Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
Võ công Thiếu Lâm được khám phá, trước tác bổ túc thêm mỗi ngày mỗi nhiều qua tinh thần kích lệ di ngôn của Tổ Sư để lại, do đó các Sư trưởng, các cao thủ thiên tài Thiếu Lâm Tự, lần lượt phân chi khai sinh nhiều lối luyện công vô cùng mới lạ, nhiều bài quyền tân kỳ nổi danh như: Bạch Ngọc Phong đời nhà Nguyên nương theo bài Tiểu La Hán quyền 18 thế, chế ra bài "Linh thú ngũ quyền" gồm Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc mỗi bài nếu thu hẹp lại thì có 4 cách biến chuyển theo tư thế của 4 loài thú tiên, cách luyện cực kỳ chậm chạp, bài này sau được dành cho môn đồ sở đẳng luyện nội công nhập môn trước khi chính tông luyện công ở các bực cao hơn. Cũng bài này khai triển thành 128 thế với những đường quyền, cước vô cùng lợi hại: Khi nhu khi cương, khi hư khi thực, chợt cao chợt thấp, chợt xa chợt gần, biến ảo dị thường.
Minh Tông đại sư một hôm đang luyện bài Mê tông La Hán quyền, chợt nhìn ra sân chùa, thấy những cách mai rơi rụng lạ lùng trước cơn gió tàn đông, hòa điệu với tuyết phủ, người quyên mất thực tại, chân vẫn bước theo bộ vị mà tay cứ uốn éo theo tư thế của những cánh hoa rơi, mỗi cánh mai rơi rụng một khác, sau này người khám phá ra những thế quyền mới, trong ba ngày đêm sáng tác một loạt 5 bài quyền, gọi là "Ngũ Lộ Mai hoa quyền" bốn bài đánh theo bốn phương Nam, Bắc, Ðông, Tây một bài chủ tại trung ương, tổng hợp của 4 bài kia, vận khí nhiều hơn dụng lực, bài này sau được chuyển danh thành "Mai Hoa Phong Vũ quyền", gọi tắt là Phong quyền, chủ nhu hòa vận khí, từ thế ẻo lả mềm mại như không có hơi sức. Phong quyền chuyên đánh gió, là khắc tinh của Lôi quyền. Ai đã từng luyện 5 bài Mai Hoa đều nhận thấy điều đó. Nhiều người lầm tưởng "Ngũ lộ Mai Hoa" là sáng tác của Ngũ Mai lão ni đời Mãn Thanh. (Hai danh từ giống nhau chỉ là sự trùng hợp vô tình. Ngũ Mai Lão ni nguyên họ Hoàng Hoa ở Bạch hạc sơn, Long sơn Tự, Họ Hoàng Hoa ở chân núi Bạch Hạc: Hoàng Hoa trại, trại được lập từ đời vua Sùng Chính nhà Minh, đặc biệt của phái "Bạch Hạc " là thương pháp nổi danh nhất có bài "Bạch Hạc thiết hê thương" ) còn quyền cước hoàn toàn thuộc Thiếu Lâm.
Chiêu Ðức sư trưởng nương theo bài La Hán Lôi quyền chế ra bài Lôi Quyền, một bài quyền với lối đấm đá ào ạt, mạnh như vũ bão, nhanh như điện chớp, bài này dùng để kết thúc trận đánh, hoặc giải quyết thần tốc trong đám địch thủ đông người.
Năm pho sách của Tổ Sư để lại quá súc tích, hàm dưỡng nên đã trải qua bao nhiêu thế hệ, mỗi người một cách khai thác mãi không bao giờ hết. Từ 5 pho sách ấy những võ công mới lạ cứ sanh nở ra mãi, có người cao hứng mai lo luyện tập và truyền dạy những lợi thế của mình, lần ra những nguyên tắc căn bản. Thiếu Lâm phái nổi lên một phong trào sáng tác sôi nổi hơn bao giờ cả -- xưa nay vật cùng tắc biến, thế sự thăng trầm, tột độ của sự hưng thịnh là điều sắp suy tàn, các trưởng lão Thiếu Lâm Tự dư hiểu điều đó, các ngài lo buồn và bắt buộc hành động để cứu vãn tình thế.
Mùa thu năm 1333, tây lịch, vào đời vua Huệ Tôn (Thuận Ðế) niên hiệu Nguyễn Thông, Ðại Hội võ thuật Thiếu Lâm khai mở, không phải để biểu diễn võ công tường trình công tác, mà để chỉnh lý nội bộ. Ðại Hội này có mặt bốn vị Trưởng Lão tiền bối Thiếu Lâm đã ẩn cư gần 20 năm nay, nay lại xuất hiện để minh chức cho một khúc quanh trong lịch sử Thiếu Lâm.
Triệu tập Ðại Hội do sư trưởng đời thứ 12: Nguyên Hạnh thiền sư, dự Ðại hội gồm có các trưởng tràng chi nhánh, các tân, cựu môn đồ, các quan nhân (nguyên là môn đồ Thiếu Lâm ra xuất chánh) mục đích của Ðại Hội là cảnh cáo các võ sư tự ý mở dạy bừa bãi công phu sở trường của mình, không sát với chương trình đã ấn định và tiêu chuẩn của Thiếu Lâm phái, kỳ Ðại Hội cũng sửa lại một vài qui điều đã lỗi thời. Suốt hai tháng bàn cãi sôi nổi, gần 700 đại diện chi nhánh võ phái toàn quốc đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, phần cuối Ðại Hội vô tình lái qua một hướng khác: các võ sư địa phương, các cao thủ đưa ra những môn tu luyện mới lạ từ sau ngày Tổ Sư viên tịch, mà các môn này đã được các Sư trưởng tiền nhân cứu xét và chấp nhận đặc cách vào danh sách võ công hậu bộ của Thiếu Lâm, không một lý do nào lại không được tu luyện nếu mình cảm thấy có sở trường ăn khớp với môn đó. Sau gần nửa tháng bế tắc Ðại Hội và Sư trưởng chưa tìm ra phương pháp thích đáng thì Nguyên Nhiên tăng một? môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm đưa ra ý kiến là phải tập những võ công căn bản, sau đó ai có thiên tài gì tùy ý luyện riêng. ý kiến được chấp nhận. Sau khi tổng kết lại thì ngoài 5 pho sách do tổ sư lưu truyền, số sáng tác sau này có cả ngàn thứ khác nhau, được xếp thành 72 loại, dù sau này có một thiên tài tìm thêm được các công phu mới nữa, và có la lớn lên rằng đây là loại đặc biệt chưa từng có thì cũng vui lòng được cho xếp vào một trong 72 trên vì cùng thứ và không ngoài 72 thứ mà Ðại Hội đã ấn định, vd. như có nhiều cách tập khinh công khác nhau, cách tập có nhiều nhưng chung quy cũng để luyện khinh công thì được xếp vào tuyệt kỹ thứ 15 : có tất cả 8 phương pháp tập thủy công khác nhau và dù sau này có thêm nhiều cách mới nữa thì cũng thuộc bộ thủy công .. 72 môn loại này được thiên hạ truyền thành danh là 72 tuyệt kỹ, danh từ đặc biệt của Thiếu Lâm gọi là "Thất thập nhị huyền công niên tuyệt kỹ".
Chỉ cần luyện thành công một trong 72 tuyệt kỹ này cũng đủ căn bản ra thành lập một võ phái, lần đầu tiên một cao tăng Thiếu Lâm luyện được 7 tuyệt kỹ vang danh và kỳ nhân trong giới võ lâm Trung Hoa.
(Góp nhặt)
Minh Tông đại sư một hôm đang luyện bài Mê tông La Hán quyền, chợt nhìn ra sân chùa, thấy những cách mai rơi rụng lạ lùng trước cơn gió tàn đông, hòa điệu với tuyết phủ, người quyên mất thực tại, chân vẫn bước theo bộ vị mà tay cứ uốn éo theo tư thế của những cánh hoa rơi, mỗi cánh mai rơi rụng một khác, sau này người khám phá ra những thế quyền mới, trong ba ngày đêm sáng tác một loạt 5 bài quyền, gọi là "Ngũ Lộ Mai hoa quyền" bốn bài đánh theo bốn phương Nam, Bắc, Ðông, Tây một bài chủ tại trung ương, tổng hợp của 4 bài kia, vận khí nhiều hơn dụng lực, bài này sau được chuyển danh thành "Mai Hoa Phong Vũ quyền", gọi tắt là Phong quyền, chủ nhu hòa vận khí, từ thế ẻo lả mềm mại như không có hơi sức. Phong quyền chuyên đánh gió, là khắc tinh của Lôi quyền. Ai đã từng luyện 5 bài Mai Hoa đều nhận thấy điều đó. Nhiều người lầm tưởng "Ngũ lộ Mai Hoa" là sáng tác của Ngũ Mai lão ni đời Mãn Thanh. (Hai danh từ giống nhau chỉ là sự trùng hợp vô tình. Ngũ Mai Lão ni nguyên họ Hoàng Hoa ở Bạch hạc sơn, Long sơn Tự, Họ Hoàng Hoa ở chân núi Bạch Hạc: Hoàng Hoa trại, trại được lập từ đời vua Sùng Chính nhà Minh, đặc biệt của phái "Bạch Hạc " là thương pháp nổi danh nhất có bài "Bạch Hạc thiết hê thương" ) còn quyền cước hoàn toàn thuộc Thiếu Lâm.
Chiêu Ðức sư trưởng nương theo bài La Hán Lôi quyền chế ra bài Lôi Quyền, một bài quyền với lối đấm đá ào ạt, mạnh như vũ bão, nhanh như điện chớp, bài này dùng để kết thúc trận đánh, hoặc giải quyết thần tốc trong đám địch thủ đông người.
Năm pho sách của Tổ Sư để lại quá súc tích, hàm dưỡng nên đã trải qua bao nhiêu thế hệ, mỗi người một cách khai thác mãi không bao giờ hết. Từ 5 pho sách ấy những võ công mới lạ cứ sanh nở ra mãi, có người cao hứng mai lo luyện tập và truyền dạy những lợi thế của mình, lần ra những nguyên tắc căn bản. Thiếu Lâm phái nổi lên một phong trào sáng tác sôi nổi hơn bao giờ cả -- xưa nay vật cùng tắc biến, thế sự thăng trầm, tột độ của sự hưng thịnh là điều sắp suy tàn, các trưởng lão Thiếu Lâm Tự dư hiểu điều đó, các ngài lo buồn và bắt buộc hành động để cứu vãn tình thế.
Mùa thu năm 1333, tây lịch, vào đời vua Huệ Tôn (Thuận Ðế) niên hiệu Nguyễn Thông, Ðại Hội võ thuật Thiếu Lâm khai mở, không phải để biểu diễn võ công tường trình công tác, mà để chỉnh lý nội bộ. Ðại Hội này có mặt bốn vị Trưởng Lão tiền bối Thiếu Lâm đã ẩn cư gần 20 năm nay, nay lại xuất hiện để minh chức cho một khúc quanh trong lịch sử Thiếu Lâm.
Triệu tập Ðại Hội do sư trưởng đời thứ 12: Nguyên Hạnh thiền sư, dự Ðại hội gồm có các trưởng tràng chi nhánh, các tân, cựu môn đồ, các quan nhân (nguyên là môn đồ Thiếu Lâm ra xuất chánh) mục đích của Ðại Hội là cảnh cáo các võ sư tự ý mở dạy bừa bãi công phu sở trường của mình, không sát với chương trình đã ấn định và tiêu chuẩn của Thiếu Lâm phái, kỳ Ðại Hội cũng sửa lại một vài qui điều đã lỗi thời. Suốt hai tháng bàn cãi sôi nổi, gần 700 đại diện chi nhánh võ phái toàn quốc đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, phần cuối Ðại Hội vô tình lái qua một hướng khác: các võ sư địa phương, các cao thủ đưa ra những môn tu luyện mới lạ từ sau ngày Tổ Sư viên tịch, mà các môn này đã được các Sư trưởng tiền nhân cứu xét và chấp nhận đặc cách vào danh sách võ công hậu bộ của Thiếu Lâm, không một lý do nào lại không được tu luyện nếu mình cảm thấy có sở trường ăn khớp với môn đó. Sau gần nửa tháng bế tắc Ðại Hội và Sư trưởng chưa tìm ra phương pháp thích đáng thì Nguyên Nhiên tăng một? môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm đưa ra ý kiến là phải tập những võ công căn bản, sau đó ai có thiên tài gì tùy ý luyện riêng. ý kiến được chấp nhận. Sau khi tổng kết lại thì ngoài 5 pho sách do tổ sư lưu truyền, số sáng tác sau này có cả ngàn thứ khác nhau, được xếp thành 72 loại, dù sau này có một thiên tài tìm thêm được các công phu mới nữa, và có la lớn lên rằng đây là loại đặc biệt chưa từng có thì cũng vui lòng được cho xếp vào một trong 72 trên vì cùng thứ và không ngoài 72 thứ mà Ðại Hội đã ấn định, vd. như có nhiều cách tập khinh công khác nhau, cách tập có nhiều nhưng chung quy cũng để luyện khinh công thì được xếp vào tuyệt kỹ thứ 15 : có tất cả 8 phương pháp tập thủy công khác nhau và dù sau này có thêm nhiều cách mới nữa thì cũng thuộc bộ thủy công .. 72 môn loại này được thiên hạ truyền thành danh là 72 tuyệt kỹ, danh từ đặc biệt của Thiếu Lâm gọi là "Thất thập nhị huyền công niên tuyệt kỹ".
Chỉ cần luyện thành công một trong 72 tuyệt kỹ này cũng đủ căn bản ra thành lập một võ phái, lần đầu tiên một cao tăng Thiếu Lâm luyện được 7 tuyệt kỹ vang danh và kỳ nhân trong giới võ lâm Trung Hoa.
(Góp nhặt)