[Tìm hiểu] Võ cổ truyền Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Đỗ Việt
(doviet)

Thành viên danh dự
Xin được gửi đến mọi người bài sưu tầm giới thiệu về Võ thuật cổ truyền Việt Nam - Di sản truyền thống thượng võ, bất khuất của dân tộc ta.

Con người nguyên thủy từ thời Cổ Ðại, sinh sống dựa trên thu lượm, nhặt hái các thức ăn có sẳn ở thiên nhiên và săn bắt thú rừng là chủ yếu. Những động tác, cách thức rình rập, rượt đuổi đánh giết dần trở thành quen thuộc hàng ngày.

Tiếp đến là những trường hợp phải xữ trí trong quan hệ giữa người và vật trong săn bắn, giữa người và người để tự vệ, để chiến đấu gìn giử các vật thực do thành quả lao động, hoặc quyền sở hữu miếng đất, khoảnh rừng đang sinh sống.

Tất cả các động tác, các cách thế đó, từ đơn giản đến phức tạp, đã là cội nguồn của các đòn thế, bài bản của các trường phái võ thuật trên thế giới. Qua quá trình gian khổ dựng nước và giử nước, từ thời khai nguyên dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, giử yên bờ cõi, bảo vệ sự toàn vẹn
lảnh thổ.

Người dân Việt trưởng thành từ vùng đất châu thổ sông Hồng đã tự hình thành, phát triển và đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về kỷ thuật chiến đấu cá nhân và những cách thức, sách lược trong vận dụng và huy động lực lượng quân sự vào cuộc chiến đấu tập thể.

Kỷ thuật chiến đấu cá nhân, cơ sở cho một đội quân tự vệ quốc gia đó chính là nguồn gốc sâu xa, đích thực của một nền võ học cổ truyền cổ truyền, phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam anh hùng, bất khuất.

Nước Việt là một vùng đất hẹp, người thưa, ở sát cạnh một quốc gia phong kiến phương Bắc to lớn, luôn chực chờ cơ hội để thôn tính và đồng hóa thành một châu huyện của họ.

Một ý thức quốc gia độc lập, tự chủ và một truyền thống dân tộc bất khuất, một tinh thần thượng võ cao độ đã hình thành một cách sâu sắc trong huyết thống của người dân đất Việt anh hùng thể hiện qua những cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ ngoại xâm: "Muốn thoát ách nô lệ lầm than cơ cực, nhục nhã thì phải chiến thắng kẻ thù xâm lược".

Trước những đòi hỏi luôn luôn cấp bách và thiết thực cho vận mệnh đất nước như thế, hơn ai hết, người Việt luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo những cách đánh riêng biệt, độc đáo,phù hợp với đặc điễm của đất nước và con người với trình độ phát triển kỷ thuật, sinh hoạt xã hội và kinh tế nhất định. Những phương cách chiến đấu đủ sức đương đầu, ngăn chận bước chân xâm lược tàn ác, bạo ngược của ngoại bang.

Vó ngựa hung hãn của đoàn kị binh Mông cổ ngạo nghễ giày xéo một cách man rợ bao lãnh thổ từ Âu sang Á, lập nên một đế quốc rộng lớn, menh mông từ bờ biển Hắc hải đến bờ biển Thái bình Dương, nhưng rồi đã phải quị ngã ở dãy đất nhỏ bé này.

Câu chuyện tưởng chừng như hoang đường, nhưng đó đã là sự thật!

Và sự thực đó đã được kiên quyết khẳng định khi đoàn quân bách chiến bách thắng Mông Cổ quay lại tiến công phục thù lần thứ 2 và lần thứ 3, mỗi lần quay lại là một lần lớn hơn, mạnh hơn, nhưng cuối cùng đã phải nuốt hận và bỏ chạy lấy thân một cách nhục nhã, thãm thương.

Người dân đất Việt anh hùng đã dõng dạt nói lên lời quyết chiến, quyết thắng, chấp nhận mọi hy sinh, mất mát. Những chiến công hiển hách, lẫy lừng đó đã là của toàn dân.

Với ý chí sắt thép "Sát Thát" và với những cách đánh dũng mãnh, mưu trí, đoàn chân đất đã ngoan cường chiến đấu và giành lấy những chiến thắng oanh liệt, viết lên những trang sử vẽ vang trong lịch sử hơn 4 ngàn năm lập quốc kiêu hùng của dân tộc Việt Nam.
 
[Tìm hiểu] Bình Định gia

Võ cổ truyền Bình Định
Nguồn gốc và đặc trưng
Nếu đến thăm đất Qui Nhơn quê hương của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ, bạn sẽ có dịp được thưởng thức những buổi biểu diễn của môn phái võ cổ truyền Bình Định (CTBĐ) với những động tác uyển chuyển, nhanh nhẹn, nhưng cũng đầy khí chất dũng mãnh, quật cường của các bài quyền, bài binh khí, đặc biệt là bài quyền Ngọc Trản, bài roi (côn) Thái Sơn nổi tiếng đã đi vào lịch sử với câu ca dao:

"Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền"

Võ Bình Định phát triển sâu rộng trong quần chúng không chỉ có "nam nhi" mà cả "phái yếu" cũng luyện rèn võ nghệ và đã có sức thu hút mãnh liệt, trở thành món ăn tinh thần của người dân Bình Định. Đặc biệt khi có hoạ ngoại xâm thì lập tức mọi người tập luyện võ nghệ để chiến đấu chống quân thù. Rõ nét nhất là trong thời Tây Sơn và trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp xâm lược, võ CTBĐ không những rèn luyện thể lực, tính dũng cảm cho quân đội và nhân dân, mà còn được áp dụng khá thành công vào binh pháp, vào phép dùng binh, vào sách lược, chiến lược quân sự, nhất là trong cách đánh cận chiến.

Để nghiên cứu làm rõ nguồn gốc và đặc trưng của võ CTBĐ, một đề tài khoa học đã được Sở Thể dục - Thể thao Bình Định tiến hành từ hơn 2 năm nay nhằm sưu tầm, thu thập những thông tin, tư liệu qua những người thật, việc thật, qua các địa danh, chứng tích của các hoạt động võ nghệ ở nhiều giai đoạn lịch sử rồi từ đó tổng hợp, phân tích, minh chứng cho một câu hỏi: Võ CTBĐ có đặc điểm khác biệt nào so với các dòng võ khác?

Nguồn gốc võ CTBĐ

Từ thế kỷ XV trở đi, cùng với việc tiến về phía Nam của người Việt cổ, nhiều dòng họ đã đến Bình Định khai hoang, lập ấp. Các cư dân đã tiếp nhận và thích nghi với nhiều yếu tố của nền văn hoá địa phương, tạo nên tư chất và cốt cách của con người ở vùng đất mới Bình Định, nơi hội tụ, kế thừa truyền thống thượng võ của dân tộc.

Người Bình Định vừa có phẩm chất cao quí của cư dân vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ với các đức tính: mộc mạc, cần cù, giản dị, sáng tạo, nhân ái, kiên cường, dũng cảm, vừa mang sắc thái của địa phương: tính khảng khái, hào hiệp, tinh thần thượng võ. Theo Đại Nam nhất thống chí: Người Bình Định tính tình trầm, gan dạ, thích làm việc nghĩa. Người học thức phần nhiều nho nhã, trung hậu. Đồ mặc, đồ dùng giản dị, mộc mạc, không ưa văn hoa. Ngày rảnh việc hay bày hát tuồng, múa võ.

Bình Định luôn gợi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam niềm cảm tình sâu sắc về một vùng đất thượng võ lâu đời, với hồn thiêng sông núi đã hun đúc nên khí chất anh hùng bất khuất, làm nên bao sự tích oanh liệt, góp phần tô thắm vào trang sử vàng dân tộc.

Quá trình hình thành và phát triển

Dựa vào điều kiện lịch sử, căn cứ vào các tiêu chí: mức độ qui mô phát triển võ, trình độ võ nghệ, tính chất giai cấp, mục tiêu phục vụ của võ nghệ trong từng giai đoạn, đề tài lấy mốc thời Tây Sơn làm trung tâm vì đây là thời điểm đỉnh của võ CTBĐ.

Trước thời Tây Sơn (từ khoảng năm 1600), võ CTBĐ còn ở dạng sơ khai, hình thành chủ yếu dựa trên các thao tác lao động và sử dụng công cụ lao động hàng ngày .

Đến thời Tây Sơn, bắt đầu có sự giao lưu, hoà nhập giữa các dòng võ và quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều võ quan, võ sư nổi tiếng. Võ CTBĐ thời Tây Sơn được sử sách ghi nhận là thời kỳ hưng thịnh và phát triển rực rỡ nhất, được xây dựng thành hệ thống võ học, được đưa vào hệ thống thi cử, đào tạo tướng sĩ, được nghiên cứu và áp dụng triệt để, sáng tạo trong quân sự, trong chiến đấu, phục vụ chiến trường và khuyến khích mở trường dạy võ khắp nơi.

Võ CTBĐ thời Tây Sơn là sự kết tinh và hoà quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau (của người bản địa, võ từ Bắc hà vào v.v.) tạo nên sức mạnh tổng hợp, chắt lọc tìm ra cái tinh tuý nhất để bồi đắp, bổ sung vào kho tàng võ học chân truyền của dân tộc.

Sau thời Tây Sơn, mặc dù khi lên ngôi, Nguyễn ánh đã tiêu diệt mọi thành quả của nhà Tây Sơn nhưng võ CTBĐ vẫn có khả năng tiềm ẩn và sức sống mãnh liệt, "võ vườn" vẫn được bí mật truyền dạy trong các nhà chùa hoặc các bìa rừng, vẫn được nhiều người tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, viết sách lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các dòng võ nước ngoài, chủ yếu là võ Thiếu Lâm (Trung Hoa) và nhiều môn võ như quyền Anh, Judo, Karatedo, Teakwondo... đã phát triển khá mạnh ở Bình Định nhưng vẫn không thể lấn át được võ CTBĐ bởi vẫn giữ được những đặc điểm độc đáo của nó.

Đặc điểm độc đáo của võ CTBĐ

Về khía cạnh võ thuật, võ CTBĐ thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn, chỉ và thân).

Về võ lý, võ CTBĐ vận dụng triệt để học thuyết âm - dương, lấy phép ngũ hành và phép bát quái làm nguyên lý cơ bản của "Song thủ ngũ hành vi bản", "Lưỡng túc bát bộ vi căn" là cơ sở võ lý cho luyện tập bộ tay và bộ chân trong võ CTBĐ: Tấn pháp trong bát quái và Thủ pháp trong Ngũ hành, có sự phối hợp cả hai phương diện ngoại công và nội công.

Về võ đạo, còn gọi là cái đạo của người học võ. Ngoài những đức tính mà con người đề cao trong rèn luyện đạo đức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, võ đạo còn thể hiện ở các mặt truyền thống: thượng võ, chống ngoại xâm; uống nước nhớ nguồn; trọng nhân nghĩa...

Về nội dung, võ CTBĐ vô cùng phong phú, đa dạng nhưng tựu trung có 4 nội dung cơ bản là: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí, luyện tinh thần. Quyền còn gọi là thảo bộ hay quyền tay không, bao gồm Cương quyền và Nhu quyền. Võ tay không chia thành 4 nhóm: Võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu. Binh khí được dùng trong võ CTBĐ bao gồm binh khí dài và binh khí ngắn. Loại binh khí rất cơ bản được lưu hành khá phổ biến ở Bình Định là côn (tiếng địa phương gọi là roi) với nhiều "phách roi" độc đáo chỉ có ở võ CTBĐ: "Đâm so đũa", "Đá văn roi", "Phá vây", "Roi đánh nghịch"... Nói về tận dụng vũ khí thô sơ chống giặc, Bình Định có "Bài kiếm 12" nổi tiếng gồm 12 động tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình thành một cách ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ, được đưa vào luyện tập và thực hành chiến đấu đạt hiệu quả cao trong các lực lượng vũ trang và bán vũ trang ở địa phương.

Trong các bộ môn về quyền thuật, "Ngọc Trản" là bài quyền tiêu biểu của võ CTBĐ, trải qua thời gian, nó vẫn sáng chói như một "chén ngọc" với những bí quyết võ công vô giá. Để thực hành được một cách nhuần nhuyễn, phải tính đến công sức luyện tập cả về thể chất và ý thức nhằm tạo được sự thống nhất thành một ý niệm duy nhất, như tính thuần khiết của viên ngọc. Đó chính là bí quyết khổ luyện của lối quyền âm - dương trong Ngọc Trản công.


(Quốc Trân)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: [Tìm hiểu] Bình Định gia

VÕ HỌC BÌNH ĐỊNH

Mảng vui Hương Thủy, Ngự Bình
Ai vô Bình Ðịnh với mình thì vô
Chẳng lịch bằng đất kinh đô
Nhưng Bình định không đồng khô cỏ cháy
Ba dòng sông chảy
Bảy dãy non cao
Biển Ðông sóng vỗ dạt dào
Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh...

Câu ca dao trên là bức tranh phác họa miền Ðất Võ, xứ Bình định. Ðó là miền đất cách Kinh thành Huế 407 cây số về phía đông nam, có ba mặt núi non hiểm trở. Phía tây dựa lưng vào dãy Trường sơn trùng điệp, phải qua đèo An khê dốc đứng, vượt sông Ba rồi lên đèo Măng giang mới tới được vùng Tây nguyên. Phía bắc có dãy Thạch tấn nối từ Trường sơn ra tận biển, ngăn cách hai tỉnh Quảng ngãi và Bình định, chỉ còn thông nhau qua đèo Bình đê. Phía nam có dãy Nam sơn, còn gọi là núi Bình san, với các ngọn như hòn Ông, hòn Bà (cao 1100 mét), hòn Am, hòn An tượng, ngăn cách Bình định và Phú yên. Muốn vào nam phải vượt đèo Cù mông. Phía đông giáp biển, trải dài 100 cây số. Bờ biển lại gập ghềnh, lồi lõm với nhiều cửa như Thiện chánh, Cà công, Hà ra, Phú thứ, Ðề gi, Thị nại.

Bình định có hai con sông lớn chắn ngang. Phía bắc là sông Lại giang, còn gọi là Lại dương, bắt nguồn từ hai vùng núi An lão và Kim sơn, đổ ra biển qua cửa An giũ. Phía nam cũng có một sông tương xứng: sông Côn, chia làm ba nhánh chảy vào đầm Thị nại.

Ngoài ba dãy núi và hai sông chính, Bình định còn nhiều nhánh núi tẻ ra từ dãy Trường sơn và có sông La tinh nằm vắt ngang giữa tỉnh. Núi, sông xen kẽ với đồng bằng, tạo cho miền này một địa hình phức tạp.

Các nhà phong thổ học nhìn cuộc đất Bình định như một cái ngai vàng khổng lồ. Tay vịn phía tả là dãy Thạch tấn. Tay vịn phía hữu là dãy Nam sơn. Lưng dựa là dãy Trường sơn, mặt quay về hướng đông lồng lộng trời cao biển cả. Rải rác đó đây là những ngọn tháp Chàm còn sót lại. Ở huyện Phù cát có tháp Phúc Lộc tục gọi là Phốc Lốc. An nhơn có tháp Cánh Tiên. Tuy phước có chùm tháp Bánh Ít, tháp Thanh trúc ở Bỉnh lâm, tháp Long triều ở Xuân mỹ. Qui nhơn có tháp Ðôi. Bình khê có tháp Thủ thiện và chùm tháp Dương long. Những tháp cổ cao vút lên nền trời, trông như những cây bút khổng lồ "ghi tiếng anh hào vào mây xanh".

Với bốn mặt núi sông biển vây phủ, lại thêm thiên tai bão lụt thường xuyên, người dân miền này muốn sinh tồn phải cần thích ứng với miền đất hiểm trở, đầy bất trắc. Ðấy là nhân tố để cho võ nghệ Bình định nẩy nở. Rồi ngành dệt phát triển, nghề chạm cẩn tinh vi, lại có những đặc sản như bánh tráng, bún Song Thằng, nón Gò Găng, gốm Chợ Gồm, ngói Phú phong... Hải sản Bình định thì quá dư dả, cần phải thông ra ngoài, tìm thị trường tiêu thụ hoặc trao đổi:

Ai về nhắn với nậu nguồn

Măng le gởi xuống, cá chuồn gởi lên
(Ca dao)​
Thời trước buôn bán với "nậu nguồn" là quan trọng hơn cả. Lượt lên mang cá khô, mắm, muối. Chuyến về chở măng le, trầu nguồn, rễ nài. Vốn một lời mười. Tổ phụ của Nguyễn Nhạc là Hồ Lang, chuyên nghề buôn bán trầu nguồn. Ðến thời Hồ Phi Phúc, rồi Nguyễn Nhạc cũng nối nghiệp cha ông. Số người buôn bán hàng chuyến rất đông. Chở hàng ra Quảng, vào Nam, lên Tây nguyên đều có cả. Vì vậy võ nghệ cần được phổ biến và phát huy để hộ tống hàng hoá vượt đèo, qua sông, vừa chống chỏi với mãnh thú, vừa đề phòng nạn trộm cướp dọc đường hoặc ngay tại nhà. Không những đàn ông mà ngay cả đàn bà, trẻ con cũng phải học võ hộ thân và bảo vệ tài sản, đã trở thành một truyền thống:

Ai về Bình định mà coi

Con gái Bình định múa roi, đi quyền
(Ca dao)​
Tuy vậy, dòng chảy của Võ học Bình định cũng có những thăng trầm, qua các giai đoạn sau đây:

THỜI KỲ MỞ MANG (1470-1558)

Năm Canh Thìn (1470), Hồng Ðức nguyên niên, vua Chiêm là Trà Toàn đem quân đánh phá đất Hóa châu, và sai người sang Tàu cầu viện nhà Minh. Vua Lê Thánh Tôn tự cầm quân, đem đại binh 20 vạn quân đánh Chiêm thành, phá được kinh đô là thành Ðồ Bàn (Vijara) và chiếm đất đến đèo Cù mông. Từ đấy, miền nầy được sát nhập vào đạo Quảng nam, đặt tên là phủ Hoài nhơn gồm ba huyện là Bồng sơn, Phù ly và Tuy viễn.

Dân các tỉnh Bắc kỳ, nhất là người Hà đông và các tỉnh miền bắc Trung phần vào đây lập nghiệp. Họ đến lắp vào chỗ trống vì có một số người Chiêm thành đã rút về phía nam. Ðể sinh tồn, họ góp nhóp vốn liếng võ nghệ của cố hương, pha trộn với các thế võ của dã thú, của gà đá... rồi sửa đổi, sàng lọc, ứng chế cho hoàn toàn thích hợp với hoàn cảnh, địa thế của quê hương mới. Ðầu tiên, hai thế võ được thông dụng là lối đánh bằng tay chân gọi là quyền và lối đánh bằng cây gọi là roi. Họ dùng khúc cây vừa làm đòn gánh vừa là vũ khí hộ thân. Gánh, có thể chịu sức nặng gấp ba lần trọng lượng của mang xách mà vẫn đi được xa. Ðòn gánh làm bằng gốc tre già, vừa chắc vừa dẻo, tiện cả hai mặt: gánh thì êm vì đòn nhún theo nhịp đi; đánh lại bền vì cây roi không bị gãy hay giập bể. Ðó là những năm tháng dài, hình thành một nền võ thuật mới mẻ, độc đáo, được cả nước quen gọi là võ Bình định.

THỜI KỲ PHÁT TRIỂN (1558-1771)

Từ cuối năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận hoá, lập nên xứ Nam Hà, cho đến năm Tân Mão (1771) Tây Sơn khởi nghĩa. Trong ngót hai thế kỷ, võ Bình định đã tiến một bước dài, phát triển đầy đủ các môn binh khí và đi vào nề nếp. Sự kiện chàng Lía xảy ra trong thời kỳ này còn lưu lại một bài vè dài 1336 câu, chia làm 6 đoạn, đã phản ánh phần nào tình trạng võ nghệ ở Bình định lúc bấy giờ.

Kết hợp nội dung bài vè và lời truyền tụng của dân chúng về cuộc đời của Liá, nhân vật tiếng tăm ấy có tên thật là Võ văn Ðoan, nhưng người đời quen gọi thân mật là chú Lía, quê nội ở huyện Phù ly nay là Phù mỹ, cha mất sớm, Lía theo mẹ về quê ngoại tại làng Phú lạc, tổng Thời hòa, huyện Tuy viễn, sau là thôn Phú lạc, xã Bình thành, quận Bình khê (nay đổi huyện Tây Sơn). Nhà nghèo, mẹ thường đau yếu, Liá lại còn nhỏ không làm ra tiền để nuôi mẹ. Nhiều lần Lía đến các nhà phú hộ xin bát cơm thừa hay xin được họ thuê mướn, nhưng bị từ chối và còn bị mắng nhiếc thậm tệ. Lía tự nhủ: "Dốc lòng cố giữ lòng thành, Mà trời chẳng giúp phải đành lòng tham" (vè chú Lía) nhỏ nhặt sắn khoai để cứu sống mẹ qua cơn ngặt nghèo.

Một hôm, Lía vào trộm gà vịt của một nhà phú hộ, bị bắt qủa tang, họ trói và đánh đập tàn nhẫn trước khi giải cho hương chức để chịu một trận đòn thừa chết thiếu sống khác. Từ đấy Lía nuôi trong lòng mối hận thù kẻ giàu có và bọn cường hào ác bá.

Có một hương sư, thương cho tình cảnh của Lía, bèn mướn chăn trâu. Ngày ngày Lía thả trâu ăn cỏ trên các sườn đồi. Nhân có các võ sư thường đem môn sinh đến mé núi dạy võ, Lía ghé mắt học lóm và tiếp thu rất nhanh, thấy đâu nhớ đó. Nhờ có sức mạnh phi thường, thêm năng khiếu về võ nghệ, lại thông minh sáng tạo, một hôm thấy con cá lóc nhảy từ dưới thấp lên ruộng cao, Lía học được ngay:

Lía ta thấy vậy tức cười

Khen con cá lóc vô hồi tài ba
Chớ chi cá lóc dạy ta
Học theo miếng đó, thiệt là mang ơn
và chịu khó tập luyện thành thạo:

Nhảy cao như Lía thiệt tài

Nóc nhà nhảy khỏi ai ai cũng nhường
Từ ấy bọn chăn trâu trong vùng tôn Lía làm "vua", chỉ có thằng Mướp không chịu phục, muốn đấu võ với Lía, ai thắng mới chính thức lên ngôi vị:

Mướp ta cầm một khúc cây

Ðánh nam đỡ bắc múa may loạn trào
Nhưng hắn không đủ sức chống đỡ ngọn roi khốc liệt

Ðường côn toàn vẹn trăm bề

Múa lên giông tố tiếng nghe vù vù
nên Lía đã lỡ tay đập vỡ đầu thằng Mướp chết ngay tại chỗ.

Lía hoảng sợ, bỏ vào rừng trốn biệt. Bọn lục lâm từng nghe danh Lía, bèn mời về sơn trại. Sau đó Lía cầm đầu một đảng cướp nổi tiếng. Nhưng Lía chỉ đánh cướp những nhà giàu có mà gian ác hay những nhà của bọn tham quan ô lại. Nếu chủ nhà biết điều, nộp tiền của và không chống cự, Lía chỉ lấy hai phần ba của cải, một phần để lại cho chủ. Tài sản cướp được, Lía đem về sơn trại một nửa, nửa kia phân phát cho dân nghèo trong vùng. Lía cấm đàn em không được sách nhiễu dân chúng, cấm chận đường cướp giật bừa bãi hoặc thu tiền mãi lộ. Ðối với bọn cường hào có thành tích hà hiếp dân đen, Lía cho thủ hạ trừng trị làm gương. Nhờ thế tuy là tướng cướp, Lía vẫn được dân chúng ủng hộ và che giấu. Chính quyền địa phương tuy tốn nhiều thì giờ và công sức mà vẫn không dẹp được đảng cướp của Lía. Các nhà giàu trong tỉnh lo sợ, bèn mướn võ sư canh giữ tài sản và tập luyện võ nghệ cho gia nhân, tạo cho tỉnh nhà một số đông người rành võ nghệ và gây thành phong trào học võ.

Nhưng rồi Lía cũng chán đời thảo khấu, nhất là biết được mẹ già qua đời vì buồn phiền về Lía, Lía buồn bã giã từ sơn trại ở vùng Phú phong huyện Bình khê, đi về mạn bắc định tìm đến một nơi xa lạ, sống đời lương thiện. Thế nhưng, việc võ nghệ là nghiệp chướng đeo đuổi mãi. Trên đường ra Quảng ngãi, Lía phải qua Truông Mây dài độ vài cây số, hai bên mây rừng bao phủ dày đặc. Truông Mây, còn gọi là Hóc Sấu, nằm trên hai thôn, đầu bắc là Phú thuận, đầu nam là Vĩnh hòa, thuộc Tổng Hạ, huyện Bồng sơn phủ Hoài nhơn (còn có tên là phủ Qui nhơn và Qui ninh), nay thuộc xã Aân đức, huyện Hoài ân, tỉnh Bình định. Ðịa thế Truông Mây rất hiểm trở, phía đông và đông nam gặp nhánh sông Kim sơn chảy từ nam ra bắc, quanh năm nước xanh lè như màu lá, phía tây núi non trùng điệp và có hòn Núi Một tách ra, sừng sững như chiếc bình phong. Nơi đây Lía bị một bọn cướp chặn đường nên phải ra tay. Hàng chục tên cướp ngã gục. Chúng hoảng sợ, vội phi báo với chủ trại là cha Hồ và chú Nhẫn. Lại một phen Lía phải tỉ thí với hai tên đầu sỏ toán cướp:

Cự đương một đánh với hai

Tả xung hữu đột bụi bay mù trời
Gặp ngọn roi thần của Lía, bọn chúng phải bái phục:

Lía càng sung sức hoành hành

Cha Hồ chú Nhẫn thất kinh đuối rồi
Và rước về sơn trại rồi nhường chức thủ lãnh cho Lía.

Trong thời kỳ này đã có những cao thủ thuộc giới nữ lưu:

Mụ Mân khoảng độ bốn hai

Làu thông võ nghệ ít ai sánh bì
Ðến nỗi trình độ võ như cha Hồ chú Nhẫn hiệp sức lại vẫn không thắng nổi:

Phút thôi Hồ, Nhẫn cả hai

Ðuối tay kéo chạy như bay khác nào
Nhưng khi gặp đường roi của Lía, mụ Mân không thể áp đảo được:

Lía ta bình tĩnh đối đang

Mụ Mân tuy giỏi khó toan vẫy vùng
Rồi Lía dùng độc chiêu để hạ địch thủ:

Cầm chừng mụ đánh một hồi

Lía gạt đao gãy, đá bồi một chân
Và cũng từ ngày được tôn làm chủ soái Truông Mây, Lía đã ra lệnh cho thủ hạ phải triệt để áp dụng tôn chỉ của mình. Truông Mây không còn là chỗ cướp bóc bừa bãi khách bộ hành nữa mà trái lại còn bảo vệ người qua đường khỏi bị ác thú hãm hại. Nhờ vậy đảng cướp được dân chúng có cảm tình, được nhiều người gia nhập và tiếng đồn về Lía vang dội khắp vùng:

Lía ta nổi tiếng anh hào

Sơn hà một góc thiếu nào người hay
Bạc tiền thừa đủ một hai
Chiêu binh mãi mã càng ngày càng đông
Làm cho bốn biển anh hùng
Mến danh đều tới phục tùng chân tay
Mục tiêu đánh cướp của Lía nhằm vào những:

Kẻ nào tàn ác lâu nay

Lía sai cướp của đoạt tài chẳng dung
Nhà giàu mấy tỉnh trong vùng
Thảy đều kinh sợ vô cùng lo toan
Nhất nhì những bậc nhà quan
Nghe chàng Lía dọa kinh hoàng như điên
Nhà nào nhiều bạc dư tiền
Mà vô ân đức, Lía đều đoạt thâu
Có binh hùng tướng mạnh, Lía cho sửa sang sơn trại thành đồn lũy, luyện tập đàn em thành thạo các môn quyền, roi, đao, kiếm, siêu, thương, cung, ná...

Lía nay ở chốn sơn trung

Ngày đêm luyện tập ung dung chén nồng
Từ một đảng cướp, Lía đã tạo thành một lực lượng vũ trang có tổ chức, biết tự túc tự cường:

Lâu la mấy vạn tụ đông

Võ rừng làm rẫy vun trồng bắp khoai
Triều đình phái một đội quân đông đảo đến đánh dẹp

Truyền cho mười vạn binh hùng

Dưới cờ đại tướng binh nhung lên đàng
Lía đã đón quan binh bằng chiến thuật bất ngờ, nhanh như một đường roi bí hiểm:

Lâu la kén đủ năm ngàn

Thình lình cướp trại đánh ngang quân trào...
Ðại tướng thoát trận thoát nàn
Về trào chịu tội mất thành binh tan
Lần này, không thể xem thường Lía như đám giặc cỏ, triều đình phải cử một tướng lĩnh tài ba:

Ðô đốc võ nghệ vẹn toàn

Quân binh hùng dũng chiến tràng đua tranh
Lía bèn giục ngựa ra thành
Quyết cùng đô đốc giao tranh so tài
Ðôi bên xáp chiến cả ngày
Bất phân thắng bại khen thay anh hào
Nhưng rồi Lía không làm sao giữ nổi thành trong thời gia dài:

Tính toan thành khó giữ nào

Bởi chưng quân ít không sao chống kình
Lía ngầm muốn tính bỏ thành
Ngặt vì binh tướng trào đình phủ vây
Lía đã dùng ngón võ tuyệt vời để thoát thân:

Cơn nguy chuyển hết sức thần

Dùng miếng "cá lóc" giậm chân nhảy liền
Quân trào vây kín khắp miền
Lía vọt ra khỏi rất nên kỳ tài
Trên đây là những câu trích trong vè Chú Lía cho thấy võ học Bình định ở thời kỳ này đã thịnh hành và đóng vai trò then chốt trong chiến đấu.

Chàng Lía là một Robin Hood của Bình định. Triều đình đã dẹp yên đảng cướp ở Truông Mây, nhưng tình cảm của dân chúng đối với chú Lía mãi mãi đi vào văn học:

Chiều chiều én liệng Truông Mây

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành
THỜI KỲ CỰC THỊNH (1771-1802)

Từ năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa ở Gò Tô đất Tây sơn đến năm Nhâm Tuất (1802), vua Quang Toản bị bất ở huyện Phượng nhãn tỉnh Bắc ninh, nền võ học Bình định mở ra một kỷ nguyên mới. Ðó là võ Tây Sơn.

Tam kiệt Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc (?-1793) anh cả, Nguyễn Huệ (1753-1792) anh thứ, và Nguyễn Lữ (?-1788) em trai út, người làng Kiên mỹ đất Tây sơn, sau này là thôn Kiên mỹ, xã Bình thành, huyện Bình khê (nay đổi huyện Tây sơn).

Họ Nguyễn Tây Sơn nguyên là họ Hồ, dòng dõi Hồ Qúy Ly. Oâng tổ bốn đời là Hồ Phi Khanh ở huyện Hưng nguyên tỉnh Nghệ an. Năm Aát Tỵ (1655), Trịnh Nguyễn giao tranh lần thứ năm, quân Nguyễn tấn công Nghệ an. Hồ Phi Khanh cùng một số dân chúng bị quân Nguyễn bắt đem vào phủ Qui ninh huyện Tuy viễn để khai hoang. Oâng đến ở làng Bằng châu (nay thuộc xã Ðập Ðá huyện An nhơn) được họ Ðinh đỡ đầu, gây dựng. Ðời con là Hồ Lang, dời về làng Phú lạc xã Bình thành. Ðời cháu là Hồ Phi Phúc, dời qua làng kế cận là Kiên mỹ. Nơi đây, ba anh em Tây Sơn ra đời, trước theo họ cha, sau đổi ra họ mẹ là họ Nguyễn.

Lúc nhỏ, anh em Tây Sơn được học chữ Hán với thầy giáo Hiến, một bậc tài danh bất mãn vì chế độ thối nát, nạn Trương Phúc Loan chuyên quyền, tham tàn.

Sau đó, anh em Tây sơn học võ với võ sư Ðinh Văn . Nhưng thường gọi là ông Chảng (hoặc Chẳng?), người làng Bằng châu. Thầy võ là người bộc trực, gan dạ và ngang ngạnh nhất vùng, chẳng hề kiêng nể bọn cầm quyền. Oâng tự phong "Chảng chảng ngang thiên". Câu ví von của người đương thời "Ngang quá ông Chảng" nay đã trở thành tục ngữ. Ba anh em được thầy yêu qúy, dạy cho nhiều thế võ bí truyền. Thấy được sự lợi hại của võ Bình định, tam kiệt Tây Sơn đã đem võ thuật vào chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa và phát huy võ học Bình định đến mức cực thịnh.

Trong binh đội Tây Sơn, mỗi chiến sĩ là một võ sĩ. Sự huấn luyện quân đội, cơ bản là tập võ nghệ. Người lính phải biết sử dụng tất cả, hoặc một số các binh khí truyền thống sau đây:

1. Quyền: lối đánh võ bằng tay chân, còn gọi là thảo bộ. Quyền gồm nhiều thảo bộ, chẳng hạn như : thảo bộ Phượng Hoàng, Tứ Hải, Thiền Sư, Ngọc Trản, Thần Ðồng, Lão Mai, Ðộc Thọ...Hễ quyền giỏi thì roi cũng giỏi. Vì vậy quyền là môn võ tối cần. Quân Tây Sơn đã dùng chiến pháp sở trường này trong khi xung phong giáp lá cà, thanh toán chiến trường.

2. Roi: lối đánh võ bằng gậy, còn gọi là côn. Roi không nên lớn quá hoặc nhỏ quá, phải vừa cỡ tay nắm người sử dụng thì đường roi mới mạnh và nhanh. Có hai loại: roi trường và roi đoản. Roi trường là roi trận, dài khoảng 2,50 mét, đầu lớn là đốc roi, đầu nhỏ là ngọn roi. Người sử dụng roi trường ngồi trên ngựa và chỉ đánh một đầu. Roi đoản là roi đấu, dài "tề mi" tức là ngang lông mày người sử dụng (chừng 1,60 mét). Roi đấu cầm ở giữa thân roi nên có thể đánh cả hai đầu. Chẳng hạn đầu roi bổ xuống như trời giáng khiến đối thủ lo chống đỡ , nhưng đó chỉ là cú đánh hư. Trong lúc ấy, nhanh như chớp đốc roi thúc mạnh vào hạ thế đối thủ, đó mới là cú đánh thực. Ngày xưa, các võ sĩ thường vắt vai một khăn lông to và dài, gặp khi bất trắc, có thể dùng khăn thế roi, gọi là roi nhuyễn tiên, không phải là để đánh mà để "vung roi" che mắt đối thủ rồi xông vào hất tung binh khí.

3. Song sĩ: hai cây gỗ cứng kẹp dọc cẳng tay, ló ra ở hai đầu. Khi đấm hay thúc cùi chỏ thì đầu nào của song sĩ cũng có thể ấn sâu vào cơ thể của đối thủ.

4. Ðao: để chém và đâm. Nếu đao có lưỡi bè ra rất lớn thì gọi là đại đao.

5. Kiếm: gồm độc kiếm và song kiếm, lưỡi dài nhưng không quá 1 mét.

6. Siêu: giống như đao, nhưng cán dài. Thế võ kết hợp giữa kiếm và roi.

7. Thương, giáo, mác, lao đều có cán dài, dùng để đâm, đánh và phóng.

8. Xà mâu, đinh ba, bừa cào đều có cán dài nhưng đầu có nhiều nhánh, đường võ chậm chạp, ít thông dụng.

9. Lăng, khiên: tròn dẹp, có tay nắm ở tâm điểm; dùng để che đỡ khi lâm trận.

10. Song chùy: hình cầu bầu dục, xẻ răng cưa như cạnh khế, có cán nắm, dùng để đánh, cũng ít sử dụng.

11. Dây xích bằng sắt dùng để quất, lợi thế như một cây roi.

12. Cung, ná, nỏ dùng để bắn tên khi đối thủ còn ở xa.

Một đặc điểm của võ Tây Sơn là mỗi thế võ đều có bài thiệu đi kèm, tức là phần lý thuyết được diễn thành thơ có vần, có điệu cho dễ đọc, dễ nhớ. Người học võ, phải thuộc lòng bài thiệu, đọc đến đâu múa đến đó, lý thuyết ăn khớp với thực hành. Lối học võ này rất tiện cho việc luyện tập nhiều người cùng một lúc, được áp dụng trong trường huấn luyện quân đội của Tây Sơn.

Thời ấy còn sáng chế ra điệu trống trận Tây Sơn. Người đánh, cùng một lúc sử dụng nhiều trống, tối đa 12 cái, và phải dùng thế võ côn quyền mới đánh được. Ðánh bằng dùi cả hai đầu, gọi là roi trống, vừa đánh cả hai bàn tay, cổ tay, cùi chỏ, vai... làm cho tiếng trống phát ra những âm thanh khác nhau, nghe rất hùng tráng. Lúc ra trận, dùng hai trống lớn, đánh theo võ nhạc trận, âm thanh vang xa, dồn dập, khích động.

Chiến thuật của Tây Sơn là áp đảo đối phương từ tầm xa đến tầm gần. Xa thì có đại bác đặt trên mình voi. Khi cách mục tiêu chừng 100 mét thì dùng súng trường. Gần thì đến lượt cung nỏ, rồi hỏa hổ. Cuối cùng là xung phong cận chiến, dùng các thế võ để giải quyết chiến trường theo nguyên tắc "nhất nhân địch quần nhân".

Như vậy, đội quân Tây Sơn không cần đông mà cốt ở tinh và dũng cảm. Binh đội gọn nhẹ, di chuyển nhanh chóng, thích hợp với lối tác chiến thần tốc. Ðánh nhanh đánh mạnh, hư thực không rõ, bất ngờ thọc sâu vào kẽ hở của địch quân. Chiếm mục tiêu thì dùng tượng binh làm lá chắn, vừa là pháo đài di động cho bộ binh tiến lên. Ðó là kỹ thuật tác chiến của Tây Sơn, ảnh hưởng bởi bản chất con nhà võ.

Tương truyền các tướng Tây Sơn đều là những tay võ xuất chúng. Nguyễn Huệ sở trường về roi. Nguyễn Lữ xuất sắc về côn quyền, đã sáng chế ra Hùng Kê quyền, lấy từ các thế võ của gà đá. Võ văn Dũng rất giỏi về đao, người đời có câu truyền tụng

Phá sơn trung tặc, dị

Thắng Văn Dũng đao, nan
(Phá được giặc trong núi thì dễ, thắng được ngọn đao của Văn Dũng thì khó)
Ðặng văn Long (có sách chép là Mưu) lại quán thông cả cương quyền (ngạnh công) lẫn miên quyền (nhuyễn công) với đôi tay mạnh và cứng như sắt nên người đời thường gọi là Ðặng thiết tí. Bùi thị Xuân thì không ai bì kịp về môn kiếm.

Tóm lại, võ Tây sơn là võ truyền thống của Bình định đã được tập hợp và tinh luyện để đưa vào quốc phòng. Võ trở thành chiến lược độc đáo của Tây Sơn, thời huy hoàng nhất của võ học Bình định.

THỜI KỲ ẨN MÌNH (1802-1867)

Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Aùnh dẹp nhà Tây Sơn và lên ngôi vua, xưng đế hiệu là Gia Long. Không những nhà vua trả thù dã man đối với Tây Sơn mà còn có cả một kế sách lâu dài, nhằm tận diệt tất cả những gì có liên quan đến Tây Sơn. Vì vậy võ Tây Sơn không còn được lưu hành nữa. Các nhà võ rút lui vào bóng tối, chỉ âm thầm truyền dạy cho con cháu. Các bài thiệu cũng phải dấu trong trí nhớ và chỉ truyền miệng trong phạm vi gia đình. Ðiệu trống Tây Sơn im bặt trong những ngày lễ hội đông người. Thời kỳ này kéo dài suốt các triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và đầu đời Tự Ðức. Vì thế nền võ học Tây Sơn đã bị thời gian làm mai một rất nhiều.

THỜI KỲ TRUNG HƯNG (1867-1924)

Từ khi vua Tự Ðức lên ngôi (1847), quân Pháp luôn luôn tìm cách gây hấn với nước ta để có cớ xâm chiếm. Năm 1858, liên quân Pháp và Tây ban nha đánh chiếm bán đảo Sơn trà, Ðà nẵng. Năm 1859, thành Gia định thất thủ. Năm 1861, mất Ðịnh tường (Mỹ tho), đảo Côn lôn và Biên hòa. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là Vĩnh long, An giang, Hà tiên.

Trước tình thế khẩn trương, cần tăng cường quân đội để bảo vệ những phần đất còn lại. Ðối với Tự Ðức, đề phòng Tây Sơn không còn là việc thiết thực nhưng họa xâm lăng của Pháp thì sờ sờ trước mắt. Vì thế năm 1867, nhà vua cho thành lập trung tâm tuyển chọn võ quan ngay trên miền đất võ. Ðó là trường thi Hương võ Bình định tại thôn An thành, tổng Thời đôn, huyện Tuy viễn phủ An nhơn, nay là thôn An thành xã Nhơn lộc huyện An nhơn và chỉ cách trường thi Hương Văn (tại Hòa nghi, xã Nhơn hòa) vài cây số xuyên qua các thôn Trường cửu, Quang châu dọc theo hữu ngạn nam phái sông Côn.

Vốn sẵn truyền thống yêu thích võ nghệ, nay được nhà vua mở trường thi, tuyển chọn nhân tài, cách mạch võ ẩn tàng hơn sáu mươi lăm năm qua, giờ đây bùng lên trổ hoa kết trái. Các lò võ ở Bình định mọc lên như nấm. Những đêm trăng, trong sân nhà hay trên dãy gò hoang vắng, tốp năm tốp ba, võ sinh miệt mài tập luyện.

Rồi kinh đô thất thủ (1885), vua Hàm Nghi bôn đào và xuống chiếu Cần vương. Võ Bình định đã góp phần vào việc chống Pháp. Lãnh tụ phong trào Cần vương ở Bình định, anh hùng Mai Xuân Thưởng, là một người văn võ song toàn. Trong bài Ðiếu Mai Nguyên Súy (Mai xuân Thưởng), Nguyễn Bá Huân, một danh sĩ đương thời, đã hết lòng khâm phục:

Ðan tâm chỉ vị cứu lương dân

Hoành sóc ngâm thi hữu kỹ nhân
Nhất phó hung khâm hoành vũ trụ
Tam niên cầm kiếm định phong trần...
Tống Phước Hổ dịch:

Lòng son chỉ muốn cứu lương dân

Vung giáo, ngâm thi mấy kẻ bằng
Một tấm lòng trung trùm vũ trụ
Ba năm đàn kiếm sạch phong trần
Dưới cờ khởi nghĩa của Mai nguyên soái, ở Bình khê có một dòng võ mà cả ba thế hệ gồm hàng trăm võ sĩ, võ sinh đã theo thầy đứng trong hàng ngũ nghĩa quân. Ðó là lò võ Lê Thượng Nghĩa, sư tổ của Hồ Tá Quốc. Hồ Tá Quốc đã ca tụng tay kiếm lợi hại của thầy trong việc cứu nước, qua bài tặng Lê công Thượng Nghĩa:

Lão sư thân thủ nhược du long

Lẫm liệt tu mi khí lực hùng
Tích nhật Cần vương đồng tá quốc
Tây trù trảm tận hiển hùng phong
Ðào Văn dịch:

Nhớ thầy dáng tựa rồng bay

Ðường gươm nhát kiếm râu mày xứng danh
Theo vua vì nước quên mình
Dẹp tan lũ giặc đinh ninh lời nguyền
Trong bài Trường Uùc sơn quan đại chiến hậu, hựu đại thắng ư Cẩm Văn thôn hữu cảm (cảm xúc sau khi đánh lớn trên ải Trường úc, lại thắng lớn ở thôn Cẩm văn), sư tổ Lê Thượng Nghĩa cũng đã nói rõ, thắng lớn là nhờ áp dụng võ thuật vào chiến thuật:

Binh nhung hào kiệt vũ Ngô câu

Xung đột trùng vây trảm tặc đầu
Trường úc, Cẩm văn tề báo tiệp
Nghĩa binh thanh giá chấn toàn châu
Việt Thao dịch:

Diệt thù, hào kiệt múa gươm thiêng

Xông phá vòng vây chém giặc liền
Trường úc, Cẩm văn đều thắng lớn
Nghĩa quân lừng lẫy khắp trong miền
Tướng Ðặng Ðề, cũng người quận Bình khê (tức huyện Tây sơn), một tay võ nghệ nổi tiếng, đã chỉ huy mặt trận Thủ thiện, cho quân xung phong cận chiến, có trống trận yểm trợ tinh thần y như đạo quân Tây Sơn ngày trước, ông viết:

Thủ thiện thôn trung bề cổ động

Nghĩa binh phấn dũng vũ đao thương...
Việt Thao dịch:

Thủ thiện, trong thôn trống trận rền

Nghĩa quân dũng cảm giáo vung lên
Năm 1908, làng võ Bình định lại một lần nữa góp phần chống Pháp trong phong trào Kháng thuế tại tỉnh nhà. Các võ sĩ ở An vinh và An thái tham gia rất đông. Họ lãnh trách nhiệm trừng trị bọn tay sai của Pháp và những tên thổ hào dựa vào giặc để nhiễu hại dân lành. Căn cứ vào các châu bản triều Duy Tân trong quyển Phong Trào Kháng Thuế Miền Trung năm 1908 của Nguyễn Thế Anh (xuất bản tại Sài gòn năm 1973) thì ở huyện Bình khê có Hà Khuê, Hồ Cường, Lê Lý, Lê Hữu, Lê Thức, Võ Nghiệp... đã lùng kiếm các viên chức đấc lực của chính phủ Bảo hộ để trừng trị, tiêu biểu có tên Vinh và Giao bị nịch sát. Ở vùng An vinh (Bình Khê) và An thái (huyện Tuy viễn) có Nguyễn văn Khải lý trưởng An vinh, đã chỉ huy toán bắt cóc bọn tay sai cho giặc, tiêu biểu có tên Uẩn đền tội, xác thả trôi sông. Ơû huyện Phù cát có Nguyễn Hoành đã tổ chức ám sát hai tên gian ác là Bá và Tường do phủ phái tới. Ơû huyện Bồng sơn có Ðỗ Dương, Nguyễn Ðiềm, Phạm Quế, Phan Thuần đem thủ hạ khoảng 50 người cầm đao côn đến huyện đường kháng cự với lực lượng đàn áp. Ngoài ra, toán võ sĩ còn thi hành bản án tử hình đối với thường dân đã tham tiền làm do thám hay chỉ điểm cho giặc, như trường hợp nịch sát tên thợ Cẩn để làm gương.

Khoảng năm 1920, cả hai tỉnh Bình định và Phú yên mất ăn mất ngủ vì nạn cướp Dư Ðành. Võ sĩ các phủ, huyện Bình khê, An nhơn, Tuy phước, Phù cát được quan tỉnh điều động vào việc bắt cướp. Dư Ðành người làng Kiên ngãi, xã Bình thành huyện Bình khê, giỏi võ nghệ và có sức mạnh phi thường. Hắn có thể kẹp nách một con bò nghé, nhẹ nhàng như bồng một đứa bé. Người đương thời ví Dư Ðành "sức đương Hạng Võ, mạnh kình Trương Phi". Dư Ðành cầm đầu một toán cướp 11 tên. Hựu (quân sư), Phỉ, Cao, Ðen... toàn là những tên cướp tên tuổi. Chỉ có tay roi Hồ Ngạnh ở Thuận truyền là Dư Ðành né tránh, còn Bảy Lụt cũng là một tay quyền nổi tiếng ở An vinh, bị Dư Ðành và đồng bọn phục kích đánh bất tỉnh để cảnh cáo làng võ đang tìm bắt chúng:

Dư Ðành sức mạnh quá trâu

Vùng lên đánh ngã cả xâu triều đình
(Ca dao)​
Triều đình khiển trách quan tỉnh, tỉnh nạt xuống huyện. Quan huyện đổ cáu trút lên đầu làng xã. Khổ cho đám dân đinh phải canh phòng nghiêm nhặt suốt ngày đêm, lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm mà vẫn không tìm ra tung tích bọn cướp. Tình cờ, Dư Ðành bị bắt ở vùng Dương an, huyện Tuy phước, lúc đang ngủ say dưới lòng tảng đá hàm ếch, thuộc núi Phước an. Người ta phải lập thế dùng ba khúc danh mộc "Kiềng kiềng ba khúc cán ngay yết hầu" (vè Dư Ðành) và có súng bắn thị uy, Dư Ðành mới chịu bó tay.

Xét cho cùng, thời kỳ trung hưng đã trải dài trên nửa thế kỷ, nhưng làng võ Bình định không thể có lại cảnh huy hoàng rực rỡ như thời Tây Sơn. Tuy vậy võ học Bình định thời kỳ này cũng đã phục hưng được ý hướng tốt đẹp là dạy võ, học võ để ứng thí, cứu nước và giúp đời.

THỜI KỲ NGOẠI NHẬP (1924-1945)

Từ xưa Bình định đã có câu truyền tụng: "Roi Thuận truyền, quyền An vinh", và "Trai An thái, gái An vinh" là những địa danh thuộc tỉnh, đã phát tích những dòng võ nổi tiếng và nối nghiệp cho đến bây giờ. Thôn Thuận truyền thuộc xã Bình thuận, quận Bình khê. Thôn An vinh thuộc xã Bình an, cùng huyện. Còn An thái xưa là một thị tứ, nằm trong thôn Mỹ thạnh, xã Nhơn phúc, huyện An nhơn.

"Roi Thuận truyền" trước xa nữa không rõ ông tổ là ai, nhưng đến đời ông Ba Ðề thì truyền cho Hồ Ngạnh. Hồ Nhu là tên thật của Hồ Ngạnh, sinh năm 1891, mất năm 1976, thọ 85 tuổi. Oâng nguyên quán thôn Háo ngãi, xã Bình an, huyện Bình khê, trú quán ở Thuận truyền, xã Bình thuận cùng huyện. Cha là ông Ðốc Năm, một võ quan của triều Nguyễn. Mẹ cũng là con nhà võ. Ngay từ lúc bé, ông đã được cha mẹ dạy võ gia truyền. Lớn lên, ông học roi của cao sư Ba Ðề, học nội còng của ông Ðội Sẻ, tiếp đến học roi của ông Hồ Khiêm. Ðường roi kết hợp tinh hoa của nhiều thầy, lại thêm nội công nên cứng cáp và sâu hiểm vô cùng. Từ roi thế, roi đấu, roi chiến đến roi trận, ông đều tinh thông và độc đáo. Khoảng năm 1932, tiếng tăm ông đã vang dội khắp bốn tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú. Nghe danh, học trò đến thọ giáo rất đông. Con trai chết sớm, ông truyền nghề cho cháu nội, nay là võ sĩ Hồ Sừng. Học trò lớp lớn có ông Mười Mỹ (sinh năm 1912) ở Trường úc xã Phước nghĩa huyện Tuy phước được riêng dạy ngón độc chiêu bí truyền. Học trò lớp sau có Ðinh văn Tuấn ở Qui nhơn, đang độ sung sức, nối nghiệp làm vẻ vang cho lò võ Thuận truyền.

"Quyền An vinh" có từ lâu, nhưng cũng chỉ biết từ đời ông Hương mục Ngạc. Lò võ này còn có ông Năm Nghĩa, cũng là bạn đồng môn đồng khóa, nhưng sau lại chuyên về roi. Hương mục Ngạc học quyền Bình định rồi học thêm quyền Tàu của ông Khách Bút. Sở dĩ ông nổi tiếng là nhờ tổng hợp được nhiều nguồn võ khác nhau, tạo nên tay quyền xuất sắc nhất trong làng võ Bình định đương thời. Oâng có ba người con là Bảy Lụt, Tám Cảng (nữ) và Chín Giác đều tinh thông võ nghệ. Oâng dạy nhiều học trò, có người nổi tiếng như Hai Tửu. Bảy Lụt chẳng những xuất sắc về võ thuật mà còn gan dạ và có sức mạnh đáng kể, với tay không có thể vật ngã một con trâu đực đang sung sức. Bảy Lụt truyền nghề cho Phan Thọ. Sau này Phan Thọ còn học thêm võ trận Tây Sơn với ông Sáu Hà nên đã tiếp thu được cả tinh hoa quyền An vinh từ mạch võ Hương mục Ngạc lẫn võ chiến của Tây Sơn. Hiện nay lò võ Phan Thọ ở thôn Thủ thiện huyện Bình khê vẫn đông học trò dù ông nay đã vào tuổi thất tuần.

An thái cũng có những dòng võ nổi tiếng mà câu ca dao nói đến Hội Ðổ Giàn tại chùa Bà ở vùng này đã đề cập:

Tiếng đồn An thái, Bình khê

Nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo
Nhưng đến năm 1924, một biến cố xảy đến cho làng võ Bình định nói chung và dòng võ truyền thống của làng An thái nói riêng. Ðó là sự xuất hiện của môn phái quyền Tàu. Người sáng lập ra môn phái này là ông Tàu Sáu, tên thật là Diệp Trường Phát, sinh năm 1896 tại An thái. Tuy là người Tàu nhưng dòng dõi ba đời đều ở An thái, bà nội và mẹ ông đều là người Việt. Ơû quê mẹ, gia đình và bản thân Tàu Sáu đã hấp thụ tinh thần thượng võ nên khi được 13 tuổi, ông được gửi về Tàu để học võ từ những cao sư Bắc phái Thiếu lâm. Sau 15 năm ròng rã tầm sư học võ, ông Tàu Sáu lúc bấy giờ đã 28 tuổi, trở lại An thái, mở trường dạy quyền Tàu . Ông dạy võ gần 50 năm, môn đệ rất đông, không bao lâu phái quyền Tàu Thiếu lâm của ông đã rải khắp miền đất võ và ở An Thái . Có người vì thế sửa lại câu truyền tụng từ xưa ra "roi Thuận truyền, quyền An thái".

Dân Bình định đến với lò võ Tàu Sáu, có người vì xuất thân chuyên về quyền Tàu như Ðào Hoành, Hải Sơn; có người chỉ để bổ túc cho tay roi võ truyền thống được cứng cáp thêm như Mười Mỹ.

Trong thời kỳ này, ngoài võ Thiếu lâm của Tàu Sáu còn có võ Thái cực đạo, võ quyền Anh cũng xâm nhập làng võ Bình định và được người Pháp nâng đỡ để giảm bớt ảnh hưởng của võ truyền thống. Chính phủ Bảo hộ thường tổ chức những cuộc đấu võ đài đến chết mới thôi. Cảnh tượng ghê rợn, trên đài có một cỗ quan tài để sẵn. Các lò võ cố luyện cho gà nhà những cú đánh tàn bạo, độc hiểm để thủ thắng càng nhanh càng tốt, vì thế gây nên sự thù hằn, hiềm khích giữa các lò võ. Ðó chính là mục đích "chia để trị" của thực dân. Tuy nhiên vẫn có những nhà võ ý thức được điều đó. Họ khước từ những cuộc thách thức tranh tài, chỉ đóng cửa truyền võ để khỏi mất dòng và để tự vệ.

THỜI KỲ TRẦM LẶNG (1945 đến nay)

Cuộc chiến kéo dài 30 năm với vũ khí tối tân; côn, quyền, gươm, giáo không còn tính cách quyết định cho cuộc chiến nữa. Số người học võ để đi thi đã chấm dứt từ lâu. Học võ để phòng cướp hay làm mưa làm gió như Dư Ðành cũng không còn. Hội Ðổ giàn, tục Tranh Heo đã mai một từ khi khói lửa lan tràn. Số người học võ tuy dần dần giảm bớt nhưng tinh thần thượng võ đã trở lại với ý nghĩa chân chính.

Trong ý nghĩa tìm về cội nguồn, tưởng nhớ đến người sáng lập võ Tây Sơn, năm 1960, nhân dân toàn quận Bình khê đã chung sức lập xong đền thờ Tam Kiệt Tây Sơn tại nền đình cũ đã bị phá hủy thời Việt minh. Nguyên khuôn viên ấy là vườn nhà của gia đình ba anh em Tây Sơn. Vua Thái Ðức (Nguyễn Nhạc) lên ngôi, cho xây dựng thành một nhà từ đường khang trang. Khi Gia Long diệt Tây Sơn, ra lện san phăûng ngôi nhà. Sau dân làng lập ngôi đình làng Kiên mỹ tại đó và bí mật thờ Tam Kiệt Tây Sơn.

Ðền thờ Tây Sơn có ba gian. Gian giữa thờ Quang Trung Hoàng đế. Hai gian bên thờ vua Thái Ðức và Ðông Ðịnh vương Nguyễ Lữ. Trước sân đền đặt tượng bán thân của vua Quang Trung và dựng bia ca tụng ngài.

Cũng từ năm 1960, hằng năm cứ vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán, tỉnh Bình định lại tổ chức trọng thể lễ Ðống đa. Trong ngày lễ hội có biểu diễn võ trận và trống trận Tây Sơn. Người xem hội từ các nơi đổ về đông nghẹt đường.

Năm 1972, hội Võ thuật Bình định được thành lập, thành phần sáng lập viên gồm có: các võ sư Hà Trọng Sơn, Huỳnh Liễu, Lý Xuân Tạo, Nguyễn Nghè, Nguyễn Thông, Nguyễn văn Thành, Thanh Hoàng, Thành Nở, Xuân Sơn Quảng và ba huấn luyện viên là Lý Thành Nhân, Nguyễn Thành Công, Xuân Trường Tịnh. Thanh Hoàng có tên thật là Nguyễn Bính, sinh năm 1935, người thôn An phú xã Phước lộc, huyện Tuy phước được bầu làm Tổng thư ký. Tôn chỉ của hội là bảo tồn và phát triển võ Bình định. Hoan nghênh các phái võ khác hội nhập vào làng võ Bình định làm phong phú thêm cho nền võ học tỉnh nhà; nhưng cương quyết ngăn chặn các môn võ ngoại lai đang muốn đồng hóa võ truyền thống.

Một điều quan trọng là từ năm 1972 hội võ thuật Bình định được thành lập với đầy đủ các môn võ của Bình định. Trước đó chỉ có Phân cuộc Quyền thuật Bình định được thành lập mà thôi và trực thuộc vào Tổng cục Quyền thuật Sài gòn.

Lại nữa, võ Bình định cũng được phổ biến rộng rãi qua các võ đường ở Sài gòn và các tỉnh, như võ đường Sa Long Cương ở Sài gòn do sư trưởng Trương Thanh Ðăng người Bình định tổ chức, dạy cả võ Bình định lẫn võ Thiếu lâm.

Thời kỳ này có những nhà sư nổi tiếng về võ Bình định như thượng tọa Bửu Thắng, tuổi ngoài 80, trụ trì chùa Quang Hoa huyện Tuy phước, là tay roi chiến thượng thặng; sư Hạnh Hòa, khỏang ngũ tuần, trụ trì chùa Long phước, huyện Tuy phước, một tay võ danh tiếng; sư chú Vạn Thanh, 30 tuổi, cũng ở chùa Long phước, tay roi tay đao đang thời kỳ sung sức.

Vào đầu thập niên 1970, một ngôi sao lóe sáng trên vòm trời võ học Bình định: nữ võ sĩ Thanh Tùng của miền sông Côn. Chưa ai thấy cô thắng trên võ đài hay từng tranh tài cao thấp với ai, người ta chỉ thấy Thanh Tùng ở điện thờ Quang Trung dịp lễ Ðống Ða biểu diễn các bài quyền như Lão Mai Ðộc Thọ hay bài roi nhụ Tấn Nhất Ô Du là đã đủ khiếp.

Xét cho cùng, điều ấy là lẽ dĩ nhiên. Thanh Tùng là con nhà võ, đời đời nối nghiệp và thừa hưởng các ngón bí truyền của một dòng võ cao thủ. Ông nội của Thanh Tùng là một tay roi quỉ khiếp thần kinh, người đồng thời và xứng tài với Hồ Ngạnh. Thân sinh cô vẫn nối nghiệp nhà, giữ vai trò đứng đầu hàng võ tại địa phương. Rồi đến Thanh Tùng, tuy là gái, cô vẫn tiếp nối thừa hưởng tinh hoa của con nhà võ.

Học võ thì phải học luôn cả thuốc võ để tự chữa trị những chấn thương do đánh võ gây nên. Tuy nhiên trong trường hợp thương tích quá nặng thì phải tìm đến các thầy thuốc võ chuyên môn. Họ cũng trong đội ngũ làng võ Bình định, vì phải xuất thân từ những lò võ danh tiếng mới học được các bài thuốc bí truyền. Một số danh sư về thuốc võ như : võ sư Hồ Ngạnh, Hoà thượng Huyền Ân trụ trì chùa Bích Liên huyện An nhơn, Lê văn Chương ở thị trấn Bình định, Minh Tân Phạm Hà Hải ở Qui nhơn... tiếc rằng Hồ Ngạnh và sư Bích Liên đã qua đời, nhưng trong làng thuốc võ Bình định còn biết bao danh sư khác nối tiếp được chân truyền.

Ngày nay, lớp người trên dưới 60 tuổi đang giữ vai trò nòng cốt cho làng võ Bình định, tuy không nhiều nhưng rải khắp nơi trong tỉnh. Ở Qui nhơn có Ðinh văn Tuấn, tác giả cuốn Võ thuật Cổ truyền Bình định; Kim Ðình gốc người Hoài nhơn; Nguyễn Lê Thanh. Ơû Bình khê có Hồ Sừng (cháu nội Hồ Ngạnh), Phạm Thi, Phi Long. Huyện Tuy phước có Thanh Hoàng (cựu Tổng thư ký hội Võ thuật Bình định) ở Cầu Gành, Hồng Khanh, Minh Tinh (con võ sư Xã Hào) ở Trường úc, Ðào văn Thanh ở Phước thuận và Trần Can ở ngả ba Diêu trì, cả hai đều thuộc mạch võ của Hà Trọng Sơn; nhà chùa thì có các sư Hạnh Hòa, Vạn Thanh ở chùa Long phước, huyện An nhơn có Lý Thành Nhân (con võ sư Lý Xuân Tạo) ở Ðập Ðá, Vũ Lê Cang. Huyện Phù cát có võ sư Trần Diễn. Và các huyện phía bắc là Phù mỹ có Kim Hòa, ở Hoài nhơn có Nguyễn văn Chức, Nguyễn Thành Tín...

Mạch võ Bình định như một dòng sông, lúc uốn khúc, lúc bằng phẳng, khi vơi khi đầy, nhưng với khí thế của đất trời "ba dòng sông chảy, ba dãy non cao, biển đông sóng vỗ dạt dào, tháp kia làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh", dòng chảy ấy không bao giờ dứt.



(Ðào Ðức Chương)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là "Võ trận"
Võ thuật cổ truyền Việt Nam được gọi là "Võ trận" với ý nghĩa là võ thuật để dùng trong chiến đấu chống giặc giử nước. Thể hiện đầy sinh động trong tính cách quyết chiến, quyết thắng : đó là một lối đánh tiêu diệt, dứt khoát một mất một còn, không khoan nhượng của cả một dân tộc để giử yên bờ cõi, bảo vệ biên cương Tổ quốc.

2/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện cho ý chí sắt đá, xả thân, vì nước quên mình của dân quân đất Việt
Cuộc kháng chiến hào hùng của dân quân nước Việt từ ngàn xưa trước một đối phương phương Bắc rộng lớn tựa như một hình tượng đầy sinh động sau đây:
" Nực cười châu chấu đá xe..."
Thế nhưng, những con người ở vùng đất châu thổ sông Hồng nhỏ bé đã chứng minh một sự thực oanh liệt, bao lần đậm nét trong những trang sử hào hùng của dân tộc:
"Tưởng rằng chấu ngã, ai ngờ xe nghiêng..."

Hiện thực đó chỉ có thể có được với một tinh thần thượng võ cao độ, đầy sức thuyết phục:
"Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
Ðem chí nhân để thay cường bạo..."

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô Ðại Cáo)

Và một truyền thống bất khuất, sắt đá:
"Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người..."
(Lời Bà Triệu Trinh Nương)​
Chấp nhận thử thách, đương đầu với gian khổ, mất mác đau thương. Người dân Việt đã chấp nhận hy sinh tất cả để giành lấy quyền sống tự do, độc lập cho đất nước:
"Ta thà làm quỷ nước Nam,
Còn hơn làm Vương đất Bắc..."

(lời của Tướng Trần Bình Trọng trong buổi tiệc đầu người nơi trại giặc)

Tất cả là thể hiện một đặc thù nổi bật nhất về ý chí quên mình, xã thân cho đại nghĩa dân tộc của Võ thuật Cổ truyền Việt Nam hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước.

3/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện thực sự cho tinh thần "Nhu" chế "Cương", "Ðoản" chế "Trường"
Trong thực tế chiến đấu, làm sao có thể lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh ?

Người dân Việt, lấy cá nhân mà xét, lấy tập thể mà tính, là yếu kém hơn nhiều so với các thế lực phương Bắc. Nếu chỉ thuần dựa trên ý chí và tinh thần mà không có được một sách lược đối phó thích hợp, một phương cách đối trị hữu hiệu, làm sao có thể ngăn cản được các âm mưu xâm lược thâm độc của giặc ngoại xâm ?

Dân tộc Việt Nam đã có được những kinh nghiệm quý báu qua thực tiển chiến đấu giành lấy quyền sống còn , cởi bỏ xiềng xích nô lệ ngoại bang với những thể hiện sáng tạo trong võ thuật cổ truyền, một trang bị không thể không có cho đoàn dân quân nước Việt, áp dụng linh động và triệt để 2 nguyên lý căn bản:

A. Nhu chế Cương
Vì yếu hơn nên không thể dùng "lực đối lực".
Dân quân nước Việt luôn luôn phải đối phó với một lực lượng quân sự phương Bắc đông đảo gấp bội, về chiến thuật cũng như chiến lược, vì ít hơn nên ta phải làm sao nhanh chóng giải quyết chiến trường, tiết kiệm sức lực, bằng cách luồn lách, tránh né, mềm dão, hư thực. Trong công có thủ, trong thủ đã tiềm ẩn thế tấn công vào nơi địch sơ hở, bỏ trống.

B. Ðoản chế Trường
Áp dụng cho cá nhân người chiến sỉ và cho cả tập thể lực lượng kháng chiến, chống giặc giử nước, người dân nước Việt luôn xử dụng những chiến thuật thần tốc, chớp nhoáng, không mất thì giờ và công sức để triệt phá sức tấn công của đối phương mà chỉ cần nhanh chóng tránh né, tiếp cận, khám phá những sơ hở nhất định của chúng để dứt khoát, dũng mãnh tấn công tiêu diệt ngay chính tiềm năng của sức tấn công ấy: đó là ý nghĩa của tinh thần dùng Ðoản chế Trường.

Võ thuật cổ truyền Việt Nam là những tinh hoa kế thừa bao kinh nghiệm xương máu và tim óc của tổ tiên bao đời: đó là một sự thực hiển nhiên không thể phủ nhận được và đừng bao giờ khinh suất coi thường.

Cùng với quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế với nước ngoài. Người dân Việt cũng luôn tìm hiểu và học hỏi những tinh hoa cốt lõi nhất của họ để có được những cách đánh năng động, sáng tạo và có hiệu quả nhất đối với giặc xâm lược:

- Học lấy cái hay của địch để có thể tìm ra được cách đánh thích hợp nhất chế ngự được địch, đó là cách "Dĩ độc trị độc" hoặc còn có thể gọi là "Gậy ông đập lưng ông".

- Dung hợp những điều hay của địch thành những kinh nghiệm quý báu của mình, giúp cho kho tàng truyền thống đất Việt thêm phong phú, đa dạng, nhưng vẩn luôn hài hòa thuần phác, đó là tinh thần của "Tri kỷ tri bỉ" (biết người biết ta trăm trận trăm thắng).

Võ thuật cổ truyền Việt Nam luôn thắm đượm tinh thần cao đẹp đó và đã thể hiện trọn vẹn bản sắc độc đáo, anh hùng của dân tộc.
Bề dầy lịch sử anh hùng hơn 4 ngàn năm dựng nước và giử nước cho phép chúng ta hiểu được như vậy và khẳng định tầm vóc vô cùng to lớn đó.

Ðừng bao giờ nhầm lẩn, chớ khi nào quên cội nguồn sâu xa đó.
Hãy ra sức giử gìn và kế thừa sao cho xứng đáng!
 
Re: [Tìm hiểu] Bình Định gia

Ngược dòng thời gian về những ngày đầu dựng nước, dân tộc Việt luôn phải học hỏi và tự rèn cho mình khả năng chiến đấu để tồn tại giữa môi trường thiên nhiên và chính trị đầy khắc nghiệt. Bên cạnh việc củng cố hành chính và quân sự, người Việt còn chú trọng tới khả năng chiến đấu cá nhân bằng tay không hoặc dùng binh khí, ở đây được hiểu chính là vỏ thuật.

Có thể phân loại võ cổ truyền Việt Nam làm bốn nhóm chính: bao gồm nhóm các võ phái Bắc Hà, Bình Định, Nam Bộ và các võ phái gốc Trung Hoa.
Nếu như Bắc Hà nổi tiếng với các môn vật cổ truyền thì ở dải đất miền Trung, võ Bình Định là một minh chứng cho quá trình tiếp thu tinh hoa võ học bên ngoài và phát triển theo phương thức đặc thù. Trong ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, thì người anh hùng áo vải của đất Tây Sơn- Nguyễn Huệ- được đời sau nhắc tới nhiều hơn cả với môn Nghiêm Thương, Tứ Môn Côn (Bài côn tứ tượng) và Tứ Môn Kiếm - những môn võ sử dụng binh khí rất đặc thù.

Tuy nhiên võ Bình Định không bó hẹp trong một vùng, một môn phái mà chia rộng thành nhiều chi phái như võ Tây Sơn hay còn gọi là Roi Thuận truyền, nổi danh với võ sư Hồ Ngạnh, sau này đã trở thành thầy võ của triều đình nhà Nguyễn. Bên cạnh đó còn các chi phái khác như võ phái An Thái, An Vinh, Tây Sơn nhạn, võ nhà chùa, Thanh Long võ đạo, Sa Long cương… Hầu như bất kỳ ai khi nói tới miền đất này đều biết tới hình ảnh của cô gái Bình Định múa roi, đi quyền mà niềm tự hào của họ chính là nữ tướng Búi Thị Xuân nổi tiếng với môn Tam Bộ Tuyết hoa Song kiếm và Song phượng kiếm.

Ngày nay, các võ đường của võ Bình Định mở trên khắp cả nước, trong đó Bình Định gia là môn võ cổ truyền chính thức được công nhận tại khu vực phía Bắc. Giới võ thuật miền Bắc biết tới lão võ sư Trần Hưng Quang với chức danh trưởng môn phái, song ít ai biết là ở tuổi 80, ông vẫn đang trực tiếp chỉ dạy các lớp học trò trên võ đường tại khu Thanh Xuân Bắc- Hà Nội. Hơn 30.000 môn sinh đã thụ nghiệp, luyện tập và cống hiến cho cuộc đời với 5 điều môn quy thấm nhuần tính thiện: “Một lòng kính thầy trọng đạo, coi đồng môn như ruột thịt…”.

Hơn 2.000 năm qua, người Việt Nam đã hấp thu được nét tinh túy trong nền võ học lừng danh thế giới của Trung Hoa và Tây Tạng. Tại Việt Nam, các môn phái võ Trung Hoa đã được tiếp nhận, song song tồn tại và cùng tương tác với nền võ học bản địa. Khó có thể nói một cách rõ ràng, môn võ nào còn giữ nguyên vẹn hình thể gốc gác ban đầu, bởi “phát triển” tất yếu gắn liền với “biến đổi”. Người Việt đã biết cách giản lược và chế tác thêm vào những đường nét võ của riêng mình cho phù hợp với thể trạng và tâm lý dân tộc. Nếu như những môn võ gốc Trung Hoa hoặc chuyên về dương cương, sử dụng sức mạnh, hoặc thuần về âm nhu, thiên về sự mềm mại, thì khi vào tới Việt Nam, đều được trung hòa theo chiều hướng thuần hậu, lấy chế ngự đối thủ làm mục đích, dùng trí thay cho dùng lực. Minh chứng cho vấn đề này là môn phái Vovinam, vốn được sáng lập bởi cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm 30 và chính thức ra mắt vào năm 1939. Đây là một hệ thống các chiêu thức sáng tạo từ vật kết hợp cùng võ cổ truyền, chú trọng các đòn thế căn bản như tấn, quyền, cước, chém, gạt… Trong giai đoạn 1960-1975, Vovinam đã được truyền bá khắp đất nước, đặc biệt tại miền Nam.

Điều đặc biệt nhất trong các bài võ cổ truyền Việt Nam là các bài thiệu viết bằng chữ Nôm gắn liền với từng đường nét võ. Đây là điểm khác biệt căn bản so với võ du nhập từ nước ngoài, bởi võ Trung Quốc hoặc Tây Tạng không có lời thiệu bằng thơ, mà chỉ có tên đòn thế, chiêu thức.

Về chiều sâu, võ học dựa trên căn bản nguyên lý triết học phương Đông như âm dương, bát quái, ngũ hành… để phát triển lý thuyết nội ngoại công. Tương tự như Trung Hoa, nhiều môn phái võ cổ Việt Nam thường sử dụng hình tượng của các loài thú để xây dựng quyền pháp. Từ những bước nhảy, bắt mồi, vồ dũng mãnh của hổ, từ sự nhanh nhẹn của loài khỉ, từ các cú mổ của mãng xà… võ cổ truyền đã cho ra đời môn Hổ quyền, Hầu quyền, Xà quyền… Những ai học Thiếu lâm tất sẽ biết Ngũ hình quyền là hệ thống các bài quyền long, hổ, báo, xà, hạc… song bên cạnh đó, võ Nhất Nam do võ sư trưởng môn phái Ngô Xuân Bính lập nên năm 1983 lại thiên về các đường quyền lắt léo của loài trăn. Môn võ này có phương châm là né tránh, đánh nhanh, đòn hiểm và hiệu quả cao. Thời cực thịnh của Nhất nam đã từng có hơn 5.000 môn sinh trên cả nước, song hiện giờ phong trào không còn được phát triển như xưa.

Việc gia nhập một môn võ phái cổ truyền nay không còn khó khăn như xưa. Trước kia, chúng ta thường nghe chuyện môn đồ xuất gia, tu hành trên núi cao, rừng sâu, và phải từ bỏ mọi vòng danh lợi…Giờ đây thanh thiếu niên có thể lựa chọn dễ dàng một môn phái nào đó và tập luyện ngay tại các trung tâm thể thao, câu lạc bộ. Vấn đề ở đây không phải là tập môn gì, bởi tất cả môn võ cổ truyền đều tập trung tại chữ tâm- đó là quay lại tính thiện căn bản của mỗi người. Vấn đề chính nằm ở chỗ: Bạn sẽ làm gì với gia tài võ học quý giá mà bao thế hệ đi trước đã lưu truyền tới ngày nay.
 
bài thiệu của võ việt

BÀI ROI THẦN ĐỒNG

Chống roi đứng thủ thần đồng
Bắt qua tả bạn đánh càng lưỡng biên
Bắt rồi lại trụ roi liền
Xây lưng đâm trái hãy liền đánh qua
Đánh rồi lao tới bôn ba
Thôi lao trở lại roi là đồng tân
Chống roi quỳ thế một chân
Quơ roi đánh tréo tựa thầy thét oai
Mộc liên cất gánh trên vai
Quơ roi mà đánh đánh rồi lại đâm
Đâm rồi lại đánh lật màng
Bước tới roi tống lưỡng long độc xà
Tống rồi cuốn gói nhảy ra
Nhảy hai bên chụp lập hòa triều công
Nhảy theo đâm tới thẳng song
Đánh qua bên hữu Kiều công trở về
Bàng tang một cái chỉnh ghê
Xây lưng đâm đánh lộn về hùng anh
Hình nhi thối tẩu lai tranh
Lưỡng biên phát thảo hai đầu mạnh thay
Phụng đầu kế ấy rất hay
Làm ông Lữ Vọng ngồi cây thạch bàn
Vít lên một cái rõ ràng
Đỡ trên gạt dưới tàn vân che đầu
Xây lưng đâm trái hay đầu
Phất cờ danh gọi thần đồng bái sư.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên