[Tìm hiểu] Nhất Nam

Nguyễn Tuấn Anh
(cattuhan1983)

New Member
:argue: Môn phái võ Nhất Nam thuộc 1 môn phái võ có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.Xuất phát từ 2 châu Hoan,Ái(Nghệ Tĩnh và THanh Hóa ngày nay)cổ xưa.Nhất Nam trở thành môn phái võ có quy mô và tính tổ chức cao với 1 hệ thống các môn công khá đồ sộ,toàn diện,gồm đủ cả quyền cước,binh khí và nội ngoại công được đúc kết,sáng tạo dực tren những nguyên lý hết sức tinh yếu(đặc điểm tâm sinh lý và cơ chế vận động cơ bắp của người Việt Nam)
Nét đặc trưng tiêu biểu của môn phái võ Nhất Nam là không bị pha tạp các môn phái võ của nước ngoài.
Môn phái này có 1 số lượng bài quyền khá phong phú chuyên biệt cho từng môn công:tay xà ,tay trảo,tay dao,tay quyền,tay khuỷu.vv....Đặc biệt là các bài Mai Quyền,Áo Quyền,Hoa quyền bao hàm những kết tinh qua nhiều thế hệ cha ông.
Về binh khí ngoài 9 bài kiếm,9 bài côn,5 bài rìu,môn phái Nhất Nam còn có môn binh khí độc đáo Nhung Thuật: phép đánh bằng vải lụa dài 1-3m,hai đầu có vật cứng nặng,vừa có thể điểm,trói,hóa giải khá dễ dàng các binh khí khác của đối phương,vùa tiện sử dụng vừa dễ giấu kín.Coi binh khí là phương tiện nối cho tay dài thêm,thêm sắc,thêm cứng,thêm dẻo và linh hoạt.Các võ sư xưa đã kết hợp tính đặc thù các thế thức trong các bài quyền và sáng tạo ra các bài binh khí như Ma Kiếm,Hoa Kiếm,Vũ Chân Kiếm....hoặc Lôi Côn,Thiết Côn,Vân Vũ Côn gồm hàng trăm nghìn thế đánh khác nhau,kết hợp nhuần nhuyễn giữ công lẫn thủ,quy đó bộc lộ vẻ cường tráng của thân thể.
Võ Nhất Nam phù hợp với thói quen và tâm lý nhạy cảm nên dễ dàng thu hút nhiều người luyện tập,ngày nay nó vẫn được lưu truyền và phát triển rộng rãi trên các tỉnh thành như các môn võ cỏ truyền khác ở nước ta. :argue:
Sưu Tầm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Võ Nhất Nam là một phái võ trẻ nhất, mới chính thức ra mắt tại Hà Nội vào năm 1983. Tuy vậy, võ Nhất Nam lại có nguồn gốc vào loại xa xưa nhất ở Việt Nam. Đó là võ Héc của vùng châu Hoan, châu Ái xưa mà sau này trở thành xứ Thanh, xứ Nghệ. Trong số Tạo sĩ, Tạo toát thời Lê Trung Hưng, rất nhiều người quê ở các huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Hoàng Hóa, nhất là các huyện Kỳ Hoa, Tống Sơn, và Thạch Hà của vùng Thanh-Nghệ, trong số đó nổi bật lên các họ Vũ Tá, Nguyễn Đình, Ngô Phúc, Phạm Phúc, Văn Đình... có nhiều đời đỗ đạt cao.

Võ sư Ngô Xuân Bính xuất thân trong gia đình võ, học võ ngay từ thân phụ và các võ sư khác trong vùng Thanh-Nghệ đã lĩnh hội một truyền thống võ thuật dân tộc lâu đời, muốn thống nhất, đồng nhất các chi phái, để cùng vun vén về cội nguồn, hy vọng quy tụ bầu đoàn võ của vùng sông Lam, sông Mã thành một điểm võ riêng dưới trời Nam, là một đứa con của làng võ Việt Nam, nên khi là Chưởng môn phái đã đặt tên cho môn võ mới là võ Nhất Nam.

Là môn phái võ dân tộc có lịch sử lâu đời, võ Nhất Nam xuất phát trước hết từ đặc điểm của người Việt là tầm vóc nhỏ bé và cách sống nặng về tình mà trong thời gian dài lịch sử lại phải thường xuyên đối đầu với người phương bắc thế lực to khỏe và quyết chí cao do đó khó có thể đương lực ngang bằng theo lối đối đòn và trả miếng bằng sức mạnh cơ bắp. Muốn thắng phải tìm ra thế mạnh riêng. Xuất phát từ thể chất không cứng mạnh, võ sinh ta không thể tập theo lối cương cường, mà tập trung vào luyện công và môn công để khắc chế võ Tàu, cụ thể là tập nhiều về tránh né sao cho thật thuần thục để những đòn đánh của đối phương đều không đến được đích, rồi chọn cơ hội tấn công vào đúng điểm hở, điểm yếu của đối phương mà dứt điểm. Nói như các võ sư Héc là: "học đạt cái tinh để chế cái nhiều, cái tĩnh để chế cái động, cái đột để phá cái ì, cái cong để chống cái cứng, cái thẳng để chống cái vòng..." tất cả đều phải đạt độ quyền biến, tới mức thần quyền.

Phương châm của võ Nhất Nam là né tránh, đánh nhanh, điểm đặt đòn chính xác, đúng chỗ hiểm, có hiệu quả cao. Do đó về võ thuật phải luyện thân pháp cực kỳ mau lẹ để luồn tránh được đòn của đối phương, còn về tấn pháp tập trung vào các thế tấn thật cơ động, biến ảo cao. Để đánh điểm huyệt đối phương và chữa chạy cho mình hữu hiệu nhất, võ Nhất Nam nghiên cứu kỹ hệ thống các huyệt trên cơ thể người và những bài thuốc lấy từ cây cỏ và những con thú sẵn có ở địa phương.

Các võ sinh Nhất Nam được tập tinh thông thập bán ban võ nghệ, tức là ngoài quyền cước, võ sinh còn biết sử dụng thành thạo 17 loại vũ khí nữa. Quyền của Nhất Nam có 32 bài cơ bản, lại thêm 42 bài bổ trợ. Xuất phát của quyền theo quan niệm: "Biến tạo của trời đất có tất cả, từ cao đến thấp, chim muông, hoa lá, vạn vật, côn trùng... theo chúng kiến tạo, thêm cái hay để bảo tồn một giống hay nhiều giống. Trên đến chí cương, dưới đến chí âm, khắc nhu khắc cương, đấy là đạo của quyền". Điều đó có nghĩa là: Nhất Nam với mọi vật phỏng theo muôn vật, nghiền ngẫm để rút ra cái hay, cái đẹp, cái cứng, cái dẻo, cái biến hóa của muôn vật mà chế thành quyền. Bài quyền một chuỗi động tác, có thế công, thế thủ nhưng không chỉ là thế, là dũng mà phải là cái biến, cái khoáng đạt, tùy lúc. Nhất Nam bên cạnh những bài quyền chiến đấu, còn có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnh và những bài quyền nhập định nhằm tu dưỡng nhân cánh con người. Trong quyền, Nhất Nam tập đá nhiều, nhưng những đòn yểm trợ bằng tay vẫn được chủ yếu sử dụng và đạt hiệu quả cao, trong đó nổi bật lên 2 thế: tay xà và tay trảo. Tay xà là một thế mô phỏng động tác quăng, quật, luồn, cuộn của các loài trăng vốn rất phổ biến ở vùng Thanh-Nghệ, nó có độ nẩy, độ xiết, độ mở và độ uốn lượn rất linh hoạt. Tay trảo là thế đánh của tay chĩa ngang ngón cái như cựa gà chọi, còn các ngón kia khép lại chĩa thẳng thành mũi xỉa vào các huyệt của đối phương, thể hiện lối võ lấy yếu thắng mạnh, lấy nhẹ đánh nặng. Đặc biệt các bài Ma quyền, Ảo quyền, Hoa quyền đã kết tinh những kỳ bí của võ Nhất Nam.

Về võ binh khí, Nhất Nam coi binh khí là phương tiện "nối" cho tay thêm dài, thêm sắc, thêm cứng, thêm dẻo và linh hoạt, nên đã từ thế thức trong các bài quyền mà sáng tạo ra những bài võ binh khí như Ma kiếm, Hoa kiếm, Vũ Chân kiếm... Nhất Nam ưa sử dụng loại gậy tre đặc hoặc gỗ cứng, nặng các cỡ khác nhau, các bài Lôi côn, Thiết côn, Vân Vũ côn gồm nhiều thế đánh khác nhau, kết hợp nhuần nhuyễn giữ công và thủ. Hiện nay, về vũ khí có 9 bài côn, 9 bài kiếm, 7 bài rìu, 3 bài chạc ba, 5 bài thương, 1 bài song nguyệt, 2 bài đoản thiên mộc, 3 bài câu liêm cán ngắn (đánh kèm với lá mộc), 1 bài đánh bằng dây lưng, đặc biệt có cả bài đánh bằng dải lụa.

Binh khí của Nhất Nam cũng rất đặc sắc. Côn có tới 4 cỡ với độ dài bằng cánh tay, cao ngang mày, cao 1 đầu 1 gang tay và cao một đầu một với tay. Mộc bằng gỗ ken mây, bọc nhiều lớp da sống. Hai bên thân mộc còn lắp thêm 2 cái để khi đánh có thể xòe ra thành một lớn hoặc có thể gấp lại để che hai phía của thân mộc. Cây chạc ba như cây chạc ba đâm cá, có thể vừa đâm vừa ngoặc. Câu câu liêm là biến tướng của cây rựa đi rừng. Kiếm có sống và lưỡi, cong từ đoạn 2/3 ra mũi. Song nguyệt như cái liềm lưỡi sắt, hai đầu nhọn hoắt, một cặp nguyệt như bốn con dao vừa đâm vừa chém. Bài nhung thuật đánh bằng dải lụa dài 1-3 mét, đầu buộc vật nặng, cứng dùng để điểm, trói đối phương và quấn, giật vũ khí đối phương, có thể dấu kín nên dễ đánh bất ngờ.

Võ Nhất Nam xưa có 12 đẳng ứng với 12 vạch, nhưng nay thất truyền chỉ còn 9 đẳng ở môn công thuộc đủ các bài quyền thuật, binh khí, ám khí, xoa bóp, châm cứu, dưỡng sinh. Trang phục của võ sinh Nhất Nam theo lối võ cổ truyền: đầu chít khăn, mình trần, đóng khố. Chưa dầu mươi năm hoạt động, võ Nhất Nam nhanh chóng thu hút được thanh thiếu niên trên địa bàn rộng thuộc các tỉnh Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hà Sơn Bình, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tuyên... đã có nhiều võ sinh có sách giáo khoa chính quy in thành 2 tập do chính người Chưởng môn phái biên soạn.

(Sưu tầm)
 
[/U]tôi xin tiếp tuc nói thêm về những lí luận cơ sở của nhất nam võ phái
lí luận về quyền của nhất nam
Thuật biến tạo cái tinh của trời đất là Quyền : “ Muôn sinh mạnh ở cái riêng, tính hấp lực và chi tồn cũng ở tại cái riêng – Muôn vật hoá tồn cũng chính nhờ cái riêng “ . Từ cái ý ấy mà người xưa “ bắt nhại “ cái mạnh của thú vật coi nó như thầy của mình .

Cái mềm dai của giống dây rừng ; cái sắc bén của cật tre nứa ; cái xù cứng gân guốc của cội mai ; cái nhanh khéo của giống khỉ, vượn ; cái quằn quại trói riết của rắn, trăn ; cái dai dẳng lầm lỳ của gấu ; cái hùng dũng vũ bão của hổ, voi ; nét uyển chuyển mềm mại của báo, mèo ; tính bất ổn của mây, gió ; nguyên bất di , bất thiên của núi...

Tất cả là đồng hưởng muôn tạng, hoà hợp với khí âm dương - tạo ra trời đất rồi hướng tâm trụ vào con người.

Khi lý giải về Quyền, các võ sư thường nói: “ Trời đất có tất cả, bắt nhại theo tâm ý của mình, xếp thành khuôn thước, có trước có sau...” Nói như vậy, tưởng là bao la trừu tượng nhưng ngẫm cho cùng quả không có gì là quá. Tự tôi ngay từ hồi còn nhỏ , cũng đã thấy: Quyền là chuỗi những thể thức liên tục, nối vào nhau , giằng với nhau, hàm chứa một thuật luyện công nhất định.

Chính vì vậy, mà có thuật luyện quyền DƯỠNG CÔNG ( ngày nay gọi là QUYỀN DƯỠNG SINH , võ y ) ; có thuật luyện quyền NHẠI CÔNG ; có thuật luyện quyền NGOẠI CÔNG ; có thuật luyện quyền GIAO PHÁP ; có thuật luyện quyền Y GIÁC ... và ngoài ra còn có quyền BINH KHÍ , quyền ĐẶC MÔN.

NHẠI CÔNG là thuật luyện quyền công phu của người học võ. Gần như môn phái nào, gia phái nào nếu còn giữa được nét nguyên gốc , bảo tồn được phương pháp tập cổ, đều lấy tinh thần “ NHẠI “ làm căn gốc cho thuật luyện các môn công : “ long, hổ, quy , xà “ của Thiếu lâm ; hay “ biến dịch ngũ hình “ của Vịnh xuân ; hay nền tảng tư tưởng “ lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái ”... của Nho giáo. Và tư tưởng “ Vô vi “ của Lão Trang xem thế giới muôn tạng đều đồng dạng ăn sâu vào tiềm thức tâm luyện của Võ đang ... Hoặc “ Hổ quyền “, “ Xà quyền “ , “ Hầu quyền “ , “ Vân vũ quyền “ chỉ là tên của các bài quyền trong bộ NHẠI CÔNG của môn phái Nhất nam, nhưng ngay tự nó đã chứa được một phần tinh thần bắt nhại đó.

Ngày nay khi xem biểu diễn võ, chúng ta vẫn thỉnh thoảng nhận thấy nết mô phỏng : thế vồ ; vả của Hổ ; thế trườn uốn , đớp của rắn, trăn ; thế vờn , múa , chao , bắt của khỉ , vượn ... Xem qua thì đơn giản nhưng là cả một đời người, nhiều thế hệ nối tiếp của bao đời, quan sát, ngẫm suy để trường tồn, biến cái “ tinh “ của muôn loài thành cái “ riêng “ của mình và đấy là lòng yêu mình, yêu người , là hạt nhân tinh thần của tình người, là một bộ phận của văn hoá thể chất – “ Phỏng sinh học “ có chọn lọc, tiếp nhận tự nhiên, nhưng có được hiệu quả cao nhất, rèn luyện bản lĩnh, bảo vệ mình, bảo vệ người, vươn đến sự hoàn thiện về sức mạnh.

Ở phương diện thứ hai, đối với người phương Đông sự bắt nhại này không chỉ dừng ở bề ngoài “ PHỎNG “ mà là sự hoà đồng, xem mình như một thực thể đồng nhất với thiên nhiên, hoà với thiên nhên , biến tiểu vũ trụ thành đại vũ trụ và ngược lại – lúc đầu thì bắt nhại , nhưng khi thành đạt người tu luyện tự xem kết quả như tự chính mình, và đấy là căn gốc để con người luôn vượt trên tất cả, là điệp sứ, là ông chủ hết thảy.

Sự gần gũi con người trong thiên nhiên, phép thưởng ngoạn tu tiên của người phương Đông, sáng thở khí trời chân tiếp đất, ăn rau quả, uống nước suối , nhiễm bệnh thì dùng thuốc của cỏ cây, tự nhiên tự tại chính là bao hàm cái ý ấy.

Ngay yếu tố ma thuật, hoặc thuần tuý mang tính phồn thực có trong thuật luyện công của người tiền sử , thì một phần cũng là lòng tin chân thành của con người vào sức mạnh huyền bí - Mẹ đất, Cha trời tiếp sức sống cho giống nòi ; sự nhập “ Thiền “ mà bề ngoài chứa sự yên tĩnh , chết lặng, tan biến vào cõi hư vô mà ngày nay nhiều người vẫn tưởng là phi lý, mê hoặc thì chính là công phu hiển nhiên của người hành đạo hiểu lẽ của trời đát quy tụ cho chính mình – Đó là khả năng tập trung cao độ, dồn ý chí nghị lực, sức mạnh vào một mục đích có điểm nhọn đâm xuyên suốt.

Tụ khí, tản khí, lưu thông hệ thống kinh lạc, điều tiết nội dịch, cân bằng nội quan là hiệu ứng có thật, ngoài các chức năng mà ta gọi là thần kinh, đối với chúng tôi có nghĩa trên hết đó là “ KHÍ “ . Mà chính đó cũng là nguyên tắc chữa bệnh của người phương Đông, tự giúp cho các bộ máy của cơ thể con người tự phục hồi, vai trò của thầy thuốc là giảm cái này, tăng cái kia để tạo ra sự cân bằng , thúc bách cơ thể vận động , tự thắng mình, thắng bệnh tật, phép “ DIỆU “ và “ LINH “ gần với thủ pháp tự kỷ ám thị trong nhiều trường hợp có sức mạnh siêu nhiên không thể lý giải bằng cơ chế vật lý mà khoa học ngày nay biết rất rõ.

Ở phương diện thứ ba, sự bắt “ NHẠI “ không dùng ở tính nguyên bản – y nguyên, mà được nâng lên trước hết là hệ quả có tính lựa chọn, tính thực dụng.

Cái mạnh sẽ thắng, cái nhanh sẽ hơn, cái hợp sẽ tồn tại. Đương nhiên là sự trau chuốt theo hướng ứng dụng ngày một hoàn thiện, suốt hàng trăm thế kỷ chỉ tính đối với người phương Đông hàng ngàn cuộc chinh chiến tương tàn, khi mà sức mạnh võ công được đặt lên hàng đầu, khi mà dân tộc này có quyền chiếm đoạt và đè nén dân tộc kia chỉ bởi trời phú cho họ mạnh hơn...

Tính phi lý ấy ở một phương diện cụ thể, ở một thời điểm lịch sử lại là nhân tố tích cực thúc đẩy sự hoàn thiện để chuẩn chu, nâng cấp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực : như kỹ nghệ khai mỏ và chế tạo kim loại, phương tiện vận chuyển thuộc da, vải... và đặc biệt là võ thuật, đó là bảo vật truyền đời của một dòng họ, dòng tướng, là một trong những nguyên nhân tạo nên tính thiện chiến của một đạo quân bao năm ở chế độ trung cổ và phong kiến.

Tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật, tính hiệp sĩ của giới quý tộc châu Âu, nghĩa hiệp anh hùng của người Trung Quốc , bản tính quật cường yêu tự do, coi độc lập tự chủ là lẽ sống còn bao đời của người Việt và đó là nền tảng kết giao muôn người giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng đô hội và vùng hẻo lánh xa xôi, chất keo vô hình nhưng bền chặt đó chỉ tính gần 2000 năm đã viết nên trang sử chói lọi của dân tộc Việt nam – xóm làng anh em cùng nhau đánh giặc , nét nguyên khối, bản sắc của dân tộc Việt nam có được như ngày nay , phần lớn là nhờ ý chí quật cường kiên định và dòng chảy ngồn ngộn ấy – tinh thần thượng võ.

Trong nhiều lần trao đổi, thật đáng thương cho những người tập Quyền phương Đông sau nhiều năm mà chỉ hiểu và chỉ thực hành như một môn thể thao thuần tuý. Không ! Không phải như vậy ; đừng nên đơn giản như biện pháp tập của người Châu Âu. Phải thấu đáo và luyện quyền như một hình thức tu đạo : ở đây chứa cái cho mình và vì mình, vừa chứa cái tự nhiên, tự tại ; vừa chứa cái tâm huyết ôn thần , vừa là võ vừa là hồn của hành động, vừa là khí, vừa là dụng của phẩm cách... cái được của người đi xa là biết lo hành trang cho mình. Luyện quyền phải trở thành thói quen thường nhật... ý lực hài hoà, chân tay linh động vung ra như vươn đến cõi xa , thu vào như ôm được muôn cõi, bay thoát tinh thần, sảng khoái tâm can, đượm chứa nét bao dung của con người chí thành, chí hướng mong muốn làm điều thiện, không hàm hồ, không ham dục.

Cái mong ước vươn lên đó không thể một sớm một chiều, không phải người nào cũng có... dù tất cả đều muốn. Nhưng đó vẫn là niềm cầu ước bao đời. Cái ẩn tảng của một bài quyền, vừa chứa cương, vừa chứa nhu: trong cái dũng mạnh có cái khoan thai ; trong cái mềm dẻo chứa cái cuồn cuộn ; một cứng, một mềm ; một dài, một ngắn ; một cong, một thẳng ; một lên, một xuống, chậm mà không ỳ, vươn mà không đổ... hỗn biến nhưng quy tụ vẫn bằng âm, bằng dương.

Thấu triệt tinh thần đó , sảng khoái khoan dung cõi lòng thử hỏi sao không có nhiều người “ THIỆN “ ? Một nếp nghĩ, một lối sống, một quan niệm xử thế, sự thúc bách của nhiều người... dần dần trở thành một xu thế thượng tầng, ăn sâu vào hạ tầng – tính cách tinh thần của một dân tộc nhiều khi được hình thành âm thầm nhưng bền chắc một phần là nhờ như vậy .

Nên, đối với người phương Đông : Quyền là thuật vận động , hài hoà giữa sức mạnh, sức bật, sức bền, độ dẻo, tính nhịp điệu trong một tổng thể khăng khít, hoà hợp giữa con người với thiên nhiên mà tính năng của nó có thể thu âm, thu dương, khắc cương, khắc nhu, là nếp nghĩ, là tinh thần, là phần hành động lộ hiện cho tư tưởng hành hiệp của người học võ.
 
BIẾN GIẢI VỀ QUYỀN – PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG:
Phép hiểu Quyền cần phải nắm vững tinh thần của nó. Đó là cái cốt lõi của thuật nhu hoà, của đường lượn, tính biến thiên, phép quy tụ... Không thấy hết tính độc đáo của môn công, sự khác nhau giữa kỹ thuật đi Quyền với hình thức tập luyện khác, những đặc điểm du hấp lực, những kỹ năng vận động đặc môn, thì người tập thật khó có thể lĩnh hội được cái kết quả như mong ước.

Ngoài ra thuật luyện Quyền còn đòi hỏi những phẩm chất riêng mang tính tự thân, ở ý chí, ở khả năng lĩnh hội và cách xử thế trong các tình huống cụ thể, những cảnh vận động nội tại, trải tâm hồn của mình như những cánh cửa bốn mùa đón gió, đầu để trần, chân tiếp đất, đêm nằm trên nền cứng gắn với thiên nhiên, hoà một phần đời sống của chính mình với thiên nhiên.

Trong những lần trao đổi với các chú, các bác đồng nghiệp, điều tâm đắc là tôi lĩnh hội được tinh thần này qua các ví dụ và mẩu chuyện thật đơn giản mà ý vị.

Chẳng hạn bàn về thuật hấp lực, các vị nói : “ Nước nuốt được tảng đá lớn là vì biết nhường, lau sậy nhún mình chẳng bao giờ bị đổ “.

Hoặc :” Dùi đánh mãi cũng chẳng thủng được mặt trống, nhưng mũi lao nhỏ xuyên nó thật dễ dàng “.

Chứng kiến cảnh khắc cung của người nông dân vùng Thanh Nghệ , tôi càng thấm thía ý nghĩa sâu sắc của tinh thần trên, thật thú vị khi thấy cùng một lúc 3, 4 người đứng cách 50 bước chân giương cung bắn liên tiếp vào một chàng trai tay chỉ cầm một nhành tre nhiều nhánh rung mạnh, thế mà không mũi tên nào bén gót.

Khi hỏi kỹ về nguyên lý này, một cụ nói” Xung lực càng nhanh, hiệu công càng mạnh, ví như vật nặng được buộc vào dây mềm mà quẳng vậy “.

Tất nhiên nên hiểu cương nhu như hai vật khác nhau cùng soi chung vào hồ nước, chỉ những lúc mặt nước xáo động và càng xáo động, hình thể của hai vật trên mới bị trộn lẫn vào nhau, thậm chí tan biến vào nhau.

Như vậy, phép biến giải về quyền là nghệ thuật linh động, hợp thức và công phu, giống như người nghệ sĩ điều khiển cây đàn. Không chỉ biết gẩy mạnh , gẩy nhẹ mà quan trọng hơn là phối hợp các âm thanh tạo nên tiếng nói đồng điệu và giao cảm.

Thuật cương đối cương, nhu đối cương, thuật thân đảo du hấp lực, thuật chủ lơi hậu áp... đều đòi hởi một quá trình chuyên luyện theo tinh thần áp đặt chặt chẽ. Có như vậy mỗi bài quyền đều chứa đựng một tinh thần riêng, không thể lặp lại theo kiểu xáo trộn, tính thứ tự của chiêu thức, hay các phổ hợp du đảo, phối thuộc để có thể tự coi là đã sáng tạo được một bài Quyền hoàn chỉnh.

Tinh thần cương đối cương, đòi hỏi tính tốc độ , tính chuẩn xác, tính đanh chắc của thế đánh, thế tấn... thế phối hợp nhanh, gọn, rắn trong quan hệ phát chiêu liên hoàn. Người tập không nhất thiết đòi hỏi sự mềm mại, khéo léo và khả năng cảm dính đặc biệt. Nhưng ngược lại, tinh thần của bài Quyền thuần cương đòi hỏi người luyện phải thực sự có bản lĩnh ngoan cường, ý chí bền bỉ và sự tuân thủ gần như máy móc các yêu cầu của bài tập.

Trong khi đó tinh thần nhu đối cương, nhu-cương-nhu lại đòi hỏi một phương pháp tập luyện hoàn toàn khác, con đường của thuật nhu hấp lực ngoài yêu cầu đương nhiên phải có một khung tấn, khung tay hợp lý, khuôn nét thì điều quan trọng hơn là khả năng nhận cảm – linh ứng của toàn bộ các phần của cơ thể sao cho khi tiếp chiêu phải giác được tốc độ và tiêu lực các đòn công một cách hữu hiệu. Nghĩa là không chỉ chuyển hiệu năng thành công năng mà còn tận dụng lực đánh của đối phương để đả đối phương.

Do vây, thuật tập các bài quyền nhu công đòi hỏi người chuyên luyện phải có trí nhạy cảm và suy tưởng các đòn thế theo tinh thần trước sau, đặt mình cảm biến và nhập cuộc để hoá thân mềm mại như thế uốn đớp của con rắn , trăn ; thế chao đảo , vờn bắt của khỉ, vượn... nguyên lý đường cong và tính liên giác phức tạp của bài quyền nhiều khi thật mơ hồ, gây cho người tập ở thời kỳ đầu có tâm lý vô vọng, chán nản khó tiếp bắt.

Nhưng thêm ngày, trượt qua tâm trạng nôn nóng để bình lặng, tin tưởng , tiếp nhận tinh thần môn công, nhận ra tính khoa học chặt chẽ và ma lực ứng dụng của nó qua thuật du đảo thân, xoay trượt tấn, thuật lăn cổ tay, thuật xung tiêu lực, thuật tiếp vít theo hướng đánh, thuật thuỷ chùng lơi tấn... Chúng ta sẽ bị hút vào một thế giới mê trận không có giới hạn để đi đến nhiều chân trời của ánh sáng và tinh thần siêu thoát. Niềm vui này ở một khía cạnh hẹp của xã hội, có tác dụng không ít cho nhiều người tránh được sự bế tắc, cô đọc trong đời sống - tự mình tìm ra lối thoát và cởi mở tâm hồn.

Ngoài môn phái, việc tìm hiểu thêm tinh thần này qua một số thủ pháp riêng của võ Việt nam, mà cụ thể và chủ yếu là thông qua các bài quyền, tôi càng thấy võ ta có , và có cái riêng. Tính chất bao trùm này được dự cảm trước , lồng chứa như một nét chủ đạo chi phối ngay từ quan niệm ý thức cải biên, sáng tạo ở người thầy dạy võ.

Kỹ thuật: “ Vuốt tỳ nhãn “, “ Văng cột tấn “, “ Vả hà bàn “ của vùng võ Yên Thế là kết quả có được của bao đời nhằm chống lại các thế đánh trường đao, trường thương, trường quyền của người Trung Quốc. Ngay như thế: gồng, bốc, vét của vùng vật Hà tây, vùng võ Liễu đôi cũng là một biến tướng của kỹ thuật “ Lăng xà võ “ , “ Nơm úp “ của đất võ Thái Bình, xứ Nghệ, thể thức này có khả năng khắc chế các môn công, trụ bán, đánh lấn đòn của dòng võ vùng Quảng đông, Quảng tây ...

Ngay binh khí, một phần biểu ngẫu của thuật luyện quyền cũng chứa đủ tinh thần “ Nê công “ (1) và truyền thống luyện võ kiểu “ làng xã “ của người Việt . Chất dân gian thực dụng ngưng đọng trong các hiện vật khai quật ở mỗi từng văn hoá, từ Đông sơn, Phùng nguyên, Đồng đậu đến thời Đinh, Lý , Trần, Lê... từ vũ khí đánh gần: dao găm, kiếm ngắn ; lưỡi thô, dày nặng , đến vũ khí đánh xa: cung nỏ, lưỡi qua đồng, giáo lao... so sánh chủng loại binh khí này với một số chủng loại binh khí của người Trung quốc như: xích, chuỳ, bát xà mâu, việt phủ, kiếm dài... chúng ta càng nhận thấy nét riêng của thủ pháp đánh cận đòn có hiệu quả của người Việt nhằm chống lại lối công ồ ạt, giáp lá cà của một đội quân có thể vóc to lớn, người đông, có trường thương. Hoặc tìm hiểu thêm những khí đạo tập luyện: từ cối đã xách tay , bể bùn tập tấn, nhuỗi trận dồ tập đối đòn... Chúng ta càng có quyền tự hào với trí tuệ tích luỹ từ ngàn năm của tổ tiên, biết dựa vào mỗi cảnh, sinh kế và công cụ thuận tay để gom đúc tạo nên sức mạnh cho mình.

Việc chao múa loạn ngẫu, kèm theo những tiếng thét man rợ, những động tác gợi nên hình ảnh quái đản, đe nẹt là có thực ở các môn võ cổ xưa của người Việt. Hình thái nguyên sơ thậm chí chỉ dừng ở hình thức bắt “ nhại “ một số giống vật, chính là bản năng sinh tồn của muôn vật, của kẻ yếu chống kẻ mạnh. Thực ra việc làm rối loạn gây hoang mang hốt hoảng cho kẻ địch ở phút choáng ban đầu thực có kết quả. Khoa tâm lý trong thi đấu thể thao hện đại cũng không thể phủ nhận được tính tích cực của hiện tượng tâm lý nêu trên. Võ Hét của vùng Nghệ an, Thanh hoá ngày nay còn bảo lưu được khá nhiều phương thức tập, là hiện thân của kỹ thuật này.

Nhờ nghiên cứu Phật giáo ở ta và điêu khắc đình làng, dần dần tôi cũng mới nhận thấy nét riêng đặc trưng của tinh thần này. Điều đó thật giống như tỷ lệ tượng Phật của người Việt nam so với tỷ lệ tượng Phật của người Trung quốc, người Nhật bản, người Ấn độ, người Cam-pu-chia... ngay nét mảng chỉ tìm hiểu thuần tuý dưới góc độ đồ hoạ, khi tác chúng từ các bản dập qua phù điêu, hoạ tiết trên vì kèo, bệ đá, bệ thờ... chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy nét tư duy độc đáo, rất riêng của người Việt.

Như vậy, cũng như nghệ thuật cổ Việt nam nói chung, võ ta có thể khái quát làm thành 3 yếu tố hợp thành sau đây:

+ Có nguyên tắc nhưng không bị câu nệ ;

+ Hướng về hiệu quả chứ không bị khuôn thức của hình thức trói buộc ;

+ Vươn đến cá tính với giá trị nhân bản riêng.

So sánh một số môn công của người Trung quốc với võ ta : Thế lăn khiên với địa đường quyền ; câu liêm thương, mồng rựa với thế đánh của bát xà mâu, việt phủ ; trung bình tiên để nguyên cành với lưỡi xích đao, thiên truỳ khích... chúng ta cũng tự rút ra một số nhận xét khái quát sau :

Một là, thế tấn của các môn võ ta thường lấy năng động làm gốc, không chủ trương hoàn toàn bám đất và trầm kín giữ thân ( tấn của ta bồng bềnh dễ lơi, dễ xoay trượt chứ không đanh chắc ).

Hai là, thế võ của ta thường tạo ảo giác chủ công, nhưng kỳ thực là giả công ; dùng đòn liên thủ để khắc công, chống công.

Ba là, thế tay và đòn tay của võ ta thường bao chứa thuật hợp binh công tiễn, lấy thủ hào làm gốc, không ồ ạt tiến công, không có quy tắc khuôn thước.

Bốn là, cơ thể bé, chân ngắn tay ngắn nên thủ thế, thủ công của võ ta thường dùng kỹ thuật đánh đoản đòn ; lấy di, ép, trượt, bám , xoay làm chính, không vươn cao, vươn xa áp đảo.

Năm là, thuật di chuyển của võ ta thường bất ổn. Lấy thuật nghi binh , tiến thoát vô hình làm gốc, không chịu đối đầu lộ liễu.

Sáu là, thể thức đồ hình của võ ta không có khuôn thức bó buộc, thiên năng , thiên biến.

Ở đây, chúng ta thấy võ ta và một số dòng võ chính của người Trung quốc, nói chung có hai điểm khác nhau cơ bản : Đó là thể chất và ý tưởng. Một đằng là lối chơi của người nhỏ bé, không thể khuếch trương - lấy cái thực lực của kẻ yếu làm chính, nên thậm chí nhiều khi không có lề luật. Còn một đằng là lối chơi của kẻ mạnh, cơ thể to lớn có phép tắc , có lề luật, với một hệ thống bài tập quy củ, có khuôn mẫu nhiều năm. Tất nhiên, dưới giá của cái chết chẳng có quy tắc nào tồn tại với kẻ thắng, thua.

Từ những điểm khác nhau căn bản đó, tôi càng nhận thấy võ ta thường mang tính khắc chế, tìm cách chống lại chứ không chủ công, nên các bài quyền và phương pháp tập luyện thường tập trung nhằm cho một mục đích cụ thể xem như lẽ sống còn. Hơn thế nữa, với nguồn sống chính là trồng trọt và tiểu chăn nuôi, sinh tụ chủ yếu trên các vùng ô trũng, với nét tư duy nguyên thuỷ thờ thần mặt trời, cầu mong sự phồn thực... cũng tạo cho đời sống tinh thần của người Việt ở làng, xã khá ổn định, ít có nhu cầu đổi thay, không có sự thù hằn sâu sắc và truyền kiếp về tôn giáo, về chủng tộc, luôn mong muốn quy tụ vào một mối, thích sống hoà bình với láng giềng. Nên mặc dầu là một nước có tinh thần thượng võ cao, võ công hiển hách nhiều, song trong đời sống thường ngày gần như không có cảnh chém giết liên miên. Họa hoằn mới có sự tranh giành ngôi thứ và vai trò giòng họ. Trong võ công toát lên tinh thần nhân ái . Chình vì vậy, mà đòn công của võ ta thường ít hơn đòn thủ, mà thủ căn bản vẫn là đòn khắc chế, ít sát phạt.

Quay lại những vấn đề căn bản về Quyền, để dễ hiểu tôi xin trình bày dưới góc độ phân tích, nhưng trước hết tôi xin dẫn chứng thêm một khái niệm cụ thẻ như sau:

“ Quyền là một tổ hợp bao gồm tất cả các động tác, hành động của cá nhân được thể hoá theo một trật tự nhất định có giới hạn; giúp người tập luyện có bản lĩnh ứng xử, phản xạ tay chân linh hoạt... có sức chịu đựng, thể lực , tốc độ với kiểu thức hoạt động đặc trưng thiên về hướng bảo vệ mình, chế ngự đối phương bằng kỹ thuật của các bộ phận của cơ thể “.

Như vậy đòn thế, thân pháp... căn bản của Quyền là những kỹ thuật quan trọng nhất mà bất cứ người học võ nào cũng cần phải nắm vững để thực hiện phối hợp chiến thuật một cách thuận lợi. Sự vận dụng kỹ thuật tuỳ theo yêu cầu của trận đấu, tuỳ theo trạng thái tâm lý khi thi đấu, tuỳ theo bản lĩnh và khả năng của các đấu thủ và cả ngay chính tác động tích cực, hay không tích cực của người xem...

Kỹ thuật của Quyền rất đa dạng: khi ứng đấu các võ sĩ phải xử lý đồng bộ nhiều động tác của tay, chân, của đầu, của thân, của mông... khi chậm, khi nhanh, khi mạnh, khi nhẹ... khi đánh xa , khi đánh gần, khi đánh cao, khi đánh thấp, khi đánh đòn đơn, khi đánh đa đòn... khi đánh trực diện, khi đánh từ hai phía... khi chập chờn dồn dứ, khi ồ ạt liên hoàn... Mặt khác trong qúa trình luyện quyền , người học võ phải thường xuyên di chuyển bằng các thức; bước chuyển, nhảy , lăn, lộn, chạy... để phù hợp với tình huống tấn công hoặc phòng thủ. Căn cứ vào từng tình huống đặc trưng đó, ta có thể chia kỹ thuật tập quyền thành 2 giai đoạn:

+ Tập kỹ thuật thuần tuỳ ;

+ Tập kỹ thuật liên tưởng có đấu thủ.
 
I - PHÂN TÍCH KỸ THUẬT THUẦN TUÝ
1. Kỹ thuật di chuyển

Kỹ thuật di chuyển của người tập võ ở một bài quyền khác rất nhiều so với kỹ thuật chạy của vận động viên điền kinh, kỹ thuật di chuyển của các đấu thủ bóng bàn, bóng đá... kỹ thuật chuyển động của đô vật... Bởi nhịp chuyển của một bài quyền đồi hỏi người luyện võ phải thường xuyên thay đổi phương hướng, tha đổi nhịp điệu di chuyển một cách bất ngờ, đột ngột, căng thẳng vừa di chuyển vừa thở, vừa di chuyển vừa công bằng cả hai tay, cả chân, cả thân... Muốn thế, trọng tâm khi di chuyển phải thấp, bước chuyển tương đối dài, thân chùng mềm, chân chuyển không cách mặt đất là bao , tay và thân đảo theo hướng chuyển của chân không giật cục, không đánh ngang hoặc vung rộng ra hai phía một cách tuỳ tiện, hoặc thiếu sự mềm mại, uyển chuyển.

Nắm vững kỹ thuật di chuyển, người tập quyền có khả năng thực hiện yêu cầu của bài luyện một cách linh hoạt, tận dụng được các cơ hội thuận lợi khi thi đấu và tiết kiệm được sức trong quá trình hoạt động với khối lượng lớn.

Mặt khác, để đảm bảo tính linh hoạt, biểu ứng, tính vững chắc, chắc chắn của thế tấn, thế đánh đỡ, hoặc khi biến di, đảo tấn đột ngột cần lưu ý hai yêu cầu sau đây:

+ Tấn trầm thấp, trọng tâm dồn lệch sang chân trụ, khoảng cách của hai chân thường thẳng bằng một bước dài, chân không tấn thường kiễng gót, hoặc tiếp hờ mặt đất.

+ Khi di chuyển, hoặc đảo thân chân phải lướt nhanh, ngón chân là là trên mặt đất ; gót chân quay đảo theo thân rồi tiếp xúc bằng chính ngón chân đến cạnh ngoài bàn chân. Chú ý, khi đảo thân theo thế chuyển của tấn phải phát huy kỹ thuật lắc vai và kỹ thuật vặn cơ hông, sao cho đồng bộ nhịp nhàng và đúng mức.



a. Kỹ thuật di chuyển bình thường:

Trong bài quyền các bước tấn di động theo hai trục tung và hoành không vặn đảo thân, không quá trầm thấp, không nhảy bật, không lăn, lộn đều được coi là thế chuyển bình thường, hay còn gọi là kỹ thuật di chuyển bình thường. Chuyển động theo kiểu này không phức tạp, không bị xoắn vặn thân, khó đánh lừa được đối phương, khó tạo được tình huống đột khởi, bất ngờ. Nhưng ngược lại, thế chuyển theo phương thức này rất vững vàng, rất cơ bản , giữa được trọng tâm, dễ thực hiện, cơ động nhanh, phản ứng hợp với thói quen thông thường nên dễ tập, rất thichas hợp ở giai đoạn đầu đối với người học võ.



b. Kỹ thuật di chuyển đảo hướng:

Trong bài quyền các bước tấn đảo theo hình cung, xoắn, vặn, xoay các chiều dựa trên trục quay của chân trụ được gọi chung là kỹ thuật di chuyển đảo hướng: vận động này cho phép người học võ giảm được sức lực, giảm được thời gian khi vận động, tạo được các tình huống bất ngờ trong kỹ thuật công và thủ, như : bám được đối phương, tận dụng được khoảng cách và tính tích cực của thời điểm. Nhưng ngược lại, kỹ thuật di đảo này rất khó thực hiện, đòi hỏi tính đồng bộ cao, thân dễ bị vặn làm mất tấn.



c. Kỹ thuật bật nhảy:

Trong bài quyền, các kỹ thuật di chuyển bằng các thủ pháp bật , nhảy đột ngột sang hai bên, về sau, lên phía trước... bằng hai chân ít mà thường là nhún bằng một chân để tạo gián cách , để chặn đòn, để tấn công, để tận dụng thời gian theo hướng tích cực... Trong bài quyền kỹ thuật bật, nhảy chiếm không nhiều, nhưng lại rất cần thiết cho thủ pháp ứng dụng trong quan hệ công thủ. Bật, nhảy là bước chuyển bất thường không chỉ đạt được độ dài, nhanh mạnh, tầm vươn cao, mà còn tạo đưowcj các tình huống gây bất lợi cho đối phương về mặt tâm lý.
 
KỸ THUẬT KHUNG ĐÒN TAY
Kỹ thuật khung đòn tay là thủ pháp khắc công, chủ công của tay, là tư thế hợp lý và thuận lợi của tay trong quá trình di động, hoạt động.

Trong bài quyền, khung đòn tay có thể tác làm 2 loại:

+ Khung đòn tay trong tư thế phòng thủ di chuyển

+ Khung đòn tay trong quan hệ khắc chiêu, tấn công.

* Ở trường hợp thứ nhất, khung đòn tay trong tư thế di chuyển phòng thủ, tư thế phải làm sao tạo được hoàn cảnh thuận lợi trước khi công, cũng như khi thủ. Muốn vậy, hai tay không được bó sát thân, cũng như không được tác quá xa thân. Tư thế phải ở trong trạng thái cả hai cánh tay đều hơi tách xa thân ( nách và hông ) , cẳng tay gập ; bàn tay, nắm tay hướng về phía trước, đảo theo vai và hướng nhìn. Tạo được tư thế này khi luyện quyền , võ sĩ có khả năng phát chiêu nhanh, phòng thủ linh hoạt, không bị chậm do quá trình lấy đà, hoặc mất lực do dãn cách, hoặc do dùng khớp khuỷu tay . Hơn nữa, sự phối hợp giữa hai tay hợp lý trong khi vận động, không chỉ bao kín thân , tạo nhịp chuyển động mền mại, mà quan trọng hơn là ở bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào cũng có thể gom lực để phát đòn một cách thuỳ ý đả công đối phương theo hai hướng: khắc công và phản công.

* Ở trường hợp thứ hai ( khắc chiêu, tấn công ) khung đòn tay đòi hỏi tính biến ứng linh động theo quan hệ trước sau, trái phải, thẳng cong , trên dưới, vít đè , phản đòn một cách đồng bộ trên tinh thần phân tích tình huống để xử thế ( do điều kiện đưa ra ban đầu của đối phương ).

Tất nhiên, sự giành giật thế chủ động là cần thiết, nhưng điều thiết yếu là cảm biến đặt mình trong mối quan hệ cùng vậ động với đối phương để xử lý chứ không phải đột phá tuỳ tiện. Như vậy, trong nhiều trường hợp đối phương quy định giải pháp khắc công thích hợp chứ không phải tự mình đả công một cách máy móc, không tính toán.

a. Kỹ thuật khung đòn tay khi di chuyển

Như đã trình bày, trong một bài quyền, cũng như trong nghệ thuật ứng dụng, kỹ thuật di chuyển đòi hỏi tính nguyên tắc chặt chẽ và tính phối hợp rất khó thực hiện. ( Thủ pháp hợp lý, duyên dáng, mêm mại, nhanh , cứng rắn, hoặc linh hoạt chỉ có thể có được nhờ một quá trình khổ luyện chuyên cần ).

Cho nên, không chỉ mỗi môn phái đều có một khung đòn tay cơ bản, đặc trưng, mà mỗi bài quyền do tinh thần của môn công đều có những nét riêng – k- lẫn. Nhưng dù khác nhau, kỹ thuật khung đòn tay khi di chuyển cũng có những nét chung mang tính bắt buộc như sau:

+ Vận động hợp lý với thân, chân ;

+ Không có động tác thừ ;

+ Không co cứng, không lỏng lẻo ;

+ Không buông xuôi , không đan xoắn tuỳ tiện ;

+ Đều ở trong trạng thái sẵn sàng phát lực khắc công .

Như vậy, trong nghệ thuật di chuyển kỹ thuật thực chất của khung đòn tay không phải vờn, đảo, sàng, múa mà phải là sự vận động nhịp nhàng, đảo ngắn theo tuyến vận động chính của thân. Tất nhiên về nguyên tắc đều có sự tham gia hợp lý của các chiều chuyển động khớp cánh tay, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay... nhưng nhìn chung sự chuyển đảo đều do thân và nhiệm vụ bảo vệ thân theo bán diện khối hình trụ có đường kính bằng vai quy định vẫn là quan trọng nhất.



H.10 là sơ đồ đơn giản minh hoạ cho động hình chuyển động cơ bản của khung đòn tay khi di chuyển

b. Kỹ thuật khung đòn tay khi thực hiện các động tác giả

Các động tác giả muôn hình muôn vẻ và rất phức tạp. Nội dung, của động tác giả lại bao gồm toàn bộ kỹ thuật cơ bản của nghệ thuật võ.

Ví dụ: Động tác giả chủ công, động tác giả phát đòn, động tác giả phản đòn... phương hướng khi thực hiện động tác giả cũng rất đa dạng: bên phải , bên trái, trước sau, trên dưới, Ngoài ra, không chỉ tay mà đầu, thân, chân đều giúp cho khung đòn tay thực hiện các thủ pháp giả vờ mà như thật.

Vận dụng kỹ thuật khung đòn tay để thực hiện các động tác giả vờ muốn có hiệu quả phải nắm bắt được thời điểm, dám đối chọi với đối phương, xử lý khôn ngoan, hợp thức theo các yêu cầu sau:

+ Động tác phải thật nhanh , phải đột nhiên: đánh mà không đánh , đỡ mà không đỡ, đảo vặn mà không đảo vặn... sao cho thời gian chuyển tiếp giữa hai động tác thực và giả phải rất ngắn, càng ngắn càng tốt ;

+ Giả mà phải “ như thật “, có thế đối phương mới tưởng nhầm và phản ứng sai lầm. Và khi thật đột ngột, thì đối phương không còn thời gian phản ứng ;

+ Khung đòn tay để thực hiện các động tác giả phải cso mục đích, mang tính chiến thuật cụ thể. Kỹ thuật thực hiện các đòn giả đều phụ thuộc vào mối quan hệ trực tiếp giữa hai hay nhiều đáu thủ. Trong bài quyền các khung đòn tay chuyển đảo trên tinh thần này so với thực tế thật nghèo nàn. Nhưng đó vẫn chính là các thủ pháp cơ bản đã được tổng kết và có tính chỉ dẫn mang tính kỹ xảo chung nhất.

Động tác giả khi đã thực hiện là phải thực sự cần thiết, không nên lạm dụng và lấy làm thích thú , tuỳ tiện thực hiện khi không thực cần thiết. Cần phải dự cảm các biến ứng trước sau, khi tiến hành đảo khung thực hiện các động tác giả. Bởi vì, đó là bước chuẩn bị cho một giải pháp ứng dụng kịp thời, chính xác.

+ Phải nắm vững thời gian và cự ly để tiến hành hợp lý các động tác giả, phải tuỳ thuộc vào tư thế, khoảng cách và hành động của đối phương để lựa chọn thủ pháp.

+ Phải nắm vững nhiều kiểu động tác giả, có như thế mới sử dụng linh hoạt và kịp thời biến hoá trong mọi tình huống.
 
KỸ THUẬT KHUNG ĐÒN CHÂN


Khung đòn chân ở cả hai trạng thái : đối khắc công và chủ công thường chỉ sử dụng bằng một chân. Như vậy , xét ở điều kiện thông thường khung đòn chân chr ở một trong hai dạng:

+ Làm nhiệm vụ trụ tấn ;

+ Làm nhiệm vụ đối khắc công hoặc chủ công .

Ở trường hợp thứ nhất, chân trụ là điểm tựa vững chắc, giữ cho thân thăng bằng, trọng tâm không đổ , không chới với. Đặc biệt ở thời điểm phát chiêu của chân thứ hai và thời điểm diện chân tấn công tiếp xúc với cơ thể đối phương , lực phản hồi nhiều khi làm cho người chủ công bị chao đảo, xe dịch, hoặc văng ra xa... để giảm và cũng có thể tránh hoàn toàn được yếu điểm đó : chân trụ, thân và tay phải phối hợp và thực hiện đúng các kỹ thuật như sau:

+ Đầu gối chân trụ hơi khuỵu , nhất là ở giai đoạn khởi chiêu của chân thứ hai ;

+ Khi thực hiện thế đá đảo gót và đá phạt ngang ( tả lôi cước, hữu lôi cước, phát nghịch lôi cước, hạ phát thiết cước ... ) gót chân trụ cũng phải chuyển xoay theo chiều kim đồng hồ, hoặc ngược chiều kim đồng hồ cùng với hướng đá ;

+ Khi đối công thân phải đổ ập về phía trước, chân trụ hơi nghiêng tạo nên thế chống vững chắc ;

+ Ở thời điểm tiếp áp với đối phương , hai tay hơi dang ở tư thế trên dưới, hoặc trước sau, hoặc co áp về phía trước để vừa giữ được thăng bằng, ổn được trọng tâm và vừa có thể phát triển nhanh có hiệu quảcác đòn phản công kế tiếp ;

+ Khi chân thứ hai phát chiêu để hỗ trợ cho chân trụ, trụ tấn được vững vàng, toàn thân nên đảo vặn mềm thường theo hướng ngược chiều với hướng tấn công.

Ở trường hợp thứ hai, kỹ thuật chân đối công và chủ công bằng thủ pháp khắc tấn, triệt tấn, đối tấn, phản đòn và chủ động tấn công bằng các kiểu : “ thiết cước “, “ đao cước ”, “ lôi cước “, “ kim chỉ cước “ , “ chuỳ lôi cước “.

Như vậy, kỹ thuật khung đòn chân đẻ phản đòn hoặc tấn công chính là giải pháp cụ thể trong từng hoàn cảnh mà nhiều khi hoàn toàn do đối phương quy định... Sự chủ động chỉ có được trong quan hệ chủ quan tấn côngvà tin chắc vào ý đồ chiến thuật cũng như lòng tin là có kết quả.

Sử đòn chân có 3 giai đoạn:

* Thứ nhất là gia đoạn khơi phát: Gồm thời điểm định ý đồ, ước lượng khoảng cách , chọn điểm đánh, co cẳng chân lấy đà và phát chiêu. Giai đoạn này đòi hỏi phán đoán nhanh, xử lý nhất quán , cương quyết, không dè dặt chần chừ, không thực hiện nửa vời.

Để tăng cường hiệu quả cho kỹ thuật ra đòn nhanh , gọn và có lực, chân phản công phải thực hiện đúng các yêu cầu sau đây:

+ Co gập nhanh ;

+ Không vung rộng ;

+ Không dảo vặn quá mức đẻ lấy đà ;

+ Không co cứng trước khi phát lực ;

+ Không mớn tấn chân trụ để lấy đà quá cao.

* Thứ hai là giai đoạn tiếp chiêu, hay nói cách khác là thời điểm đối chân giữa chân và diện bị đánh và trong quan hệ ứng dụng thì đây cũng là thời điểm đối xung có tính quyết định. Bởi vậy, để tránh các yếu điểm đòn đánh quá nhẹ, bị phản hồi, bị khoá , bắt , bị gạt... người chủ công cần lưu ý các điểm sau đây:

+ Không đánh đối phương ở khoảng cách quá xa, hoặc quá gần ( thường từ 80 cm đến 100 cm ) ;

+ Tiết diện và không nên lớn ( thường diện va là: gót, cạnh bàn chân, mu bàn chân, chi ngón chân ) ;

+ Sử dụng chủ yếu lực gằn của khớp gối và lực cơ của nhóm cơ đùi ;

+ Tận dụng sự phối hợp của nhóm cơ hông và lực xung hỗ trợ do thế đảo, vặn hợp lý của vai ;

+ Không vươn tầm đá, điểm tiếp đá quá cao, quá xa.

* Thứ ba là giai đoạn thu cước hay còn gọi là hồi cước, hoặc phát triển thêm đòn đá thứ hai, thứ ba (đòn kép ). Trong thực tế kỹ thuật thu cước ở ngay sau thời điểm tiếp chiêu để trở về thế tấn tự nhiên ( 2 chân ) làm đà và tạo thuận lợi cho việc phát triển tiếp các đòn tấn công kế tiếp là hết sức thiết thực – quan trọng. Do vậy, kỹ thuật hồi cước cũng chính là một trong những thủ pháp coongphu với tinh thần : thu phải gọn , hạ bàn phải nhanh , vững chắc, rút về như một thế chuyển tấn đảo vặn linh hoạt, hạ bàn như một thế ập áp trực công để đối công ; hoành tấn , chuyển thành thế di ngang linh động ; bật ngã thành thuật thổ khoá , bắt , phản đòn... Tất nhiên là mọi thành công đều có giá mồ hôi và không thể một sớm , một chiều mà có được.



a. Kỹ thuật triệt đòn đối phương

Triệt tấn đối phương bằng kỹ thuật đòn chân, là thủ pháp dùng cạnh bàn chân, lòng bàn chân trực đối khớp cổ chân , khớp đầu gối của chân di chuyển, chân tấn công, chân trụ tấn của đối phương ở thời điểm chớm chuyển động, đang chuyển động, hoặc trọng tâm đang dồn hẳn vào một bên.

Ở trường hợp thứ nhất, dùng thủ pháp của đòn cước, đối công trực diện vào chân di chuyển của đối phương ở thời điểm đối phươngchủ động tấn công, người khắc công sẽ dễ dàng làm mất thăng bằng cho đối phương - tạo điều kiện phát triển tiếp các đòn đánh thích hợp có hiệu quả . Thủ thuật này giống như sọi giây giăng bất ngờ ngáng chân người bộ hành tất bật, hoặc trong đêm tối do vội vàng bước chân ta vấp phải mỏm đá hay rễ cây nhô ra ngang đường... Như vậy, kỹ thuật triệt tấn chân di chuyển của đối phương chỉ đạt được kết quả cao nhất ở thời điểm chân tấn của đối phương đang chuyển động.

Ở trường hợp thứ hai, diện triệt tấn không phải vào chân di chuyển , mà lại ở chân trụ khi đối phương bước cao, hoặc đá cao . Như vây, thủ pháp phải nhanh hơn , chính xác hơn, kỹ thuật ập tấn phải thấp hơn, thậm chí phải bay vào trong tư thế là là mặt đất. Thực hiện được như vậy, không chỉ có khả năng làm mất trọng tâm của đối phương , phá được đòn công của đối phương, mà ở nhiều trường hợp có thể làm sai khớp, hoặc ép ngã đối phương trong từ thế bất lợi.
 
KỸ THUẬT ĐẦU – MÔNG
Trong quan hệ ứng dụng sự phối hợp và tận dụng các sức mạnh đặc thù ở mỗi bộ phận của cơ thể, ở từng hoàn cảnh cụ thể, một cách hợp lý là cả một nghệ thuật tinh tế. Một cái lắc mông, một cái tỳ vai, một đòn đánh đầu đúng thời điểm , đúng chỗ... nhiều khi lại giành được những lợi thế nhiều hơn so với các thế đánh rất mạnh của tay, của chân ở cùng một hoàn cảnh.

Đối với kỹ thuật đòn đầu khi cận chiến, đặc biệt là khi phòng thủ: ở các hoàn cảnh khi tay và chân của cả hai đối thủ đang bị giằng quấn với nhau, không có khả năng giải thoát đẻ phản đoàn. Việc mọt đối thủ nào linh hoạt dùng các đòn đánh trán giữa, trán bên, hay đỉnh đầu, đỉnh sau đánh vỗ mặt đối phương ; hoặc tỳ ngực xiết lật về phía trước để gây choáng, mất thăng bằng, làm ngã đối phương ; để giành thế chủ động là cần thiết và dễ dàng thu được kết quả .

Trường hợp bị ôm khoá phía trước hay phía sau , hoặc bị đối phương có cơ thể to lớn dang rộng hai tay lao vào tấn công để hở ngực, hở bụng... người thủ có thể lao cả đầu , hoặc gập đầu đánh vào mặt , vào bụng đối phương để giải đòn và phản công.

Như vậy, tuỳ theo từng hoàn cảnh, tuỳ theo độ cao và khoảng giãn cách với đối phương mà người phòng thủ đang bị tấn công có thể áp dụng một trong các đòn đánh sau:

- Gật trán giữa vào mặt, vào hõm tai, vào thái dương, vào ngực đối phương ;

- Gật trán bên, gờ đỉnh đầu vào mặt, vào hõm tai, vào thái dương đối phương ;

- Gật đỉnh sau vào mặt đối phương ;

- Lao đỉnh đầu, hoặc tỳ đỉnh đầu, gật đầu vào ngực, vào bụng, vào mặt, vào bộ hạ đối phương.

Còn đối với đòn mông trong ứng dụng và đặc biệt là trong kỹ thuật phòng thủ, đã công, chống công... tuỳ theo diễn biến của mỗi tương khắc cụ thể. Thủ pháp chặn mông, đánh mông, tỳ lật mông... so với hiệu quả của đòn đánh đầu nhiều khi còn có phần cao hơn.

Ví dụ: Khi đối phương ập nhanh đánh đòn tay vào phần thượng, việc đảo người trầm tấn, đánh lắc mông heo thủ pháp từ dưới lên - ở thời điểm xung khắc nhất thì không chỉ có tác dụng cản phá hữu hiệu được đòn đánh, mà nhiều khi còn tạo được những cú sốc tâm lý, hoặc gây choáng cho đối phương vì bị va đập mạnh, từ đó cho phép phát triển các đòn đánh kế tiếp trong điều kiện đã giành được thế chủ động.

Hoặc ở thế phòng thủ ở khoảng cách quá gần bị đối phương tấn công liên tiếp bằng đòn tay và chân: chẳng hạn bị đá hạ bộ... việc đảo mông không chỉ cho phép đảm bảo sự an toàn, mà còn tạo được điều kiện chèn ép, gây mất tấn cho đối thủ và thết lập một quan hệ giãn cách thích hợp rất thuận lợi cho việc phát triển các đòn phẩn công bằng thủ pháp hậu cước.

Hoặc trong trường hợp bị ôm khoá, thuật đảo mông trầm thấp tấn , rồi bất ngờ lật mông quật tung đối phương qua đầu.

Trong thực tế, việc áp dụng các đòn mông ở khoảng đánh rất gần ( thường là do đối phương tự ập vào... )

- Chỉ đảo hông đánh mông, hay trượt tấn hóp bụng, húc mông khi hệ số an toàn của mặt của thân đã được đảm bảo là cao nhất ;

- Chỉ tận dụng và sử dụng đòn mông trong quần thể thủ công, không nên lạm dụng, hoặc phản đòn tuỳ tiện.



a. Kỹ thuật đánh trán giữa:

Là thủ pháp dùng vị trí cứng và nhô nhất giữa trán và xương gò đỉnh đầu đánh trực tiếp vào mặt , vào mũi, vào hõm tai, vào thái dương, vào ngực... đối phương trong quan hệ áp đấu. Kỹ thuật này được dùng trong trường hợp cả hai tay đều bị ràng buộc: ôm khoá, bắt giữ, gạt đẩy đối phương.

Việc chủ động dùng trán giữa đánh đối phương vào các vị điểm và hoàn cảnh nêu trên không chỉ có tác dụng gây choáng, giành giật thế chủ động mà trong nhiều trường hợp còn có thể tạo được điều kiện tốt để kết thúc trận đấu.

Kỹ thuật đánh trán giữa cần lưu ý các yêu cầu sau đây:

+ Không nên đánh ở khoảng cách quá xa, ngoài một tầm gật ;

+ Không nên lấy đà quá mức, dẫn đến trường hợp tự gập để mất đà về phía sau dẫn đến việc hở cổ và lộ mặt ;

+ Điểm tiếp xúc giữa trán và mặt, vào hõm tai, thái dương của đối phương chỉ có lợi khi đánh trúng, chính xác. Trượt ra là bất lợi chứ chưa nói đến rất nguy hiểm ;

+ Chỉ nên gật đầu đánh mạnh vào ngực đối phương trong tư thế đối phương bị chới với, bị ngã người, và vị trí của người gật đầu rất thuận lợi , tiện đà.
 
KỸ THUẬT THỞ - ĐIỀU HOÀ


Chẳng riêng gì người học võ - thở được nghĩa là sống, nhưng biết thở còn sống và sống có ý nghĩa cao hơn nhiều. Các cụ xưa thường nói : ” Dưỡng khí nhất tam thiên “ nghĩa là ngoài nguồn sống; cái ăn, cái uống, thì khí lành là một trong ba báu vật của “ Đức cao “ ban cho con người. Thiện ý ấy thiết nghĩ cũng không ngoài việc nhấn mạnh : không khí và việc thở quan trọng và thiêng liêng biết nhường nào !

Đối với một võ sĩ, suốt cả bài quyền và trận đấu, sự thể hiện được đều đặn, đầy đủ về trình độ , về kỹ thuật , chiến đấu , cũng như các khả năng khác của mình thì đó là công phu, là năng lực mà ngày nay ta tạm gọi là sức bền, hoặc gần nghĩa với nó là “ thể lực “ và đó là cơ sở chủ yếu tạo điều kiện cho việc phát triển các tố chất khác của cơ thể.

Sức bền có mối quan hệ đặc biệt với trạng thái tâm sinh lý của võ sĩ. Tập phát triển sức bền thông qua các bài quyền và kỹ thuật luyện thở đúng phương pháp có tác dụng tương hỗ cho các thế chuyển, thế đánh... Bởi hoạt động của các cơ quan hô hấp và tuần hoàn là tiền đề khởi phát quyết định cho hết thảy các hoạt động mang ý nghĩa tồn tại của con người.

Thường sau các vận động nặng, vận đọng ở giai đoạn cực hạn người ta thường bắt gặp các hiện tượng thở dốc, thở không ra hơi, thở đứt đoạn, nghẹn thở... sự đòi hỏi cấp bách của cơ quan trong tình trạng thiếu ôxy - bắt phổi phải hoạt động với cường độ tối đa để gấp gáp bù đắp phần thiếu hụt đã là một trở ngại nhiều khi rất nguy hiểm.

Như vậy, việc nắm vững phương pháp, biết kết hợp nhịp thở với các cơ chế vận động đột khởi , mạnh mẽ của cơ thể, giống như một ca sĩ lấy hơi khi hát , hay một vận động viên điền kinh biết điều tiết nhịp thở trong khi chạy đường dài . Tất nhiên, vận động của một người tập võ không đều đặn như vận động viên chạy đường dài, hay hoàn toàn được chủ động trong điều kiện hoà bình ở một ca sĩ khi biểu diễn . Biến động của một bài quyền rất phức tạp ( trừ các bài quyền dưỡng sinh ) , khi vận động cơ thể thường ở trong tình trạng căng thẳng, uốn gập, tự xoắn vặn hoặc bị va đập, giằng kéo liên tục... với tiết tấu khác nhau, mật độ vận động không đồng nhất ; cho nên không thể tiến hành thở bằng biện pháp thông thường để vừa đảm bảo việc cung cấp ôxy cho tuần hoàn hoạt động, Và khi cần tạo sức mạnh, chịu sự va đập hoặc khi vận động ở cường độ cao , tốc độ nhanh hô hấp vẫn điều hoà , nhịp thở vẫn chủ động, không rối loạn. Được như vậy, phải có phương pháp và hình thức luyện tập tương ứng.

Chung quy ở hình thức luyện thở cơ ngoại (không phải nội công ) phái Nhất nam có một số phương pháp tập dưỡng khí kết hợp với các hoạt động cơ bắp ( quyền ) – qua tổng kết có một số kiểu thức đặc trưng như sau:

- Hít hơi qua mũi, thở ra qua mồm và mũi ;

- Hít thở sâu bằng mũi, thở nhanh hơi ra bằng miệng ( hét to ) ;

- Hít vào căng bụng, thở ra hóp bụng ( thở bụng )

- Hít và thở ra liên tiếp không cần sâu ;

- Cắn răng hít hơi qua mồm, thở ra qua mồm và mũi ( há mồm )



A. Kỹ thuật thở bụng:

Thở bằng bụng là phương pháp thở rất đặc trưng thông thường của các trường phái võ phương Đông. Đối với võ NHẤT NAM thở bằng bụng không chỉ là cách thức chủ yếu mà còn mang tính bắt buộc.

Thở bằng bụng có 2 cấp độ:

- Một là : phương pháp thở bằng bụng thông thường ( tất nhiên không chỉ căng bụng mà còn căng ngực ở mức tối đa ).

- Hai là, phương pháp thở khí công.

Trong chừng mực ở phần trình bày sau đây, tôi xin đề cập đến phương pháp thở thông thường bằng bụng. Cách thức này không chỉ rất hợp lý, rất tác dụng cho cơ thể ở trạng thái vận động nặng đột ngột, mà còn rất dễ thở, dễ thực hiện, nhất là sau một quá trình tập luyện phối hợp.

+ Giai đoạn thứ nhất: hít vào- dùng hơi và dùng cơ bụng đẩy cơ hoành ép các tạng phủ ở bụng xuống phía dưới và ra phía trước. Bụng phình lên, các cơ bụng co thắt nén giữ tạng phủ tạo được độ dãn nở tối đa về thể tích, giúp cho phổi hoạt động dễ dàng hơn và có dung tích chứa lớn nhất.







H.21 , H.22 là một số hình minh họa thể hiện mối quan hệ hô hấp và tuần hoàn , và sơ đồ cơ chế hít vào thở ra bằng bụng ( a: tim ; b: phổi ; c: cơ chế vận động của cơ hoành nhìn trực diện ; d : tư thế nhìn nghiêng ở giai đoạn trung bình ; e: trạng thái hít vào ; g: trạng thái thở ra ).

+ Giai đoạn thứ hai: Thở ra- việc hóp bụng nâng cơ hoành lên cao, tạo áp lực ép phổi ở mức gần tối đa để đẩy hết lượng hơi dự trữ và một phần ứ đọng, tạo điều kiện để tiếp nhận một khối lượng hơi dự trữ và một phần ứ đọng, tạo tiền đề tiếp nhận một khối lượng không khí mới trong lành.

Thở bằng bụng thông thường hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Ở giai đoạn tập luyện ban đầu, việc hít vào và thở ra không cần quá cố gắng, chỉ nên duy trì số lần thở và thời gian thở đúng quy định ( sẽ được hướng dẫn kỹ ở phần III ) để rèn luyện và nâng cao kỹ năng thở, để phối hợp đồng bộ với các dạng vận động mạnh mẽ của tay chân. thở bằng bụng, từ tốn, điều hoà ( tức là không cần thở quá sâu và không cần thở quá mau ) – còn được gọi là phương pháp thở đoạn - thở vừa.

Ở quá trình cao hơn, hít vào gần tối đa và thở ra cũng gần tối đa. Tức là cố ở mức co giãn cơ hoành và ép gan phổi ở mức gần cực hạn . Tập thở như thế, ở thời kỳ đầu rất mệt, rất khó phối hợp với động tác trong bài quyền và đồng thời cũng không thể tiến hành luyện tập được lâu, dược nhiều lần.

Nhưng bù lại; khi hít thở gần tối đa, các tạng phủ trong bụng và trong lồng ngực đều chịu ảnh hưởng của vận đọng thở: cơ hoành co, đẩy các tạng phủ ở bụng đi xuống và bụng phình lên dẫn đến lúc đụng thành bụng thì cơ bụng phản ứng lại, ép tạng phủ, bụng lúc ấy cực cứng, máu trong tạng phủ bị dồn ép tăng cường quá trình trao đổi... Rồi cơ hoành không co nữa, bụng trở lại bình thường , tạng phủ trở về vị trí bình thường , không bị cố ép, máu trở về... để rồi bị dồn đẩy toả đi trong những nhịp thở tiếp theo.

Vậy thở sâu, không chỉ có tác dụng trực tiếp cho các dạng vận động phức tạp, nặng nề mà còn có khả năng giải quyết tự chữa lành những bệnh tật mới phát sinh do khí huyết không thông, kém ăn, mất ngủ, táo bón, đau dạ dày, kinh nguyệt không thông.

+ Giai đoạn thứ ba: Quá trình hít vào và thở ra ở mức tối đa - cực hãn. Tức là giảm tối đa và co cứng cũng tối đa ; bắt phổi và cơ hoành phải co nở ở mức mà cơ thể không thể cố được nữa. Thường bước này ở mỗi buổi tập chỉ nên tiến hành vào cuối giờ, tập từ 3 đến 5 phút xem như phần bổ trợ trước khi tập thư giãn.

Tập thở tối đa là hoàn toàn ép các cơ quan hô hấp và tuần hoàn... vận động theo một cơ chế đặc biệt theo ý muốn... sự thay đổi này nhờ các đường liên lạc giữa các trung tâm điều khiển hệ thần kinh thực vật sẽ dẫn đến những rối loạn hoặc ức chế ở hầu hết các cơ quan chức năng ( bài tiết, nhận cảm, điều khiển ... ). Vì vậy, chỉ có thể tiến hành tập từ từ và từ từ tăng dần khối lượng, tăng dần sức ép, tăng dần lực co ép cơ hoành. Được như vậy, cơ thể sẽ có khả năng thích ứng và dần dần sẽ trở thành một thứ vắc-xin hiệu lực giúp cơ thể qua các cơn xúc động mạnh, chống được hốt hoảng mất bình tĩnh, tiêu hao được mỡ thừa, không xơ cứng và tắc nghẽn động mạch...
 
TẬP KỸ THUẬT LIÊN TƯỞNG CÓ ĐẤU THỦ
Sau giai đoạn tập quyền thuần tuý ( tập tuần tự từng thế và ghép các thế ), người luyện võ chuyển sang giai đoạn hai, giai đoạn tập khó hơn, mơ hồ hơn và rất khó hình dung được các kết quả cần đạt. Nhưng ý thức được tinh thần, bắt đầu có những dấu hiệu có kết quả , thì sự hưng phấn thích thú tập luyện sẽ tăng lên, say mê hơn và đương nhiên là kết quả sẽ dễ dàng thu được nhanh hơn, có tính ứng dụng cao hơn.

Tập cảm giác liên tưởng có đấu thủ, là đặt mình trong một trạng thái suy tưởng như thật, ở một hoàn cảnh có đối tượng để từ đó liên giác về khoảng cánh, về đòn thế, về lực và chạm, về sự mất thăng bằng... Đúng như thực - nhằm chuẩn bị những khả năng xử lý đồng biến, những khả năng phát ứng tức thời trong một mối quan hệ tương khắc có dự định.

Sự tập luyện theo hướng liên tưởng có đấu thủ, là cả một quá trình chuẩn bị cho võ sĩ có khả năng cảm nhận tính chính xác của đòn thế, giúp họ nắm đúng tinh thần của bài quyền , từ đó làm chủ được không gian, định hướng được không gian, liên giác được sự chiếm chỗ , lượng định được tốc độ, giới hạn được khoảng cách và tự chế ngự mình, làm chủ và chế ngự đối phương.

Hơn nữa luyện tập liên tưởng có đấu thủ, là đặt ra các hoàn cảnh có vấn đề, sử các đòn miếng trong bài quyền bằng những dự cảm, những tái hiện tự phát, tự thu ; bắt não phải hoạt động , trí cảm sẽ phong phú, các phản xạ linh ứng tự phát có điều kiện sẽ hình thành... được như vậy , tính thông ứng hai chiều sẽ đạt đến độ viên mãn, giống như việc thông được năm giác quan vậy.

Chỉ có điều, việc tập liên tưởng có đấu thủ, không thể máy móc và nôn nóng: những cảm giác tập luyện mang tính trí tuệ , và nhằm thay đổi các phản xạ bản năng đã ổn định thành những phản xạ có điều kiện là rất khó, thật không đơn giản và dễ dàng. Bởi vậy, khi hướng dẫn cho một số võ sinh lớp trên tôi có trình bày và lý giải , khuyên họ lĩnh hội và tập luyện bằng trí tưởng tượng có liên cảm , tất nhiên là phải tin vào kết quả, bền bỉ và trung thành ; tập trung và nhẫn nại ; từ từ, từ từ và từ từ . Nhưng sau một thời gian nhiều người cảm thấy mơ hồ và bi quan.

+ Có người hỏi: “ Sự khác nhau giữa việc tập quyền thuần tuý và tập quền có liên tưởng là thế nào ? “

+ Có người hỏi: “Đích của phương pháp này thật vô cùng nhưng cụ thể là như thế nào ? “

* Ở câu hỏi thứ nhất, tôi trả lời: “ Tập quyền thuần tuý là tập đúng cơ bản: luyện từ thế tấn, thế chuyển, thế đánh sao cho đúng khung, đúng chiều, kỹ thuật như phần hướng dẫn ; còn tập quyền liên tưởng có đấu thủ là quá trình luyện tinh thần của bài quyền theo hướng ứng dụng. Muốn vậy, người tập không chỉ thuộc bài quyền, đi được bài quyền, hiểu từng thế, từng đòn, mối quan hệ và kỹ thuật di chuyển ; mà quan trọng hơn là người tập phải dự cảm được thế đánh, ước định được thế chuyển, nhận được độ căng của đòn và mối quan hệ tiếp vít, phát triển giống như có một đối tượng vô hình cùng động chạm, cùng du đẩy, cùng biến động trong một mối quan hệ tương khắc chân thực. Được như vậy, không chỉ rèn luyện được khung đòn, tập được phản xạ va chấn mà còn có khả năng cảm biến, làm chủ được không gian, ước đoán được khoảng cách và áp dụng được các kỹ thuật ra đòn đúng thời điểm và biết đánh giá đúng tình hình, tận dụng được tính năng và phát triển được các đòn trong từng mối quan hệ hợp lý .

Chẳng hạn ở thế đánh trực đòn bằng tay trảo ( thề 16 trong bài quyền “ vân vũ ” ). Ở trường hợp thứ nhất, người học chỉ cần máy móc thực hiện đúng thế đánh 15 đến thế đánh 16 mang tính chuyển tiếp với các yêu cầu kỹ thuật chân , vai, thân , trọng tâm...

Nhưng khi tập kỹ thuật liên giác có đấu thủ thì cũng chính thế đánh ấy , và cũng chính người đi quyền ấy, thì yêu cầu đặt ra cao hơn, bắt nah ta phải trù liệu đối phương cao hay thấp ? Khoảng cách và hướng phát đòn ở đâu ? Tốc độ nên nhanh hay chậm ? Đảo sang phải hay sang trái ?... Như vậy là anh ta phải làm chủ được tốc độ, định hướng được không gian , thu phát đòn nhanh hay chậm theo ý của mình và còn quan trọng hơn là cũng chính anh ta phải nhận định , dự cảm tính phát triển trước sau của đòn để xử lý, theo hai hướng: tấn công tiếp hay bật lơi thủ thế.

* Với câu hỏi thứ hai, tôi trả lời: Đúng ! Đích đạt được của phương pháp này thật vô cùng , giống như đá quý biết mài mới trở thành kim cương. Người tập quyền theo tinh thần này khi đạt được : sẽ thu phát đòn thế theo ý của mình , xáo trộn trước sau, giả biến bất biến không biết đâu mà lường.

Lấy ví dụ ở một thế đảo di, chúng ta thấy, tập liên tưởng có đấu thủ là tập có cảm giác, cảm được thế đánh – du áp thân theo tinh thần con quay: đổ trên hay hóp dưới , dự cảm được đòn lướt của đối phương chuyển mềm mại từng phần sao cho không quá trớn: thân như chạm được đối phương, tay như vít được đối phương ... Vì vậy, thành hay bại mấu chốt chỉ ở yếu quyết sau: hãy khổ luyện và kiên nhẫn
 
lời của anh Tuấn nghe giống trong quyển sách của võ sư Ngô Xuân Bính ghê,vậy sao em ko thấy chữ sưu tầm ở cuối nhỉ?
Hỏi thêm là mọi người ở đây có ai đang học Nhất Nam ko vậy,hay chỉ đơn thuần là yêu thích võ thuật thôi.
 
chính xác đây là lời dạy của thầy tôi -thầy cử học trò của thầy bính .nên cũng có những điều giống nhất nam tập 1 của thầy bính.
 
MỘT SỐ BÀI TẬP NGOẠI CÔNG CHO BỘ TAY
Công phu của phương pháp luyện tập " ngoại công " được đánh dấu bằng cột mốc thời gian và nỗ lực bản thân . Đây là thành quả dựa trên nguyên tắc " nước rỏ lu đầy " vô cùng, vô tận. Người tập ngoại công không được cho phép mình buông lỏng, thiếu kiên trì, luyện không hết sức thở không đúng nhịp. hơn nữa , các bài tập " ngoại công " thường đơn giản , đơn điệu , chủ yếu chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của các nhân người tập thông qua các bài tập có động tác lặp đi, lặp lại nhiều lần.

BÀI TẬP 1: Từ thế " thu tấn " chuyển nhanh thành thế " ẩn thượng hạ nhị quyền ", hơi dồn tấn sang chân trái, chân phải hơi chếch về phía trước, tay quyền phải co lên gần cằm, tay quyền trái ép che hạ bộ, từ đó dồn nhanh tấn sang chân phải dùng đòn " trực quyền " của tay phải đánh mạnh vào dụng cụ tập rồi trở về vị trí " thu tấn " . Tuần tự thực hiện các đòn đánh như thế nhiều lần cả hai tay, là làm đúng yêu cầu luyện tập của buổi tập.

BÀI TẬP 2: Từ thế " Thu tấn " chuyển nhanh sang thế " ẩn nhị thượng quyền " , rồi dùng tay quyền phải đánh từ trên xuống, miết vào dụng cụ tập theo thế " hạ sơn quyền ". Yêu cầu các bài tập này là triệt để gập nắm tay quyền vào mu trong của cẳng tay, hướng khớp thứ 3 của các ngón tay trỏ, giữa, đeo nhẫn và út về phía trước theo chiều vuông góc với mặt đất.

BÀI TẬP 3: Từ thế " Thu tấn " chuyển nhanh sang thế "" ẩn nhị thượng quyền " đánh tay phải, trái theo thế " phát dương quyền " , hoặc thế " phát âm quyền " vào dụng cụ tập rồi trở về thế " thu tấn " , từ đó đánh tuần tự hai tay trái, phải vào dụng cụ tập theo thế " song áp quyền " , " lôi giáng quyền " , " song phá quyền " , " hoa long quyền " , " hạ sơn quyền " .

BÀI TẬP 4: Từ thế " Thu tấn " chuyển nhanh sang thế " ẩn nhị hạ lôi quyền " đánh tay phải hoặc trái tuần tự theo các thế " thiết thăng quyền " , " áp sơn quyền " vào dụng cụ tập luyện.

BÀI TẬP 5: Từ thế " Thu tấn " chuyển nhanh sang thế " ẩn nhị thượng lôi trảo " đánh tuần tự hai tay trái, phải vào dụng cụ tập theo các thế " trực trảo " , " song trực trảo " , " tiền hậu song trảo " , " vĩ trảo " , " thành cương trảo " , " giáng lôi trảo " .

BÀI TẬP 6: Từ thế " Thu tấn " chuyển nhanh sang thế " ẩn nhị hạ xà " đánh tuần tự hai tay trái, phải vào dụng cụ tập theo các thế " vĩ trảo " , " thành cương trảo " , " trực trảo " .

BÀI TẬP 7: Từ thế " Thu tấn " chuyển nhanh sang thế " thủ thiên nhị trảo " đánh tuần tự hai tay trái, phải vào dụng cụ taap theo các thế " vả trảo " , " trực trảo " , " vĩ trảo " , " thành cương trảo " , " giáng lôi trảo " .

BÀI TẬP 8: Từ thế " Thu tấn " chuyển nhanh sang thế " ẩn thượng song đao " đánh tuần tự hai tay trái, phải vào dụng cụ tập theo các thế " phát dương đao " , " phát âm đao " , " nhị áp đao " , " hậu thiết đao " , " đơn kim đao " , " song kim đao " .

BÀI TẬP 9 : Từ thế " Thu tấn " chuyển nhanh sang thế " ẩn hậu tiền đao " đánh tuần tự hai tay trái, phải vào dụng cụ tập theo các thế " thành thiết đao " , " đơn kim đao " , " song kim đao " , " áp thiết đao " , " vả đao " .

BÀI TẬP 10: Từ thế " Thu tấn " chuyển nhanh sang thế " ẩn hậu tiền đao " đánh tuần tự hai tay trái, phải vào dụng cụ tập theo các thế " đơn kim đao " , " thành thiết đao " , " vả đao " , " hậu thiết đao " , " phát dương đao " , " phát âm đao " .

BÀI TẬP 11: Từ thế " Thu tấn " chuyển nhanh sang thế " ẩn song thượng xà " đánh tuần tự hai tay trái, phải vào dụng cụ tập theo các thế "trực kim xà ". " song kim xà'', " đả thượng - hạ xà ".

BÀI TẬP 12. Từ thế " thu tấn " chuyển nhanh sang thế " ẩn nhị hạ xà " đánh tuần tự hai tay trái, phải vào dụng cụ tập theo các thế " song kim xà ", " vả lôi xà ", " đả thượng-hạ xà ", " tả kim xà ", " hữu kim xà "

BÀI TẬP 13 . Từ thế " thu tấn " chuyển nhanh sang thế " tả, hữu thượng - hạ xà " đánh tuần tự hai tay trái phải vào dụng cụ tập theo các thế " vả lôi xà ", " song kim xà ", " đả hậu xà , " tả kim xà ", " hữu kim xà "

BÀI TẬP 14. từ thế " thu tấn " chuyển nhanh sang thế " ẩn song chỏ " đánh tuần tự hai tay trái, phải theo các " thượng chỏ ", " hạ chỏ " , " tả lôi chỏ ", " hậu chỏ ", " thành thiết chỏ ", " vả thiết chỏ " vào dụng cụ tập.

BÀI TẬP 15 : Tứ thế " tả hữu thiết chỏ " đánh hai tay trái phải tuần tự theo các thế " vả thiết chỏ " hậu chỏ ", " tả lôi chỏ ", " thành thiết chỏ ", " thượng chỏ "
 
Thân pháp

+ Thân pháp là những thủ thuật, cách thức di chuyển cơ bản giúp người luyện võ tiếp cận, lách né hoặc đánh lừa đối phương. Yêu cầu của môn công này là khả năng đảo hướng nhanh, có tốc độ ; thu tấn vững vàng, kín đáo; di tấn nhẹ nhàng, không sơ hở; tiến mà đối phương không biết, thoái mà đối phương không hay.

Thân pháp của phái Nhất nam chia ra làm 5 kiểu: Thân trực pháp, Thân trực nghịch pháp, thân hoa long pháp, ảo pháp, ma pháp

a. Thân trực pháp: Là cách thức di chuyển hai chân trên một trục về phía trước theo một hướng đã định. Ưu điểm của kiểu di " Thân trực pháp " là khả năng cho phép cướp được thời gian và thu ngắn được khoảng cách không gian nhanh nhất. Nắm được tinh thần đó, người hiểu võ thường dùng thủ thuật " thân trực pháp " chớp nhoáng , tiếp cận để tấn công đối phương trong những thời điểm: đối phương chưa kịp phòng bị, chủ quan để sơ hở, đối phương bị lỡ nhịp, bị mất thằng bằng, choáng váng, hốt hoảng. Ngược lại, kiểu di " thân trực pháp " thường dễ mắc phải một trong những sơ hở sau:

- Ở trường hợp thứ nhất: Khi di chuyển chân sau lên phía trước, nếu che kín phần hạ, sẽ dễ bị đối phương đánh phần thượng, nếu che kín phần thượng, sẽ dễ bị đối phương đánh phần hạ.

- Ở trường hợp thứ hai: Khi bật tấn chân trước để tung chân sau ra phía trước, nếu dùng các thế đá để tấn công thì dễ bị đối phương kê, ép, dập hoặc phản đòn vào hạ bộ, vào bụng, ngực rất nguy hiểm. Nếu thu gọn người bật tấn chân sau, hay chân trước về phía trước để tiếp cận cũng dễ bị đối phương kê, ép, dập hoặc phản công trực tiếp.

- Ở trường hợp thứ ba: Khi di chuyển chân trước lên phía trước, nếu dồn tấn sẽ bị đối phương đánh hạ bộ, sường... hoặc dùng các thủ pháp đánh trượt tấn làm mất thăng bằng.

- Ở trường hợp thứ tư: Nếu di tấn hoặc trượt tịnh tiến cả hai chân cũng dễ bị đối phương giật góc, đánh vào sườn, vào hạ bộ... hoặc áp chân chèn gối.

- Ở trường hợp thứ năm: Khi xoay tấn quay mông về phía đối phương để trượt gót chân trước về phía trước sẽ dễ bị đối phương đánh vào khớp cẳng chân của chân trước, hoặc dễ bị đối phương áp, chèn ép rất nguy hiểm. Ngược lại, nếu dồn tấn vào chân trước để trượt gót chân sau về phía trước, cũng dễ bị đối phương đánh vào khớp cẳng chân sau hoặc áp nhanh, chèn... vào mông, lưng hoặc vai.

Kiểu di " Thân trực pháp " có các dạng chủ yếu sau:

+ Mã đơn tiền di trực pháp ( chuyển thẳng tấn chân trước lên phía trước một bước ).

+ Mã đơn tiền di nghịch trực pháp ( chuyển thẳng tấn chân trước lên phía trước một bước, từ đó xoay gót cả hai chân theo chiều kim đồng hồ ( nếu chuyển chân trái ) một góc từ 900 - 1080 , hoặc ngược chiều kim đồng hồ nếu chuyển chân phải ).

+ Mã đơn hậu di trực pháp ( chuyển thẳng tấn chân sau lên phía trước một bước ).

+ Mã đơn hậu di nghịc trực pháp ( chuyển thẳng tấn chân sau lên phía trước một bước. Từ đó xoay gót cả hai chân theo chiều kim đồng đồ một góc từ 900 - 1080 , hoặc ngược chiều kim đồng hồ, theo chiều nào là tuỳ theo vị trí thuận chiều của chân chuyển ).

+ Mã song tiền hậu luân di trực pháp ( chuyển thẳng tấn một chân lên phía trước một bước, tiếp đó chuyển tiếp tấn chân kia cũng lên phía trước một bước, cứ thế luân phiên nhau ).

+ Mã song tiền hậu luân di nghịch trực pháp ( cách chuyển như " mã song tiền hậu luân di trực pháp " chỉ có khác là khi kết thúc di chuyển , hai gót chân phải xoay một góc từ 900 - 1080 . Hướng xoay tuỳ vị trí trước sau của chân trái , chân phải ).

+ Mã song thăng di trực pháp ( bật cả hai chân bay tren mặt đất tiến thẳng về phía trước ).

+ Mã song thăng di nghịch trực pháp ( bật cả hai chân bay tren mặt đất tiến thẳng về phía trước. Trong quá trình chuyển đảo người và gót chân xoay một góc từ 900 - 1080 . Theo chiều nào là tuỳ theo vị trí trước sau của chân trái hoặc chân phải ).

+ Mã song tiền hậu di trực pháp ( chân trước , chân sau giữ nguyên thứ tự tiến thẳng về phía trước ).

+ Mã song tiền hậu di nghịch trực pháp ( chân trước , chân sau giữ nguyên thứ tự tiến thẳng về phía trước. Khi thấy cần thiết thì đảo người xoay hai gót chân một góc từ 900 - 1080
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thủ pháp

+ Thủ pháp: Là cách thức , thủ thuật chủ yếu giúp người luyện võ nắm được những nguyên lý phòng thủ cơ bản, vừa có khả năng giữ mình kín đáo vừa có khả năng khắc chế các đòn tấn công, các lượt tấn công khác nhau của đối phương, lại vừa có khả năng chủ động tấn công khi có cơ hội. Môn phái Nhất nam có nguyên lý phòng thủ rất độc đáo với cái ý rất sâu xa là “ giữ miếng trước khi tấn công” “ giữ thế trước khi thủ “ không cứng nhắc mà vẫn có kỷ cương không liều mình mà vẫn dư táo bạo.

Thủ pháp của phái Nhất nam được chia ra làm 5 loại cơ bản: Công để thủ, lơi để công, lách để công, chịu công để công, vờ công để thủ.

Đó là thủ thuật nhằm thực hiện tinh thần của tâm pháp ; " Chế công lấy công làm gốc ".

a. Công để thủ: Là cách thức phòng thủ bằng biện pháp chủ động tấn công. Nguyên lý này dựa trên mấy lý do sau đây :

- Trong quan hệ giữa người công và người thủ, người công bao giờ cũng động, người thủ bao giờ cũng tĩnh, tĩnh thường dễ dấu, động thường dễ lộ. Tinh thần đó thể hiện một cách đơn giản như sau:

Người tấn công bao giờ cũng phải di chuyển, luôn luôn tìm khoảng cách phù hợp để chủ động ra đòn . Dù kín đến đâu, ý đồ đó trước sau cũng phải lộ. Nắm được yếu khuyết ấy người ở vị trí phòng thủ phải bình tĩnh thủ thế như thú lớn rình mồi, không được bộc lộ các ý định rình rập, đợi đối phương lộ chiêu mới thực hiện các đòn miếng khắc chế. Thủ pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có khả năng phán đoán cao, chính xác và thực hiện các đòn miếng có kỹ thuật cơ bản.

- Khi tấn công dù bằng phương cách nào, người chủ động đều phải tiếp cận và có một giai đoạn để chuẩn bị lực cho các đòn dánh, như: co chân, co tay... và đáy cũng là một trong những thời điểm người chủ động đánh có hiệu xuất tấn công thấp nhất, lực va chấn không đủ mạnh, đòn không có đà xuyên. Nhằm đúng khoảng khắc đó người phòng thủ chủ động áp sát, chặn các đòn đánh từ gốc sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn và đó cũng là cơ hội phẩn đòn có hiệu quả cao nhất.

Ưu thế các thủ thuật " công để thủ " là biện pháp chủ động phòng thủ một cách tích cực, tự tìm được cơ hội trả đòn thích hợp, khắc chế đối phương.

Ngược lại nếu không thận trọng khi dùng các thủ páhp " công để thủ " dễ bị đối phương gài bẫy, phản đòn hoặc không tìm được thời điểm đánh đúng lúc. Thủ thuật này cũng dễ mắc phải những hậu quả khó lường.

Chú ý: Khi sử dụng thủ pháp " công để thủ " phải tận dụng ưu thế của kiểu di chuyển " thân trực pháp " và " thân hoa long pháp ".
 
Công pháp

+ Công pháp: Là những cách thức, những thủ thuật chủ yếu giúp người luyện võ nắm được nguyên lý tấn công cơ bản vừa đạt được mục đích chủ động vừa đảm bảo tính an toàn tuyệt đối . Môn phái võ Nhất nam với tâm pháp “ giữa mình trước khi đánh người “đã tổng kết được nhiều kinh nghiệm tiếp cận chủ động tấn công có hiệu quả cao : công mà vẫn thủ , thủ để được công.

Phái Nhất nam có 5 phương pháp công cơ bản: Trực chủ công; giả công để công ; vờ hở để công; giả thủ để công ; công công công công công.

a. Trực chủ công: Là cách thức chủ động tấn công chớp nhoáng khi có cơ hội thuậ lợi. Cách thức này đòi hỏi người đánh phải hết sức linh hoạt, tỉnh táo, có tính quyết đoán chứ không được cầu toàn, cứng nhắc. Trong thực tế, việc tìm được một cơ hội như thế thật vô cùng hiếm hoi. Vì vậy, yêu cầu người luyện võ phải có một khả năng nhận đoán tinh tế, thân pháp linh hoạt, cử động của tay, chân chính xác, đòn đánh có hiệu lực, đúng khoảng cách, và đúng chỗ để không mắc phải sai lầm đáng tiếc như: bỏ qua cơ hội hoặc không có khả năng thực hiện cơ hội.

Trong quan hệ không trực diện, cũng như trực diện ở khoảng cách vừa tầm đánh. Cách thức này rất dễ phát huy được hiệu quả nếu gặp một đối thủ chủ quan, thiếu cảnh giác , thế tấn sơ hở. Ngược lại , cần phải cảnh giác để tránh được trường hợp đối phương cài bẫy, hoặc đòn đánh không đủ quyết định để đối phương kịp thời phản ứng.

Chú ý : Khi thực hiện kiểu đánh " trực chủ công " người ta thường sử dụng kiểu di " thân trực pháp " để hỗ trợ.
 
Hoá pháp

+ Hoá pháp: Là những cách thức, những thủ thuật , kỹ thuật dùng để phát triển đòn ; đánh phải, đánh trái , đánh ngắn, đánh dài... thành 1 chuỗi liên tục hợp lý dựa trên hiệu quả thực sự của đòn đánh trước hoặc sự phản ứng trực tiếp của đối phương khi bị tấn công. Ưu thế của thủ thuật hoá pháp là luôn tìm được những giải pháp có hiệu quả cao nhất trong từng hoàn cảnh, để dành thế chủ động luôn luôn tấn công.

Ngược lại nếu quá quan tâm và say sưa dùng thủ thuật hoá pháp mê mải tấn công, không chú ý hoặc quyên mất phòng thủ sẽ bị đối phương có bản lĩnh dễ dàng đánh lừa rồi đột ngột phản công rất nguy hiểm.

Hoá pháp có 5 thủ thuật chủ yếu sau: hoá trực công, đả lực công, vân vũ công, ma pháp công , cầm nã công.

a. Hoá trực công: Là cách thức tấn công liên tục, khẩn trương tranh cướp thời gian, không để cho đối phương một giây phút kịp hoàn hồn, bình tĩnh. Thủ thuật công trực tiếp và liên tục này dựa trên nguyên tắc phát triển đòn liên hoàn một cách hợp lý , khi đối phương đang ở trong tình trạng lúng túng, hốt hoảng hoặc bị đòn đánh choáng váng, mất thăng bằng.

Ngược lại, thủ pháp này rất dễ bị đối phương đột ngột phản công trở lại trong thời điểm bất ngờ, rất nguy hiểm.

Chú ý: Khi sử dụng thủ pháp " hoá trực công " phải tận dụng ưu thế của kiểu di " thân trực pháp " , " thân hoa long pháp "
 
Giải pháp

+ Giải pháp: Là những cách thức, những thủ thuật, kỹ thuật dùng để gạt, đỡ, triệt, ép... tất cả mọi đòn tấn công của đối phương ở tất cả các hướng, các chiều... thủ thuật này thường được sử dụng đông thời với các thủ thuật hoá pháp nên còn gọi chung là kỹ thuật “hoá giải”. Trong thực tế, nếu kết hợp được nhuần nhuyễn ưu thế của thủ thuật giải pháp và hoá pháp sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp khó có sức mạnh nào thắng nổi.

Giải pháp có 5 thủ thuật chính yếu: giải áp công, giải đối công, giải trượt công, giải chịu công, giải ma công.

a. Giải áp công: Là cách thức phá mọi đòn thế tấn công của đối phương bằng thủ thuật chặn đòn từ gốc, yêu cầu của thủ thuật này là khả năng phán đoán nhận cảm chính xác, kịp thời, khả năng phản xạ nhạy bén và bản lĩnh quyết đoán táo bạo . Ưu điểm của thủ thuật này là nếu áp dụng đúng thời điểm, đúng kỹ thuật sẽ phát huy được hiệu quả rất cao. Nhưng ngược lại, nếu thiếu quyết đoán , thân pháp vụng, kỹ thuật cơ bản của đòn tay , đòn chân yếu thì sẽ mắc phải những sai lầm rất nguy hiểm.

Chú ý: Khi dùng thủ thuật " giải áp công " phải tận dụng ưu thế của kiểu di " thân trực pháp ", " ảo pháp " và " ma pháp ".
 
Đả lực công: Là cách thức tấn công nếu gặp phải sự phản kháng hoặc khắc chế của đối phương thì lựa chiều trên dưới, phải trái để mượn lực tiếp tục tấn công tiếp . Cách thức này dễ phát huy được uy lực nếu gặp trường hợp đối phương gạt, đỡ bằng các thế khac ngược chiều hoặc tránh né.

Ưu thế của thủ thuật " đả lực công " là kết hợp hợp lý mối quan hệ " công để công ", " công để thủ " , " thủ để công " phải thận trọng tránh xử lý chiêu thức một cách tuỳ tiện, không tính toán kỹ lưỡng.

Chú ý : Khi sử dụng " đả lực công " phải tận dụng ưu thế của kiểu di " thân trực pháp ", " thân trực nghịch pháp", " ảo pháp ".

Vân vũ công: Là cách thức tấn công mà hình thức gần giống như thủ thuật " đả lực công " chỉ khác là nguyên lý của nó không dựa vào nguyên tắc lực đối lực, mà hoàn toàn dựa vào nguyên tắc trượt đòn, lơi đòn rồi giả đòn theo trục xoay.

Ưu điểm của thủ thuật " vân vũ công " là đòn thế biến ảo , làm cho đối phương khó đoán đỡ, không mất sức mà có hiệu quả cao.

Ngược lại, thủ pháp này tuy nhanh, chuẩn xác và khéo nhưng lúc va chấn thường nhẹ, điểm tiếp chạm vào phần cơ rất ít khi gây nguy hiểm cho đối phương.

Chú ý: Khi sử dụng thủ thuật " vân vũ công " phải tận dụng ưu thế của kiểu di " ma pháp " và " ảo pháp ".
 
Ma pháp công: Là cách thức tấn công bằng thủ thuật trượt tấn, đổ, trườn, vươn dài tầm đánh, tăng uy lực của tầm đánh dựa vào độ lắc vai, vươn xa người trên tinh thần chủ động để tấn công. Ưu thế của thủ thuật " ma pháp công " là đòn đánh có lực du ép mạnh, bất ngờ khi đánh.

Ngược lại, cách thức này rất khó thực hiện, dễ mắc phải các sai lầm như đoán nhận sai, dùng không đúng lúc.

Chú ý: Khi sử dụng thủ thuật " ma pháp công " cần tận dụng ưu thế của kiểu di " ma pháp " và " ảo pháp ".

Cầm nã công: Là cách thức tấn công bằng thủ thuật túm, nắm, khoá chặt, quăng quật, chèn ép... đối phương khi có cơ hội.

Thủ thế của thủ thuật này rất dễ phát huy tác dụng khi cận chiến. Thực hiệnn được đòn đánh thường có tính chất quyết định chấm dứt nhanh chóng mọi sự phản kháng của đối phương .

Ngược lại, thủ thuật " cầm nã công " gặp phải một đối thủ mạnh , có kinh nghiệm va đấu, có kỹ thuật cá nhân, và có thân pháp linh hoạt thì khó sử dụng , và nếu không thận trọng sẽ mắc phải các sai lầm rất nguy hiểm - gậy ông lại đập lưng ông.

Chú ý: Khi sử dụng thủ thuật " cầm nã công " cần tận dụng ưu thế của kiểu di " ma pháp " và " ảo pháp ".
 
Back
Bên trên