[Tìm hiểu] Túy quyền

Đỗ Việt
(doviet)

Thành viên danh dự
Túy quyền (gọi đơn giản ở tiếng Việt là "võ say") là một môn võ thuật của Trung Quốc. Các động tác của môn võ say rất đa dạng, có lúc nhẹ như đang nâng cốc rượu đầy, có lúc lại bổ nhào như người đang quá say; lúc ngã sấp xuống, lúc đứng khựng lại bất động, không tiến không lùi. Khi võ thuật đã thực sự điêu luyện, bạn sẽ có dáng đi uyển chuyển, thân mình mềm mại, sức khoẻ dẻo dai, tinh thần phấn chấn.

Chính vì hình thức các động tác môn võ say phong phú và linh hoạt, kiến cho người tập rất say mê. Đó chính là lý do để môn võ say được tồn tại và lưu truyền đến ngày nay.

Đặc điểm của môn võ say là: ngụ ý của quyền pháp giống như hình người say rượu, tiềm ẩn một sức mạnh trong thế đứng và thế vồ; thân người từ thế uốn từ đông sang tây, luôn vươn ngẩng về phía trước cúi gập xuống phía sau, trong một trạng thái giống như say. Động tác có nét giống như con thú vồ quắp, có động tác bật như đá móc, nghiêng người né tránh, vung tay lên chém xuống. Động tác chân bao gồm thế tiến, thế lùi. Song trong thế đứng và thế bổ nhào đều có chứa đụng thế tiến công và thế phòng ngự kỳ diệu của toàn thân lúc vồ, lúc lật, lúc cắt, lúc khoá...

Những đặc điểm kể trên khiến cho quyền pháp, cách ngã và dáng hình say từ những môn loại riêng biệt hơn thành một chỉnh thể, tạo nên một phong cách võ thuật độc đáo, thú vị và vô cùng hấp dẫn, đồng thời khi tập luyện cũng luôn luôn đòi hỏi những yêu cầu ngày một cao hơn.

Tập luyện môn võ say có tác dụng rất tốt toàn diện đối với cơ thể, nó khiến cho các bắp thịt săn chắc và đầy sức mạnh, các khớp xương cử động mềm mại và linh hoạt, nâng cao sức chịu đựng và sức bền của cơ thể, tạo nên một cảm giác thăng bằng, thần kinh và cơ bắp luôn hoạt động linh hoạt, khoẻ mạnh, máu lưu thông tốt. Các cơ quan hô hấp cũng như các cơ quan nội tạng luôn được kích thích hoạt động tích cực. Như vậy, môn võ say có thể đảm bảo cho việc rèn luyện thể chất tốt của con người.

Tuy nhiên, có nhất thiết phải say thật khi muốn luyện tập Túy quyền không ? xin mọi người cho ý kiến :)
 
không biết có phải say thật không nhỉ. Nếu mà bắt say thật thì chị em nhà ta không luyện được môn này à.
Còn trong quá trình luyện tập mà say rượu thì cũng nguy hiểm, nhưng lúc đó hưng phấn lắm, nhiều đòn đánh mới có thể được phát sinh ra đấy.
Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào hả Việt, môn này anh chưa đọc tái liệu lần nào lên không rõ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em chưa từng thấy một nữ võ sĩ nào thi triển võ say cả, kể cả trong phim hay trong các băng đĩa tài liệu.
Em nghĩ để tập võ say, không nhất thiết phải uống rượu, chỉ cần tập luyện thành thục các động tác là được. Song người chưa bao giờ uống thì không hiểu được cái HÌNH của người say, trong tập luyện có thể khó tưởng tượng. Ừm.. em cũng không miêu tả rõ được, nhưng anh cứ thử uống vào, đến một mức độ nào đó sẽ biết được cái hình đó...
Còn vấn đề anh nói là việc từ hưng phấn mà phát sinh những đòn mới khi say thực sự. Quả là cũng có vấn đề này, nhưng đại loại là em chia ra 2 phần như sau:
- Biểu diễn: như trên em đã nói, không cần say thực sự, chỉ cần bắt được cái hình của bài tập để biểu diễn.
- Giao đấu bằng túy quyền: một khi đã uống rượu vào để đánh nhau thì không nhất thiết phải đánh theo đúng bài quyền (cái này thì môn nào cũng thế). Tuy nhiên, không phải cứ uổng rượu vào rồi múa máy loạn xạ lên, thành đánh lộn. Bởi khi đã tập nhuần nhuyễn các bài quyền rồi thì cả cái HÌNH và cái Ý đã đi vào tim, vào máu. Nên khi cơ thể ở một trạng thái tương tự thì tâm thức sẽ tự điều khiển là phải sử dụng những đòn thế như thế nào... Cũng có thể thấy ngay là khi uống rượu vào, anh không thể đánh theo các bài quyền Karate, Taekwondo, hay ngay cả các bài trong Thiếu Lâm, Wushu... Vì say rồi, "lượn" rồi, chỉ còn có thể đánh bằng túy quyền thôi :))
Anh Tuấn Anh và mọi người nghĩ sao ạ ? ;)
 
Anh cũng nghĩ vậy, nếu người nào đó mà chưa từng uống rượu thì khi tập võ say dù trình độ có cao thâm đến đâu cũng không thể lĩnh hội hết cái tinh túy của môn quyền thuật này, không thể lột tả được vẻ đẹp tự nhiên, phóng khoáng của nó, bởi môn võ say cần rất nhiều động tác mềm mại, nhu hòa, có cả động tác tưởng trừng như sắp ngã rồi lại bật dậy ngay.

Nếu chưa có cảm giác của người say rượu thì có thể nói chưa hiểu hết về võ say.

Với một người đã tập luyện lâu năm, nhuần nhuyễn các động tác thì dù khi say hay tỉnh nếu thi đấu thì họ vẫn đánh được theo các kỹ thuật, chiến thuật mà họ đã học.

Cái này nó đi sâu vào tiềm thức rồi, khi bị say thì nó chỉ ức chế vỏ não trong một thời gian ngắn, động tác có thể không đúng lắm hoặc thiếu xót đôi đoạn chú không thể xóa mờ được các lỹ thuật ta đã học. Cái đó nó đã hình thành phản xạ tự nhiên của chúng ta rồi.

Ý kiến của anh cũng giống như của em
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em nghĩ là đa xlaf túy quyền thì nhất thiết phải có rượu rồi nương theo đà say kết hợp thành thạo với chiêu thức :)
 
:)) Nhưng cứ phải uống say mới đánh tùy quyền được thì cũng vứt!! :D
 
Võ say này thật là độc đáo... Anh tuy ko hiểu nhiều về võ thuật chính thống, chỉ xem phim chưởng hay võ thuật thôi :D Nhưng về cái sự say hay không say cũng có nhiều chuyện hay. Ngày xưa xem Tiểu Lý phi đao lúc Lý Tầm Hoan muốn đánh mà uống rượu mãi ko say đến lúc ông gì bảo rượu say không phải do rượu mà là tâm có muốn say hay không.. Nếu muốn thì uống nước lã cũng say. Thế là cậu ta uống nước lã vào say bí tỉ luôn, đánh ầm ầm :)) Lại vừa xem Hòang Phi Hồng - Claws of Steel trong Last hero in China - đoạn đánh với thằng Lui Fai của bọn Boxer Association - cái thằng có Liên hoàn cước :D - tất nhiên đấu không lại Vô ảnh cước của HPH nhưng hắn ta mặc áo giáp có đinh nên đầu ngón chân của HPH bị "nát" ra luôn sau khi đá vào ngực hắn:D Sau đó HPH lấy ngay mấy hũ rượu bên cạnh tu ừng ực .. rồi nói "Hồi trước ngươi hỏi ta Cước thì là Vô ảnh, vậy Quyền thì là gì? Nay ta cho ngươi biết :D" Và HPH thi triển túy quyền nhìn say như thật. Đánh 1 lúc d/c kia chịu không nổi nên hỏi ngươi say hay không say, HPH nói : Không say mà lại say, say mà lại không say! Sau khi đánh thắng thì cậu lại tỉnh như sáo!

Như vậy rõ ràng đúng như chú gì nói, cũng cần phải có tý rượu, và lúc phải tỉnh lúc phải say. Cái say của mình cũng góp phần làm đối phương mất phương hướng. Trong võ thuật hay chiến thuật thì Hữu chiêu nguy hiểm nhưng có thể chống lại được, hư chiêu sau một vài lần cũng có thể chống, nhưng hư chiêu hữu chiêu lẫn lộn thì đối phương chào thua. Chính vì thế phải "Say mà không say, không say mà lại say, say say tỉnh tỉnh, tỉnh tỉnh say say" :D

Còn uống rượu thì cũng có 2 ý, một là khiến đối phương tưởng mình cũng say, chứ nếu ko uống thì chả ai tự nhiên say :D Và uống rồi thì cũng có hưng phấn, như HPH nói là cha cấm uống rượu vì uống vào thì đánh mạnh quá, ko kìm được :D Còn đến lúc võ ngấm vào người rồi thì muốn say lúc nào cũng được. Tuy vậy hiệu quả của tý men cay cũng hay lắm chứ! :D
 
Lại vừa xem Hòang Phi Hồng - Claws of Steel trong Last hero in China - đoạn đánh với thằng Lui Fai của bọn Boxer Association - cái thằng có Liên hoàn cước
Nói đến phim về Hoàng Phi Hồng thì em nghĩ đến Lý Liên Kiệt (hay mới đây thì Triệu Văn Trác), lúc đầu đọc lại chẳng nhớ anh nói đến phim nào, mãi sau mới nhớ ra đấy là phim "Túy quyền" của Thành Long, đánh nhau với tụi đầu gấu ;)
Mấy cái anh nói chí lí rồi, em không bàn thêm ;)
 
Ơ đúng là Lý Liên Kiệt đấy chứ ;) Phim Last Hero in China ;) Còn phim của Thành Long thì khác :D
 
Quái! chẳng lẽ 2 người cùng làm 2 bộ phim có nội dung giống nhau ??
Có phải phim mà lúc đầu mấy ổng đi tàu, rồi bị tráo lộn củ sâm với con dấu cổ.. ?
Thế thì quái lạ thật đấy.
Anyway, quay lại chủ đề chính, võ say rất hay, nhưng ở lứa tuổi của em, chưa có cơ hội tiếp cận để có nhiều kiến thức mang ra đây nói với mọi người :)
 
Nguyễn Mạnh Hải đã viết:
Võ say này thật là độc đáo... Anh tuy ko hiểu nhiều về võ thuật chính thống, chỉ xem phim chưởng hay võ thuật thôi :D Nhưng về cái sự say hay không say cũng có nhiều chuyện hay. Ngày xưa xem Tiểu Lý phi đao lúc Lý Tầm Hoan muốn đánh mà uống rượu mãi ko say đến lúc ông gì bảo rượu say không phải do rượu mà là tâm có muốn say hay không.. Nếu muốn thì uống nước lã cũng say. Thế là cậu ta uống nước lã vào say bí tỉ luôn, đánh ầm ầm :))

Anh chu+a xem film nhu+ng anh ddo.c truye^.n thi` tha^'y Ly' Ta^`m Hoan chu+a bao gio+` dda'nh vo~ say thi` pha?i. Chi? du`ng phi ddao ddu? vo^ ddi.ch thie^n ha., xua^'t ddao kho^ng ai nhi`n tha^'y. Bo.n la`m film cha('c modified ddi cho dda'nh vo~ say, nhu+ the^' ho?ng he^'t bao nhie^u tinh tu'y cu?a Co^? Long. Ly' Ta^`m Hoan uo^'ng ru+o+.u thi` nhie^`u nhu+ng ra^'t phi' Pha.m Su+ Ma.nh vi` cu+' uo^'ng ddu+o+.c che'n na`o la.i ho va` phun ra ga^`n he^'t.
Theo anh khi dda'nh nhau ma` du`ng tuy' quye^`n, ru+o+.u quye^`n, bia quye^`n hay co^`n quye^`n .... etc dde^`u ca^`n uo^'ng tha^.t nhie^`u. Thu+' nha^'t la`cho su+o+'ng, thu+' nhi` say dde^? cho kho?i so+. ddi.ch thu? va` thu+' ba ne^'u bi. no' dda'nh tru'ng cu~ng tha^'y kho^ng ddau. :D
 
:)) những gì anh nói ở cuối bài chính là những cái diễn ra trong phim "Túy quyền" của Thành Long đấy ạ!! :))
Uống, uống và uống! Uống cho say khướt, rồi đánh như đánh lộn - tất nhiên là cũng ra võ vẽ; đánh như chưa bao giờ được đánh, và... bị đánh cũng cười tươi, chẳng thấy đau đớn gì ;)
 
Chú Việt chưa được xem Claw of Steel à? Lý Liên Kiệt đánh có mấy chiêu Võ Say thôi và pha trộn Hổ Quyền, "Cò" Quyền <-- cái này gọi là gì ấy nhỉ? :)) nhưng xem khoái lắm. Nhất là lúc chú ấy lọang chọang nhìn như thật vậy!

Bác TD: Hehe, em đọc truyện cũng ko thấy đánh võ say. Tất nhiên là trong phim cũng ko có võ say. Đấy là lúc em nói về chuyện "say" là do rượu hay do mình thôi :D Em cũng ko nhớ rõ lúc ấy cậu ấy muốn say để làm gì, có khi không phải để đánh nhau :D. Nhưng nhớ rõ là uống rượu mãi ko say, uống chén nước lã vào cái say bí tỉ :))

Nói về Thành Long, mấy phim võ say, d/c ấy ko có rượu .. uống cả :D xăng hay dầu gì ấy :D say tít luôn :)) nhưng sau đấy ko thấy phim đề cập đoạn đi đến bệnh viện rửa ruột! Còn say để chịu đòn thì Bác TD nói đúng quá, Thành Long vô địch về khoản này trong mấy phim võ say. Ngay cả Hòang Phi Hồng Lý Liên Kiệt lúc bị nát đầu ngón chân cũng phải uống mấy vò rượu mới đánh tiếp :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hớ
trong truyện CHú bé võ thuật Tacada,oong già có võ say với tacada biểu diễn được cả khi 0 say cơ mà
***
Hhe ngay f xưa iem 1 lần uống rượu,<5 tuổi> iem tập võ say tay chân múa loạn ,...cuối cung ngã phịc phát xuống,đập đầu vào cửa ngủ khì luôn:D
 
Không phải là không uống thì không đánh túy quyền được. Cái cốt lõi là phải uống rồi thì mới hiểu được cảm giác, bắt hình người say :) Vấn đề này nói ở trên rồi!

À còn cái "cò quyền" nào đó mà anh Hải nói, em không biết, chưa từng nghe tên! Phải chăng là "Hạc hình quyền" ?
 
<Không phải là không uống thì không đánh túy quyền được. Cái cốt lõi là phải uống rồi thì mới hiểu được cảm giác, bắt hình người say Vấn đề này nói ở trên rồi!>

~`e-x-c-u-s-e-m-e i -h-a-v-n-'- t- r-e-a-d- i-t-~~:embarasse
 
Yến viết cái câu ở trên cứ như là em bé tập đánh vần ý.

Cái mà anh Hải nói đúng là Hạc Hình Quyền rồi, 1 trong 5 loại thú tiên mà mọi người bắt trước để luyện quyền pháp.
 
Túy quyền (quyền say)

Còn gọI là “Túy tửu quyền” (quyền say rượu), “Túy bát tiên quyền” (quyền “tám tiên say rượu”), theo thần thạai Trung Quốc có 8 vị tiên bạn bè là Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Lã Động Tân, Lý Thiết QuảI, Hàn Tương Tử, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô, Tào Quốc Cữu. Vì khi đi quyền, chiêu thế bước đi như ngườI say rượu nên có tên là “quyền say”. Ý say, hình say từng mượn ở điệu “múa say” của thờI cổ đại. Xem sách “Kim bích sự loạI” thì kỹ pháp say đánh này lấy từ các loạI quyền “hóa mềm đánh khéo” (nhu hóa xảo đả) hình thành từ thờI Minh, Thanh. Trương Khổng Chiếu trong “Quyền kinh, quyền pháp bị yếu” đã có ghi bài “Túy bát tiên ca”. Hiện nay, loạI quyền này thịnh hành tạI các tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Bắc Kinh, Thượng HảI và vùng Giang Hoài.

Túy quyền là loạI quyền pháp địa thuật, vớI hình dạng như say mà sừng sững một ngọn cờ riêng biệt. Về phong cách thì có 3 loạI: trọng hình, trọng kỹ (thuật) và trọng cả hình lẫn kỹ thuật. Đặc điểm là hình say ý không say, bước say tâm không say. Hạt nhân là ở một chữ “say”, tựa như say mà giữ thế, lấy say để lừa ngườI, lấy say để ra đòn.

Về kỹ pháp yêu cầu: mắt, tay, thân, chân, bộ cùng phốI hợp.

Về nhãn pháp có nhìn, ngắm, coi qua, liếc xéo.

Về chỉ pháp thì có: điểm, che, bổ, cắm, lừa, tóm, ngắt, khép (ngón tay).

Về thủ pháp thì có áp sát, thúc, ép, dựa.

Về thoái pháp có: móc, gác, xoay, cắt, nâng, dậm, bật, quấn.

Về phép ngã có 3 loạI: ngã nửa vờI, ngã hẳn và ngã hóa giảI nguy hiểm.

Phép dùng thì chú trọng mắt sắc tay lanh, hình say ý tỉnh, tùy cơ chọn thế, tránh thực đánh hư, né gạt tiến thân, ngã thức ra chiêu. Ca quyết có: “Đảo điên nuốt nhả, nổI chẳng ngã. Ngất ngưởng té thúc lật lăn khéo. Lăn tiến mà cao, lăm ảo diệu, tùy thế sấp ngửa ngườI khó theo.”

Các bài múa lưu hành có Túy bát tiên, Thái Bạch túy tửu, Võ Tòng túy tửu, Yến Thanh túy tửu, Lỗ Trí Thâm túy đã sơn môn (Lỗ Trí Thâm say đập cổng chùa) bài này còn có khi gọI là Túy đả Trấn Quan Tây (say đánh Trấn Quan Tây)… Hiện nay, trên cơ sở của Túy quyền còn phát triển ra túy kiếm, túy côn, túy thương, cả đến đánh đôi túy quyền, Túy hán hí hầu (chàng say đùa khỉ) cũng là bài múa đốI luyện. Túy quyền thân, bộ linh hoạt, ngã vồ nguy hiểm, phép đánh khéo, đốI vớI sự mềm dẻo, hợp diệu, linh mẫn và năng lực ứng biến của cơ thể ngườI ta đều có giá trị tương đốI cao.

Hiện nay thì ở các lò võ Thiếu Lâm đều có dạy túy quyền, như Nhơn nghĩa đường (Thiếu Lâm Châu gia), Thắng Nghĩa Đường (Thái Lý Phật), Hằng Anh Đường (Thiếu Lâm Hồng gia) v.v… Túy quyền là quyền thuật cao cấp, các môn đồ phảI tập võ từ 6-7 năm trở lên mớI được truyền thụ.
(sưu tầm)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cách đây một số năm, hình như khoảng 10 năm thì phải, các hiệu sách có bán quyền "Võ say kungfu", giới thiệu một bài võ say của TQ. Sách do võ sư Trung Quốc viết.

Có ai biết sách hay về nội công không?
 
sách hay về nội công thì cũng có nhiều trên thị trường lắm anh ạ, em cũng có 1 vài quyển những cũng chỉ để đó thôi. Xem thì có chỗ hiểu, có chỗ không hiểu.
Tập không thầy thì nguy hiểm lắm, hơn nữa với tuổi anh em mình chẳng có thời gian mà tập đều đặn được. Nên giờ em chưa ham lắm.
Tốt nhất vẫn là luyện kỹ thuật quyền pháp thôi.
 
Back
Bên trên