[Tìm hiểu] Phục Hổ quyền

Phạm Minh Tuấn
(namhongson)

New Member
Hình ảnh sẽ được chúng tôi đưa lên sau, mong bạn thông cảm! :)

Hợp Cước Ly Khai Nhất Thốn Khoát
(Chân đứng cặp cách 1 tấc)

Đầu thật ngay thẳng, vững mạnh, vận khí (hơi thở) đem xuống đơn điền (dưới rún 5 phân) và từ đơn điền lưu chuyển đến tứ chi: Gọi tứ chi ở đây tức là: tâm, túc, nhĩ, mục; Tâm tức là ý, chơn tay phải tập luyện chính xác mực thước, mắt sáng suốt linh lợi quan sát 4 phía, tai phải thính, nghe tiếng động 8 phương.



Hình 2


Lưỡng Thủ Tra Quyền Tàng Tại Yêu
(Hai quyền đặt tại eo)

Lưỡng quyền (2 bàn tay nắm lại) đặt 2 bên eo hông, tức là Phục hổ vậy. Nếu tay tả địch đánh tới thì ta dùng tay hữu chống đỡ, nếu địch dùng tay hữu thì ta dùng tay tả; Dùng "Cầm nả phục hổ thủ", nếu địch dùng hư chiều (thăm dò) thì ta cũng dùng hư; nếu địch dùng thực chiêu ta cũng dùng thực vậy.



Hình 3


Trừu Thượng Hung Trung Nhất
(Đem lên giữa ngực, tất cả xuất)

Dùng thiết chưởng (2 tay xòe ngón khít) chia 2 bên tức là "Ngoại bàng thủ pháp" vậy. Nếu địch dùng "song si thủ" (2 tay chưởng) đồng chế phục vào chỏ của ta, thì ta dùng "Thiên thân phá bài" tức là kéo dạt chơn về phía sau, nghiêng mình mới tránh được cú đòn của địch.


Hình 4


Phản Thủ Trừu Quyền Đối Bác Kiên
(Lật tay, đem quyền lên ngang vai)

Hai quyền nắm thật chắc, 2 tay cuốn lật đưa lên, có tác dụng là địch ở sau lưng ta đánh tới ta tức thời đem 2 tay đồng loạt thọc quyền thẳng đứng lên là phá giải được.



.


Hình 5


Hoàng Bách Tam Châu Tiêu Quán Chưởng
(Đánh ngang, cử động 3 lần Tiêu quán chưởng)

Pháp Tam Châu (3 cử động căn bản) tức là thế luyện nội lực của Hồng môn tam triển (3 điều căn bản phát triển nội lực của Thiếu Lâm); Nếu địch dùng quyền đánh ngang vào mặt, đầu của ta, thì ta dùng "Cái quán chưởng", chưởng úp đâm ngang ra, tất hóa giải thế địch.


Hình 6


Trầm Thanh Nhất Định Chỉ Chường Thiên
(Hạ chỏ tất ngón chống lên)

Thức này đã có lời cổ ca xác nhận cái tinh diêu của nó:

Tứ chỉ chường thiên, thiên thượng thiên
Trầm thanh đối bác, thị chơn ngôn.
Mạc thoại Hồng quyền vô diệu pháp
Thiết tý Thiền sư đã thị ngôn.

Đại ý nói: Khi chỏ trầm xuống tất nhiên 4 ngón chống lên và đối diện ngang vai, đó là thủ pháp quyền diệu của Hồng quyền (Thiếu Lâm, mà chính Thiết Tý thiền sư cũng đã nói vậy).

Muốn phát triển được dồi dào kình lực cho đầu ngón tay, tất phải tập luyện theo thủ pháp Tứ chỉ chưởng thiên.




Hình 7


Hữu Thủ Tra Quyền Tả Dụng Chưởng
(Tay hữu quyền tay tả chưởng)

Hễ địch nhân phóng quyền đánh ngay giữa ta, thì ta dùng sí thủ (tay chưởng) đập vào khoảng chỏ tay của địch và đồng thời tay quyền thoi tới địch; bất luận địch dùng loại quyền thế nào tấn công ta, ta vẫn dụng thế này, gọi là Ngạ Hổ cầm đương (cọp đói bắt dê) mà trừ địch.


Hình 8


Điếu Cước Thâu Hung Kiến Lễ Khiêm
(Gót nhón, ngực hóp, lễ phép chào)

Là 1 quyền thuật gia, dĩ nhiên trước khi động thủ, phải dùng thế thức này gọi là lễ phép ra mắt: Nếu địch đánh thẳng 1 quyền vào chỗ hở của ta thì ta dùng tay chưởng chộp xuống bắt, đỡ và lập tức biến sanh quyền pháp Thiết môn quan, Thiên cân trụy (1).

(1) Thiên cây trụy là rùn xuống vững chắc, Thiết môn quan là 2 tay giữ kín như cửa sắt đồng vậy.

Hình 9


Nữu Thủ Thâu Quyền Qui Nguyên Vị
(Kéo tay thâu quyền về nguyên vị)

Thâu quyền về đặt 2 bên eo hông, vận khí trầm đơn điền; Nếu địch dùng Điệp chưởng (loại chưởng đánh bằng lòng bàn tay) tấn công ta thì ta cũng đem Điệp chưởng chống đối, nhưng nếu kình lực của địch mạnh hơn cơ thể áp đảo ta, thì ta tức chuyển dụng "Phân lậu thủ pháp" có nghĩa là ta dang hở ra tất phả giải được.


Hình 10


Cước Tranh Khai Mã Lạc Tứ Bình
(Chon, chỏ mở ra xuống thế Tứ bình)

Cách đứng "Tứ bình mã" tức là rùn eo, hạ đế, mũi chân đối ngay đầu gối, mới là chính xác. Nếu địch dùng "Hỏa tiễn liên hoàn quyền" tấn công ta (quyền phóng tới liên tục) thì ta vừa thoái bộ vừa đánh xuyên quyền vào địch là trừ được.



.


Hình 11


Trừu Quyền Tại Hung Song Thiết Bảng
(Quyền đặt tại ngực, 2 sóng tay bén)

Đem 2 quyền đặt ngang giữa ngực, nếu địch phóng quyền vào bụng ta, thì dùng Thiết bàng thủ (song tay bén) chặt xuống, nếu địch còn đánh tới nữa, nếu nhằm mé tả thì tay tả chống, hữu thì hữu trừ, hoặc xử dụng "Song công thiên tự" (2 tay hình chữ Thiên) cùng hóa giải thế địch.


Hình 12


Hợp Chưởng Phận Khai Định Kim Kiều
(Chưởng rẻ đứng 2 bên, thức Định Kim Kiều)

Nếu địch dùng Điệp chưởng đánh ta, thì ta dùng chưởng pháp Định Kim Kiều mà đối phó (chưởng rẻ đứng) mà đẩy đỡ chưởng địch, nếu địch dụng "Phá bài thủ" (nghiêng mình đánh thấp vào hạ bộ) thì ta phải thoái 1 bộ về sau và chuyển sang xử dụng "Tam Tinh câu đạn cước pháp", nghĩa là đá móc 3 lượt.


Hình 13


Nhất Chỉ Tam Châu Phao Tranh Thủ
(1 ngón, 3 gốc, gật chỏ)

Phương pháp TAm triển của Hồng quyền là tác động 3 lượt, dùng nội lực chấn xuất, nó có thể trợ giúp cho bộ tiêu hóa. Vậy khi ăn uống thấy khó tiêu thì nên vận động quyền thuật để tiêu hóa vậy.


Hình 14


Liên Phan Tam Thứ Hữu Tam Quân
(Tác động 3 lần, đều có 3)

Phàm gặp địch dùng chỏ thì ta đối chỏ trừ, địch đánh chỏ ngay, ta trừ chỏ ngang, địch chỏ ngay, ta chỏ ngang; địch dùng đầu đánh, ta dùng đầu trừ, địch dùng cước đá, ta dùng cước phá. Đó là chân lý của quyền thuật vậy.



.
Hình 15


Tú Phao Tiêu Quán Chưởng Thiên Chỉ
(4 ngón nhọn chống thẳng lên)

Nếu địch tấn quyền vào trung bộ của ta, thì ta dùng Tiêu quán thủ. Mấy ngón khít đầu nhọn thọc vào cạnh sườn của địch, đây là chưởng pháp "Liên tiêu đái đả", nghĩa là vừa trừ vừa tấn công.


Hình 16


Song Trừu Song Cát Nhất Tra Phân
(2 tay đưa lên chia hai bên, nắm quyền lại)

Dùng "Song bàng thủ" (2 chưởng), đặt 2 quyền sát dưới rún và từng cú 1 thay nhau đánh ra, đó là thủ pháp "Phàn kim kiều" (chia từng tay); Nếu địch phóng quyền đánh tới thì ta dùng bã vai và tay đồng thời tiến tới 1 bước tống quyền lên lồng ngực của địch: vai lách vừa trật cú đánh của địch, vừa tay đánh lên. Đây tức là quyền pháp Quái đả (1 quyền đánh tréo lên 1 quyền đeo ở dưới rún luân phiên) và liên tiêu đái đả (vừa trừ đòn vừa tấn công).





Hình 17


Xuất Tả Điếu Hữu Lập Qui Hậu
(Xuất chân tả, nhón chân hữu kéo về sau)

Chân tả kéo về phía sau, thân hướng về phía sau, chân hữu nhón lên. Nếu địch dùng cước đá tới thì ta cũng dùng cước đá chận; đây là cước-pháp >> dùng cước trừ cước vậy.


Hình 18


Sấn Cước Tứ Bình Bát Phân Mả
(Chân thiếc sủng, thế đứng Tứ Bình bát phân)

Từ thế đứng gọi là "Tứ bình bát phân" (xem hình 10), nếu địch phóng quyền vào trung bộ của ta, thì bàn chân ta xoay qua một bên thành thế đứng "Tý ngọ mã" (hình 17, 18). và dụng Đơn bàng thủ pháp (1 cánh quyền mà phá địch).
Hình 19


Tý Ngọ Liên Chuyển Đơn Bàng Thủ
(Đứng bộ Tý Ngọ và đổi sang Đơn Bàng Thủ)

Quyền pháp này tức là "Nội bàng thủ pháp". Bàng thủ (tức là chưởng) có nội và ngoại; Đơn bàng (đọ chưởng) Nội bàng Cát thủ (chia 2 bên ngay nhau - xem hình 3) tức Ngoại bàng. Cùng người đối thủ, hễ người đánh quyền tới ta dùng quyền chống lên, chân địch tới thì chân ta phát chận trúng địch.


Hình 20


Nhất Khiêu Ninh Mã Thiên Tự Lạc
(1 chân nhón, chân đứng sát, quyền chữ thiên)

Hai tay cùng chia ra đem ra sau đeo dính sát hông (song quái quyền), đó là hình thức thiên tự thủ (hình chữ thiên). Nếu địch đánh ém vào cánh chỏ ta thì ta dùng "Song tiêu quán thủ" (5 quyền cùng đánh) mà đánh trả.


Hình 21


Trừu Thủ Chuyển Thân Cát Qui Hậu
(Cuốn tay xoay thân đồng ra sau)

Hai tay chia ra ở mé sau (hông), để khi địch ở 1 bên đánh ngang lại thì ta dùng 1 bên chưởng đó đánh ra chống địch, nếu từ sau địch đánh tới thì ta rút chân tả về một chút đồng thời hơi xuống, chân hữu nhón thấp, gối đầu dựa vào chân tả, đem tay vòng mạnh qua khỏi đầu và liên hoàn 1 bên chưởng đánh ra.


Hình 22


Thượng Mã Liên Biến Trắc Chưởng Đã
(Đem chân lên và đổi chưởng ngang)

Khi xuất chưởng đánh nghiêng qua 1 bên, tất nhiên eo nách ta trống trải, địch nhân có thể tấn quyền vào kẻ hở đó, lúc đó ta phải đem hai chân trở về thế đứng Tứ Bình (xem hình 23) đồng thời đánh giựt chót chỏ theo và dụng luôn Tiêu quán thủ pháp, nghĩa là tống luôn cả quyền theo. (Tiêu quán = dính liền 2 mũi là chỏ và quyền).

Hình 23


Tứ Bình Tranh Đỉnh Tiêu Quán Xuất
(Đứng Tứ Bình, chỏ đánh liên tiếp)

Phép đánh chỏ: Khi địch dùng chỏ đánh móc cả quyền và cuốn chỏ theo, ta phải xoay chân quay mình tránh, đồng thời dùng quyền chỏ đánh lại. Đó tức là cách lấy chỏ trị chỏ vậy.


Hình 24


Cát Thủ Tứ Bình Chưởng Đả Chính
(Phân tay, đứng tứ bình, chưởng đánh ngay)

Tác dụng thế này là nếu địch đánh vào chỗ hở của ta là eo bộ, ta tức đứng ngay thế Tứ bình mã, từng chưởng một liên hoàn đánh ngay vào lồng ngực địch; nếu địch chộp bắt cườm tay ta thì tay vừa rút quyền về 1 chưởng nọ phóng ra tiếp cứu.

Hình 25


Nhất Tra Trừu Thủ Chuyển Nhất Phần
(Tay đánh tay về, thay từng cái)

Phân kim quyền thế: chia từng quyền
Khi địch tấn quyền đánh ta thì ta xử dụng thế Phân kim quyền và liên tiêu đái đả (vừa trừ vừa đánh) địch. Phân kim quyền là 1 trong quyền pháp Ngũ hành quyền, tức là: Phân kim quyền, Giáp mộc quyền, thủ lãng quyền, Hỏa tiễn quyền và Thổ phao quyền vậy.


Hình 26


Xuất Hữu Điếu Tả Lạp Qui Hậu
(Đem hữu ra tả nhón lên kéo về sau)

Chân hữu xoay qua vừa đứng vững thì rút chân tả đem ra sau, thân mình hướng về tả thì cước bàn phóng lên; nếu địch dùng cước đá ta thì ta cũng dùng cước mà trừ, đây tức là "dĩ cước tiêu cước" vậy.


Hình 27


Sản Cước Tứ Bình Mã Bát PHân
(Chân chiếc sẻng, thế đứng Tứ Bình bát phân)

Đang đứng thế Tứ bình bát phân, nếu địch phóng quyền đánh vào trung bộ ta thì ta phải xoay chân, quay mình sang thế đứng Tý Ngọ, đồng thời dùng Đơn bàng thủ chống địch (giống hình 18, khác hướng) và kế tiếp là giữ quyền tại eo, dở hỏng cước lên, chân bàn đứng vững mà liên hoàn 1 bộ quyền cước phóng ra và 1 bộ rút về.


Hình 28


Tý Ngọ Nhất Chuyển Hữu Bàng Thủ
(Sang bộ Tý Ngọ, dùng Hữu bàng thủ)

Thế này, nếu như địch dùng quyền đánh thẳng vào trung bộ của ta thì ta dùng Bàng thủ xúc lên chống trả, nếu địch phóng quyền tiếp thì chưởng kia chụp xuống đồng thời nhón tả cước lên và dùng thiên tự thủ pháp (thủ pháp chữ Thiên) cũng có nghĩa là 1 chưởng khoát 1 chưởng đánh

Hình 29


Nhất Khiêu Ninh Mã Hữu Thiên Tự
(1 chân gánh 1 chân dời, hữu thiên tự)

Với thế này, nếu địch từ sau đánh tới, thì chân hữu ta dạt về phía sau, tay tả khoát vòng qua đầu chặt ngay xuống 1 chưởng nghiêng, chân tay kéo ngay lên, xoay mình, đồng thời giựt 1 cùi chỏ đánh ra luôn Tiêu quán chưởng.


Hình 30


Trừu Thủ Chuyển Thân Các Qui Hậu
(Kéo tay xuay thân chia ra sau)

Cách xoay thân và chia tay và cách đứng này, nếu địch phóng quần đánh tới, lập tức ta xoay thân giựt chỏ ra sau và liên hoàn đánh ra 1 chưởng, nghiêng, đây tức là lối đánh cùi chỏ luôn chưởng (tiêu quán thủ pháp).


_________________
Miền Thủy Bạc, vùng Lương Sơn
Nước bèo gặp gỡ, tâm can hẹn hò.
Tài kinh tế, chí giang hồ,
Giữa trời dựng một ngọn cờ Nghĩa Trung.



Hình 31


Thượng Mã Liên Xuất Trắc Chưởng
(Tấn bộ và xuất chưởng nghiêng)

Cách đánh trắc chưởng (chưởng xiên) vào eo bộ của địch: Nếu từ sau địch đánh tới, ta xoay thân lại đứng thế Tứ Bình mã, đồng thời đánh cú chỏ Tiêu quán chưởng: chỏ đánh dạt, quyền dịch liên hoàn chưởng đâm tiếp vào sườn địch.


Hình 32


Tứ Bình Tranh Đỉnh Tiêu Quán Thủ
(Bộ Tứ Bình, dùng chỏ Tiêu quán)

Với thế này, nếu địch đánh vào eo bộ của ta (chỗ hỡ) thì ta xoay mình về đứng ngay đồng thời giựt chỏ đỡ quyền và đâm chưởng ra và liên tiếp đổi tay khác thọc chưởng đánh ra và cuốn lại chỗ đánh (cũng là Tiêu quán

Hình 33


Cát Thủ Tứ Bình Chưởng Đả Chánh
(Chia tay, đứng Tứ bình, chưởng phóng ngay)

Xử dụng đứng thế Tứ Bình và chia tay quyền, xoay chưởng 2 bên eo: Nếu địch phóng quyền đánh ngay tới, thì ta từ bộ Tý Ngọ quay mình đứng ngay thế Tứ Bình đồng thời phóng chưởng ngay ra; Nếu địch dùng chưởng ngang ta ém chận chưởng của ta và dùng chỏ đánh vào đầu ta thì ta dùng chưởng phạt vào chỏ địch đồng thời thượng bộ (bước tới) đánh bức địch.


Hình 34


Nhất Tra Nhất Trừu Chuyển Nhất Phân
(một tấn, một rút, xoay từng phần)

Quyền pháp một tay đánh ra tức là Ngoại bàng, một tay rút về tức là Nội bàng, thay đổi từng phần tức là Phân Kim quyền pháp: Quyền pháp này tức là Quái quyền vậy: Nếu địch dùng quyền đánh vào sườn ngực ta, thì ta liên hoàn thượng bộ (chân), đồng thời dụng Quái quyền trừ địch.


_________________
Miền Thủy Bạc, vùng Lương Sơn
Nước bèo gặp gỡ, tâm can hẹn hò.
Tài kinh tế, chí giang hồ,
Giữa trời dựng một ngọn cờ Nghĩa Trung.


Hình 35


Xuất Tả Đạp Hữu Điếu Cước Mã
(Chân tả đứng, chân hữu nhón)

Chân tả đứng vững, chân hữu nhón lên tức là đứng bộ Tý Ngọ bát phân, dùng Chiếu kình thủ pháp (soi guowng). Với tư thế này, nếu địch dùng quyền đánh ra thì ta dùng trảo (chưởng công như vuốt cọp) liên hoàn chộp trảo vào mặt địch.


Hình 36


Chiếu Kình Thủ Pháp Trảo Tam Quan
(Thủ pháp như soi gương, chộp 3 trảo)

Với tư thế này, nếu địch dùng quyền đánh tới, thì ta dùng thủ pháp "Miêu nhi tẩy diện" (mèo rửa mặt), đánh chộp 3 cái đỡ 3 cái và liên tiếp dùng thức "Đái mã qui tào" (dắt ngựa vào chuồng) - xem hình 39 buộc địch phải trở về mé hậu.


Hình 37


Đái Mã Qui TÀo Lạp Chuyển Hậu
(Thủ pháp Đái mã qui tào, kéo về mé sau)

Thủ pháp Đái mã qui tào, cần phải quay chân sau thành bộ Tý ngọ, đồng thời kéo địch một cái giống như chưởng thức "Ô qui bát sa" (rùa đen cào cát).


Hình 38


Miêu Nhi Tẩy Diện Hựu Tam Quân
(3 lần đánh, đỡ của miên nhi tẩy diện)

"Chiếu kình thủ pháp" tức là thế bảo về đầu bộ và đổi sang trảo pháp "Miêu nhi tẩy điện" để tấn công địch, đổi sang trảo pháp tức phải xoay trảo lại, chỏ đối ngay ngực, trảo đối ngay mũi và liên tiếp biến sang "Đái mã qui tào" để kéo địch quay ngược về sau.
Hình 59


Tấn Mã Đâu Tranh Song Hổ TRảo
(Tấn bộ, bao chỏ, dùng song hổ trảo)

Chưởng pháp hổ trảo có: Khai sơn hổ, Hạ sơn hổ, Đơn hổ trảo, Song hổ trảo, Ẩn sơn hổ; Các hổ trảo này nằm trong thế "Mãnh hổ ẩn nham"; Nếu địch đánh nhập vào ta thì ta chuyển sang thủ pháp Hắc hổ trảo mà khắc phục địch.


Hình 60


Ngưu Giác Nhất Chùy Chuyển
(Chùy (quyền) ngưu giác, sang chùa Thông Thiên)

Ngưu giác chùy (quyền đặt bên góc trán) là dùng đánh vào đầu bộ của địch, thông thiên chùy (cước đá) dùng đá vào hạ bộ địch. Người Mãn Châu dùng Ngưu giác chùy và Thông thiên chùy là liên hoàn phóng cước, một khi xuất cước thì ta phải dùng bộ đứng TỨ bình bát phân (thành tứ bình là 2 chan rùn nhiều, còn bát phân là chỉ có 8 phân thôi, thì rùn chân ít) và dùng Mãnh tiễn quyền phá địch rất dễ.
Hình 61


Tọa Mã Đơn Kiều Chùy Tấn Bộ
(Tọa bộ, dùng từng chùy, tấn bộ)

Thế này, nếu địch dùng quyền đánh vào trung bộ của ta, thì ta xoay thân ngang với vai, từng quyền một bắn ra và liên hoàn tấn bộ, sau khi đánh 1 quyền ra rồi cần phải tấn 1 bộ phóng quyền đánh lên mới trúng vào lồng ngực địch, nếu không tấn bộ mà phát quyền thì không thể làm tổn thương được địch.


Hình 62


Lạp Mã Nhất Đỉnh Lộc Thanh Tệ
(Dời bộ, đánh chót chỏ lăn)

Thế này, tức là giao thủ với địch trước mặt, nếu hậu diện có địch đánh tới thì ta kéo bộ thoái hậu đồng thời đánh địch 1 cùi chỏ, nếu địch hóa giải được và liên dụng chưởng và chỏ đánh ta, thì ta dùng chỏ xoay lăn lại mà đánh phá thế địch, nếu địch còn đánh vào ót ta, thì ta rút hẹp bộ về đồng thời xoay thân liên hoàn đánh tới.


Hình 63


Hồi Đầu Điệp Chưởng Mạc Diên Trì
(Thủ pháp điệp chưởng hồi đầu ,đừng chậm trễ)

Nếu địch từ sau đánh tới, thì ta phải quay thân về mé sau nhanh nhẹn, song chưởng vừa đánh vừa đỡ, đó tức là phép "Hồi đầu điệp chưởng", liên tiêu đá đả, và liên tiếp tấn bộ dùng Hắc hổ trảo pháp mà tấn bách địch.


Hình 64


Hắc Hổ Chùy Pháp Liên Hoàn Đả
(Đánh liên hoàn với Hắc hổ chùy pháp)

Xử dụng Hắc hổ chùy pháp, là trong lúc địch theo sát cận ngang thân ta, thì ta đánh ngang vào má địch, nếu địch dùng chưởng (bàng thủ) chống đỡ, thì ta dời bộ xử dụng Nhựt tự quyền mà tiến đánh vào eo bộ địch.

Hình 65


Hồ Điệp Nhất Chưởng Kỳ Lân Bộ
(Dùng điệp chưởng và bộ kỳ lân)

Thế này, nếu địch dụng quyền phóng vào eo bộ của ta, thì ta xoay thân, hữu cước từ trước trở thành sau đồng thời tả điệp chưởng bắt tay địch và liên hoàn hữu điệp chưởng phóng, đánh, đây tức là thủ pháp tả hữu điệp chưởng.


Hình 66


Liên Hoàn Điệp Chưởng Bộ Kỳ Lân
(Đứng bộ kỳ lân đánh liên hoàn điệp chưởng)

Nếu địch tấn công vào đùi sau của ta thì ta dùng bộ đứng Kỳ lân, tay dùng Điệp chưởng liên hoàn đánh ra, nếu địch sức lực to lớn không màng chống đỡ, thì ta phải đổi sang Điệp chưởng phân dậu thủ mà đánh.

Hình 67


Hữu Trừu Nhất Quyền Liên Đã Xuất
(Quyền hữu kéo lên và tả đánh ra)

Thế này, bất luận gặp thế quyền nào của địch ta đều có thể dùng 1 quyền khoát chận, 1 quyền phóng đánh; với thế quyền này là Liên hoàn Giáp mộc chùy, nghĩa là chân tả, hữu cứ tiến tới và liên tục xử dụng khấu đả quyền pháp: 1 quyền cuốn chận đồng thời 1 quyền đánh ra.


Hình 68


Tả Hữu Liên Hoàn Nhất Dạng Đồng
(Tả hữu liên hoàn, dụng như nhau)

Với thế quyền này, đem hữu cước lên đứng thành Tý Ngọ mã, tay hữu cuốn lên đồng loạt tay tả phóng quyền và liên tục tay tả cuốn lên chống tay hữu phóng đánh ra về mé tả và cứ như thế tức là Liên hoàn giáp mộc chùy quyền pháp.

Hình 69


Chuyển Thân Đơn, Quái Chùy Trung Xuất
(Xoay mình, quái quyền lên, kế tục quyền giữa)

Thế này, không cần thượng bộ, cứ xoay mình dụng 1 quyền đánh thốc lên và liên hoàn quyền kia đánh thẳng ra ngay giữa địch, kế tiếp lùi mình thoái hậu đồng thời đánh thốc lên 1 quyền liên hoàn quyền kia phóng thẳng ra, kế tiếp tản bộ đánh thốc lên và liên hoàn tung quyền đánh thẳng, đây tức là đánh quyền chữ Phẩm vậy.


Hình 70


Lạp Mã Chuyển Thân Quái Đã Chùy
(dời bộ xoay mình, chùy quái đả)

Loại quái đả chùy pháp này, truyền dạy chính tông của Thiếu lâm tự là 1 quyền cước treo lên chống đỡ, một quyền phóng ngay, và liên tục xoay chuyển 3 quyền như vậy, nhưng sau này Hoàng Phi Hồng quyền sứ cải tạo là đánh tả đánh hữu đánh trước đánh sau, chuyển thành Phẩm tự quái đã quyền pháp.


Hình 71


Hướng Tiến Quái Đả Liên Hoàn Lạc
(Hướng về trước đánh quái quyền và liên hoàn tiến bộ)

PHàm xử dụng quái đả quyền thì từng bộ cứ tiến công, không được thối hậu hoặc ngừng lại 1 chỗ. Có câu thơ dạy rằng:

Nhất quái nhất quyền
Liên hoàn tấn mã
Thiết mạc đình trì
Thử pháp khả dụng.

nghĩa là:

1 chống đỡ 1 quyền đánh ra
Thế tục tấn bộ
Nhất thiết đừng chậm chạp
Quyền pháp này hữu hiệu.


Hình 72


Hậu Cước Nhấp Lạp Thiên TỰ Thủ
(Chân sau kéo dạt, dùng Thiên tự thủ)

Thế này, nếu địch từ sau đánh tới, ta lập tức đem chân sau kéo dạt 1 cái, dùng "Thiên tự miết thủ", tạt chưởng ra ngăn đỡ. Thủ pháp này thuận tay, nghiêng mình, chân nặng 1 bên, và liên hoàn phóng quyền đánh địch.

Hình 73


Tấn Mã Tấn Chùy Đỉnh Tranh Xuất
(Tấn bộ, phóng chỏ đánh ra)

Ví dụ, thế địch tấn công ta quá mạnh, ta lập tức thượng bộ (tấn bộ) đồng thời phóng đánh cùi chỏ liên hoàn cả phân lậu quyền đánh vào âm bộ của địch, liên tục quyền kia quái đả vào đầu bộ địch; thủ pháp này tức là "Đơn quái quyền pháp" vậy.


Hình 74


Phân Lậu Đơn Quái Chuyển Kim Long
(Từ thế Phân lậu đơn quái, sang thế Kim long)

Hữu cước thối hậu đứng bộ Tứ Bình, bất luận địch dụng quyền đánh ta ngay trên hay giữa, hoặc hạ bộ, ta phải bình tĩnh chuyển sang thủ pháp Kim long và liên tiếp chuyển sang bộ Tý ngọ đồng thời phóng quyền đả địch.


Hình 75


Tý Ngọ Nhất Chưởng Hổ Vĩ Cước
(Bộ Tý Ngọ đánh 1 chưởng và đá Hổ vỉ cước)

Thế Tý Ngọ nhất chưởng: Phàm gặp địch dùng chưởng đỡ vào chưởng của ta thì ta dùng chỏ đánh luôn đồng thời dùng Phụng nhản trảo (trảo mắt phụng) chộp vào địch và liên hoàn phóng đá một đòn Hổ vỉ cước vào eo bộ của địch.


Hình 76


Chuyển Thân Xà Hình Hựu Thương Châu
(Xoay mình thành thủ pháp xà hình, tức thương châu)

Xoay mình lại dùng thế Nhị long thương châu tức thủ pháp "Xà hình"; Xử dụng Xà hình thủ pháp là bộ mình phải chồm nghiêng tới và 2 đầu ngón chỉa thẳng xéo lên. Thế này thật khó tập bộ.



Hình 77


Phạn Chủy Đấu Khởi Xà Bài Vĩ
(Dùng quyền như chiếc muỗng, và thế xà bài vĩ)

Dùng thủ pháp Xà hình: chưởng ngang bằng ngón tay thẳng, 1 tay quyền, tay chưởng khít; Nếu địch dùng Cái thủ (chưởng úp) đánh ta, ta phải áp dụng thủ ph áp tả trên hữu dưới liên hoàn đánh địch; Nếu địch khởi cước đá thì ta dùng thế "Ô long bái vĩ" mà trừ.


Hình 78


Chuyển Thân Nhất Khiêu Lộc Cỗ Chùy
(xoay thân, chờm tới, dùng lộc cổ chùy)

Thế đánh này là khi địch dùng cước đá tới ta phải dạt bộ chớm hạ mình tới đồng thời song quyền phóng thẳng tới, 1 trước 1 sau tức là thế "Ô long bái vĩ" và liên hoàn xoay thân 1 quyền giật lại phòng vệ 1 ném ra tấn công địch, đó tức là "Lộc cỗ chùy".
Hình 79


Xuất Hữu Công Bách Tả TRắc Chưởng
(Tay hữu công sát, tay tả đánh nghiêng ra)

Công Bách kiều thủ: Thế này nếu địch dụng quyền đánh vào mặt ta thì ta dùng chưởng hữu khoát đỡ và đồng thời dùng tả trắc chưởng (chưởng đánh xiên ngang) đánh ra; Chưởng này từ dưới eo đánh xéo lên, đó tức là thế Tụ lỳ tàng hoa vậy.


Hình 80


Tả Mã Công Bách Trắc Chưởng Đả
(Bộ tả tấn sát, chưởng phóng ra)

Công bách kiều thủ, phải đứng bộ Tứ Bình, kế tiếp chuyển sang bộ đứng Tý Ngọ, dùng trắc chưởng đánh vào eo bộ địch, nếu địch liên hoàn hồi thân phóng cước đá, thì ta phải tấn lên 1 bộ, dùng Cái thủ đánh chụp xuống đầu gối của địch.Hình 81


Thương Hữu Tý Ngọ Cái Bàng Thủ
(Bộ hữu đem lên đứng Tý Ngọ, đánh Cái bàng thủ)

Thủ pháp Cái bàng (Cái thủ: chưởng úp).
Nếu địch dùng cước đá tới, thì ta dùng cái thủ đánh chụp xuống đầu gối địch, nếu địch liên tiếp dùng trung quyền (quyền đánh ngay vào giữa) đánh ta, thì ta dùng "Đơn bàng thủ" (1 tay chưởng) chống đỡ và quyền đánh ra, liên tiếp chuyển sang thế Thiết môn quan, Thiên cân trụy.


Hình 82


Thiên Cân Nhất Trụy Thiết Môn Quan
(Thế Thiên cân trụy, thiết môn quan)

Thế này, nếu địch dùng trung quyền đánh tới, ta dùng Đơn bàng thủ pháp chống đỡ và đánh ra. Nếu địch lại phóng cước đá ta, thì ta xử dụng Thiên cân trụy phá địch và đồng thời dụng Thiết môn quan mà công địch.

Hình 83


Khiêu Mã Mãnh Cung Xạ Tiễn Quyền
(Dạt bộ, dùng thế chùy Trương cung xạ tên)

Quyền pháp Mãnh cung xạ tiễn: bộ tọa Tứ bình bát phân thấp xuống, một tay quyền hình chữ Nhật phóng thẳng ra giống như trương cung bắn tên, nếu địch tránh đỡ được thì ta xử dụng Liên hoàn Hỏa tiễn quyền và Câu đạn cước pháp mà đá móc địch.


Hình 84


Câu Đạn Nhất Bách Hắc Hổ TRảo
(Câu đạn đá ra, song thế Hắc hổ trảo)

Phóng câu đạn cước ra, liên tiếp chuyển sang Hắc hổ trảo pháp: Thế này 2 cánh tay đính cận tự tấn bộ mà công địch.

Hình 85


Thái Mã Kim Long Trảo Hiến Lai
(Thoái bộ dùng thế kim long hiến trảo)

Nếu địch từ sau đánh tới, thì ta thoái bộ, đem song trảo chống đỡ bên sau, đó tức là thế Kim long hiến trảo, kết lục xoay mình, 1 tay dùng chỉ chưởng (1 ngón chưởng, kiểu thủ) tấn 1 bộ và 1 tay quyền đánh ra.


Hình 86


Chuyển Thân Nhất Kiều Chùy Đã Xuất
(Xoay mình, dụng 1 kiều thủ, 1 quyền)

Nếu địch dùng quyền đánh vào trung bộ ta (trung quyền) thì ta phải nhón gót chỏ đánh và xoay chưởng chộp vặn vào chỏ địch, đây gọi là Triều chi thủ đồng thời phóng quyền đánh vào eo bộ địch, đây tức là thế Tụ lý tàng hoa.

Hình 87


ĐIếu Hữu Triều Chi Nhất Chùy Lai
(Chân hữu nhón, dùng Triều chi và phóng quyền)

Triều chi thủ pháp: Nếu địch phóng trung quyền đánh tới, thì ta nhón gót chỏ đánh và xoay chưởng chợp vặn tay địch, chế phục được chỏ ta, thì ta phải sang Hoàn hồnt hủ pháp mà đối địch.


Hình 88


Tả Hữu Liên Hoàn Các Nhất Quân
(Mỗi quyền tả hữu liên hoàn đánh ra)

Phàm đánh chỏ phải nhón gót, dùng Triều chi thủ mà bức chế vào khuỷu tay (chỏ) địch. Đồng thời đánh ra 1 quyền; Nếu địch khắc phục được thế chỏ của ta và tung quyền đánh ra, thì ta phải kéo bộ (chân) lên đồng thời xử dụng thế Hắc hổ trảo mà trừ địch.

Hình 89


Điệp Chưởng Nhất Lạp Phân Tả Hữu
(Điệp chưởng đưa ra, chia tả hữu)

Nếu địch một quyền đánh tới, thì ta đem Điệp chưởng chống đánh, nếu địch cũng dùng Điệp chưởng chống lại ta tức là Điệp chuwỏng chống Điệp chưởng: Có câu nói: Dùng Điệp chưởng thì "lực đại tất thắng, lực nhược tất bại". Nếu địch lực mạnh hơn thì ta phải dùng phân lậu thủ pháp mà hóa giải.


Hình 90


Tam Tinh Liên Hoàn Hắc Hổ Trảo
(Thế liên hoàn tam tinh, sang Hắc hổ trảo)

Thế liên hoàn tam tinh là 1 quyền đánh chỉa lên 1 quyền rơi xuống sau ngang nhau, và liên hoàn 1 quyền đánh chụp xuống; Nếu như địch dùng trung quyền đánh tới thì ta dùng thế quyền ấy đồng thời mỗi bộ đều tấn công và chuyển sang thủ pháp Hắc hổ trảo.


Hình 91


Chuyển Thân Nhất Kiều Hựu Nhất Chùy
(Xoay mình một tay đỡ 1 quyền đánh)

Nếu địch từ phía sau đánh ta, thì phải xoay đồng thời 1 tay chống đỡ và liên hoàn tấn bộ phóng quyền đánh thẳng vào lồng ngực địch, nếu địch tránh đỡ ta bồi thêm 1 quyền nữa liên tiếp xử dụng 1 chưởng úp và 1 quyền đánh địch.


Hình 92


Thâu Quyền Kiến Lễ Tu Điếu Cước
(Thâu quyền bái tổ cần nhón gót)

Tay chưởng úp, 1 tay nắm quyền, tức là thế kiến lễ (thường gọi là bái tổ), phải 1 chân hơi rùn xuống, 1 chân bàn nhón mũi chúi (gọi là điếu cước) ngực hóp, tay cung lại, gọi là lễ phép chào hỏi, miệng nên mỉm cười, trang nhã, tỏ ý khiêm nhượng cùng người. Đó là tư cách của người học võ vậy.


Hình 93


Nửu Thủ Thâu Quyền Nhất Cúc Cung
(Rút tay thâu quyền mình khòm xuống)

Quyền thâu về đặt ngay 2 bên eo, ngực hóp , vai rùn và mình khom xuống, đó là cách thức lễ phép của người võ sĩ sau 1 cuộc thao dượt quyền pháp vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên