Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
CẢNH SẮC TUNG SƠN THIẾU LÂM TỰ
ÐỊA THẾ TUNG SƠN
Dãy núi Tung Sơn được liệt vào Ngũ Ðại Sơn một trong năm dãy núi lớn và danh tiếng nhất Trung Hoa. Tung Sơn được tọa lạc ở giữa miền trung thổ nước Trung Hoa, thuộc vùng đất phía Nam sông Hoàng Hà, và phía Bắc sông Dương Tử. Tung Sơn còn nằm ở giữa vùng giáp giới ba tỉnh: Phúc Kiến, Hồ Nam và Giang Tây. Cũng như thuộc vào phần đất Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, và trong địa giới hai huyện Tân Mật và Ðăng Phong, tỉnh Hồ Nam.
Dãy núi Tung Sơn có chu vi dài khoảng một trăm bốn mươi dặm (140), gồm có hai ngọn núi lớn: Thái Thất Sơn nằm ở hướng Ðông, và Thiếu Thất Sơn nằm về hướng Tây.
Ngọn Thái Thất Sơn cao khoảng hai ngàn tám trăm trượng (2,800) địa thế bí hiểm, với vách đá nhấp nhô, rừng cây âm u bao phủ um tùm dưới chân núi, đã làm nản chí những đoàn thám hiểm. Ðỉnh Thái Thất Sơn luôn luôn bị che phủ bởi những đám mây trắng xóa dầy đặc. Từ xa nhìn lên đỉnh, giống như một cái sọ người khổng lồ, được phủ lên những chùm tóc bạc trắng xóa. Cho nên đỉnh Thái Thất con được gọi là Hoa Cái Phong.
Về phía Bắc chân núi Thái Thất Sơn là Thạch Chung hồ, rộng khoảng trăm mẫu. Nước hồ soi mòn vào tận bên trong chân núi, tạo thành một hang động sâu rộng. Khi bầu trời yên lặng, nước mặt hồ trong suốt như thuỷ tinh. Những lúc gió lớn cuồng phong, từng đợt sóng bốc cao, đánh mạnh, ép nước hồ vào sâu trong hang động, gây nên những âm hưởng vang dội, như muôn ngàn tiếng đại hồng chung, ngân động khắp cả vùng rừng núi thiên hiểm. Tiếp theo, khi sóng nước rút ra khỏi hang, không khí bị dồn ép trong hang, đồng thời, cuốn theo, bật lên những tiếng vang rền rĩ, như oán như than, thật là buồn thảm!
Trái lại, ngọn Thiếu Thất Sơn chỉ cao độ tám trăm sáu mươi (860) trượng., phong cảnh tao nhã, địa thế thuận tiện di chuyển, chung quanh núi được bao phủ bởi rừng cây Thiết Mộc, một loại cây rắn chắc như sắt, bền bĩ, quí báu hiếm có, được lấy giống từ cây Tạng, do Ðạt Ma trồng ở Tung Sơn, dùng làm binh khí và vật dụng cho chùa Thiếu Lâm. Ðỉnh Thiếu Thất Sơn không có chóp núi, bằng phẳng, rộng rãi trên năm ngàn (5000) trượng vuông, là nơi tọa lạc của ngôi chùa cổ tích Thiếu Lâm. Theo thói quen, người đời thường gọi là Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, chon nên, hai tiếng Thiếu Thất ít được nhắc nhở đến.
Ở giữa đường mòn từ Thiếu Thất Sơn sang Thái Thất Sơn có Lộng Nguyệt Hồ, sâu khoảng bốn trượng, nước hồ trong suốt, hồ hình tròn, vào những đêm trăng sáng, đứng trên đỉnh Thiếu Thất nhìn xuống mặt hồ phản chiếu giống như cả một vừng trăng to lớn, rơi rụng bên đường. Do đó, người ta gọi là Lộng Nguyệt Hồ. Hồ này con là nơi tập luyện "Thủy Công" cho các môn đồ võ Thiếu Lâm.
Từ chân núi Thiếu Thất Sơn về huớng Nam, khoảng hơn một dăm đường, có Lạc Nhạc Ðầm, rộng độ mười mẫu vuông. Vào mùa Xuân, đầm nước trong sáng như gương, lộng chiếu cả bầu trời xanh quang đảng. Từng đàn chim nhạn bay qua, soi thấy bóng mình dưới đầm, và tưởng lầm là đồng bạn đang ở vòm trời phía dưới, liền bay nhào đâm xuống mặt đầm, làm cho nước bắn vọt lên trắng xóa, thật là ngoạn mục. Từ đó, người ta đặt tên là Lạc Nhạn Ðầm.
Vào thời vua Minh Thành Tổ, sư trưởng Chiêu Ðức Thiền Sư cho người sửa sang cảnh sắc, và trồng thêm nhiều hàng tòng liễu, hoa thơm cỏ lạ chung quanh Lạc Nhạn Ðầm. Cũng như dựng lên một ngôi đình hoa Bát giác rộng rãi, sơn son thép vàng, cùng với những chiếc du thuyền trang trí tao nhã, dùng làm chỗ nghỉ chân cho khách thập phương, thưởng ngoạn cảnh sắc Lạc Nhạn Ðầm.
Từ Lạc Nhạn Ðầm, đi vòng sang hướng Ðông Nam, có lối đi theo từng bậc đá, ngoàn ngoèo, lên sườn núi Thiều Thất, cách mặt đất khoảng trăm trượng, người ta đến Trấn Vỏ Ðộng. Ðây là một động đá ăn thông vào sâu trong hang núi. Bên trong hang động, trên vách đá có khắc hàng chữ: "Ðạt Ma Thiền Sư Tham Thiền Chi Linh Vị". Phía dưới là một chiếc lư hương to lớn bằng đồng, đặt trên một phiến đá lớn. Nơi đây dùng để thờ phượng, kỷ niệm Ðạt Ma Tổ Sư, vì thuở xưa, ngài đã dùng động đá này trong chín năm "Diện Bích Tham Thiền".
DI TÍCH THIẾU LÂM TỰ:
Vào năm 495 thời Bắc Ngụy, vua Hiếu Nguyên chỉ thị xây cất ngôi chùa Thiếu Lâm Tự cho ngài Di Lặc (Phổ Ðà), một vị thần tăng người Ấn Ðộ đầu tiên đến Trung Hoa truyền bá Phật Pháp.
Về sau đến năm 520, Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma đến Trung Hoa, sau một thời gian du hành, ngài lưu lại, chỉnh đốn ngôi cổ tự Thiếu Lâm trở thành một tổ tự danh trấn giang hồ về Thiền Tông và võ học.
Nhờ vào địa thế rộng rãi, bằng phẳng của đỉnh núi Thiếu Thất, cũng như qua nhiều triều đại, từ Ngụy lần đến Tùy, Ðường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh các vị Sư Trưởng Thiếu Lâm luôn luôn cải cách và xây dựng thêm. Từ đó, chùa Thiếu Lâm đã trở nên một ngôi chùa cổ tích danh tiếng lớn nhất, trong mười lăm (15) thế kỷ lịch sử Trung Hoa.
Thiếu Lâm Tự chiếm một diện tích đất rộng hơn ba chục ngàn câysố vuông (30,000) trên đỉnh núi Thiếu Thất, dãy Tung Sơn. Tính từ tòa nhà Tam Quan ở phía Nam dọc về hướng Bắc, đến dãy nhà sau cùng lớn nhất, Ðại Hùng Bảo Ðiện, dài hơn tám trăm thước (800) có tất cả bảy (7) dãy nhà chính như:
1-Tam Quan,
2-Thiên Hoàng Cung,
3- Bảo Chánh Ðiện,
4-Tàng Kinh Các,
5-Thiền Phòng,
6-Ðạt Ma Ðường,
và 7-Ðại Hùng Bảo Ðiện.
Trừ tòa nhà Tam Quan ra, mỗi dãy nhà chính đều có một tòa nhà lớn (chánh) và nhiều nhà nhỏ (phụ) riêng biệt.
Mặt trước cửa Tam Quan nhìn về hướng Nma, có một con đường rộng lớn, nằm ngang chạy dài từ Ðong sang Tây. Bên cạnh con đường này là một dòng suối chảy vòng quanh bên chùa.
Tòa nhà Tam Quan được xây cất bằng đá núi. Trên tầng lầu thứ nhất có treo một đại hùng chung rất lớn, cao mười hai thước (12), nặng ba ngàn (3,000) cân, bằng đồng pha vàng. Sức nặng của chuông được treo lên bởi một cột trục xà ngang, bằng cây Thiết Mộc, lớn hơn hai tay ôm.
Ðến năm 1735 đời nhà Thanh, tòa nhà Tam Quan không còn như trước, được xây cất lại với tường gạch, mái ngói cong, có ba cửa lớn ra vào. Cửa chính giữa rộng lớn nhất, so với hai cửa tráiphải. Phía trên cửa chính giữa được treo một bảng to lớn, sơn son thép vàng, với ba chữ "Thiếu Lâm Tự" do bút tự của vua Khang Hy đời nhà Thanh. Phía trước sân là những hàng cây cổ thụ tòng liễu, rủ đầy bóng mát xuống cả sân chùa.
Bước vào cửa chính giữa của Tam Quan, một pho tượng to lớn của ngài Di Lặc đang tươi cười chào đón, dọc về hướng Bắc dẫn đến Thiên Hoàng Cung, thuộc dãy nhà thứ nhì là con đường chính giữa rộng lớn, được lót gạch. Cũng như dọc theo hai bên trái phải có hai con đường nhỏ, được ngăn cách với con đường giữa lớn bởi hai sân cỏ xanh tươi, phảng phất bóng mát của hàng cây lão tòng, điểm thêm rừng bia đá thẳng đứng, uy nghiêm đầy nét vẽ khắc văn tự nghệ thuật của các danh tài qua nhiều đời Ðường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh.
Phía bên trái Tam Quan, dọc về hướng Tây Bắc, có một con đường nhỏ, dài khoảng một ngàn (1000) thước dẫn đến một rừng bảo tháp bằng gạch đá, nhiều tầng cao thấp, lớn nhỏ với những khối hình trụ khác nhau: vuông, chữ nhật, tròn, tứ giác, lục giác, và bát giác. Tất cả có khoảng hai trăm ba chục (230) bảo tháp. Ngọn cao nhất là mười lăm (15) thước, thấp nhất là hai (2) thước. Nơi đây là những mộ phần, tro tàng sauk hi hỏa táng thân xác các vị cao tăng danh tiếng, từ thời nhà Ðường cho đến các triều đạia về sau. Cổng chính của rừng bảo tháp được đánh dấu bởi hai tòa bảo tháp tứ giác cao lớn, có thờ pho tượng cao lớn của Ðức Phật Thích Ca trong tháp bên trái, và pho tượng của ngài Di Lặc trong tháp bên phải.
Theo kiến trúc nguyên thủy, Thiên Hoàng Cung, Bảo Chánh Ðiện và Tàng Kinh Các, mỗi dãy đều có hai khu nhà ở hai bên cánh Ðông và Tây. Bên cánh Ðông, có các tòa nhà Tháp Chuông, nhà Vọng Lâu (để canh gác), và nhà Tiếp Tân Ðông. Bên cánh tây có nhà Tháp Trống, Tổ Sư Ðường, và nhà Tiếp Tân Tây. Tất cả ba dãy này đều bị thiêu hủy trong cuộc thánh chiến vào năm 1928. Dấu tích còn lại chỉ là những nền nhà và những tường gạch đá xụp đổ hoang tàng. Ngoài ra, bên cánh Ðông khu Thiên Hoàng Cung các di tích chỉ còn một pho tượng Phật cao lớn bằng ắt, và một chiếc chuông to lớn bằng sắt bị rạn nứt, chuông này nặng độ năm ngàn năm trăm kýlô (5,500) được đúc vào thời nhà Nguyên (1115 - 1234).
Khu Thiền Phòng thuộc dãu thứ năm gồm nhiều phòng riêng biệt, nơi cư ngụ của các tăng sư, cũng như các thượng khách lưu lại thăm chùa. Trên tường cánh Ðông được gắn một bia đá lớn với chữ khắc: "Ðền Diện Bích", kế bên phải là chân dung ngài Huệ Khả, Tổ sư Thiền Tông thứ hai, sau Bồ Ðề Ðạt Ma, với nét vẻ khắc điêu luyện, giá trị nghệ thuật của một danh tài thời Nam Tống.
Dãy thứ sáu là Ðạt Ma Ðường gồm có ba phòng lớn, kiến trúc bằng gạch và gỗ vào đời nhà Thanh. Phòng chính giữa là nơi thờ phượng Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma, với một pho tượng đứng cao lớn, uy nghiêm của ngài. Sau cùng, dãy nhà thứ bảy là Ðại Hùng Bảo Ðiện (hay Chư Phật Ðại Ðiện) rộng lớn và đồ sộ nhất được nằm trên một đại thế cao ráo nhất. Dãy nhà này được xây cất vào năm 1588, triều đại nhà Min. Về sau được vua Càn Long nhà Thanh chỉ thị tu bổ vào năm 1736.
Bên ngoài hiên rộng lớn của khu Ðại Hùng Bảo Ðiện có hai pho tượng đúc Phật Thích Ca cao mười bốn thước (14m). Pho tượng lớn thứ nhì là ngài Di Lặc đang ngồi cười tươi, ôm bụng phệ, hở ngực và rốn. Tiếp đến, một trăm hai mươi sáu (126) pho tượng La Hán cao lớn bằng người thật như Thập Bát vị Kim Cương đứng theo mười tám(18) thế võ của bài Kim Cương Lôi Quyền, và một trăm linh tám (108) vị La Hán đứng biểu duong một trăm linh tám (108) thế võ của bài La Hán Quyền, bài võ nổi danh nhất của võ phái Thiếu Lâm Tự. Phía trong cùng là khu thờ Ðạt Ma Tổ Sư vơí pho tượng ngài Ðạt Ma tham thiền cao bảy thước (7), sơn son thép vàng. Hai bên phải trái của pho tượng là linh vị của các sư trưởng bên phải và linh vị các chư tăng bên trái.
Bên cánh Tây của khu Ðại Hùng Bảo Ðiện là Thổ Ðịa Ðường, và cánh Ðông có Bạch Y Ðường, còn gọi là Võ Ðường, được xây lên vào cuối đời nhà Thanh gồm có năm (5) khu vực. Bên trong Bạch Y Ðường (Võ Ðường) rực rỡ màu sắc của rừng họa phẩm, nghệ thuật vo giá, được vẽ khắc trên các vách tường, với những quang cảnh chiến đấu của các nhà sư Thiếu Lâm, linh động đánh quyền, tung cước, múa côn, chém đao, đâm kiếm, . Thật là ngoạn mục, hấp dẫn với những người biết thưởng lảm nghệ thuật võ tường cổ điển, cũng như những đường quyền thế võ bí truyền của Thiếu Lâm Tự.
(Theo tài liệu giảng huấn của Thiền sư Thiện Tâm, Sáng Tổ Võ Lâm Ðạo Việt 1930)
ÐỊA THẾ TUNG SƠN
Dãy núi Tung Sơn được liệt vào Ngũ Ðại Sơn một trong năm dãy núi lớn và danh tiếng nhất Trung Hoa. Tung Sơn được tọa lạc ở giữa miền trung thổ nước Trung Hoa, thuộc vùng đất phía Nam sông Hoàng Hà, và phía Bắc sông Dương Tử. Tung Sơn còn nằm ở giữa vùng giáp giới ba tỉnh: Phúc Kiến, Hồ Nam và Giang Tây. Cũng như thuộc vào phần đất Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, và trong địa giới hai huyện Tân Mật và Ðăng Phong, tỉnh Hồ Nam.
Dãy núi Tung Sơn có chu vi dài khoảng một trăm bốn mươi dặm (140), gồm có hai ngọn núi lớn: Thái Thất Sơn nằm ở hướng Ðông, và Thiếu Thất Sơn nằm về hướng Tây.
Ngọn Thái Thất Sơn cao khoảng hai ngàn tám trăm trượng (2,800) địa thế bí hiểm, với vách đá nhấp nhô, rừng cây âm u bao phủ um tùm dưới chân núi, đã làm nản chí những đoàn thám hiểm. Ðỉnh Thái Thất Sơn luôn luôn bị che phủ bởi những đám mây trắng xóa dầy đặc. Từ xa nhìn lên đỉnh, giống như một cái sọ người khổng lồ, được phủ lên những chùm tóc bạc trắng xóa. Cho nên đỉnh Thái Thất con được gọi là Hoa Cái Phong.
Về phía Bắc chân núi Thái Thất Sơn là Thạch Chung hồ, rộng khoảng trăm mẫu. Nước hồ soi mòn vào tận bên trong chân núi, tạo thành một hang động sâu rộng. Khi bầu trời yên lặng, nước mặt hồ trong suốt như thuỷ tinh. Những lúc gió lớn cuồng phong, từng đợt sóng bốc cao, đánh mạnh, ép nước hồ vào sâu trong hang động, gây nên những âm hưởng vang dội, như muôn ngàn tiếng đại hồng chung, ngân động khắp cả vùng rừng núi thiên hiểm. Tiếp theo, khi sóng nước rút ra khỏi hang, không khí bị dồn ép trong hang, đồng thời, cuốn theo, bật lên những tiếng vang rền rĩ, như oán như than, thật là buồn thảm!
Trái lại, ngọn Thiếu Thất Sơn chỉ cao độ tám trăm sáu mươi (860) trượng., phong cảnh tao nhã, địa thế thuận tiện di chuyển, chung quanh núi được bao phủ bởi rừng cây Thiết Mộc, một loại cây rắn chắc như sắt, bền bĩ, quí báu hiếm có, được lấy giống từ cây Tạng, do Ðạt Ma trồng ở Tung Sơn, dùng làm binh khí và vật dụng cho chùa Thiếu Lâm. Ðỉnh Thiếu Thất Sơn không có chóp núi, bằng phẳng, rộng rãi trên năm ngàn (5000) trượng vuông, là nơi tọa lạc của ngôi chùa cổ tích Thiếu Lâm. Theo thói quen, người đời thường gọi là Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, chon nên, hai tiếng Thiếu Thất ít được nhắc nhở đến.
Ở giữa đường mòn từ Thiếu Thất Sơn sang Thái Thất Sơn có Lộng Nguyệt Hồ, sâu khoảng bốn trượng, nước hồ trong suốt, hồ hình tròn, vào những đêm trăng sáng, đứng trên đỉnh Thiếu Thất nhìn xuống mặt hồ phản chiếu giống như cả một vừng trăng to lớn, rơi rụng bên đường. Do đó, người ta gọi là Lộng Nguyệt Hồ. Hồ này con là nơi tập luyện "Thủy Công" cho các môn đồ võ Thiếu Lâm.
Từ chân núi Thiếu Thất Sơn về huớng Nam, khoảng hơn một dăm đường, có Lạc Nhạc Ðầm, rộng độ mười mẫu vuông. Vào mùa Xuân, đầm nước trong sáng như gương, lộng chiếu cả bầu trời xanh quang đảng. Từng đàn chim nhạn bay qua, soi thấy bóng mình dưới đầm, và tưởng lầm là đồng bạn đang ở vòm trời phía dưới, liền bay nhào đâm xuống mặt đầm, làm cho nước bắn vọt lên trắng xóa, thật là ngoạn mục. Từ đó, người ta đặt tên là Lạc Nhạn Ðầm.
Vào thời vua Minh Thành Tổ, sư trưởng Chiêu Ðức Thiền Sư cho người sửa sang cảnh sắc, và trồng thêm nhiều hàng tòng liễu, hoa thơm cỏ lạ chung quanh Lạc Nhạn Ðầm. Cũng như dựng lên một ngôi đình hoa Bát giác rộng rãi, sơn son thép vàng, cùng với những chiếc du thuyền trang trí tao nhã, dùng làm chỗ nghỉ chân cho khách thập phương, thưởng ngoạn cảnh sắc Lạc Nhạn Ðầm.
Từ Lạc Nhạn Ðầm, đi vòng sang hướng Ðông Nam, có lối đi theo từng bậc đá, ngoàn ngoèo, lên sườn núi Thiều Thất, cách mặt đất khoảng trăm trượng, người ta đến Trấn Vỏ Ðộng. Ðây là một động đá ăn thông vào sâu trong hang núi. Bên trong hang động, trên vách đá có khắc hàng chữ: "Ðạt Ma Thiền Sư Tham Thiền Chi Linh Vị". Phía dưới là một chiếc lư hương to lớn bằng đồng, đặt trên một phiến đá lớn. Nơi đây dùng để thờ phượng, kỷ niệm Ðạt Ma Tổ Sư, vì thuở xưa, ngài đã dùng động đá này trong chín năm "Diện Bích Tham Thiền".
DI TÍCH THIẾU LÂM TỰ:
Vào năm 495 thời Bắc Ngụy, vua Hiếu Nguyên chỉ thị xây cất ngôi chùa Thiếu Lâm Tự cho ngài Di Lặc (Phổ Ðà), một vị thần tăng người Ấn Ðộ đầu tiên đến Trung Hoa truyền bá Phật Pháp.
Về sau đến năm 520, Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma đến Trung Hoa, sau một thời gian du hành, ngài lưu lại, chỉnh đốn ngôi cổ tự Thiếu Lâm trở thành một tổ tự danh trấn giang hồ về Thiền Tông và võ học.
Nhờ vào địa thế rộng rãi, bằng phẳng của đỉnh núi Thiếu Thất, cũng như qua nhiều triều đại, từ Ngụy lần đến Tùy, Ðường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh các vị Sư Trưởng Thiếu Lâm luôn luôn cải cách và xây dựng thêm. Từ đó, chùa Thiếu Lâm đã trở nên một ngôi chùa cổ tích danh tiếng lớn nhất, trong mười lăm (15) thế kỷ lịch sử Trung Hoa.
Thiếu Lâm Tự chiếm một diện tích đất rộng hơn ba chục ngàn câysố vuông (30,000) trên đỉnh núi Thiếu Thất, dãy Tung Sơn. Tính từ tòa nhà Tam Quan ở phía Nam dọc về hướng Bắc, đến dãy nhà sau cùng lớn nhất, Ðại Hùng Bảo Ðiện, dài hơn tám trăm thước (800) có tất cả bảy (7) dãy nhà chính như:
1-Tam Quan,
2-Thiên Hoàng Cung,
3- Bảo Chánh Ðiện,
4-Tàng Kinh Các,
5-Thiền Phòng,
6-Ðạt Ma Ðường,
và 7-Ðại Hùng Bảo Ðiện.
Trừ tòa nhà Tam Quan ra, mỗi dãy nhà chính đều có một tòa nhà lớn (chánh) và nhiều nhà nhỏ (phụ) riêng biệt.
Mặt trước cửa Tam Quan nhìn về hướng Nma, có một con đường rộng lớn, nằm ngang chạy dài từ Ðong sang Tây. Bên cạnh con đường này là một dòng suối chảy vòng quanh bên chùa.
Tòa nhà Tam Quan được xây cất bằng đá núi. Trên tầng lầu thứ nhất có treo một đại hùng chung rất lớn, cao mười hai thước (12), nặng ba ngàn (3,000) cân, bằng đồng pha vàng. Sức nặng của chuông được treo lên bởi một cột trục xà ngang, bằng cây Thiết Mộc, lớn hơn hai tay ôm.
Ðến năm 1735 đời nhà Thanh, tòa nhà Tam Quan không còn như trước, được xây cất lại với tường gạch, mái ngói cong, có ba cửa lớn ra vào. Cửa chính giữa rộng lớn nhất, so với hai cửa tráiphải. Phía trên cửa chính giữa được treo một bảng to lớn, sơn son thép vàng, với ba chữ "Thiếu Lâm Tự" do bút tự của vua Khang Hy đời nhà Thanh. Phía trước sân là những hàng cây cổ thụ tòng liễu, rủ đầy bóng mát xuống cả sân chùa.
Bước vào cửa chính giữa của Tam Quan, một pho tượng to lớn của ngài Di Lặc đang tươi cười chào đón, dọc về hướng Bắc dẫn đến Thiên Hoàng Cung, thuộc dãy nhà thứ nhì là con đường chính giữa rộng lớn, được lót gạch. Cũng như dọc theo hai bên trái phải có hai con đường nhỏ, được ngăn cách với con đường giữa lớn bởi hai sân cỏ xanh tươi, phảng phất bóng mát của hàng cây lão tòng, điểm thêm rừng bia đá thẳng đứng, uy nghiêm đầy nét vẽ khắc văn tự nghệ thuật của các danh tài qua nhiều đời Ðường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh.
Phía bên trái Tam Quan, dọc về hướng Tây Bắc, có một con đường nhỏ, dài khoảng một ngàn (1000) thước dẫn đến một rừng bảo tháp bằng gạch đá, nhiều tầng cao thấp, lớn nhỏ với những khối hình trụ khác nhau: vuông, chữ nhật, tròn, tứ giác, lục giác, và bát giác. Tất cả có khoảng hai trăm ba chục (230) bảo tháp. Ngọn cao nhất là mười lăm (15) thước, thấp nhất là hai (2) thước. Nơi đây là những mộ phần, tro tàng sauk hi hỏa táng thân xác các vị cao tăng danh tiếng, từ thời nhà Ðường cho đến các triều đạia về sau. Cổng chính của rừng bảo tháp được đánh dấu bởi hai tòa bảo tháp tứ giác cao lớn, có thờ pho tượng cao lớn của Ðức Phật Thích Ca trong tháp bên trái, và pho tượng của ngài Di Lặc trong tháp bên phải.
Theo kiến trúc nguyên thủy, Thiên Hoàng Cung, Bảo Chánh Ðiện và Tàng Kinh Các, mỗi dãy đều có hai khu nhà ở hai bên cánh Ðông và Tây. Bên cánh Ðông, có các tòa nhà Tháp Chuông, nhà Vọng Lâu (để canh gác), và nhà Tiếp Tân Ðông. Bên cánh tây có nhà Tháp Trống, Tổ Sư Ðường, và nhà Tiếp Tân Tây. Tất cả ba dãy này đều bị thiêu hủy trong cuộc thánh chiến vào năm 1928. Dấu tích còn lại chỉ là những nền nhà và những tường gạch đá xụp đổ hoang tàng. Ngoài ra, bên cánh Ðông khu Thiên Hoàng Cung các di tích chỉ còn một pho tượng Phật cao lớn bằng ắt, và một chiếc chuông to lớn bằng sắt bị rạn nứt, chuông này nặng độ năm ngàn năm trăm kýlô (5,500) được đúc vào thời nhà Nguyên (1115 - 1234).
Khu Thiền Phòng thuộc dãu thứ năm gồm nhiều phòng riêng biệt, nơi cư ngụ của các tăng sư, cũng như các thượng khách lưu lại thăm chùa. Trên tường cánh Ðông được gắn một bia đá lớn với chữ khắc: "Ðền Diện Bích", kế bên phải là chân dung ngài Huệ Khả, Tổ sư Thiền Tông thứ hai, sau Bồ Ðề Ðạt Ma, với nét vẻ khắc điêu luyện, giá trị nghệ thuật của một danh tài thời Nam Tống.
Dãy thứ sáu là Ðạt Ma Ðường gồm có ba phòng lớn, kiến trúc bằng gạch và gỗ vào đời nhà Thanh. Phòng chính giữa là nơi thờ phượng Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma, với một pho tượng đứng cao lớn, uy nghiêm của ngài. Sau cùng, dãy nhà thứ bảy là Ðại Hùng Bảo Ðiện (hay Chư Phật Ðại Ðiện) rộng lớn và đồ sộ nhất được nằm trên một đại thế cao ráo nhất. Dãy nhà này được xây cất vào năm 1588, triều đại nhà Min. Về sau được vua Càn Long nhà Thanh chỉ thị tu bổ vào năm 1736.
Bên ngoài hiên rộng lớn của khu Ðại Hùng Bảo Ðiện có hai pho tượng đúc Phật Thích Ca cao mười bốn thước (14m). Pho tượng lớn thứ nhì là ngài Di Lặc đang ngồi cười tươi, ôm bụng phệ, hở ngực và rốn. Tiếp đến, một trăm hai mươi sáu (126) pho tượng La Hán cao lớn bằng người thật như Thập Bát vị Kim Cương đứng theo mười tám(18) thế võ của bài Kim Cương Lôi Quyền, và một trăm linh tám (108) vị La Hán đứng biểu duong một trăm linh tám (108) thế võ của bài La Hán Quyền, bài võ nổi danh nhất của võ phái Thiếu Lâm Tự. Phía trong cùng là khu thờ Ðạt Ma Tổ Sư vơí pho tượng ngài Ðạt Ma tham thiền cao bảy thước (7), sơn son thép vàng. Hai bên phải trái của pho tượng là linh vị của các sư trưởng bên phải và linh vị các chư tăng bên trái.
Bên cánh Tây của khu Ðại Hùng Bảo Ðiện là Thổ Ðịa Ðường, và cánh Ðông có Bạch Y Ðường, còn gọi là Võ Ðường, được xây lên vào cuối đời nhà Thanh gồm có năm (5) khu vực. Bên trong Bạch Y Ðường (Võ Ðường) rực rỡ màu sắc của rừng họa phẩm, nghệ thuật vo giá, được vẽ khắc trên các vách tường, với những quang cảnh chiến đấu của các nhà sư Thiếu Lâm, linh động đánh quyền, tung cước, múa côn, chém đao, đâm kiếm, . Thật là ngoạn mục, hấp dẫn với những người biết thưởng lảm nghệ thuật võ tường cổ điển, cũng như những đường quyền thế võ bí truyền của Thiếu Lâm Tự.
(Theo tài liệu giảng huấn của Thiền sư Thiện Tâm, Sáng Tổ Võ Lâm Ðạo Việt 1930)