Nguyễn Văn Hùng
(vanhung_taekwondo)
Thành viên (sai email)
Núi Nga Mi nằm ở mép Tây Nam vùng lòng chảo tỉnh Tứ Xuyên, trong địa hạt huyện Nga Mi. có đỉnh núi đốI nhau như đôi mày ngài nên thành tên. Núi chính có đỉnh Vạn Phật HảI Bạt cao 3 099 mét. Lắm sơn động treo trên vách đá thẳng đứng cheo leo. Khe hẹp lũng sâu, tùng xanh bách biếc , thác nước tung bay, xưa nay vẫn ca tụng:”Nga Mi thiên hạ tú”. Thế kỷ thứ hai, đời Đông Hán, bắt đầu xây dựng chùa chiền. Cả Đạo giáo và Phật giáo đều có ở đây. Sư sãi và đạo sĩ khi tham thiền, tĩnh tọa, niệm kinh lạy Phật xonglạI múa thương, múa gậy, luyện tập đấm đá, dần dà hình thành nên võ thuật Nga Mi nổi tiếng thiên hạ. Võ thuật Nga Mi thâu tóm sở trường của nhà Phật lẫn nhà Đạo, vừa hấp thụ động công của nhà Đạo lại vừa có cả cơ sở tu thiền của nhà Phật, sáng tạo riêng ra một phương pháp luyện công đầy đủ cả động lẫn tĩnh. Phương pháp này cùng các lọai quyền thuật, khí giớI cùng kỹ thuật tán đả tổ hợp thành võ thuật phái Nga Mi.
Trừ thương pháp và quyền pháp Nga Mi trứ danh ra còn có Nga Mi Hỏa Long Quyền, Nga Mi kiềm quyền, Hồng khâu, Lục Trửu đến Ngũ giác quyền, Phả Tử quyền (phả tử là người đi khập khiễng) Áp hình quyền (quyền con vịt) v.v…
Hệ quyền Nga Mi về bộ hình chủ yếu có hư bộ, trường sơn bộ (thác bộ), bộ pháp chủ yếu có xà hình bộ hay chi tự bộ, tiễn bộ (tiễn là cắt) tức hóan khiêu bộ (nhảy đổi), thỏ tử bộ (bước thỏ) tức chân trước bước thống nhất. chân sau chồm lên một bước, chân trước lại lên trước một bước, tức là lọai bộ pháp ba bước như trên liền nhau, thoa bộ (bước thoi đưa), lưỡng tính bộ (bước hai chân ngang nhau) v.v…
Thân pháp yêu cầu gợn sóng như rắn bò dùng thôn, thổ, phù, trầm, đằng, thiểm, tỏan v.v… (tức nuốt, nhả, nổi, chìm, lăng, né, chọc v.v…) để biểu hiện đặc điểm “quyền rắn luyện nhu”, khi phát kình thì lấy thân đở tay.
Phép đánh thì có điểm, bàn, quan, đề (điểm, xoay, đóng, nâng) bốn lọai. Đặc điểm là động tác nhỏ biến hóa lớn, lấy nhu khắc cương, mượn sức dùng sức, lấy lén đánh người. Khi công phòng thì lấy cánh tay lăn áp tới sau quyền, thuận thế trước dùi vào, mượn sức phản kích. Phép đánh trí mạng có phép điểm huyệt, phép bẻ xương.
_________________
=D> =D> =D> =D> =D> =D>
Trừ thương pháp và quyền pháp Nga Mi trứ danh ra còn có Nga Mi Hỏa Long Quyền, Nga Mi kiềm quyền, Hồng khâu, Lục Trửu đến Ngũ giác quyền, Phả Tử quyền (phả tử là người đi khập khiễng) Áp hình quyền (quyền con vịt) v.v…
Hệ quyền Nga Mi về bộ hình chủ yếu có hư bộ, trường sơn bộ (thác bộ), bộ pháp chủ yếu có xà hình bộ hay chi tự bộ, tiễn bộ (tiễn là cắt) tức hóan khiêu bộ (nhảy đổi), thỏ tử bộ (bước thỏ) tức chân trước bước thống nhất. chân sau chồm lên một bước, chân trước lại lên trước một bước, tức là lọai bộ pháp ba bước như trên liền nhau, thoa bộ (bước thoi đưa), lưỡng tính bộ (bước hai chân ngang nhau) v.v…
Thân pháp yêu cầu gợn sóng như rắn bò dùng thôn, thổ, phù, trầm, đằng, thiểm, tỏan v.v… (tức nuốt, nhả, nổi, chìm, lăng, né, chọc v.v…) để biểu hiện đặc điểm “quyền rắn luyện nhu”, khi phát kình thì lấy thân đở tay.
Phép đánh thì có điểm, bàn, quan, đề (điểm, xoay, đóng, nâng) bốn lọai. Đặc điểm là động tác nhỏ biến hóa lớn, lấy nhu khắc cương, mượn sức dùng sức, lấy lén đánh người. Khi công phòng thì lấy cánh tay lăn áp tới sau quyền, thuận thế trước dùi vào, mượn sức phản kích. Phép đánh trí mạng có phép điểm huyệt, phép bẻ xương.
_________________
=D> =D> =D> =D> =D> =D>