[Tìm hiểu] Tán thủ

Ngô Đào Duy
(dao duy)

New Member
Sanshou (tán thủ)
Sanda (tán đả)
Sandawang (tán đả vương)
Sanshouwang (tán thủ vương)
--------
Giới thiệu:
Tại TQ, môn Sanshou (còn được gọi là võ chiến đấu tay không tự do) chú trọng vào các dạng chiến đấu tự do thực tế trên võ đài, đòi hỏi sự thành thạo các kỹ thuật Kungfu. Nhưng bản thân môn Sanshou (hoặc Sanda) lại được phân chia ra 3 dạng:
- Sport Sanshou (Chinese Kickboxing): Đòn thế thể thao
- Civilian Sanshou : Đòn thế dân sự
- Military Sanshou (AKA Qinna Gedou) : Đòn thế dành cho quân đội.

Lịch sử hình thành:
Sau thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, nhất là sau cuộc chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên 1950 - 1953, Chính phủ TQ nhận thấy rằng khoa học huấn luyện chiến đấu tay không dành cho quân đội là cực kỳ quan trọng. Peng Dehuai, người được giao trọng trách huấn luyện trong thời chiến tranh, người có sáng kiến tập hợp các võ sư tài giỏi của 92 tỉnh trên toàn TQ cùng với các võ sư huấn luyện của quân đội TQ nghiên cứu, so sánh, chắt lọc các tuyệt kỹ cận chiến hiệu quả nhất. Một hệ thống chiến đấu tay không hiệu quả đã ra đời và được phát triển dựa theo 3 nhân tố: Đơn giản, trực tiếp, hiệu quả lớn và đòn đánh nhanh - mạnh - hiểm ác hơn địch thủ.
Hệ thống chiến đấu này đã được trải qua nhiều cuộc thử nghiệm trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, và đã được đem ra thử nghiệm trong cuộc chiến tranh biên giới với quân đội Liên Xô năm 1960 - 1963. Sau đó quân đội TQ liên tục nghiên cứu các tuyệt kỹ mới từ các môn các phái Kungfu, quyền anh, quyền Thái, vật Mông Cổ,..đem vào trong môn này và truyền dạy trong lực lượng đặc nhiệm TQ, và toàn bộ chương trình này hoàn tất vào năm 1972.
Bên cạnh Sanshou dành cho quân đội đặc nhiệm TQ, thì Sanshou dân sự cũng được phát triển theo các khoá đào tạo võ thuật đặc biệt cho các cá nhân võ sư thành viên của Đảng Cộng Sản TQ. Sau đó môn Sanshou dân sự này lại được mài dũa qua các kỳ so tài cùng vơí các môn các võ phái nổi danh khác của TQ. Những sự trao đổi võ thuật này rất thông dụng vào thời kỳ Cách mạng Văn hoá 1966 – 1976.
Trong những năm gần đây, Sanshou thể thao đã và đang được sự cổ vũ phát triển của Chính phủ TQ. Vào thời gian những năm đầu thập kỷ 80 đã diễn ra những cuộc so tài không chính thức và sau đó được chiếu lên TV, hầu hết những võ sĩ tham dự đều thuộc lực lượng đặc nhiệm của Công An và Quân Đội TQ. Mặc dầu vậy, Sanshou thể thao vẫn giữ gần như nguyên vẹn những đặc trưng của võ thuật ứng dụng và võ vật vùng Nội Mông trong quân đội. Sau đó Chính phủ TQ ủng hộ Sanshou trở thành môn thể thao quốc gia, và được phép tổ chức các giải tranh tài quốc gia và quốc tế hàng năm.

Đòn thế:
Như đã biết, môn Sanshou được khởi xướng từ quân đội đặc nhiệm TQ, sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, và sau đó là chiến tranh biên giới với Liên Xô 1960 - 1963, rồi cảnh sát áp dụng để trấn áp tội phạm,… nên đặc thù của nó là hệ thống kỹ thuật chiến đấu thực dụng. Hệ thống này áp dụng các nguyên tắc vật lý, giải phẫu cơ thể học, sinh lý phản xạ học, các chức năng sinh lý của cơ thể người. Đó thực sự là một hệ thống chiến đấu thực không có tên riêng biệt, nhưng lại bao trùm hầu hết các kỹ năng chiến đấu, cầm nã, đô vật, chiến đấu trong mọi tư thế, tay không chống vũ khí từ các môn võ cổ truyền TQ, và lại được du nhập thêm các kỹ thuật chiến đấu tay không hiện đại của các môn như Boxing - quyền Thái – đô vật,…. Và thường hay áp dụng nguyên tắc chiến thuật, chiến lược cận chiến hơn là các kỹ thuật cổ điển. Military Sanshou (quân đội) thiên về các đòn cầm nã, triệt và bẻ khớp, siết cổ, … tập luyện công phá nhiều.
Hệ thống này lại được phân chia cho từng lực lượng khác nhau như hệ thống chiến đấu của quân đội đặc nhiệm thiên về đòn thế tiêu diệt hay huỷ diệt đối thủ, hơi khác với hệ thống chiến đấu của Cảnh sát đặc nhiệm là trấn áp đối thủ, nhưng đều có đặc điểm chung là cùng có nguyên tắc huấn luyện giống nhau.
Do tính chất tội phạm ngày càng gia tăng tại TQ, môn Sanshou dân sự cũng được sự cổ vũ của Chính phủ TQ nhằm tăng cường khả năng tự vệ trong dân chúng. Và từ đây một hệ thống Sanshou dân sự cũng được phát triển hoàn thiện, hệ thống này cũng gần đầy đủ nhưng không có các tuyệt kỹ giết chết đối thủ như các kỹ thuật của quân đội đặc nhiệm. Đến ngày nay nhiều môn võ tại TQ cũng đã đưa các kỹ thuật chiến đấu của Sanshou du nhập vào làm tuyệt kỹ cận chiến của môn phái họ, và được gọi là các kỹ năng đánh cận chiến. Civilian Sanshou (dân sự) thiên về lối đánh đầu gối và cùi chỏ gần giống với Quyền Thái hay còn gọi Sandawang hoặc Sanshouwang; ở các trận đấu này tính chất kịch liệt và lối đánh tàn khốc được đưa lên hàng đầu, cho nên các môn các phái võ thuật TQ hiện nay hầu hết đều đưa nội dung này vào huấn luyện trong chương trình thực hành võ thuật.
Ngày nay, do tính chất quốc tế hoá, các môn võ cần có tính phổ biến cho quảng đại quần chúng khắp nơi trên thế giới, nên mới hình thành trường phái mới thể thao hơn gọi là Sport Sanshou, hoặc tên quốc tế là Kichboxing hoặc với tên gọi khác là “Lei Tai”, các võ sĩ phải mang găng box, mũ đội đầu, áo giáp bảo vệ,….Các trận đấu của Sanshou thể thao được cho phép áp dụng đủ các đòn đấm, đá, quật, vật. Các đòn đầu gối, cùi chỏ, đánh bằng đầu, cầm nã khoá bẻ khớp đều không được phép sử dụng, nhưng vẫn được phép gài đòn (hoặc nêm đòn) để đánh ngã hoặc đánh KO đối thủ trên sàn đấu.
Nói chung Sport Sanshou hơi thiên về các đòn quật vật ngã đối thủ, mức độ hiểm ác còn dưới Muaythai một bậc.

Đặc trưng huấn luyện:
Sanshou của quân đội Military Sanshou (AKA Qinna Gedou) và Sanshou dân sự huấn luyện thiên về đấm, đá, cầm nã, quật, vật, chiến đấu mặt đất, và kỹ thuật chống vũ khí có sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, các kỹ thuật có tính chất phù hơp với lối đánh tự do không có quy tắc, không có các thế tấn (ẩn tấn), không có các bài tập cổ điển.
Sanshou thể thao (Sport) tương tự như huấn luyện Kichboxing, có thêm các kỹ thuật vật, quật và đánh ngã. Các nguyên tắc vật lý được áp dụng triệt để gia tăng khả năng chiến đấu của các võ sĩ. Sport Sanshou, mặc dù là môn võ thể thao, các võ sĩ được mặc áo giáp, găng box, mũ đội đầu, key che hạ bộ, pad bảo vệ xương ống đồng nhưng do tính chất kịch liệt của nó mà rất nhiều võ sỹ sau các lần thượng đài đã phải ngừng tập luyện do bị các chấn thương rất nặng đeo đẳng.
Một yếu điểm nữa của Sport Sanshou là thiếu các bài tập Kungfu về công phá, cũng như các đòn đầu gối và cùi chỏ. Nếu các điều trên được khắc phục và đưa vào thì môn Sanshou rất khó bị đánh bại.


Tại Việt Nam hiện đang lưu hành 2 dòng là :- Civilian Sanshou : dân sự
- Sport Sanshou (Chinese Kickboxing): thể thao

Tại Hà Nội sẽ diễn ra giải Wushu & Sanshou thế giới từ 8 đến 15/12/2005 tại nhà thi đấu Quần ngựa HN.
Trong giải lần này có sự tham gia của 3 học trò của Cung Le (người Mỹ gốc Việt, rât giỏi về đấu võ đài tự do tại Mỹ) đã nhiều lần tham dự các giải MMA tại Mỹ.
 
Re: Tìm hiểu về " Tán thủ "

hoan hô chú Duy có công chịu sưu tầm bài viết

Tại Hà Nội sẽ diễn ra giải Wushu & Sanshou thế giới từ 8 đến 15/12/2005 tại nhà thi đấu Quần ngựa HN

sao mày ko nói sớm hơn hả?
 
He he không công phá lấy đâu ra chân tay chấn thương như trên???
Còn gối với chỏ không thi đấu thôi chứ hệ thống có đủ cả sao lại kêu là yếu điểm. He he chả khác gì võ tổng hợp....
 
BÍ QUYẾT ĐÁNH ĐẢ LÔI ĐÀI - CHIẾN ĐẤU
Trong võ thuật truyền thống về phương diện đánh võ có thuyết “tám thức nội - ngoại”. Tám thức nội (tức nội bát kinh) là: Kinh hoàng, mãnh liệt, lang độc, thần cấp; Tám thức ngoại (tức ngoại bát thức) là: Phong (gói), bế (đóng), thiểm (tránh), khoá (kẹp), câu (móc), cách (chặn), băng (kéo), đả (đánh).
- Kinh hoàng: Cùng địch đánh nhau (giao đấu) trước hết phải áp đảo về mặt tinh thần. Quyền phổ dạy “Hét lên làm địch kinh hãi”. Hét lên có thể đoạt được tinh thần địch, làm lung lạc ý chí của địch, khiến địch tay chân hoảng loạn; hai là làm mạnh thêm uy thế và lực của ta, trấn tĩnh lại tinh thần của ta, giúp phát kình lực. Khi nghe tiếng hét địch sẽ hoảng hốt, động tác hoá chậm, ra tay không còn đòn pháp gì nữa. Khi đó ta thừa cơ lao đến, nhanh nhẹn xộc vào khiến địch tránh không kịp, hoảng loạn đến nỗi khó tự giữ mình, ta đánh tất thắng.
Ví dụ: Khi ta ra đường mà thấy trộm cướp, phản ứng đầu tiên nên làm là hét toáng lên “cướp, cướp, cướp, cướp,…” khi đó tên cướp đã cuống lên không còn bình tĩnh được nữa, lúc này ta lao vào có thể tóm sống tên cướp.[/size=3]
- Mãnh liệt: Khi tấn công địch phải dũng cảm xốc tới, liều lĩnh chẳng tiếc mình, toàn thân nhất chí, nhanh mà có lực. Nhưng ra đòn cần phải “Thẳng mà không phải thẳng, cong mà cũng không phải cong”, đòn vừa đánh ra đã thu về nhanh như tia chớp, không để lộ chỗ chống “trung lộ” đề phòng địch đấm, đá, đạp.
Ví dụ: yếu quyết này được lính đặc công và cảnh sát hình sự SBC thực hiện trong giao đấu - tập luyện.
- Lang độc: Đã giao đấu kịch liệt tất phải có bên thắng bên thua, đã đến lúc đó thì không thể không ra tay tàn độc, ta không chế ngự địch tất địch sẽ chế ngự ta. Khi địch đánh tới thì nên: “Đường trường chẳng nhường bước, cất tay chẳng lưu tình” và “một lang, hai độc, ba mất mạng”.
Ví dụ: yếu quyết này được lực lượng Đặc công VN thực hiện triệt để, đòn thế rất đơn giản (36 đòn, mỗi đòn có 5 biến) nhưng đều ra tay để lấy mạng người khác.
- Thần tốc: Cái đạo đánh đấm phải thần diệu kỳ quái, lòng (tâm) linh tay hoạt, lấy nhàn đợi nhọc, lấy tĩnh chế động, lấy nghiêm đợi lơi lỏng, lấy chỉnh chống bấn loạn. Bọc, đóng, né, kẹp không gấp sẽ không thấy hiệu quả; Móc, ngăn, kéo, đánh không nhanh thì khó bề ứng dụng. Gặp sức mạnh thì phải mượn sức đó mà chế ngự địch, thế mạnh phải thừa thế đó mà trở về, địch mạnh tất phải theo mé (kèo phải, kèo trái) mà vào, địch yếu tất theo “hồng môn” mà tiến (Hồng môn là khoảng giữa 2 chân tấn, vào thẳng trước mặt, chính giữa - hoặc nhập nội).
Ví dụ: Đây là yếu quyết chính của Tán Đả Vương, Tán thủ - shanshou, và của Lý Tiểu Long.
- Bọc (phong toả): Khi cùng địch động thủ, phải quen bọc (chặn) cửa của địch, giỏi chặn đường ra đòn của đối phương, khiến kỹ nghệ không thể thi triển được, sau đó theo khe hở mà tấn công làm cho địch bị thua. Thế mới có câu quyết “ Tay bọc kỳ môn xốc mà tiến, thấy trống là đánh chẳng nương tình”. Cho nên người xưa nói khi đang giao đấu không thể chỉ chú trọng đánh địch mà còn phải khiến cho địch không thể ra đòn đánh lại được ta.
Ví dụ: Yếu quyết này Lý Tiểu Long luôn thực hiện, và đây là yếu quyết chính trong các đòn đè của môn shanshou – tán thủ.
- Đóng (bế): Tức là làm cho địch không còn chỗ chống, dùng rồi vẫn phải tiếp tục tiến, uy hiếp liên tục khiến địch thủ đứng không kịp vững. Nếu không làm được như thế tất sẽ bị địch thừa cơ mà đánh vào chỗ sơ hở của ta. Phải liên tục tấn công, tiếp tục tấn công và sẵn sàng tấn công, tấn công và phản công ở bất cứ tư thế nào.
Ví dụ: Đây là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ võ sỹ Quyền Anh và Tán thủ nào, nó được thể hiện trong các bài tập hàng ngày.
- Tránh né (thiểm): Nếu địch đột nhiên phá cửa đánh ta, nếu ta không kịp giải thoát và trả đòn thì phải mau lẹ nghiêng sang bên né tránh. Nhưng khi né chân vẫn phải vững, hông phải mềm, mắt phải nhanh, tâm phải linh, né xong phải lập tức trả đòn, dùng sức phản chế địch thủ. Thế này có thể dùng “dương Đông kích Tây, tránh thực đánh hư” và quyền pháp có câu “Mượn địch ngàn cân sức, chẳng tốn bốn lạng công”
Ví dụ: yếu quyết của Jiujitsu Nhật Bản thường thiên về lối đánh tránh né sau đó mượn sức trả đòn “bốn lạng địch ngàn cân”.
- Kẹp (khoá): Quá gần thì kẹp thân địch mà đánh. Kẹp đánh phải có sức, đồng thời chân móc chân địch.
Ví dụ: lối đánh này ở môn nào cũng có.
- Móc, ngăn (câu – cách): Hai động tác đều là phép phá địch cả. Nếu địch dùng tay tấn công vùng ngực ta, ta phải dùng 1 tay móc chặt khiến địch khó chạy thoát còn tay kia đồng thời đánh vào chỗ yếu hại. Nếu địch dùng chân đá ta vào vùng hạ, ta lập tức dùng 1 tay ngăn vẹt sang bên khiến chân họ không sao có thể tiến lên được nữa, sau đó ta dùng cách khác mà đánh trả. Khi ra quyền ra cước đánh địch thì phải thật nhanh để địch không kịp móc giữ hay ngăn chặn được.
Ví dụ: Yếu quyết này được lực lượng Đặc công sử dụng thường xuyên sau khi móc, ngăn lập tức ra đòn vào chỗ hiểm lấy mạng địch.
- Kéo đánh (băng, đả): Địch dùng quyền đánh ta, ta dùng quyền hất ra, đó gọi là kéo. Còn đánh thì lắm chủng loại, quyền đánh cước đá, hoặc chưởng hoặc khuỷu, đầu húc vai hất, hoặc mông hất gối thúc,…, đâu đâu cũng có chỗ sở trường, đâu đâu cũng có chỗ dùng được.
Người võ sĩ coi thân thể con người có 13 ngọn quyền: 2 chân, 2 gối, 2 mông, 2 vai, 2 khuỷu, 2 tay, 1 đầu, nửa hàm, bất kỳ nơi nào cũng có thể dùng làm quyền, quyền nọ quyền kia nối nối - liền liền – liên miên - chặt chẽ.
 
hồi trước tập ở Trịnh hoài đức,tập ngay cạnh phòng mấy anh tán thủ,hôm nào cũng thấy các anh quần đùi áo may ô nhảy dây với nhau(tập ý mà),nhìn nhí nhố vật ạ.
 
về món nhảy dây này thì giỏi nhất là boxing

hồi trước tập ở Trịnh hoài đức,tập ngay cạnh phòng mấy anh tán thủ,hôm nào cũng thấy các anh quần đùi áo may ô nhảy dây với nhau(tập ý mà),nhìn nhí nhố vật ạ.


bạn thử ra thi nhảy với mấy anh ấy xem có thắng ko ạ?;)
 
Bảo dân Box nhảy dây thi với Wushu Tán Thủ thì chưa đoán trước được kết quả đâu ;)
 
e chả biết ai hơn nhưng nói chung là nhìn các anh ý nhảy dây cứ gọi là phê lòi mắt,cứ vun vút vun vút ý,đỉnh cao,hồi đấy e thấy ngưỡng mộ,xong rồi sợ nhỡ lớp mình cũng phải tập nhảy dây như thế này thì làm sao làm đựoc bằng các anh ý.
ơn chúa...may sao,taolu k phải tập nhảy dây
 
Hì, để tớ nhảy cùng cho. Ngày trước bọn tớ cũng phải tập ngón nè:p, cũng khá rành:d, nhưng mà lâu lém rùi ko đụng đến dây, chả biết thế nào. Lâu lắm mới thấy box mình tưng bừng dc thế này( dù chỉ là một tí ti thui:D).
 
:( không bít nhảy dây từ bé nè.
:) nhưng bộ pháp và cước vẫn ok lắm đó
 
Nhảy dây để tập thể lực là chính, liên quan gì đến bộ pháp và cước pháp đâu :p
Dù sao thì nhảy dây, cùng với chạy bộ và đạp xe cũng được chứng minh là tốt cho tim mạch, nên tập ^^
 
Chài hồi mình tập karate nhảy dây nè đau hết người, mà không phải nhảy dây bình thường đâu bọn mình nhảy bằng cái ống nước bằng nhựa cứng cứng ý lai toàn phải nhảy 500 cái trở lên ==> nghĩ lại mà hoang mang wá
 
Nhảy dây thì tốt cho thể lực và khớp cổ chân, ngón chân; có thể là giúp bộ pháp vững hơn, còn cước pháp thì chắc không liên quan.
 
Chài hồi mình tập karate nhảy dây nè đau hết người, mà không phải nhảy dây bình thường đâu bọn mình nhảy bằng cái ống nước bằng nhựa cứng cứng ý lai toàn phải nhảy 500 cái trở lên ==> nghĩ lại mà hoang mang wá
Thế thì nhảy thế nào ??? Không mường tượng ra được T_T
Quay lại chuyện Tán Thủ một chút ^^ Mai là khai mạc giải Wushu toàn quốc. Hy vọng sẽ được xem nhiều trận ra trò. Mà liệu dân trên tuyển Quốc gia có về đánh giải này không nhỉ ???
Quên mất, lần này tổ chức ở Cung Quần Ngựa, không biết có được vào thoải mái như hồi ở Trịnh Hoài Đức không nữa ???
 
Back
Bên trên