Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
Thiên Môn Đạo
Thiên Môn Đạo là một môn phái võ học cổ truyền Việt Nam, cũng là một trong những tinh hoa võ học cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Thiên Môn Đạo được ra đời ở vùng quê ven sông Đáy thuộc xã Hòa Nam (ứng Hòa, Hà Tây). Tính tới nay, Thiên Môn Đạo đã trải qua 5 thế hệ. Hiện những người đang duy trì và phát triển môn phái là hậu duệ đời thứ năm trong gia tộc.
Người khai sinh Thiên Môn Đạo là Kỵ tổ Nguyễn Khắc Cống (tức Nguyễn Văn Cống). Cụ vốn là một võ quan tham gia chống giặc ngoại xâm (cuối thế kỷ 18) có nhiều công lao được Nhà Vua sắc phong và ghi tên trên bia đá tại đền Bách Linh thuộc địa phận huyện Hoài An, phủ ứng Thiên. Sau khi giặc tan về quê, cụ vừa dạy học vừa tham gia việc võ hội và được giao toàn quyền chỉ huy các võ hội trong vùng.
Đời kế tiếp là Cụ tổ Nguyễn Khắc Nhượng. Cụ vừa dạy học vừa dạy võ, cũng là tấm gương sáng về đức độ, luôn giao lưu với bạn bè khắp nơi để học hỏi tinh hoa võ học và cũng là để đảm đương tốt công việc võ hội kế nghiệp cha.
Đời thứ ba là Cụ đồ Nguyễn Khắc Di. Cụ nổi tiếng là thầy dạy chữ nho và võ học cho đông đảo học trò trong vùng.
Đời thứ tư là sư tổ Nguyễn Khắc Chi. Hoạt động cũng như sự tồn tại, phát triển Thiên Môn Đạo lúc này gắn liền với lịch sử chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Cùng với những tinh hoa cổ truyền của dân tộc được khơi dậy, bảo tồn, phát triển, Thiên Môn Đạo cũng được mở rộng không ngừng và sư tổ Nguyễn Khắc Chi là người có công nhất trong việc mở rộng tinh hoa võ học Thiên Môn Đạo.
Môn sinh của Thiên Môn Đạo luôn xác định rõ trách nhiệm của mình là sống có ích cho gia đình, dân tộc, Tổ quốc và đạt được điều bình dị là sống lâu - khỏe mạnh - minh mẫn đến lúc chết.
(Sưu tầm)
Thiên Môn Đạo là một môn phái võ học cổ truyền Việt Nam, cũng là một trong những tinh hoa võ học cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Thiên Môn Đạo được ra đời ở vùng quê ven sông Đáy thuộc xã Hòa Nam (ứng Hòa, Hà Tây). Tính tới nay, Thiên Môn Đạo đã trải qua 5 thế hệ. Hiện những người đang duy trì và phát triển môn phái là hậu duệ đời thứ năm trong gia tộc.
Người khai sinh Thiên Môn Đạo là Kỵ tổ Nguyễn Khắc Cống (tức Nguyễn Văn Cống). Cụ vốn là một võ quan tham gia chống giặc ngoại xâm (cuối thế kỷ 18) có nhiều công lao được Nhà Vua sắc phong và ghi tên trên bia đá tại đền Bách Linh thuộc địa phận huyện Hoài An, phủ ứng Thiên. Sau khi giặc tan về quê, cụ vừa dạy học vừa tham gia việc võ hội và được giao toàn quyền chỉ huy các võ hội trong vùng.
Đời kế tiếp là Cụ tổ Nguyễn Khắc Nhượng. Cụ vừa dạy học vừa dạy võ, cũng là tấm gương sáng về đức độ, luôn giao lưu với bạn bè khắp nơi để học hỏi tinh hoa võ học và cũng là để đảm đương tốt công việc võ hội kế nghiệp cha.
Đời thứ ba là Cụ đồ Nguyễn Khắc Di. Cụ nổi tiếng là thầy dạy chữ nho và võ học cho đông đảo học trò trong vùng.
Đời thứ tư là sư tổ Nguyễn Khắc Chi. Hoạt động cũng như sự tồn tại, phát triển Thiên Môn Đạo lúc này gắn liền với lịch sử chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Cùng với những tinh hoa cổ truyền của dân tộc được khơi dậy, bảo tồn, phát triển, Thiên Môn Đạo cũng được mở rộng không ngừng và sư tổ Nguyễn Khắc Chi là người có công nhất trong việc mở rộng tinh hoa võ học Thiên Môn Đạo.
Môn sinh của Thiên Môn Đạo luôn xác định rõ trách nhiệm của mình là sống có ích cho gia đình, dân tộc, Tổ quốc và đạt được điều bình dị là sống lâu - khỏe mạnh - minh mẫn đến lúc chết.
(Sưu tầm)