ vượt bậc, ngang ngửa với các bậc sư huynh, sư tỉ của mình. Khi Ngũ Mai lão ni qua đời, nhiều môn đồ võ phái Thiếu Lâm Bạch Hạc đã đề nghị Nghiêm Vịnh Xuân nối tiếp ngôi vị chưởng môn. Nhưng Vịnh Xuân đã từ chối, xin nhường ngôi vị xứng đáng đó lại cho các bậc tỷ huynh của mình trong môn phái.

Sau đó Vịnh Xuân cùng cha về Qung Đông, và thành hôn với Lương Bác Trù. Nàng đã đem hết sở học của mình về võ thuật truyền lại cho chồng. Lương Bác Trù vốn là một người từng luyện võ nhưng khi đến với võ thuật do vợ truyền lại, ông đã tở ra say mê vô cùng bởi sự linh diệu độc đáo của nó. Bác Trù quyết đinh lấy tên vợ mình đặt cho hệ thống võ học mới được truyền thụ từ giáo trình đặc biệt của Ngũ Mai lão ni. Từ đó môn phái Thiêu Lâm Vịnh Xuân ra đời, tạo thêm sự phong phú cho làng võ lâm Trung Quốc. Những truyền nhân của môn phái Thiếu Lâm Vịnh Xuân, sau Nghiêm Vịnh Xuân và Lưng Bác Trù, được giới võ lâm Trung Quốc từng biết đến như: Lương Lan Quế, Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Tỷ, Lương Tán, Lương Bích, Lương Xuân, Trần Hoa Thuận, Ngô Tiểu Lỗ, Ngô Trọng Tố, Trần Nhữ Miên, Lôi Nhữ Tế, Diệp Vấn, Lương Đính…

Từ năm 1971, nhất là từ năm 1973, tức những năm Lý Tiểu Long- một truyền nhân của Thiếu Lâm Vịnh Xuân- được nhiều nhười trên hành tinh biết đến qua các bộ phim võ thuật do anh thủ vai chính. Còn ở Việt Nam thì mọi người được biết đến môn võ này qua tôn sư Nguyễn Tế Công, một người Hoa gốc Phúc Kiến. Ông vốn là sư huynh của Diệp Vấn sang sinh sống tại việt Nam từ trước năm 1945….môn phái Thiêu Lâm Vịnh Xuân đã được nhiều người biết đến và tầm hoạt động đã vượt gia khỏi biên giới Trung Quốc, đến với nhiều nước trên thế giới, đáp ứng sự say mê, ái mộ của mọi người.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
vịnh xuân quyền

Võ sư Nguyễn Ngọc Nội

Về tên gọi: Vĩnh xuân hay Vịnh xuân

Trong thời gian qua, đã có một số bài viết về môn phái Vĩnh Xuân (hay Vịnh Xuân) trên một số báo và tạp chí. Tuy nhiên để nói, để viết về môn phái võ này sẽ còn nhiều điều cần phải có thời gian mới có thể dần sáng tỏ. Ngay như tên gọi cũng đã có những khác nhau và cùng tồn tại: đó là Vĩnh Xuân và Vịnh Xuân . Điều này không chỉ có ở Việt nam, mà ngay trên đất Trung Hoa, đất tổ của môn phái, cũng đồng thời tồn tại hai tên gọi Vĩnh Xuân và Vịnh Xuân.

Thầy chúng tôi – cố võ sư Trần Thúc Tiển – khi dạy chúng tôi, đã kể cho chúng tôi nghe sơ lược về lịch sử môn phái (Đây là những điều mà Thầy được sư tổ Vĩnh Xuân Việt nam Nguyễn Tế Công truyền lại): Môn Vĩnh Xuân được khởi nguồn từ Bà Ngũ Mai Sư Bá, một cao thủ của phái Thiếu Lâm. Trong quá trình lánh nạn nhà Thanh triệt phá môn phái Thiếu Lâm, bà đã để nhiều tâm huyết tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo ra một môn võ với tính hiệu quả trong chiến đấu rất cao, đồng thời lại có tính dưỡng sinh rất lớn. Nơi bà ẩn tu có người con gái xinh đẹp nết na, bị bọn cường hào ở địa phưong chòng ghẹo, dọa nạt khổ ải. Tiếng than khóc bao lần của người con gái đã động lòng trắc ẩn, Bà Ngũ Mai Sư Bá đã ân cần khuyên bảo người con gái đó. Và do có duyên môn, Bà đã truyền thụ môn võ mà Bà đã sáng chế cho người con gái đó. Nhờ tư chất thông minh, cần cù và sự tận tâm chỉ bảo của thầy, người con gái đã tập luyện thành công môn võ này và đã bảo vệ được bản thân. Nhưng do phải lo tránh hậu họa, Bà Ngũ Mai Sư Bá đã phải cho người con gái – người học trò đầu tiên yêu quý của bà – đi lánh nơi xa. Trước khi đi, người con gái đã hỏi bà tên môn võ được truyền thụ. Bà nói: “Ta sáng chế ra môn này, song chưa đặt tên. Nay ta thấy tên con rất phù hợp với môn võ này. Vậy ta sẽ lấy tên con đặt tên cho môn võ”. Bắt đầu từ đấy, môn võ được mang một cái tên rất xứng đáng với người đã sáng tạo ra: Vĩnh Xuân (Xuân vĩnh viễn). Và Vĩnh Xuân chính là tên người con gái đó, với họ là Nghiêm: Nghiêm Vĩnh Xuân. Sau này bà Nghiêm Vĩnh Xuân xuất gia tu tại chùa Vịnh Xuân (Kiến Xương, Trung Quốc). Các thế hệ sau này có thể đã lấy họ của bà ghép với tên ngôi chùa bà tu để lấy tên hiệu cho bà: Nghiêm Vịnh Xuân. Và qua thời gian dần dần trở thành tên của bà. Trong quá trình truyền bá môn phái, có người lấy tên của bà Vĩnh Xuân đặt cho môn phái, có người lấy tên ngôi chùa bà tu - Vịnh Xuân - đặt cho môn phái (Do cách gọi của người xưa thường gắn tên địa danh nơi sản sinh ra môn phái võ làm tên gọi cho môn phái như Thiếu Lâm phái, Võ Đang phái, Sơn Đông phái, Nga My phái...). Thiết nghĩ với sự tôn trọng lời của Sư tổ Ngũ Mai, ta nên gọi đúng là Vĩnh Xuân. Và thực tế môn võ này về bản chất (tính hiệu quả trong chiến đấu, tính dưỡng sinh) rất phù hợp với tên gọi Vĩnh Xuân. Sự tập luyện đem lại sức khỏe (sức xuân) và kéo dài tuổi thọ cho con người (kéo dài tuổi xuân – xuân vĩnh viễn)

Công Pháp Vĩnh Xuân Và Đôi Điều Cần Biết

Vĩnh Xuân là một môn võ đòi hỏi sự tập luyện rất công phu (có thể nói là đại công phu) Trong khi đó số lượng các bài quyền lại không nhiều. Ngoại trừ các bài về binh khí (như song đao, lục điểm bán côn) có thể kể tên các bài quyền của Vĩnh Xuân gồm: Thủ Đầu Quyền (ở một số nước gọi là Tiểu Niệm Đầu); Khí công Vĩnh Xuân quyền; bài 108 (Trong bài này có 3 hình thức tập luyện: 108 tại chỗ, 108 tiến lùi, 108 với mộc nhân. Bài 108 với mộc nhân, ở một số nước khác còn gọi là Mộc Nhân Thung có số động tác nhiều hơn và cách đánh có khác hơn); Năm bài Ngũ hình (Xà, Long, Hổ, Báo, Hạc); và bài Ngũ hình tổng hợp.

Ngoài các bài quyền trên, Vĩnh Xuân còn có một số phương pháp tập luyện đặc biệt theo những nguyên tắc riêng của môn phái. Trong các bài quyền của Vĩnh Xuân, bài 108 tại chỗ và tiến lùi (đặc biệt là bài 108 tại chỗ) mang một sắc thái rất khác biệt mà không một môn phái nào có. Đó là người tập phải tập với thầy (1 thầy 1 trò) từ khi bắt đầu tập vào bài cho đến khi lĩnh hội được tinh hoa của bài 108. Thời gian tập bài 108 tại chỗ không phải tính bằng tháng mà tính bằng năm. Để lĩnh hội được tinh hoa của bài 108 không thể tập với ai khác ngoài tập với người thầy có nội công (là người thầy có thể cho trò đánh thẳng trực tiếp vào người trong suốt quá trình tập bài 108). Hiện nay nhiều người hiểu về nội công Vĩnh Xuân như một khả năng phát sức (hay còn gọi là ra lực hoặc phát kình). Song thực ra không phải như vậy. Việc phát sức (ra lực, phát kình) ở Vĩnh Xuân gọi là ra nội lực. Còn nội công là khả năng chịu đòn (để cho đòn đánh thẳng trực tiếp vào người). Nội công của Vĩnh Xuân mang tính bí truyền (chỉ được truyển khẩu và dưới sự chỉ dẫn đặc biệt của người thầy và do chính người thầy luyện cho). Nội công của Vĩnh Xuân là một tuyệt kỹ cao nhất của Vĩnh Xuân. Trước đây, Sư tổ Nguyễn Tế Công chỉ truyền cho một mình cố võ sư Trần Thúc Tiển, và sau này cố võ sư Trần Thúc Tiển có truyền lại cho một số (rất ít) học trò của người, trong đó có hai người con trai (Trần Thiết Côn, tức Sinh và Trần Lê Hoài Ngọc).

Để tập luyện được môn Vĩnh Xuân, người tập cần có một niềm tin rất cao, một sự tư duy và kiên trì, cần mẫn. Tập luyện Vĩnh Xuân không chỉ là tập thuộc bài mà còn phải tập được đến khi lĩnh hội được tinh hoa, bản chất của bài đó. Đồng thời còn phải tập được “ý”, tập được “khí”. Càng luyện lên cao, việc tập “ý”, tập “khí” càng đòi hỏi công phu. Chính vì thế, môn Vĩnh Xuân không thích hợp với những người ưa sức mạnh cơ bắp, những người mong muốn thành công nhanh, những người thiếu sự kiên trì và cần mẫn. Các bài quyền của Vĩnh Xuân không thiên về sức mạnh cơ bắp, không hoa mỹ, cho nên không phải là môn võ có thể biểu diễn hấp dẫn. Bên cạnh đó, những người đã luyện thành công trong môn Vĩnh Xuân cũng không muốn phô diễn sự thành đạt. Do đó môn Vĩnh Xuân vẫn là môn võ khó có thể hiểu được sâu sắc về bản chất, đồng thời vẫn có những điều kỳ bí trong đó.


Vĩnh Xuân Ở Việt Nam

Vào cuối năm 1939, cụ Tế Công sang Việt Nam lánh nạn. Trong thời gian này cụ đã thu nhận học trò và truyền dậy môn Vĩnh Xuân. Với Việt Nam, cụ Tế Công đã trở thành Sư tổ của môn Vĩnh Xuân Việt Nam. Sau khi cụ vào Nam (năm 1954) một số học trò của Sư tổ ở Hà Nội đã lần lượt mở lớp dậy Vĩnh Xuân. Trong những năm qua, ở Hà Nội tồn tại 3 chi nhánh dậy Vĩnh Xuân. Đó là của các cố võ sư Trần Thúc Tiển, cố võ sư Ngô Sĩ Quý, cố võ sư Trần Văn Phùng. Tháng 9/2003, một số học trò của cố võ sư Trần Thúc Tiển và hai chi nhánh của cố võ sư Ngô Sĩ Quý, cố võ sư Trần Văn Phùng đã kết hợp lại với nhau thành lập một Câu lạc bộ và lấy tên là Câu Lạc Bộ Vịnh Xuân, do học trò của cố võ sư Trần Thúc Tiển là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, võ sư Nguyễn Mạnh Nhâm làm chủ tịch Câu lạc bộ. Trong thời gian Sư tổ sống trong Nam (1954-1959), Sư tổ cũng có dậy cho một số người. Và hiện nay một số võ đường Vĩnh Xuân vẫn đang hoạt động.

Ở Việt nam, tính từ Sư tổ đến nay đã đến thế hệ thứ tư được truyền dậy thành thầy (có đủ khả năng để truyền dậy môn Vĩnh Xuân). Chúng ta tin rằng tinh hoa của môn phái Vĩnh Xuân đã, đang và sẽ tiếp tục được lưu truyền. Môn phái Vĩnh Xuân sẽ ngày càng phát triển.

Võ học là một trong những tinh hoa của loài người sản sinh ra. Người đã trồng những cây đại thụ đầu tiên cho rừng võ (Võ lâm) là Đạt Ma Sư Tổ. Người được coi là Sư tổ của nền võ học, đồng thời người cũng là Sư tổ võ phái Thiếu Lâm. Xuất phát từ đây – từ võ phái Thiếu Lâm – những môn phái võ khác lần lượt ra đời mang những bản sắc riêng của người đã sản sinh ra môn phái đó, trong đó có môn phái Vĩnh Xuân. Tuy hiện nay việc luyện võ chủ yếu là để rèn luyện thân thể, chế ngự bản thân, tạo cho người tập một sự tự tin , một bản lĩnh để sống và làm việc. Tính chiến đấu của võ thuật không còn là mục đích hàng đầu. Song những tinh hoa của nền võ học nói chung, của Vĩnh Xuân nói riêng vẫn là những niềm khát khao để những người say mê luyện tập muốn nắm bắt, muốn vươn tới. Đây chính là động lực để các môn phái võ vẫn tồn tại, vẫn được lưu truyền và phát triển.
 
Re: vịnh xuân quyền

Võ sư Nguyễn Ngọc Nội

Viết (hoặc nói) về công pháp và kỹ thuật của Vĩnh Xuân quả là một điều rất khó. Nguyên do có nhiều điều không thể diễn tả bằng lời mà phải từ thực tế tập luyện người tập tự nhận thức (hay có thể nói là "ngộ") ra được. Trong bài 'Vĩnh Xuân Việt Nam – những bí mật quá khứ và hiện tại' đăng trên tạp chí Ngày nay (cơ quan ngôn luận của hiệp hội CLB UNESCO Việt Nam) số 23 (12/2003) tôi có viết về phần tóm lược công pháp Vĩnh Xuân dưới nhan đề 'Công pháp Vĩnh Xuân và đôi điều cần biết': “Vĩnh Xuân là một là một môn võ đòi hỏi sự tập luyện rất công phu (có thể nói là đại công phu). Trong khi đó số lượng các bài quyền lại không nhiều. Ngoại trừ các bài về binh khí (như song đao, lục điểm bán côn), có thể kể tên các bài quyền của Vĩnh Xuân gồm: Thủ Đầu Quyền (ở một số nước gọi là Tiểu Niệm Đầu); Khí công Vĩnh Xuân Quyền; Bài 108 (trong bài này có 3 hình thức tập luyện: 108 tại chỗ, 108 tiến lùi, 108 với mộc nhân – với bài 108 với mộc nhân, ở một số nước khác còn gọi là Mộc nhân thung có số động tác nhiều hơn và cách đánh có khác hơn); năm bài ngũ hình (Xà, Long, Hổ, Báo, Hạc); và bài Ngũ hình tổng hợp. Ngoài các bài quyền trên Vĩnh Xuân còn có một số phương pháp tập luyện đặc biệt theo những nguyên tắc riêng của môn phái. Trong các bài quyền của Vĩnh Xuân, bài 108 tại chỗ và tiến lùi (đặc biệt là bài 108 tại chỗ) mang một sắc thái rất khác biệt mà không một môn phái nào có. Đó là người tập phải tập với thầy (một thầy một trò) từ khi bắt đầu tập vào bài cho đến khi lĩnh hội được tinh hoa của bài 108. Thời gian tập luyện bài 108 tại chỗ không phải tính bằng tháng mà tính bằng năm. Để lĩnh hội được tinh hoa của bài 108 không thể tập với ai khác, ngoài tập với người thầy có nội công (là người thầy có thể cho trò đánh thẳng trực tiếp vào người trong suốt quá trình tập bài 108). Hiện nay nhiều người hiểu về nội công Vĩnh Xuân như một khả năng phát sức (hay còn gọi là ra lực hoặc phát kình). Song thực ra không phải như vậy. Việc phát sức (ra lực, phát kình) ở Vĩnh Xuân gọi là ra nội lực. Còn nội công là khả năng chịu đòn (để cho đòn đánh thẳng trực tiếp vào người). Nội công của Vĩnh Xuân mang tính bí truyền (chỉ được truyền khẩu và dưới sự chỉ dẫn đặc biệt của người thầy và do chính người thầy luyện cho). Nội công của Vĩnh Xuân là một tuyệt kỹ cao nhất trong môn phái Vĩnh Xuân.
Để tập luyện được môn Vĩnh Xuân người tập cần có một niềm tin rất cao, một sự tư duy kiên trì, cần mẫn. Tập luyện môn Vĩnh Xuân không chỉ là tập thuộc bài mà còn phải tập đến khi lĩnh hội được tinh hoa, bản chất của bài đó. Đồng thời còn phải tập được 'ý', tập được 'Khí'. Càng luyện lên cao việc tập 'ý', tập 'Khí' càng đòi hỏi công phu. Chính vì thế môn Vĩnh Xuân không thích hợp với những người ưa sức mạnh cơ bắp, những người mong muốn thành công nhanh, những người thiếu sự kiên trì và cần mẫn. Các bài quyền của Vĩnh Xuân không thiên về sức mạnh cơ bắp, không hoa mỹ, cho nên không phải là môn võ có thể biểu diễn hấp dẫn”.

Như vậy có thể hiểu rằng về số lượng bài tập của môn phái Vĩnh Xuân không nhiều. Ở một số nhánh Vĩnh Xuân khác về số bài còn ít hơn, chỉ có bài “Tiểu niệm đầu”, “Tầm kiều”, “Tiêu chỉ”, “Mộc nhân thung”. Có nhánh còn thêm một số dạng bài khác. Ở đây tôi không dám mạn bàn về mọi mặt công pháp và kỹ thuật của môn phái Vĩnh Xuân theo diện rộng, mà chỉ viết về một số công pháp và kỹ thuật về quyền thuật trong nhánh của chúng tôi (Việt Nam Vĩnh Xuân Nội Gia Quyền) mà tôi đã được lĩnh hội từ sư phụ tôi: cố võ sư Trần Thúc Tiển.

Trước hết phải biết Vĩnh Xuân là một môn nhu quyền (Nội gia quyền). Trong suốt quá trình tập luyện (từ sơ khởi) luôn phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như 'khuôn phép', như 'chính xác', như 'lỏng mềm' ...

Ngoại trừ bài 108 (tại chỗ, tiến lùi, với mộc nhân), quyền thuật của Vĩnh Xuân xoay quanh kỹ thuật của năm hình là: Xà, Long, Hổ, Báo, Hạc. Những bài này được tập phát triển từ thấp lên cao. Trong đó mỗi hình thể hiện các kỹ thuật và yêu cầu khác nhau. Người tập phải thể hiện được tinh thần (hồn) của bài tập qua các hình thức và giai đoạn tập luyện. Từ đó người tập tạo được cho mình những yếu lĩnh cơ bản về khả năng phản xạ (đỡ, đánh) ở những tình huống cụ thể khác nhau. Những kỹ năng này được hoàn thiện thông qua việc tập luyện thực tế.

Bài 108, đây là bài quyền cơ bản nhất và cũng là cao cấp nhất trong quyền thuật Vĩnh Xuân. Bài 108 hội tụ được những yêu cầu cao đòi hỏi cần có trong kỹ thuật cận chiến (xem thêm phần viết ở trên về bài 108). Với bài 108, thông qua việc được vào tay với người thầy có nội công, càng tập càng ngộ ra được những tinh hoa của bài 108. Đây là một thực tế không thể nói qua sách vở hoặc nhận thức qua tự tập với nhau hoặc tập một mình. Để có được một công pháp cơ bản và đầy đủ cho người tập bài 108, căn cứ vào mức độ tiến bộ của người trò mà người thầy sẽ dậy tiếp bài 108 tiến lùi và 108 với mộc nhân. Lúc này người tập phải tập đồng thời 3 bài 108 (tại chỗ, tiến lùi, với mộc nhân). Việc tập bài 108 để đạt được những yêu cầu kỹ thuật như trên chỉ có ở nhánh của cố võ sư Trần Thúc Tiển, vì chỉ ở nhánh này mới có các người thầy có nội công. Sư tổ Nguyễn Tế Công chỉ truyền nội công cho duy nhất cố võ sư Trần Thúc Tiển. Và sau này cố võ sư Trần Thúc Tiển chỉ truyền lại cho một số rất ít học trò của mình cùng 2 người con trai (Trần Thiết Côn – tức Sinh và Trần Lê Hoài Ngọc).

Một số phương pháp tập luyện đặc biệt : trong quá trình tập luyện môn Vĩnh Xuân, đây thường là những hình thức tập luyện do thầy trực tiếp chỉ dậy, truyền dậy. Thậm chí có những phương pháp hoàn toàn là bí truyền. Có thể điểm một số phương pháp như:
- Tập ra sức : những bài tập ra sức thường được thầy trực tiếp truyền dậy và chỉ dẫn. Qua những phương pháp này, sức (ra sức, ra lực, phát kình) của người tập ngày càng được phát triển và nâng cao. Người tập sẽ nhận được sự thay đổi về “sức” trong quá trình tập luyện để từ đó đạt được những kỹ thuật cao trong bài 108 và trong việc phát sức.
- Tập linh giác : đây là một hình thức (phương pháp) tập luyện được nhiều nhánh Vĩnh Xuân (Vịnh Xuân) nói đến và truyền dậy. Rất nhiều bài viết về tập luyện phương pháp này dưới các tên như: "Li Thủ" (Chi sau), “Niêm thủ”, “Thính thủ”, “Nhiếp thủ”, hay đơn giản là “Linh giác”. Tuy nhiên cũng có những điểm khác nhau giữa các nhánh. Có nhánh cho học trò tập ngay “Linh giác” từ lúc mới vào và các trò tập với nhau theo sự hướng dẫn của thầy. Có nhánh sau một thời gian tập luyện quyền thuật thầy mới cho tập “Linh giác” và chỉ được tập với thầy do thầy trực tiếp chỉ dậy, dẫn dắt. Mỗi nhánh đều có những lý luận riêng trong việc tập này, tôi không bàn luận nhiều. Với nhánh chúng tôi (của cố võ sư Trần Thúc Tiển) việc tập “Linh giác” do thầy trực tiếp chỉ dậy, dẫn dắt. Chúng tôi coi đây là một phương pháp tập luyện quan trọng trong quá trình tập luyện môn Vĩnh Xuân.
- Tập “Khí”: hiểu đơn giản trước hết là tập thở và sau đó là dẫn khí. Đây là phương pháp tập bắt buộc đối với học trò (cho dù mục đích tập của mỗi trò khác nhau). Có thể nói tóm lại là: nếu không tập thở (tập “Khí”) thì không thể tập lên cao được trong môn Vĩnh Xuân. Tập “Khí” thường gắn liền với tập “ý”. Đây là phương pháp tập dưới sự hướng dẫn của người thầy và được tập ngay từ khi mới vào.
- Một số các phương pháp và yếu tố phải hiểu và tập luyện đồng thời trong quá trình tập luyện: “Tam tinh”, “Nội tam hợp”, “Ngoại tam hợp”, “Lục hợp”, “Thất đáo”, tập “ý”, tập "Vững"…
- Ngoài ra còn một phương pháp tập luyện đặc biệt có tính bí truyền, chỉ truyền trực tiếp từ thầy sang trò, “bất lập văn tự” đó là “nội công".


Về công pháp và kỹ thuật Vĩnh Xuân (Vịnh Xuân) trong nhiều năm qua đã có qua nhiều tài liệu (sách, các bài viết trên các báo, tạp chí, trên các trang web). Nhất là sau khi được ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long tôn vinh môn phái Vịnh Xuân (Vĩnh Xuân). Bản thân Lý Tiểu Long cũng như các cộng sự, các học trò của ông cũng đã viết rất nhiều bài nói về các công pháp và kỹ thuật của môn phái Vịnh Xuân (Vĩnh Xuân). Có thể tham khảo qua các tài liệu đã có từ nhiều năm nay về công pháp và kỹ thuật của Vĩnh Xuân hoặc xem một số bài viết trong trang tư liệu và tham khảo một số hình ảnh trong trang ảnh. Điều quan trọng đối với chúng tôi trong việc tập luyện công pháp và kỹ thuật Vĩnh Xuân như sư phụ tôi (cố võ sư Trần Thúc Tiển) nói: phải “ngộ” (nhận biết) được tinh thần, bản chất các bài quyền, các phương pháp tập luyện trong quá trình luyện tập. Có như vậy mới có thể tiến được trong việc tập luyện môn Vĩnh Xuân. Để được như vậy (đối với chúng tôi) không có cách nào khác ngoài việc phải luyện tập và chỉ có thông qua tập luyện mới có thể hiểu được - “Ngộ” ra được - sự công phu của công pháp và kỹ thuật của môn phái Vĩnh Xuân.
 
V Ĩ N H X U Â N P H Á I

Địa điểm 1: Viện Bảo tàng Quân Đội
28A Điện Biên Phủ, Hà Nội, Việt Nam
Địa điểm 2: Nhà Văn hóa Thanh niên
Số 1 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội, Việt Nam




GIỚI THIỆU MÔN PHÁI



“ Vĩnh Xuân tiếp nhận phương pháp đào taọ hệ thống hòng đưa con người tới sự giải phóng, tự do trong vận động chân tay, quan hệ giao tiếp, tư tưởng cũng như quan hệ con người với vũ trụ.

Nó không có hình thức hay khuôn mẫu đặt sẵn nào.

Vĩnh Xuân trên hết là công cụ để thâú hiểu bản thân.

Mục đích cuối cùng của Vĩnh Xuân là hướng tới tự do cá nhân . “





Lược sử hình thành Vĩnh Xuân:


Tương truyền Vĩnh Xuân quyền được hình thành vào thế kỷ 18 bởi một số các nhà sư Thiếu Lâm tham gia phong trào ‘ Phản Thanh phục Minh” như Ngũ Mai lão ni, Trí Thiện thiền sư. Vĩnh Xuân quyền đúc kết và kế thừa hình thái của “ ngoại gia Thiếu Lâm” với nội dung của “ nội gia Trung Hoa” tạo ra môn quyền thuật cận chiến hiệu quả, phù hợp với người yếu và phụ nữ.

Mới đầu Vĩnh Xuân quyền được truyền dạy và tập luyện trong đoàn tuồng Chỉ đỏ ở Phật Sơn. Các thành viên đoàn tuồng sau này truyền bá rộng rãi Vĩnh Xuân ra ngoài có thể kể đến Lương Vũ Tế, Hoàng Hoa Bảo, Đại Ma Diện Cẩm, kế đến Lương Tán, Phúc Bảo Châu, Phùng Tiểu Thanh...


Vĩnh Xuân quyền tại Việt Nam:


Tôn sư Nguyễn Tế Công ( 1877 – 1960 ): sinh ra và lớn lên tại Phật Sơn, Trung Quốc, ông học Vĩnh Xuân từ các thầy Phúc Bảo Châu, Phùng Tiểu Thanh và đạt được đẳng cấp cao trong võ thuật. Sau khi di cư sang Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ trước, ông truyền dạy Vĩnh Xuân cho nhiều Hoa kiều và người Việt tại Hà Nội. Năm 1955 ông di cư vào Nam, tiếp tục thu nhận một số môn đồ cho tới khi mất năm 1960 tại Sài Gòn, hưởng thọ 84 tuổi.


Tôn sư Ngô Sỹ Quý ( 1922 – 1997 ): sinh ra và lớn lên tại khu Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội. Ông bắt đầu học Vĩnh Xuân vào năm 1938 dưới sự dẫn dắt của Tôn sư Tế Công và sư huynh Cam Thúc Cường.
Năm 1951 ông tham dự Hội nghị Võ thuật toàn Trung Quốc tổ chức lần thứ 1 tại Nam Kinh. Trong hội nghị này các nhà võ thuật Trung Hoa đưa ra đường lối duy trì và phát triển võ thuật trở thành một môn Văn hóa, rèn luyện mang lại sức khỏe cho con người xây dựng đất nước. Họ đã lấy các môn nội gia trong đó có Vĩnh Xuân làm tiêu chí cho chiến lược này.
Trên quan điểm đó, năm 1969, sau một thời gian dài nghiên cứu và hoàn thiện, ông bắt đầu truyền dạy những học trò đầu tiên. Với phương trâm "Kết hợp thể dục hiện đại có chọn lọc với các hình thức vận động cổ truyền để xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện" Tôn sư Ngô Sỹ Quý đã dành cả đời mình cho việc học tập, nghiên cứu và truyền bá Vĩnh Xuân.

Chương trình:

• Tiểu Niệm Đầu
• Ngũ hình Khí công quyền
• Ngũ hình tổng hợp
• Hổ hình quyền
• Báo hình quyền
• Long hình quyền
• Xà hình quyền
• Hạc hình quyền
• Hệ thống 108
• Mộc nhân
• Chi sao

• Tề mi côn
• Bát trảm đao
• Liễu diệp kiếm
 
Vĩnh Xuân ở Việt Nam của Tông sư Nguyễn Tế Công để lại hai chi nhánh:
-Tại thành phố Hồ Chí Minh ,chi của cụ Nguyễn Hải tự Hồ Hải Long<1917-1988>truyền dạy ba bài quyền :Tiểu niệm đầu, Ngũ hình quyền ,Hạc hình hư bộ,một bài Mộc nhân thung và hai bài Bát trảm đao và lục điểm côn.
-Tại Hà Nội ,có nhiều nhánh con,chi phái của cụ Trần Thúc Tiển có nhiều người học trò lớn tuổi ,thành tựu cao nhất ,nhất là về nội công và linh giác. Chi nhánh cụ Phùng<độc long nhãn>có những học trò trung niên và giỏi thực chiến .Chi nhánh cụ Ngô Sĩ Quí giỏi về những đòn tay “ngũ hình”. Chương trình tập luyện gồm :Thủ đầu quyền, Ngũ hình quyền, long quyền ,hổ quyền ,xà quyền, báo quyền,hạc quyền,nhát linh tám thế mộc nhân,cùng hai vũ khí bát trảm đao và lục điểm bán côn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Quyền pháp Vĩnh Xuân
(Liệt kê hệ thống quyền pháp của một vài dòng Vĩnh Xuân)

Tại Trung Quốc và Hương Cảng chương trình gồm ba bài quyền: Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều, Tiêu Chỉ và một bài Mộc nhân thung. Tại Quảng Đông bài Tiêu Chỉ được dạy trước bài Tầm Kiều. Hai bài binh khí của môn phái là Bát Trảm Đao và Lục điểm bán côn.

Tại Việt Nam chỉ bài đầu tiên (Tiểu niệm đầu hay Thủ đầu quyền) giống với bài Tiểu niệm đầu của chi phái Trung quốc và Hương cảng.

Sau đây xin điểm qua các bài bản để trình bày những đặc điểm của môn phái

Tiểu niệm đầu


Đặc điểm của bài là không chuyển bộ, suốt bài chỉ đứng thế "Nhị tự kiềm dương mã", thân thể hơi ngửa về sau. Như tên cho thấy, bài chứa đựng những thế căn bản quan trọng của môn phái như Thân thủ, Bàng thủ, Nhật tự xung quyền, Phách thủ, Hộ thủ, Phục thủ... toàn bài đánh hai tay nới giãn không dùng lực, đòn thế xuất phát trên "trung tâm tuyến".

Bàng -Tản - Phục thủ

Bài đặc biệt chú trọng luyện sự biến chuyển từ Phục thủ qua Hộ thủ, lúc luyện hai thế này giống như lạy Phật ba lần nên bài còn có tên là Tam bái Phật.

Thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Đĩnh:

1. Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã

2. Giao thoa thân thủ giao thoa bát thủ cổn thủ thâu quyền

3. Nhật tự xung quyền khuyên thủ thâu quyền

4. Thân thủ bán khuyên thủ hộ thủ phục thủ

5. Trắc chưởng chánh chưởng thân thủ khuyên thủ thâu quyền

6. Tả hữu án thủ hậu án thủ tiền án thủ

7. Lan thủ phất thủ lan thủ song chẩm thủ tiêu chỉ thủ

8. Trường kiều án thủ song đề thủ thâu quyền

9. Trắc chưởng hoành chưởng thâu quyền

10. Thân thủ chẩm thủ quát thủ

11. Lao thủ hạ lộ hoành chưởng thâu quyền

12. Bàng thủ thân thủ ấn chưởng thâu quyền

13. Thoát thủ liên hoàn xung quyền thâu cước

Thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Quan Mãn:

1. Khai Thung Mã

2. Song giao tiễn

3. Bài chỉ

4. Phật chưởng

5. Sát thủ

6. Lạp thủ

7. Xí chưởng

8. Thân thủ

9. Bàng thủ

10. Thoát thủ

Tầm kiều

Bài Tầm kiều chú trọng luyện chuyển bộ theo bộ pháp đặc biệt của môn phái. Lúc tiến theo thế "Đạp bộ" hay còn gọi là "leo núi", chân trước bước kéo chân sau theo, trọng tâm thân thể luôn đặt tại chân sau. Lúc địch thủ tấn công, thế "chuyển mã" dời trung tâm tuyến và dẫn đòn đối thủ vào khoảng không. Đây là lý thuyết "dùng bộ pháp tìm tay (tầm kiều) đối thủ", "dùng eo xoay phá giải đòn công của địch"...

Ba thế đá được dẫn nhập: Đề thoái, Trực đăng thoái và Trắc sanh thoái. Môn sinh Vịnh Xuân quyền thường dùng chân trước để đá, chân vừa đá liền tiến một bước tới để nhập nội liên hoàn đả kích đối thủ.

Những thủ pháp mới được dạy là Chánh thân vấn thủ, Phê tranh, Xuyên kiều, Trắc thân án thủ, Trừu chàng quyền, Đàn kiều xung quyền...

Thiệu bài Tầm kiều theo Diệp Chuẩn:

1. Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã

2. Giao xoa thân thủ giao xoa bát thủ cổn thủ thâu quyền

3. Nhật tự xung quyền khuyên thủ thâu quyền

4. Xuyên kiều chuyển mã cập lan thủ (tả hữu phê tranh)

5. Song phục thủ phách thủ chánh chưởng cập hộ thủ

6. Chuyển thân lan thủ giao xoa thân thủ cập chuyển thân bàng thủ

7. Lan thủ xung quyền phất thủ phục thủ thoát thủ khuyên thủ thâu quyền

8. Cầm lan trắc thân lan thủ khởi để thoái

9. Hoành đạp bộ trắc thân bàng thủ cập trắc thân giao xoa thân thủ tam thức

10. Trừu bàng quyền phục thủ thoát thủ khuên thủ thâu quyền

11. Trực đăng thoái đạp bộ đê bàng thủ cập song thân thủ chánh thân song vẫn thủ

12. Song trất thủ song ấn chưởng thâu quyền

13. Chuyển thân trắc sanh thoái trắc thân án thủ đàn kiều xung quyền

14. Liên hoàn xung quyền khuyên thủ thâu thức

Thiệu bài Tầm kiều theo Lương Quang Mãn:

1. Khai thung mã

2. Song giao tiễn

3. Bài chỉ

4. Tầm kiều

5. Lan kiều thủ

6. Đơn bàng thủ

7. Song bàng thủ

8. Tam không thủ

Tiêu chỉ

Bài Tiêu chỉ áp dụng nguyên lý "Dĩ công vi thủ" và "Dĩ đả vi tiêu". Những kĩ thuật mới là Quải tranh, Trắc thân vấn thủ, Thượng hạ sạn thủ, Khuyên cát thủ, Thượng hạ canh thủ... và bộ pháp Khấu bộ. Riêng thế đánh chỏ, chi phái Hương cảng chỉ có một đòn (chỏ đánh chéo từ trên xuống), sau Diệp Chuẩn thêm hai thế khác: Phê trửu (chỏ đánh ngang) và Cập chửu (chỏ đánh chéo từ dưới lên) lấy từ chi phái Quảng Đông.

Bài còn dẫn nhập nguyên lý "dùng eo phát lực" và "lực quán chỉ". Và có tên là Tiêu chỉ vì sử dụng rất nhiều thế Tiêu chỉ thủ (thế xỉa bằng đầu ngón tay)

Thiệu bài Tiêu chỉ theo Diệp Chuẩn:

1. Mã khai bán bộ chi Nhị tự kiềm dương mã

2. Giao thoa thân thủ giao thoa bát thủ cổn thủ thâu quyền

3. Nhật tự xung quyền khuyên cát thủ thâu quyền

4. Chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ thâu quyền

5. Khẩu bộ chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ hạ lộ sạn thủ

6. Phục thủ thoát thủ thâu quyền

7. Chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ

8. Phục thủ thoát thủ thâu quyền

9. Chuyển thân thượng hạ canh thủ phục thủ thoát thủ thâu quyền

10. Trắc thân vấn thủ chẩm thủ chuyển thân phục thủ thoát thủ thâu quyền

11. Tiêu chỉ thủ chuyển thân thượng lộ sạn thủ phất thủ thoát thủ thâu quyền

12. Cầm nã thủ trừu chàng quyền ấn chưởng thâu quyền

13. Tam cúc cung đại huýnh hoàn thủ

14. Liên hoàn xung quyền khuyên thủ thâu quyền

Thiệu bài Tiêu chỉ theo Lương Quang Mãn:

1. Khai thung mã

2. Song giao tiễn

3. Bài chỉ

4. Cập trửu

5. Quải trửu

6. Phê trửu

7. Nhị đồng thủ

8. Dương thủ

9. Tháp chuỳ

10. Bái Phật

Niêm thủ và niêm cước

Phương pháp niêm thủ (tay dính nhau) phát triển phản xạ tay đôi, môn sinh nhập nội vừa tiếp tay đối phương là tìm được sơ hở, tức thì tấn công. Chủ đích là đạt tới trình độ hai tay đánh đỡ không cần suy nghĩ (tâm ứng thủ). Tại Việt Nam, phương pháp có tên là "Niêm thủ".

"Niêm đơn thủ" (tập niêm thủ một tay) được dạy sau bài Tiểu niệm đầu. Đơn niêm thủ kết hợp theo một chu kì những thế Thân thủ, Phục thủ, Chánh chưởng, Chẩm thủ, Nhựt tự quyền, Bàng thủ, và chú trọng sự chuyển biến giữa hai thế Thân và Bàng thủ.

"Niêm song thủ" bắt đầu với Bàng thủ và tiếp với phương pháp "Nhất phục nhị" để cuối cùng tới niêm thủ tự do, áp dụng nguyên lý "Bất truy thủ", "Tá lực xảo đả", "Tiêu đả đồng thời", "Tá lực phản đàn, khiêu kiều sang sông", " Án đầu ngật vĩ, "Lại lưu khứ tống, suý thủ trực xung"...

Trong phương pháp "Niêm cước", hai người đứng trên một chân, dùng chân kia chạm nhau, tạo sơ hở bằng những đòn móc chân (Khẩu thoái) để rồi tấn công bằng những thế đá của môn phái.

Mộc nhân thung


Công thủ phản biến thể hiện rõ trong bài này. Bài còn chủ luyện lực, kết cấu của mộc nhân buộc người tập phải biết dùng lực mới làm rung chuyển thân của mộc nhân. Toàn bài của chi phái Hương Cảng gồm 140 thế, sau Diệp Vấn giảm lại còn 116 thế, trong đó 16 thế cước của môn phái ( thật sự là 8 thế nhưng dùng bên trái và bên phải). Đặc biệt hai thế Thập tự thoái và Tiệt tảo thế ngược lại với tất cả thoái cước khác, dùng chân sau để đá.

Theo Lương Đĩnh, tám thế cước là: Trực đăng thoái, Hành sanh thoái, Tà đá tất thoái, Thập tự thoái hay Hoành sái thoái, Tiệt tảo thoái, Khẩu đàn thoái, Tà đá cước thoái, Hoành đà tất thoái.

Bài còn phát triển nguyên tắc "tam giác". Bài Mộc nhân thung chi phái Quảng Đông có hơn 160 động tác.

Lục điểm bán côn

Cây côn sử dụng trong môn phái thuộc trường côn, dài ít nhất 2 thước rưỡi. Bộ pháp bao gồm Tứ bình mã và Tí ngọ mã là những bộ pháp thực dụng trong những môn phái tỉnh Quảng Đông, khác hẳn với những thế tấn đặc biệt của quyền thuật Vịnh Xuân.

Theo Lương Đĩnh, bảy thế côn căn bản là: Thương, Khuyên cái, Thiêu, Bát, Trửu, Đàn và Bán già.

Côn pháp tuy giới hạn về thế căn bản nhưng được hỗ trợ bởi nguyên tắc "Tuỳ địch chi biến nhi biến", "Dĩ vô chiêu thắng hữư chiêu" và phương pháp "Niêm côn".

Phương pháp "Niêm côn" tương tự như "Niêm thủ", hai côn giao nhau chuyển động theo "Khuyên côn", từ đó ta tìm hay tạo sơ hở, kiềm chế hay đánh rơi côn đối phương để tiến nhập tấn côn bụng, ngực, cổ họng hay màng tai địch thủ bằng những thế "Tiêu long thương", "Bán già",...

Bát trảm đao


Đao sử dụng trong bài thuộc loại Hồ điệp song đao (song tô). Bài chia ra tám đoạn, mỗi đoạn phân tách một thế đao chính. Như côn pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí địch để nhập nội an toàn kết thúc trận đấu. Diệp Vấn chỉ dạy bài bát trảm đao cho bốn người đệ tử. Hiện nay, nhiều bài đao khác nhau mang tên này, khó phân biết được bài nào truyền lại từ Diệp Vấn.

Theo Diệp Vấn, tám đoạn bài Bát trảm đao là :

1/ Đao thức,

2/ Lập trảm đao,

3/ Than trảm đao,

4/ Song canh đao,

5/ Cổn bàng đao,

6/ Nhất tự đao,

7/ Vấn đao,

8/ Quải đao.

Ngoài những bài nêu trên, Vịnh Xuân quyền có nhiều phương pháp luyện tập phụ thuộc bổ túc: đá Tam tinh thung, đánh bao cát,...

Lịch sử Vịnh Xuân quyền hỗn hợp nhiều truyền thuyết từ nguồn gốc khác nhau, cần xét lại trong khuôn khổ khác. Chi phái của Diệp Vấn phổ biến hơn những chi phái khác. Vịnh Xuân quyền sử dụng một số giới hạn đòn thế đơn giản, nhưng hữu dụng. Là một phái chuyên cận chiến nên đã phát triển tới mức độ cao phương pháp "Niêm thủ thính kình" và nguyên tắc "mượn lực địch để phản công". Riêng Lục điểm bán côn tuy không phải là một vũ khí dùng đánh gần, nhưng không vượt ra ngoài lý thuyết đã dựng lên một nền tảng vững chắc cho môn phái.


(Sưu tầm từ tài liệu của chú Jacques Nguyễn)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên