[Tìm hiểu] Sự ra đời của 72 tuyệt kĩ Thiếu Lâm

Nguyễn Tuấn Anh
(cattuhan1983)

New Member
SỰ RA ĐỜI CỦA 72 TUYỆT KĨ THIẾU LÂM
Võ công thiếu lâm được khám phá bổ túc trước tác thêm mỗi ngày 1 ngieeuf qua tinh thần khích lệ của di ngôn Tổ sư đẻ lại,do đó các sư trưởng các cao thủ thiên tài thiêu lâm tụ lần lượt chi khai sinh nhiều lối luyện công vô cùng mới lạ ,nhiều bài quyền tân kỳ nổi danh như:
Bạch Ngọc Phong đời nhà Nguyên nương theo bài Tiểu la hán quyền 18 thế chế ra bài"Linh thú ngũ quyền"gồm long hổ báo xà hạc.Mội bài nếu thu hẹp thì có 4 cách biến chuyển theo tư thế của 4 loài thú tiên,cách luyện cực kì chậm chạp,bài này sau được dành cho môn đồ sơ đẳng luyện trước khi chính tông luyện công.Cũng bài này khai triển thanh 128 thế với những đường quyền cước vô cùng lợi hại,biến ảo dị thường.
Minh Tông Đại Sư 1 hôm đang luyện bài Mê Tông La Hán quyền chọt nhìn ra sân chùa thấy những cánh hoa mai rơi rụng lạ lùng trước cơn gió tàn đông,hòa điẹu vớí tuyết phủ người quên mất đi thực tại chân vẫn bược theo bộ vị mà tay cư uốn éo theo những cánh hoa rơi,mỗi cánh mai rơi rụng 1 khác.Sau này người khám phá ra những thế quyền mới,tron 3 ngày dêm sáng tác 1 loạt 5 bài quyền gọi la Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền.Cách đánh là vận khí nhiều hơn dùng lực,bài này sau được chuyển danh là Mai Hoa Phong Vũ Quyền gội tắt là Phong Quyền,chủ nhu hòa vận khí,tư thế ẻo lả mềm mại như 0 có hơi sức.Phong quyền chuyên đánh gió là khắc tinh của lôi quyền,ai dã luyện 5 bài này đều nhận thấy điều đó.Nhiều người lâm tưởng Phogn Quyền là sáng tác của Ngũ Mai Lão Ni đời Mãn Thanh(Người này họ Hoàng Hoa ở chân núi Bạch Hạc có thương pháp nổi tiếng như bài bạch hạc thiết hê thương,còn quyền cứơc hoàn toàn thuộc thiếu lâm).
Chiêu Đức sư trưởng nương theo bài La hán lôi quyền chế ra bài Lôi Quyền.1 bài quyền với lối đấm đá ào ạt,nhanh như chớp giật,mạnh như vũ bão,bài này dùng để kết thúc trân đấu mau lẹ hoặc giải quyết thần tốc trong đám địch thủ đông người.
5 pho sách tổ sư để lại quá súc tích,khai thác mãi 0 bao giờ hết.Thiêu lâm nổi lên 1 phong trào sáng tác sôi nổi,xưa nay thế sự luc thăng lúc trầm,vật cùng tắc biến,tột độ của sự hưng thịnh là điều sắp suy tàn.Các trưởng lão thiếu lâm quyết định tổ chức đại hội võ thuật thiếu lâm vào mùa thu năm 1333 với tất cả các trưởng tràng chi nhánh,môn đồ để họp bàn vể chấn chỉnh lại thiếu lâm,do có nhiều người thành lập môn phái đi xa rời các nguyên tắc căn bản của thiếu lâm.Sau 2 tháng hội họp,thí nhất trí với Nguyên Niên tăng là phải tập các võ công căn bản sau đó ai có thiên tài gì thì tủy ý luyện riêng.Tổng kết 5 pho sách do tổ sư truyền lại thành 72 loại võ công,sau này được thiên hạ chuyển danh là Thất Thập Nhị Huyên Công Niên Tuyệt Kĩ.
Chỉ cần luyện thành công 1 trong 72 tuyệt kĩ này cũng đủ căn bản ra thành lập 1 võ phái,lần đầu tiên 1 cao tăng thiếu lâm luyệ được 7 tuyệt kĩ vang danh là kì nhân trong giới võ lâm Trung Quốc và thiên hạ
 
Re: SỰ RA ĐỜI CỦA 72 TUYỆT KĨ THIẾU LÂM

Võ công Thiếu Lâm được khám phá, trước tác bổ túc thêm mỗi ngày mỗi nhiều qua tinh thần kích lệ di ngôn của Tổ Sư để lại, do đó các Sư trưởng, các cao thủ thiên tài Thiếu Lâm Tự, lần lượt phân chi khai sinh nhiều lối luyện công vô cùng mới lạ, nhiều bài quyền tân kỳ nổi danh như: Bạch Ngọc Phong đời nhà Nguyên nương theo bài Tiểu La Hán quyền 18 thế, chế ra bài "Linh thú ngũ quyền" gồm Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc mỗi bài nếu thu hẹp lại thì có 4 cách biến chuyển theo tư thế của 4 loài thú tiên, cách luyện cực kỳ chậm chạp, bài này sau được dành cho môn đồ sở đẳng luyện nội công nhập môn trước khi chính tông luyện công ở các bực cao hơn. Cũng bài này khai triển thành 128 thế với những đường quyền, cước vô cùng lợi hại: Khi nhu khi cương, khi hư khi thực, chợt cao chợt thấp, chợt xa chợt gần, biến ảo dị thường.

Minh Tông đại sư một hôm đang luyện bài Mê tông La Hán quyền, chợt nhìn ra sân chùa, thấy những cách mai rơi rụng lạ lùng trước cơn gió tàn đông, hòa điệu với tuyết phủ, người quyên mất thực tại, chân vẫn bước theo bộ vị mà tay cứ uốn éo theo tư thế của những cánh hoa rơi, mỗi cánh mai rơi rụng một khác, sau này người khám phá ra những thế quyền mới, trong ba ngày đêm sáng tác một loạt 5 bài quyền, gọi là "Ngũ Lộ Mai hoa quyền" bốn bài đánh theo bốn phương Nam, Bắc, Ðông, Tây một bài chủ tại trung ương, tổng hợp của 4 bài kia, vận khí nhiều hơn dụng lực, bài này sau được chuyển danh thành "Mai Hoa Phong Vũ quyền", gọi tắt là Phong quyền, chủ nhu hòa vận khí, từ thế ẻo lả mềm mại như không có hơi sức. Phong quyền chuyên đánh gió, là khắc tinh của Lôi quyền. Ai đã từng luyện 5 bài Mai Hoa đều nhận thấy điều đó. Nhiều người lầm tưởng "Ngũ lộ Mai Hoa" là sáng tác của Ngũ Mai lão ni đời Mãn Thanh. (Hai danh từ giống nhau chỉ là sự trùng hợp vô tình. Ngũ Mai Lão ni nguyên họ Hoàng Hoa ở Bạch hạc sơn, Long sơn Tự, Họ Hoàng Hoa ở chân núi Bạch Hạc: Hoàng Hoa trại, trại được lập từ đời vua Sùng Chính nhà Minh, đặc biệt của phái "Bạch Hạc " là thương pháp nổi danh nhất có bài "Bạch Hạc thiết hê thương" ) còn quyền cước hoàn toàn thuộc Thiếu Lâm.

Chiêu Ðức sư trưởng nương theo bài La Hán Lôi quyền chế ra bài Lôi Quyền, một bài quyền với lối đấm đá ào ạt, mạnh như vũ bão, nhanh như điện chớp, bài này dùng để kết thúc trận đánh, hoặc giải quyết thần tốc trong đám địch thủ đông người.

Năm pho sách của Tổ Sư để lại quá súc tích, hàm dưỡng nên đã trải qua bao nhiêu thế hệ, mỗi người một cách khai thác mãi không bao giờ hết. Từ 5 pho sách ấy những võ công mới lạ cứ sanh nở ra mãi, có người cao hứng mai lo luyện tập và truyền dạy những lợi thế của mình, lần ra những nguyên tắc căn bản. Thiếu Lâm phái nổi lên một phong trào sáng tác sôi nổi hơn bao giờ cả -- xưa nay vật cùng tắc biến, thế sự thăng trầm, tột độ của sự hưng thịnh là điều sắp suy tàn, các trưởng lão Thiếu Lâm Tự dư hiểu điều đó, các ngài lo buồn và bắt buộc hành động để cứu vãn tình thế.

Mùa thu năm 1333, tây lịch, vào đời vua Huệ Tôn (Thuận Ðế) niên hiệu Nguyễn Thông, Ðại Hội võ thuật Thiếu Lâm khai mở, không phải để biểu diễn võ công tường trình công tác, mà để chỉnh lý nội bộ. Ðại Hội này có mặt bốn vị Trưởng Lão tiền bối Thiếu Lâm đã ẩn cư gần 20 năm nay, nay lại xuất hiện để minh chức cho một khúc quanh trong lịch sử Thiếu Lâm.

Triệu tập Ðại Hội do sư trưởng đời thứ 12: Nguyên Hạnh thiền sư, dự Ðại hội gồm có các trưởng tràng chi nhánh, các tân, cựu môn đồ, các quan nhân (nguyên là môn đồ Thiếu Lâm ra xuất chánh) mục đích của Ðại Hội là cảnh cáo các võ sư tự ý mở dạy bừa bãi công phu sở trường của mình, không sát với chương trình đã ấn định và tiêu chuẩn của Thiếu Lâm phái, kỳ Ðại Hội cũng sửa lại một vài qui điều đã lỗi thời. Suốt hai tháng bàn cãi sôi nổi, gần 700 đại diện chi nhánh võ phái toàn quốc đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, phần cuối Ðại Hội vô tình lái qua một hướng khác: các võ sư địa phương, các cao thủ đưa ra những môn tu luyện mới lạ từ sau ngày Tổ Sư viên tịch, mà các môn này đã được các Sư trưởng tiền nhân cứu xét và chấp nhận đặc cách vào danh sách võ công hậu bộ của Thiếu Lâm, không một lý do nào lại không được tu luyện nếu mình cảm thấy có sở trường ăn khớp với môn đó. Sau gần nửa tháng bế tắc Ðại Hội và Sư trưởng chưa tìm ra phương pháp thích đáng thì Nguyên Nhiên tăng một? môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm đưa ra ý kiến là phải tập những võ công căn bản, sau đó ai có thiên tài gì tùy ý luyện riêng. ý kiến được chấp nhận. Sau khi tổng kết lại thì ngoài 5 pho sách do tổ sư lưu truyền, số sáng tác sau này có cả ngàn thứ khác nhau, được xếp thành 72 loại, dù sau này có một thiên tài tìm thêm được các công phu mới nữa, và có la lớn lên rằng đây là loại đặc biệt chưa từng có thì cũng vui lòng được cho xếp vào một trong 72 trên vì cùng thứ và không ngoài 72 thứ mà Ðại Hội đã ấn định, vd. như có nhiều cách tập khinh công khác nhau, cách tập có nhiều nhưng chung quy cũng để luyện khinh công thì được xếp vào tuyệt kỹ thứ 15 : có tất cả 8 phương pháp tập thủy công khác nhau và dù sau này có thêm nhiều cách mới nữa thì cũng thuộc bộ thủy công .. 72 môn loại này được thiên hạ truyền thành danh là 72 tuyệt kỹ, danh từ đặc biệt của Thiếu Lâm gọi là "Thất thập nhị huyền công niên tuyệt kỹ".

Chỉ cần luyện thành công một trong 72 tuyệt kỹ này cũng đủ căn bản ra thành lập một võ phái, lần đầu tiên một cao tăng Thiếu Lâm luyện được 7 tuyệt kỹ vang danh và kỳ nhân trong giới võ lâm Trung Hoa.

Thích Phước Ðiện
Danh sách 72 huyền công Thiếu Lâm
1.Nhất chỉ kim cương pháp
2.Túc xạ công (bắn bằng chân)
3. Hà mô công (ếch)
4. Bạt đinh công (nhổ đinh)
5. Bao thụ công (ôm cây)
6. Tứ đoạn công (bốn đoạn)
7.Nhất chỉ thiền công (một ngón tay)
8.Thiết đầu công (đấu sắt)
9.Thiết bố sam (áo giáp sắt)
10.Bài đả công
11.Thiết tảo trửu (chổi sắt quét)
12. Trúc diệp thủ (tay lá trúc)
13.Ngô công khiêu (rết nhảy)
14.Ðề thiên cân (nhấc ngàn cân)
15. Tiên nhân chưởng (chưởng tay tiên)
16. Cương nhu pháp (phép cứng mềm)
17.Chu sa chưởng (chưởng chu sa)
18.Ngọa hổ công (hổ nằm)
19.Tù thủy công (lội nước)
20.Thiên cân hạp(cánh cống ngàn cân)
21. Kim chung trạo (chuông vàng úp)
22.Tỏa chỉ công (khóa ngón)
23.La hán công
24. Bích hổ du tường công (thạch sùng leo tường)
25.Tiên kình công (kình lực roi)
26.Tỳ bà công (gảy đàn tỳ bà) .
27.Lưu tinh trang (tấn lưu tinh)
28.Mai hoa trang (cọc hoa mai)
29.Thạch toả công (khóa đá)
30.Thiết tý công (cánh tay sắt)
31.Ðàn tử quyền (quyền bật)
32.Nhu cốt công (xương mềm)
33.Song toả công (hai khóa)
34.Xuyên liêm công (xuyên rèm)
35. ưng trảo công (vuốt ưng)
36.Thiết ngưu công (trâu sắt)
37.ưng dực công (cánh ưng)
38.Dương quang thủ (tay mặt trời)
39.Môn đáng công (luyện hạ bộ)
40.Thiết đại công (túi sắt)
41. Yết Ðế công (nhào lộn kiểu Yết Ðế)
42. Quy bối công (lưng rùa)
43. Thoản tung thuật (nhảy ngược)
44. Khiêu dược pháp (tung nhảy)
45. Thiết tát công (gối sắt)
46. Khinh thân thuật
47. Ma sáp thuật (cài cắm)
48. Thạch trang công (tấn đá) .
49. Thiết sa chưởng
50. Nhất tuyến xuyên (xuyên một đường)
51. Hấp âm công (hút âm)
52.Thương đao bất nhập pháp (thương đao chẳng vào)
53.Phi hành công (đi như bay)
54.Ngũ độc thù (tay năm thứ độc)
55.Phân thủy công (rẽ nước)
56.Phi thiềm tẩu bích (bay bờ mái chạy trên vách) thuật.
57. Phiênđằng công (lật lăng)
58. Bá mộc trang (tấn cọc bách)
59. Bá Vương trửu (khuỷu tay Bá Vương)
60. Niêm hoa công (hái hoa)
61. Bài sơn chưởng (chưởng đẩy núi)
62. Mã yên công (yên ngựa)
63. Ngọc đới công (thắt lưng ngọc)
64. âm quyền công (quyên âm)
65.Sa bao công (bao cát)
66.Ðiểm thạch công (điểm vào đá)
67.Bạt sơn công (bạt núi)
68.Ðường lang trảo (trảo bọ ngựa)
69.Bố đại công (túi vải)
70.Quan âm chưởng
71. Thượng quán công (quán là cái hũ)
72. Hợp bàn công.

(Sưu tầm)
 
hô hô nhầm roài

:)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :))


1.Nhất chỉ kim cương pháp
2.Túc xạ công (bắn bằng chân)
3. Hà mô công (ếch)
4. Bạt đinh công (nhổ đinh)
5. Bao thụ công (ôm cây)
6. Tứ đoạn công (bốn đoạn)
7.Nhất chỉ thiền công (một ngón tay)
8.Thiết đầu công (đấu sắt)
9.Thiết bố sam (áo giáp sắt)
10.Bài đả công
11.Thiết tảo trửu (chổi sắt quét)
12. Trúc diệp thủ (tay lá trúc)
13.Ngô công khiêu (rết nhảy)
14.Ðề thiên cân (nhấc ngàn cân)
15. Tiên nhân chưởng (chưởng tay tiên)
16. Cương nhu pháp (phép cứng mềm)
17.Chu sa chưởng (chưởng chu sa)
18.Ngọa hổ công (hổ nằm)
19.Tù thủy công (lội nước)
20.Thiên cân hạp(cánh cống ngàn cân)
21. Kim chung trạo (chuông vàng úp)
22.Tỏa chỉ công (khóa ngón)
23.La hán công
24. Bích hổ du tường công (thạch sùng leo tường)
25.Tiên kình công (kình lực roi)
26.Tỳ bà công (gảy đàn tỳ bà) .
27.Lưu tinh trang (tấn lưu tinh)
28.Mai hoa trang (cọc hoa mai)
29.Thạch toả công (khóa đá)
30.Thiết tý công (cánh tay sắt)
31.Ðàn tử quyền (quyền bật)
32.Nhu cốt công (xương mềm)
33.Song toả công (hai khóa)
34.Xuyên liêm công (xuyên rèm)
35. ưng trảo công (vuốt ưng)
36.Thiết ngưu công (trâu sắt)
37.ưng dực công (cánh ưng)
38.Dương quang thủ (tay mặt trời)
39.Môn đáng công (luyện hạ bộ)
40.Thiết đại công (túi sắt)
41. Yết Ðế công (nhào lộn kiểu Yết Ðế)
42. Quy bối công (lưng rùa)
43. Thoản tung thuật (nhảy ngược)
44. Khiêu dược pháp (tung nhảy)
45. Thiết tát công (gối sắt)
46. Khinh thân thuật
47. Ma sáp thuật (cài cắm)
48. Thạch trang công (tấn đá) .
49. Thiết sa chưởng
50. Nhất tuyến xuyên (xuyên một đường)
51. Hấp âm công (hút âm)
52.Thương đao bất nhập pháp (thương đao chẳng vào)
53.Phi hành công (đi như bay)
54.Ngũ độc thù (tay năm thứ độc)
55.Phân thủy công (rẽ nước)
56.Phi thiềm tẩu bích (bay bờ mái chạy trên vách) thuật.
57. Phiênđằng công (lật lăng)
58. Bá mộc trang (tấn cọc bách)
59. Bá Vương trửu (khuỷu tay Bá Vương)
60. Niêm hoa công (hái hoa)
61. Bài sơn chưởng (chưởng đẩy núi)
62. Mã yên công (yên ngựa)
63. Ngọc đới công (thắt lưng ngọc)
64. âm quyền công (quyên âm)
65.Sa bao công (bao cát)
66.Ðiểm thạch công (điểm vào đá)
67.Bạt sơn công (bạt núi)
68.Ðường lang trảo (trảo bọ ngựa)
69.Bố đại công (túi vải)
70.Quan âm chưởng
71. Thượng quán công (quán là cái hũ)
72. Hợp bàn công.
pác này nhầm roài, lấy từ bài em ra thì nhầm vì võ công thiếu lâm dựa theo các loài vật, em post bài này để câu nên dựa theo yếu tố đó
HÀ MÔ CÔNG = CÁP MÔ CÔNG (âu dương phong)
BÍCH HỔ DU TƯỜNG võ công tầm thường của người học khinh công
Kim dung là ngươi trung quốc viết kiếm hiệp thì không thể sai, nếu là 72 tuyệt kĩ thì sao Mộ dung phục lại dùng như biết trước, âu dương phong lại nổi danh với môn CÁP MÔ CÔNG mà đều là người có quy y cửa phật, và còn là tà phái
 
Re: hô hô nhầm roài

Nguyễn Hữu Hoàng đã viết:
:)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :))

pác này nhầm roài, lấy từ bài em ra thì nhầm vì võ công thiếu lâm dựa theo các loài vật, em post bài này để câu nên dựa theo yếu tố đó
HÀ MÔ CÔNG = CÁP MÔ CÔNG (âu dương phong)
BÍCH HỔ DU TƯỜNG võ công tầm thường của người học khinh công
Kim dung là ngươi trung quốc viết kiếm hiệp thì không thể sai, nếu là 72 tuyệt kĩ thì sao Mộ dung phục lại dùng như biết trước, âu dương phong lại nổi danh với môn CÁP MÔ CÔNG mà đều là người có quy y cửa phật, và còn là tà phái
- "Cáp mô công" à ? đây là lần đầu tiên anh nghe thấy cái tên này, có lẽ tại đọc tài liệu tham khảo ít quá. Nhưng "Hà Mô Công" trong 72 tuyệt kĩ Thiếu Lâm thì có lẽ đa số người học võ đều đã nghe qua. Nếu thật sự biết, em có thể nói rõ hơn về Cáp Mô Công không ? ;)
- Bích Hổ Du Tường là "võ công tầm thường của người học khinh công" hả ? :eek: Cho anh hỏi, em từng chứng kiến những ai tập khinh công rồi, công phu của họ tài tới đâu, và em nghe ở đâu cái câu "Bích Hổ Du Tường là võ công tầm thường" thế ?? :eek:
- Kim Dung là văn sĩ nổi tiếng về tiểu thuyết kiếm hiệp, với kho sách hàng nghìn quyển và tập Kinh Dịch đầu giường thì không ai có thể phủ nhận Kim Dung uyên bác và viết văn với kiến thức uyên thâm. Nhưng em có biết trong các tác phẩm của ông, có hàng đống tên môn võ, môn phái võ, và các chiêu thức.. nghe thì hớp hồn người đọc, nhưng người ta chẳng thể tìm thấy một tài liệu nào trong lịch sử võ thuật ? Kim Dung sáng tác giỏi, nhưng cũng không vì thế mà không thể bịa hay :D
 
kinh đây 72 tuyệt kĩ vẫn còn cơ à, CÁP MÔ CÔNG của Âu Dương Phong đấy xem thần điêu đại hiệp VTV3 12h05 các trưa hàng tuần trừ thứ 7 và CN nghỉ để ngơi
học võ côn thì ai cũng biết, ai biết giơ tay để em nhận sai
72 tuyệt kĩ là các môn công là chính, bích hổ du tường là khinh công dùng leo tường đối, chạy trốn mà với thời xưa là kém xa TUNG VÂN THÊ của QUÁCH TĨNH
với kho sách hàng nghìn quyển và tập Kinh Dịch đầu giường
vào nhà chưa có bằng chứng không đại ca để em sợ
nghe thì hớp hồn người đọc, nhưng người ta chẳng thể tìm thấy một tài liệu nào trong lịch sử võ thuật ?
quá khứ có thể có có lẽ kim dung có kho sách cổ bí mật mỗi ngay đọc 1 ít bị phê rồi viết ra thành chuyện cho mọi người nhưng thêm phần hư cấu để mọi người bớt tin,không luyện theo, như kiểu TANG KINH CÁC hoặc như nhà MỘ DUNG có kho sách lưu truyền các loại võ công thuộc các phái, TIÊU DIÊU PHÁI cũng có
tiếp đi pác VIỆT anh em cùng đàm đạo vừa câu vừa thêm phần hay ho :)>-
 
kinh đây 72 tuyệt kĩ vẫn còn cơ à, CÁP MÔ CÔNG của Âu Dương Phong đấy xem thần điêu đại hiệp VTV3 12h05 các trưa hàng tuần trừ thứ 7 và CN nghỉ để ngơi
học võ côn thì ai cũng biết, ai biết giơ tay để em nhận sai
72 tuyệt kĩ là các môn công là chính, bích hổ du tường là khinh công dùng leo tường đối, chạy trốn mà với thời xưa là kém xa TUNG VÂN THÊ của QUÁCH TĨNH
Em có hứng thú tìm hiểu thì tốt, có điều em bị các tác phẩm kiếm hiệp làm mê muội, việc này anh miễn ý kiến.
72 tuyệt kĩ Thiếu Lâm, là tinh túy của môn phái, người ta bảo là từ lâu không ai học nổi tất cả tuyệt kĩ, mỗi người chỉ học được tới trên dưới 10 tuyệt kĩ là đã giỏi rồi. Bây giờ nếu thích thì em có thể kiếm tài liệu về 72 tuyệt kĩ này, nhưng anh không chắc là nó được viết thật chi tiết. Muốn tìm hiểu sâu thì chỉ có học tiếng Trung rồi sang Trung Quốc mà tìm, vì tài liệu về võ học Trung Quốc ở các nước tuy không ít nhưng chỉ bằng một góc các tài liệu có ở Trung Quốc thôi.

với kho sách hàng nghìn quyển và tập Kinh Dịch đầu giường
vào nhà chưa có bằng chứng không đại ca để em sợ
Em có thể tìm lại tạp chí Ngôi Sao Võ Thuật, kiếm 2 bài viết, 1 là về hội thảo tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, 2 là lần tác giả gặp Kim Dung tại nhà ông, KD có giới thiệu về tủ sách hàng nghìn quyển của mình, và chuyện Kim Dung hiểu biết về Kinh Dịch, nếu như em không nghe nói thì anh cũng không cần nói thêm :)

quá khứ có thể có có lẽ kim dung có kho sách cổ bí mật mỗi ngay đọc 1 ít bị phê rồi viết ra thành chuyện cho mọi người nhưng thêm phần hư cấu để mọi người bớt tin,không luyện theo, như kiểu TANG KINH CÁC hoặc như nhà MỘ DUNG có kho sách lưu truyền các loại võ công thuộc các phái, TIÊU DIÊU PHÁI cũng có
Em bị nhiễm "tư tưởng truyện chưởng" nhiều quá em ơi 8-}
 
Nguyễn Hữu Hoàng đã viết:
kinh đây, sợ có link hay thì gửi cho em nhá ;)
Em cứ ngồi nghiền ngẫm dần các bài viết trong CLB Võ thuật này đã, vào mục lục mà xem, em chưa thể đọc hết bài viết ở đây ngay được đâu mà ;)
 
Back
Bên trên