[Tìm hiểu] Thập bát ban võ nghệ

Phạm Minh Tuấn
(namhongson)

New Member
Mười tám ban binh khí cổ kim

Trong tiểu thuyết cổ điển và chuyện kể truyền thống thường nhắc đến người võ nghệ cao cường "tinh thông cả muời tám ban võ nghệ" . 18 ban võ nghệ đây là chỉ công phu và kỹ năng sử dụng "18 binh khí" .

Thế thì 18 ban binh khí thật sự đã bắt đầu xuất hiện từ bao giờ ? Các ghi chép cho rằng đao , thương , cung tên do Hoàng Đế tạo ra (một vị vua trong Ngũ Đế , trong truyền thuyết Trung Quốc sống khoảng thế kỷ 26 trước Công nguyên đến thế kỷ 21 trước Công nguyên) , còn 18 ban binh khí thì do các nhà quân sư Tôn Tẫn , Ngô Khởi thời Chiến Quốc sáng tạo ra . Thật ra những thứ binh khí này xuất hiện còn trước cả thời đại Hoàng Đế , Tôn Tẫn , Ngô Khởi rất xa , ít nhất cũng vào giữa thời kỳ đồ đá . Tổ tiên ta vừa để phòng thân , vừa để săn thú nên đã bắt đầu biết chế tạo và sử dụng gậy gỗ , dao đá , búa đá v.v... là một loại binh khí nguyên thủy (không kể nói là công cụ sản xuất) . Ở thời kỳ đồ đá mới ở các nơi trên đất nước ta , trong các di chỉ tìm thấy các đầu mũi tên mài từ các chất liệu đá , xương thú , vỏ sò .

Đến đời Thương (ước khoảng thế kỷ 17 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên , độ 30 đời vua từ Thang đến Trụ) , tổ tiên chúng ta bắt đầu sử dụng đồng xanh mài làm dao , thương , việt (một loại búa cán dài , lớn hơn phủ) v.v... Thời Chiến Quốc đã biết dùng sắt đúc binh khí . Đến đời Hán và Ngụy Tấn do ở miền Nam kim loại đã phát triển một bước nên gang , thép được dùng phổ biến để đúc đao , thương , kiếm ... cùng các loại binh khí đủ dạng , đủ kiểu . Từ thời Nam Bắc triều trở đi (420-589) không còn thấy binh khí làm bằng đồng nữa , tất cả đã được thay thế bằng gang , thép . Đến đời Minh (1368-1644) "thập bát ban binh khí" cơ bản đã định hình xong .

"Mười tám ban binh khí" là từ mà thời cổ đại tìm không ra , Tạ Triệu Chiết đời Minh trong "Ngũ tạp trở" và Chử Nhân Hoạch đời Thanh trong "Kiên hồ tập" đều có nói đến "thập bát ban võ nghệ". Rõ ràng từ "thập bát ban võ nghệ" do người đời sau sáng tác ra. Thế thì "mười tám ban binh khí" thật sự chỉ những thứ binh khí nào? Vì niên đại, vùng đất và lưu phái khác nhau nên cách nói đến 18 ban binh khí cũng khác nhau. Tóm lại xưa nay có hơn mười cách nói khác nhau như sau :

Theo "Ngũ tạp trở" và "Kiên hồ tập", hai cuốn sách này ghi lại "mười tám ban binh khí" là : cung, nỏ, thương, đao, kiếm mâu, thuẫn, phủ, việt, kích, tiên, giản, qua, thù (một loại côn bằng tre gỗ có cạnh không có lưỡi), soa (một loại đinh ba , ba mũi cao ngang nhau hoặc mũi giữa cao hơn), cái bừa, dây xích mềm, bạch đả (tay không tức quyền thuật). Người đời sau gọi đây là "mười tám ban nhỏ" (tiểu thập bát ban)

Gọi là "mười tám ban lớn" (đại thập bát ban) có: đao, thương, kiếm, kích, côn, bổng (một loại gậy ngắn hơn côn), sóc (một loại binh khí cổ , cán dài hơn mâu), đáng, phủ (búa), việt, sản (kiểu như xẻng), bừa (bà), sóc, giản, chùy, soa, qua, mâu .

Gần hơn nữa thì chia 18 ban binh khí ra "chín dài, chín ngắn". Chín dài là : thương , kích , côn , việt , soa , đáng , siêu , câu , sóc , hoàn (vòng) . Chín ngắn là : đao , kiếm , quải , phủ (búa) , tiên , giản , chùy , bổng (gậy) , chử (chày) .

Ngày nay, giới võ thuật phổ biến giải thích 18 ban vũ khí là : đao, thương, kiếm, kích, phủ, việt, câu, soa, tiên, giản, chùy, đáng, côn, sóc, bổng, quải, lưu tinh (chùy), trảo (móc câu).

Giải thuyết thứ năm lại bảo là: đao, thương, kiếm, kích, côn, soa, bừa, tiên (roi), giản, chùy, phủ, câu, liềm, trảo, hoàn (vòng), quải, đáng, cung tên (cung thỉ)

Giải thuyết thứ sáu bảo là: đao, thương, kiếm, kích, đáng, côn, soa, bừa, tiên, giản, chuỳ, phủ (búa), câu, liềm, quải, cung tên, đằng bài. Giải thuyết bảy vẫn là: mâu, đáng, đao, qua, sóc, tiên, giản, kiếm, chuỳ, trảo, kích, câu, việt, phủ, bài, bổng, thương, sao.

Giải thuyết thứ tám là: đao, thương, kiếm, kích, phủ, việt, câu, soa, tiên, giản, tên, chùy, trảo, đáng, liềm, sóc, côn, bổng.

Giải thuyết thứ chín lại là" đao, thương, kiếm, kích, việt, côn, soa, bừa, tiên, giản, chùy, phủ, câu, liềm, trảo đới (dây , song thủ đới), lan mã phù (phù chặn ngựa), cung tên.

Lịch sử nước ta rất lâu đời, đất đai thì mênh mông, dân tộc cũng lắm , trăm ngàn năm nay người ta không ngừng trao đổi học tập lẫn nhau, sáng tạo phát minh ra các dạng các kiểu binh khí lắm lắm chả khác gì măng mọc sau mưa xuân. Vì vậy trên thực tế binh khí của đời cổ đâu chỉ vẻn vẹn có 18 ban binh khí. Trong dân gian còn lưu truyền côn ba đốt (tam tiết côn), đao chín vòng (cửu hoàn đao), bổng răng sói (lang nha bổng), hổ đầu câu (kiếm cong đầu hổ), càn không quyện (vòng càn khôn), phi đao v.v... cùng đều thuộc 18 ban cả.

Binh khí cổ đại vô cùng nhiều nhưng tại sao lại gọi là mười tám ban? Vì người xưa cho rằng 9 là số cùng của chữ số (vì nếu thêm 1 vào số 9 thì sẽ thành số 10 thêm 1; trong 10 vị trí , số hạng 10 lại trở thành chữ số bé nhất) vì vậy xưa nay người ta thích dùng số 9 hay bội số của số 9 để biểu thị số mục nhiều. 18 là bội số của 9. Vì vậy "mười tám ban binh khí" cứ thế mà được dùng cho tới ngày nay. Điều này cùng với người ta quen sử dụng số 9 để bảo cửu tiêu (chín ngọn), cửu tuyền (chín suối), cửu xoang thập bát điệu (chín xoang 18 điệu) , 18 tầng địa ngục, 18 vị La Hán, tam thập lục kế (36 kế), mười vạn tám nghìn dặm ... là những con số dùng theo ý này.

Mười tám ban binh khí nói chung nguồn gốc đến từ hai mặt , một là trong chiến tranh cổ đại các binh khí thường dùng như đao thương , kiếm , kích , cung nỏ v.v... , mặt khác do công cụ sản xuất hay vật dùng trong đời sống diễn biến mà có như soa , sản (cái xẻng) , chuỳ, phủ (búa), côn, bổng (gậy) v.v..

Phân loại 18 ban binh khí là căn cứ vào hình dạng và cach sử dụng . Nói chung là chia thành mấy loại hình dài , ngắn , cứng , mềm , một chiếc , một cặp và có mang móc (câu) , mũi (thích) , nhọn (tiêm) , lưỡi (nhận) . Ngày nay đối với 18 ban binh khí phần lớn đều chia thành khí giới ngắn , dài , khí giới đôi , khí giới mềm , cả thảy bốn loại .

Binh khí ngắn chủ yếu có đao , kiếm , chủy thủ , Nga Mi thích v.v...

Binh khí dài có côn , thương , phác đao (loại đao phải cầm bằng hai tay) , Xuân Thu đại đao , kích v.v...

Binh khí đôi chủ yếu có song đao , song kiếm , song câu , song đầu song thương (đôi thương hai đầu) , song tiên (cặp roi) v.v..

Khí giới mềm có côn ba đốt (tam tiết côn) , roi chín đốt (cửu tiết tiên) , tiêu dây (thằng tiêu) , lưu tinh chùy v.v..

Ngoài ra còn có kiếm tua dài , roi cán (tiên cán) , đại thương , soa ba mũi ... và trong đối luyện vẫn thường dùng quải , đằng bài (bài có dây) , tiêu tử (dùi) v.v.. :)>-
 
Back
Bên trên