Võ thuật cổ truyền Trung Quốc, trình bày tổng quát
Vài vấn đề danh từ
Trước nhất chúng tôi xin bàn về danh từ "Kung Fu". Hai chữ "Kung Fu" là phiên âm của hai chữ Gongfu, theo tiếng Hán-Việt là "công phu".
Theo tiếng Quan Thoại, từ "công phu" thường có những nghĩa như : biệt tài, kỹ thuật đặc biệt của môn phái, hay một công việc đòi hỏi nhiều thời giờ và năng lực.
Theo tiếng Quảng Đông, danh từ "đả công phu" được dùng để chỉ sự luyện tập võ thuật. Vì người tỉnh Quảng Đông sống rất nhiều tại ngoại quốc, và là những người đầu tiên dạy võ Trung Hoa cho người Tây Phương, cho nên ở ngoài Trung Quốc, đặc biệt tại Mỹ, danh từ "công phu" nầy thường sử dụng để chỉ võ thuật Trung Hoa.
Nhưng tại Trung Quốc, ta dùng danh từ Võ Thuật (Wushu), danh từ nầy đúng hơn vì bao gồm quyền thuật và binh khí.
Người Trung Hoa còn gọi võ thuật của họ bầng những danh từ như : Quốc thuật, Quyền thuật, Quyền pháp, Kỹ kích.
Còn người Nhật thì dùng hai chữ Kempo (cách đọc theo tiếng Nhật của hai chữ quyền pháp) để chỉ môn võ từ Trung Quốc nhập vào nước họ. Nhưng phải nhắc là phần nhiều những môn võ Kempo hiện nay tại Nhật Bản không có liên hệ với những môn võ đang thịnh hành tại Trung Quốc.
Nhiều môn phái
Võ thuật Trung Hoa có rất nhiều môn phái. Tuy không được đầy đủ, chúng tôi cũng kiểm kê ra hơn 350 môn phái khác nhau ! Mỗi môn phái có một tên và những đặc điểm riêng biệt.
Ví dụ : Ưng Trảo Phiên Tử Quyền ưa dùng Ưng trảo thủ để chụp, bắt ; Xuyết Cước thường dùng những đòn đá hơn đòn tay...
Tên của một môn phái thường đi kèm với những danh từ như Quyền, Phái, Môn.
Ví dụ : chúng ta có thể nói Thiếu Lâm Quyền, Thiếu Lâm Môn hay Thiếu Lâm Phái.
Nếu chúng ta muốn hiểu sát nghĩa thì khi tên của môn phái kèm với chữ :
- Quyền, đây là muốn nói tới môn quyền thuật của môn phái, không bàn tới khí giới ;
- Môn hay Phái là gồm cả quyền, binh khí và phần tập phụ thuộc của môn phái.
Nhưng những võ sư miền Bắc Trung Hoa không chú trọng tới sự chính xác của danh từ và thường sử dụng chữ Quyền để chỉ môn phái.
Điều đáng chú ý là hiện giờ có những môn phái khác hẳn nhau nhưng lại mang cùng một tên ! Một phần là do ngẫu nhiên trùng tên nhưng thường là những môn phái muốn lấy lại tên của những môn võ xưa để tăng phần giá trị cho môn phái họ. Vì vậy hiện có có năm môn tự xưng có gốc từ Nhạc Phi nhưng lại không quan hệ lịch sữ !
Một môn phái được sáng lập bởi vị tổ sư dựa theo kinh nghiệm và sự nghiên cứu của người tổ. Và môn phái thường được mật truyền từ thế hệ nầy qua thế hệ khác.
Những môn võ Trung Hoa thịnh hành tại Việt Nam là Bạch Mi Quyền, Châu Gia Quyền, Thái Cực Đường Lang Quyền, Đại Thánh Phách Quải Quyền, Hồng Gia Quyền, Mộc Gia Quyền, Thái Gia Quyền, Thái Lý Phật, Dương gia Thái Cực Quyền, Ngô gia Thái Cực Quyền, Vịnh Xuân Quyền...
Đây đủ kỷ thuật
Đặc điểm của võ thuật Trung Hoa là trong mỗi môn phái đều có huấn luyện và áp dụng những kỹ thuật như :
- Đả : tất cả những đòn đánh, đòn đá,
- Cầm nã : bao gồm những kỹ thuật bẻ tay, chụp bắt, bấu huyệt đạo,
- Suất : là những thế vật, quét giò, đánh ngả địch thủ.
Chương trình huấn luyện
Mới bắt đầu tập võ phải học qua căn bản công ; căn bản công là tất cả đòn thế căn bản của môn phái như bộ pháp, thủ pháp, thoái pháp... Sau đó luyện tới bài quyền, còn được gọi là sáo hay lộ.
Mỗi môn phái có chương trình huấn luyện riêng biệt, có bài quyền khác biệt với bài quyền của môn phái khác. Vì vậy việc học cùng một lúc bài căn bản của nhiều môn phái khác nhau không mang tới nhiều lợi ích !
Trong bài quyền, đòn thế được nối liền nhau với một mục đích giáo huấn, hay để đưa ra một phương pháp chiến đấu.
Sau mấy tháng luyện tập, học trò mới được học qua phần chiến đấu tự do còn được gọi là Tán thủ. Nhưng hiện giờ, vì phần phân thế chiến đấu bị thất truyền, người ta thường dạy cách chiến đấu theo Võ tự do, thế vào môn Tán thủ !
Trình độ của học trò càng cao, thì phải học qua :
- kỹ thuật binh khí cổ truyền,
- phần Ngoại Công và Nội Công,
- nguyên tắc phát lực sử kình và chiến đấu,
- ca quyết và bài luận, là bài giảng về lý thuyết của môn phái, như Thái Cực quyền luận của Thái Cực Quyền,
- những tự quyết là những danh từ kỹ thuật quan trọng tóm tắt những đòn thế chủ yếu hay những phương pháp chiến đấu của môn phái, như Thập nhị tự quyết của Bắc Phái Đường Lang Quyền.
Nhưng tất cả học trò không được may mắn học tất cả tuyệt kỹ của môn phái. Vì tuyệt kỹ thường chỉ được truyền dạy cho môn đồ kế nghiệp hay cho học trò thân tín nhất...
Nguyễn Jacques & Dufresne Thomas
Báo Thể Thao
Vài vấn đề danh từ
Trước nhất chúng tôi xin bàn về danh từ "Kung Fu". Hai chữ "Kung Fu" là phiên âm của hai chữ Gongfu, theo tiếng Hán-Việt là "công phu".
Theo tiếng Quan Thoại, từ "công phu" thường có những nghĩa như : biệt tài, kỹ thuật đặc biệt của môn phái, hay một công việc đòi hỏi nhiều thời giờ và năng lực.
Theo tiếng Quảng Đông, danh từ "đả công phu" được dùng để chỉ sự luyện tập võ thuật. Vì người tỉnh Quảng Đông sống rất nhiều tại ngoại quốc, và là những người đầu tiên dạy võ Trung Hoa cho người Tây Phương, cho nên ở ngoài Trung Quốc, đặc biệt tại Mỹ, danh từ "công phu" nầy thường sử dụng để chỉ võ thuật Trung Hoa.
Nhưng tại Trung Quốc, ta dùng danh từ Võ Thuật (Wushu), danh từ nầy đúng hơn vì bao gồm quyền thuật và binh khí.
Người Trung Hoa còn gọi võ thuật của họ bầng những danh từ như : Quốc thuật, Quyền thuật, Quyền pháp, Kỹ kích.
Còn người Nhật thì dùng hai chữ Kempo (cách đọc theo tiếng Nhật của hai chữ quyền pháp) để chỉ môn võ từ Trung Quốc nhập vào nước họ. Nhưng phải nhắc là phần nhiều những môn võ Kempo hiện nay tại Nhật Bản không có liên hệ với những môn võ đang thịnh hành tại Trung Quốc.
Nhiều môn phái
Võ thuật Trung Hoa có rất nhiều môn phái. Tuy không được đầy đủ, chúng tôi cũng kiểm kê ra hơn 350 môn phái khác nhau ! Mỗi môn phái có một tên và những đặc điểm riêng biệt.
Ví dụ : Ưng Trảo Phiên Tử Quyền ưa dùng Ưng trảo thủ để chụp, bắt ; Xuyết Cước thường dùng những đòn đá hơn đòn tay...
Tên của một môn phái thường đi kèm với những danh từ như Quyền, Phái, Môn.
Ví dụ : chúng ta có thể nói Thiếu Lâm Quyền, Thiếu Lâm Môn hay Thiếu Lâm Phái.
Nếu chúng ta muốn hiểu sát nghĩa thì khi tên của môn phái kèm với chữ :
- Quyền, đây là muốn nói tới môn quyền thuật của môn phái, không bàn tới khí giới ;
- Môn hay Phái là gồm cả quyền, binh khí và phần tập phụ thuộc của môn phái.
Nhưng những võ sư miền Bắc Trung Hoa không chú trọng tới sự chính xác của danh từ và thường sử dụng chữ Quyền để chỉ môn phái.
Điều đáng chú ý là hiện giờ có những môn phái khác hẳn nhau nhưng lại mang cùng một tên ! Một phần là do ngẫu nhiên trùng tên nhưng thường là những môn phái muốn lấy lại tên của những môn võ xưa để tăng phần giá trị cho môn phái họ. Vì vậy hiện có có năm môn tự xưng có gốc từ Nhạc Phi nhưng lại không quan hệ lịch sữ !
Một môn phái được sáng lập bởi vị tổ sư dựa theo kinh nghiệm và sự nghiên cứu của người tổ. Và môn phái thường được mật truyền từ thế hệ nầy qua thế hệ khác.
Những môn võ Trung Hoa thịnh hành tại Việt Nam là Bạch Mi Quyền, Châu Gia Quyền, Thái Cực Đường Lang Quyền, Đại Thánh Phách Quải Quyền, Hồng Gia Quyền, Mộc Gia Quyền, Thái Gia Quyền, Thái Lý Phật, Dương gia Thái Cực Quyền, Ngô gia Thái Cực Quyền, Vịnh Xuân Quyền...
Đây đủ kỷ thuật
Đặc điểm của võ thuật Trung Hoa là trong mỗi môn phái đều có huấn luyện và áp dụng những kỹ thuật như :
- Đả : tất cả những đòn đánh, đòn đá,
- Cầm nã : bao gồm những kỹ thuật bẻ tay, chụp bắt, bấu huyệt đạo,
- Suất : là những thế vật, quét giò, đánh ngả địch thủ.
Chương trình huấn luyện
Mới bắt đầu tập võ phải học qua căn bản công ; căn bản công là tất cả đòn thế căn bản của môn phái như bộ pháp, thủ pháp, thoái pháp... Sau đó luyện tới bài quyền, còn được gọi là sáo hay lộ.
Mỗi môn phái có chương trình huấn luyện riêng biệt, có bài quyền khác biệt với bài quyền của môn phái khác. Vì vậy việc học cùng một lúc bài căn bản của nhiều môn phái khác nhau không mang tới nhiều lợi ích !
Trong bài quyền, đòn thế được nối liền nhau với một mục đích giáo huấn, hay để đưa ra một phương pháp chiến đấu.
Sau mấy tháng luyện tập, học trò mới được học qua phần chiến đấu tự do còn được gọi là Tán thủ. Nhưng hiện giờ, vì phần phân thế chiến đấu bị thất truyền, người ta thường dạy cách chiến đấu theo Võ tự do, thế vào môn Tán thủ !
Trình độ của học trò càng cao, thì phải học qua :
- kỹ thuật binh khí cổ truyền,
- phần Ngoại Công và Nội Công,
- nguyên tắc phát lực sử kình và chiến đấu,
- ca quyết và bài luận, là bài giảng về lý thuyết của môn phái, như Thái Cực quyền luận của Thái Cực Quyền,
- những tự quyết là những danh từ kỹ thuật quan trọng tóm tắt những đòn thế chủ yếu hay những phương pháp chiến đấu của môn phái, như Thập nhị tự quyết của Bắc Phái Đường Lang Quyền.
Nhưng tất cả học trò không được may mắn học tất cả tuyệt kỹ của môn phái. Vì tuyệt kỹ thường chỉ được truyền dạy cho môn đồ kế nghiệp hay cho học trò thân tín nhất...
Nguyễn Jacques & Dufresne Thomas
Báo Thể Thao
Chỉnh sửa lần cuối: