[Tìm hiểu] Judo (Nhu Đạo)

Nguyễn Tuấn Anh
(cattuhan1983)

New Member
Re: [Tìm hiểu] Hỏi về Judo & Aikido

Judo môn võ của mọi lứa tuổi.

Judo môn võ Thể thao đã được công nhận tranh tài tại Thế vận hội OLIMPIC từ lâu, nhưng con đường dẫn Judo đến thế vận hội không phải đơn gin. Bởi vì phương pháp tập luyện, thành phần cấu tạo, thể thức thi đấu phải thật hoàn chỉnh và nó thực sự là loại hình rèn luyện tinh thần, thể chất, tăng cường sức khoẻ con người.

Qua quá trình nhiều năm nghiên cứu các môn phái võ cổ của Nhật Bản, Trung Quốc. J.KANO người mà mọi nguời đều nhìn nhận là tổ sư môn JUDO, đã hệ thống lại , sáng tạo thêm phương pháp, kỹ thuật các đòn thế , nhằm đáp ứng được yêu cầu tập luyuện phổ thông , tranh tài ở những giải đỉnh cao thế giới ,đòi hỏi trình độ chuyên môn cao .

Trước tiên chúng ta thấy mục đích của môn JUDO là tạo cho người tập tinh thần dũng cảm, cương nghị, một khả năng võ thuật tự vệ được , một thân thể cường tráng , khoẻ mạnh , luôn luôn khiêm tốn , đồng thời dùng JUDO thi đấu tranh tài thể thao, các giảI từ thấp đến cao .

Có 3 phương pháp luyện tập JUDO với những đòn thế kỹ thuật khác nhau , nhằm vô hiệu hoá đòn tấn công , chống đỡ của đối phương khi thi đấu.
-Một là học lý thuyết, thực tập các đòn thế , cách tấn công , phản công có qui ước (KATA-WAZA)
-Hai là sử dụng thực hành các đòn thế kỹ thuật đã luyện thuần thục, vào song đấu hai người không quy ước (RANDORI), phần này huấn luyện viên có đẳng cấp trực tiếp hướng dẫn tập luyện, vì dễ bị nguy hiểm.
-Ba là phương pháp thi đấu thật sự (SHIAI) một cuộc tranh tàI đúng nghĩa, sự nhanh nhẹn, kháo léo, sức bền, sức mạnh, độ dẻo, tinh thần, tập trung, kỹ chiến thuật được thể hiện cao nhất ở phần này.

Người tập luyện JUDO phải lấy bình tĩnh chế ngự nông nổi,nóng vội, dùng mềm dẻo chế ngự cứng rắn ( dĩ nhu chế cương ). Đồng thời thăng bằng là nguyên tắc, yếu tố ( chiến thắng ) quan trọng nhất của JUDO, vì nếu không lợi dụng được sự mất thăng bằng của đối phương, hoặc làm đối phương phảI mất thăng bằng, thì hiệu quả của các đòn vật, quăng, đè …đối phương rất thấp, có khi không thực hiện được.

1 - Kỹ thuật quăng, quật, kéo, ném đối phương (NAGE_WAZA)

Đây là kỹ thuật đòn thực hiện trong lúc đối phương mất thăng bằng với những đòn được thực hiện như sau:
-Thực hiện bằng chân, quét, chận (ASHI-WAZA)
-Bằng hông làm đIểm tựa (KOSHI-WAZA)
-Bằng tay mà vai làm đIểm tựa (TE-WAZA)
Khi đánh các đòn loại này phảI phát huy, vặn động cơ thể nhịp nhàng cả tay, chân, đương nhiên phảI tạo thể mất thăng bằng cho đối phương .

Kỹ thuật này còn được dùng trong lúc người đánh cố tình ngã nằm xuống kèo đối phương quăng đI (SUTEMI-WAZA), ngã kéo nằm nguyên lưng (MA-SUTEMI), ngã kéo nằm nghiêng (YOKO-SUTEMI), tóm lại là chủ động ngã để kéo và quăng đối phương (thường gọi là đòn hy sinh).


2 - Kỹ thuật bẻ sai khớp xương (GYACU-WAZA)

Sau khi đánh ngã đối phương bằng bất cứ đòn nào,hoặc đối phưng bị ngã do mất thăng bằng, người tấn xông có thể nhanh chóng sử dụng đòn bẻ sai khớp xương cổ (KUBI), khớp tay (UĐE), khớp chân (ASHI) của đối phương.
Với kĩ thuật bẻ sai khớp (KWANSETSU-WAZA) người đánh sẽ bẻ lọi khớp xương trong mọi tư thế đứng, ngồi, quỳ, nằm…


3 - Kỹ thuật đè (OSAEKOMI-WAZA)

Trong trận đấu, đối phương bị ngã với bất cứ lý do gì, người tấn công tiếp tục áp dụng đòn đè để khoá c thể đối phương nằm sát đất (KATAME-WAZA) thế đè đúng, đủ lực, người bị đè rất khó ngồi hay đứng dậy. Quá thời gian quy định theo luật không dậy được thì bị xử thua (thường là 30 giây)

4 - Kỹ thuật làm ngạt thở (SHIME-WAZA)

Một trong những kĩ thuật đòn thế nguy hiểm của JUDO là kỹ thuật làm ngạt thở đối phương bằng tay không. Kỹ thuật này được sử dụng tại vùng cổ, tuỳ tính chất từng đòn, có đòn mục đích làm vỡ thực quản, khí quản ngừng phần hô hấp . Có đòn dùng tay chận động mạch cổ làm ngừng không cho máu lên não, khiến não không thể hoạt động gây tình trạng hôn mê, nếu kéo dàI tình trạng trên không được cứu chữa kịp thời sẽ gây tử vong.


5-Kỹ thuật đánh vào huyệt đạo (ATEMI-WAZA)

Kỹ thuật đánh vào huyệt đạo đối phương là phần kỹ thuật nguy hiểm nhất cua môn JUDO. Một đòn đánh đủ sức mạnh bằng đầu khớp xương ngón tay hoặc cạnh bàn tay vào đúng huyệt đạo của đối phương, sẽ gây chấn thương nặng có khi đi tới tử vong. Chính vì vậy đây là kĩ thuật thường được ít dạy phổ biến tại phòng tập, chỉ dạy cho huấn luyện viên có đẳng cấp cao, có đạo đức tác phong tốt, và không được sử dụng khi tranh tàI thi đấu thể thao JUDO.

6- Kỹ thuật cấp cứu JUDO (KUATSU)

Cấp cứu người bị chấn thương khi tập võ, thi đấu võ JUDO. Đòi hỏi sự tập luyện nhiều công phu, kinh nghiệm, có trình độ hiểu biết về huyệt đạo, y học. Người học khi sử dụng môn này cũng cần có thần kinh tốt, nhạy bén, bình tĩnh thì mới áp dụng được những điều đã học vào thực tế. Chỉ cần động tác cấp cứu sơ xuất, sai lầm các huyệt đạo có thể không cứu chữa được mà làm chấn thương nặng hơn lúc ban đầu.
Chủ yếu kỹ thuật này dùng tay không đánh vào các huyệt đạo nhằm kích thích các bộ phận bị thương hoạt động trở lại bình thường.


Trên đây là một số phương pháp, kỹ thuật tập luyện của môn JUDO. Chúng ta thấy ngoàI kỹ thuật cấp cứu các kỹ thuật khác đều gây nên tình trạng nguy hiểm cho đối phưng, mục đích làm cho đối phưng không còn khả năng thi đấu, chiến đấu

Để là một môn thể thao công nhận tại thế vận hội, JUDO quốc tế đã loại trừ ra khỏi các cuộc thi đấu những đòn thế, kỹ thuật có kh năng gây nguy hiểm cho vận động viên bằng bộ luật được quy định cụ thể, luôn luôn được sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh.

Đó chính là lý do đưa JUDO một trong những môn võ được OLIMPIC thừa nhận, tổ chức thi đấu đỉnh cao trên toàn thế giới, đông thời được quần chúng hâm mộ tập luyện thường xuyên vì, JUDO môn võ thể thao thích hợp với mọi giới tính và lứa tuổi .

( Sưu Tầm )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: [Tìm hiểu] Hỏi về Judo & Aikido

LỊCH SỬ MÔN NHU ĐẠO TẠI VIỆT NAM
Năm 1945 sau khi quân đội Nhật thắng Pháp tại Việt Nam, cũng như tinh thần võ sĩ đạo nhật vang danh trên thế giới, môn võ Nhật, lúc bấy giờ, là môn Nhu Đạo (Judo) và môn Nhu Thuật (Jiu-Jitsu) rất được quần chúng Việt Nam ngưỡng mộ. Những vị giáo sư người Nhật đầu tiên đến giảng dạy môn võ Nhật tại Việt Nam như: giáo sư Zonka, giáo sư Nakazono, giáo sư Watanabe, giáo sư Ishikawa, giáo sư Ishida, giáo sư Choji Suzuki, và ba giáo sư người Pháp Henri Buchet, Conginie, Tarquiny. Các giáo sư Nhu đạo người Việt Nam lần lượt hồi hương từ ngoại quốc như các vị giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, giáo sư Phạm Lợi, giáo sư Thái Thúc Tuấn, giáo sư Đặng Thông Trị, và giáo sư thượng tọa Thích Tâm Giác. Tại quốc nội, trên bước đầu sơ sinh của môn Nhu đạo, một số giáo sư nhu đạo người Việt Nam đầu tiên được đào tạo đáng kể đến như giáo sư Phạm Đăng Cao, giáo sư Phan Văn Quan, giáo sư Vương Quang Ba, giáo sư bác sĩ Nguyễn Anh Tài, giáo sư Nguyễn Bình, giáo sư Trần Xuân Kim, và giáo sư Trần Xuân Kính. Tất cả những vị giáo sư này đều là những vị góp công đầu tiên trong việc khai sinh phong trào nhu đạo (judo) nói riêng và các môn võ Nhật nói chung tại Việt Nam.

Trong những vị giáo sư Nhu đạo người Việt Nam hồi hương từ ngoại quốc, đáng kể nhất là giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, ông trở về nước từ đầu năm 1948, sau bảy năm du học tại Nhật Bản (từ 1941 đến 1947). Giáo sư Hồ Cẩm Ngạc sinh 1923 tại Sài Gòn tử nạn ngày 01/03/1965 tại Sài Gòn. Năm 1935, bắt đầu học võ Thiếu Lâm với vị thầy Trung Hoa (vị này là bạn của thân phụ của ông). Năm 1941, du học Nhật Bản bắt đầu học võ Không Thủ Đạo (Karate-do) với giáo sư Zenkoshan thuộc võ phái Shotokan. Năm 1943, đồng thời theo học Nhu Đạo (judo) tại trường Kodokan. Sau đó ông theo học môn kiếm đạo (Kendo) và Hiệp khí đạo (Aikido) tại trường Yosheikan. Vào thời đó, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc là người Việt đầu tiên tốt nghiệp các bộ môn võ Nhật Judo, Karate-do, kendo và Aikido tại Nhật Bản. Đầu năm 1950, ông mở phòng dạy võ Nhu đạo tại vận động trường Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Năm 1956, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc đã xuất bản quyển “Nhu đạo tạp phương”.

Tại Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc đã thành lập những phòng tập Nhu đạo lần lượt như sau: năm 1961 tại trung tâm sinh hoạt thanh niên (đường Đồng khánh, Chợ Lớn, khu Đại Thế Giới cũ); năm 1962, tại góc đường Duy Tân và Hồng Thập Tự (về sau là trụ sở Tổng hội Sinh viên). Năm 1962 tại khu thể thao Gia Định (cạnh Tòa Tỉnh Trưởng Gia Định), năm 1963 tai Nha Kiến Thiết Đô Thị (đường Phan Đình Phùng). Năm 1963 tại sở Thanh Niên Đô Thành (góc đường Hai Bà Trưng và Hồng Thập Tự, Sài Gòn), năm 1964 tại Chi Thanh Niên Quận 6 (bên cạnh tòa hành chánh quận 6), tháng 1/1965 tại vận động trường Cộng Hòa (đường Nguyễn Kim, Chợ Lớn).

Ngoài ra, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc còn thành lập và gởi các huấn luyện viên dạy tại các tỉnh Phan Rang, Nha Trang, Tây Ninh, Định Tường, Vĩnh Long, Long Xuyên, Ba Xuyên. Năm 1963, giáo sư chính thức thành lập Hội Nhu Đạo Sơn Điền tại Sài Gòn. Trong suốt những năm dạy võ Nhật Bản (các môn Judo, Karatedo, kendo, và đô vật catch), giáo sư Hồ Cẩm ngạc đã đào tạo ra hàng ngàn võ sinh, và một số lớn đai đen huấn luyện viên trên toàn quốc. Một số môn đồ đai đen tâm đắc của ông đáng kể như giáo sư Lê Văn Châu, giáo sư Lê Hữu Phước, giáo sư Hồ Châu Bội, giáo sư Thịnh Đức Phú, giáo sư Âu Vĩnh Hiền (Vũ Đức), giáo sư Bùi Văn Lộc, giáo sư Lưu Kế Viễn, giáo sư Đinh Văn Ron, giáo sư Vương Đình Thanh (cảnh sát quốc gia), giáo sư Trần văn Khang (quân cảnh Vũng Tàu), giáo sư Trần Bá Biện (nha kiến thiết đô thị), giáo sư Lư Công Khang (Giang Cảnh Định Tường), giáo sư Nguyễn Văn Đào (Thủy quân lục chiến) giáo sư Mai Quang Thu (cán bộ thanh niên Long Xuyên, sau về Sài Gòn), giáo sư Thân Trọng Giáo (Biên Hòa) giáo sư Lê Văn Vinh (lực sĩ quốc gia).

Năm 1955, Việt Nam Nhu Đạo Thân Thiện Hội ra đời trong tinh thần kết hợp của các vị giáo sư và các Nhu đạo gia đầu tiên như giáo sư Hồ Cẩm ngạc, giáo sư Phan Văn Quan, Đốc Quan Cảnh, Nguyễn Phú Bửu, Lê Văn Châu... Trụ sở đặt tại số 75 Phan Đình Phùng, Sài Gòn.

Cuối năm 1955, đại diện Nhu đạo Việt Nam tham dự cuộc tranh giải Vô Địch Nhu Đạo Đông Nam Á tại Nam Vang, với phái đoàn lực sĩ Nhu Đạo Việt Nam trong đó có giáo sư Hồ Cẩm Ngạc và giáo sư Phạm Lợi (mới hồi hương được 2 ngày) được đề cử tham dự.

Cũng vào cuối năm 1955, giáo sư Phạm Lợi từ Pháp hồi hương sau mười sáu năm bôn ba hải ngoại. Giáo sư Phạm Lợi sanh ngày 17/7/1922 tại tỉnh Quảng Nam. Lúc 14 tuổi bắt đầu theo học võ Việt Nam. Đến năm 1939 ông vào quân đội Pháp để tham dự đệ nhị thế chiến. Năm 1940, ông bỏ Pháp sang Đức được vào học trường võ bị Schutt-Staffel. Nơi đây ông bắt đầu học Nhu Đạo với giáo sư Nhật Karashi, một giáo sư huấn luyện nhu đạo của trường võ bị này. Năm 1948 ông tiếp tục học Nhu đạo với giáo sư Nhật Hirano, một môn đệ của giáo sư Karashi. Năm 1951 ông tham dự giải vô địch Nhu đạo quốc tế tại Tây Ban Nha. Năm 1952 ông tham gia vào ban huấn luyện Nhu đạo cho quân đội Thụy Sĩ. Năm 1953 ông đại diện cho liên hiệp Pháp và thắng giải vô địch Nhu đạo quốc tế tại Hòa Lan ở hạng bán trung. Đầu năm 1955 ông trở về Paris (Pháp) để dạy Nhu đạo tại Reuilly Sporting Club và Judo St. Gobain. Sau khi về Việt Nam năm 1956 ông thànhlập Lực Lượng Thanh Niên Nhu đạo và mở các lớp dạy Nhu đạo tại các trường trung học công lập Gia Long, Petrus Ký, Đại học Xá... Đồng thời ông đã xuất bản quyển Kỹ Thuật Nhu Đạo. Ông được giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Công Dân vụ vào năm 1964. Sau một thời gian ngắn, ông xin từ chức để trở về sống một cuộc đời thanh bần của vị giáo sư Nhu đạo. Năm 1964, ông thành lập Tổng Đoàn Thanh Niên Tiền Đạo Việt Nam. Giáo sư Phạm Lợi đã đào tạo được rất nhiều môn sinh và một số đông giáo sư, huấn luyện viên đai đen Nhu đạo trên toàn quốc. Những môn đệ đai đen Nhu đạo đáng kể của ông như giáo sư Lê Văn Luyện, giáo sư Nguyễn Bình, giáo sư Chiêm huỳnh Văn, giáo sư Nguyễn Văn Tòng, giáo sư Trần Hữu Lý, giáo sư Trần Hữu Lễ, giáo sư Lê Thái bình và giáo sư Nguyễn Bá Tùng, ...

Sau cùng vào năm 1983 giáo sư Phạm Lợi đã qua đời sau những cơn bệnh trầm trọng hậu quả những tháng năm đau khổ ngục tù dưới chế độ cộng sản Việt Nam.

Năm 1958 giáo sư Thái Thúc Thuần từ Pháp hồi hương sau mười một năm du học về kỹ thuật vô tuyến điện. Giáo sư Thái Thúc Thuần sinh ngày 28/3/1925 tại Huế. Năm 1947 tại Pháp, ông bắt đầu học Nhu đạo với người Pháp Berreti,và sau đó với giáo sư Nhật Kawashi. Đến năm 1949 ông tốt nghiệp đai đen Nhu đạo với giáo sư Oda người Nhật sống tại Paris (Pháp). Rồi sau đó ông được chấm đậu thắng lên đai đen đệ nhị đẳng. Năm 1958 sau khi về nước, ông bắt đầu mở ngay một phòng tập Nhu đạo Alpha tại Sài Gòn. Mãi đến năm 1963 phòng tập Nhu đạo Alpha được di chuyển xuống đường Bùi Chu Sài Gòn. Năm 1964 ông sang Nhật Bản thi đậu lên đai đen đệ tam đẳng Nhu đạo tại trường Judo Kodokan. Năm 1964 – 1965 ông được tín nhiệm đắc cử chức chủ tịch Tổng Cục Nhu đạo Việt Nam. Trong thời gian làm chủ tịch, ông đã tích cực tranh thủ với các tổng cuộc Nhu đạo thuộc các nước ở Âu Châu để cho tổng cuộc Nhu đạo Việt Nam được chánh thức gia nhập vào tổng cuộc Nhu đạo quốc tế (Féderation International de Judo)

Thượng tọa Thích Tâm Giác, một vị giáo sư Nhu đạo từ Nhật trở về Việt Nam.Năm 1964 Thượng tọa Thích Tâm Giác bắt đầu thành lập viện Nhu đạo Quang Trung (đường Phạm Đăng Hưng, Dakao, Sài Gòn). Nơi đây đã thu hút rất mạnh một số đông đảo thanh thiếu niến, con em các gia đình phật tử theo luyện tập Nhu đạo. Thượng tọa Thích Tâm Giác đã đào tạo rất nhiều dai đen Nhu đạo Việt Nam có năng khiếu vào thời đó. Thượng tọa Thích Tâm Giác qua đời năm 1971 tại Sài Gòn về bệnh ung thư bướu não bộ, sau một thời gian điều trị bất thành tại Nhật Bản.

Ngoài ra tại quốc nội, một số giáo sư Nhu đạo Việt Nam được đào tạo đầu tiên đáng kể nhất là giáo sư Phan Văn Quan, ngoài khả năng kỹ thuật Nhu đạo, ông còn có tài tham mưu hành chánh đã mang kinh nghiệm trong nhiều năm phục vụ trên các lãnh vực văn hóa giáo dục, thanh niên thể thao và xã hội, để tích cực góp công vào chức vụ Hội Trưởng Việt Nam Nhu đạo Thân Thiện Hội, được thành lập cùng với một số các giáo sư khác, vào năm 1955, để đánh dấu cho sự khai sinh phong trào nhu đạo Việt Nam. Mãi đến năm 1963, Tổng Cuộc Nhu đạo Việt Nam được sáng lập do các giáo sư Nhu đạo Hồ Cẩm Ngạc, Phan Văn Quan, Đặng Thông Trị, Vương Quang Ba, Thái Thúc Thuần, Trần Tá, Tăng Kim Tây, Nguyễn Anh Tài... Đến ngày 14/5/1964, Tổng Cuộc Nhu đạo Việt Nam mới được chính thức cấp giấy phép do nghị định số 162/PDUTNTT/TDTT/13ND bởi Phủ Đặc Ủy Thanh Niên và Thể Thao Sài Gòn. Giáo sư Phan Văn Quan đã góp công xây dựng cho Tổng Cuộc này đạt được một hệ thống tổ chức phát triển thanh niên Nhu đạo Việt Nam trên toàn quốc, trong ba nhiệm kỳ được tín nhiệm chức vụ Chủ Tịch Tổng Cuộc (1965 đến 1971) của ông.

Giáo sư Phan Văn Quan sinh năm 1911 tại Nam Việt Nam. Năm 1931 ông tốt nghiệp trường Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn và được bổ nhiệm Giáo Học rồi hiệu trưởng trường tiểu học Phong Điều, Cần Thơ cho đến năm 1941. Sau khi đậu tú tài toàn phần ông được làm giáo sư Toán và huấn luyện viên thể dục thể thao tại Trung học Cần Thơ từ 1942 đến 1954. Đến 1955 ông được thuyên chuyển về Sài Gòn giữ chức Phó Giám Đốc Trường Huấn Luyện Cán Bộ Thanh Niên Thể Dục Thể Thao và Chủ Sự Phòng Thể Dục Nha Tổng Giám Đốc Thanh Niên vào năm 1956. Sau đó, ông giữ chức Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Lê Văn Duyệt Sài Gòn (1957 – 1962); Thanh Tra Sở Tiểu Học Sài Gòn từ 1963 – 1971. Thuở nhỏ được thân phụ truyền dạy võ Thiếu Lâm. Từ 1936 đến 1954 tại Cần Thơ, ông theo học Nhu đạo với giáo sư Phạm Đăng Cao. Vào năm 1955 tại Sài Gòn, ông có dịp kết thân và theo học tu nghiệp Nhu đạo với giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, và giáo sư Kazu Ishikawa.

Sau đó ông đã có nhiều dịp đi tu nghiệp Nhu đạo tại trường Kodokan Nhật Bản và học với các giáo sư người Nhật như Mifune, Matsuo Takata, và học khóa trọng tài Nhu đạo quốc tế với giáo sư Nhật Fuchi Hirose, Tổng Thư Ký Tổng Cuộc Nhu Đạo Á Châu.

Ông đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy Nhu đạo tại các võ đường ở Cần Thơ trước năm 1954 và tại Sài Gòn từ 1955 đến 4/1975 các võ đường như Thanh Niên Phan Đình Phùng, viện Nhu đạo Quang Trung, phòng Nhu đạo Viện Hóa Đạo, võ đường Minh Đức (Thủ Đức).

Ông còn là trọng tài Nhu đạo quốc tế và trưởng đoàn hướng dẫn lực sĩ Nhu đạo Việt Nam tham dự các cuộc tranh giải Đông Nam Á Vận Hội tại Mã Lai 1965, Thái Lan 1967, Miến Điện 1969 và đã mang lai danh dự cùng thắng lợi vẻ vang cho màu cờ sắc áo Việt Nam. Với hơn 40 năm thành tích xuất sắc trong các lãnh vực văn hóa giáo dục, thanh niên thể thao, xã hội, giáo sư Phan Văn Quan được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ban thưởng các huy chương cao quý như:

Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh Đệ Nhất Hạng
Thanh Niên Thể Thao bội Tinh Đệ Nhị Hạng
Xã Hội Bội Tinh Đệ Nhị Hạng
Vào năm 1993, Giáo sư Phan Văn Quan định cư tại Mỹ, đoàn tụ với người con gái út tại thành phố Westminster, Nam California. Ông sống trong cảnh thanh đạm của một vị cư sĩ thiền gia ẩn dật.
 
đòn cơ bản judo( nhu đạo)

1. Đòn chân Hiza Gu-ru-ma : ( Hiza Guruma )
Tay phải ta nắm tay áo của địch kéo ghị xuống, tay trái kéo bổng vai địch lên cao khiến cho địch nghiêng hẳn người với bên trái ( tức bên tay phải của ta ), đồng thời ta cũng kéo địch về phía trước, ta quét chân phải ta vào đầu gối của địch, quăng mạnh địch về phía sau - bên tay phải của ta.

2. Đòn chân Đờ A-si Ba-rai ( De Ashi Barai ):
Ta hãy đẩy cho địch lùi lại tí, khi địch gượng người trụ lai thì ta lại nương theo thế kéo địch vào mình, khi địch mất thăng bằng nhấc chân bước tới thì ta dùng chân trái quét ngang mắt cá chân nào mà địch nhấc lên bước tới, ( nhớ là khi ta kéo địch vào thì ta kéo tay cao lên để địch rướn người lên theo mà mất thăng bằng )

3. Đòn chân Ô-U-chi-ga-ri ( O-Uchi Gari ):
Tay phải ta nắm cổ áo của địch, tay trái ta nắm tay áo phải của địch, tay trái ta giở hổng tay phải của địch lên và đẩy về phía bên trái của địch , tay trái ta đẩy địch mạnh về phía sau buộc địch phải ngã nghiêng người, dồn trọng lượng của địch về bên chân trái của hắn, đồng thời cùng một lúc đó, ta luồn chân phải của ta vào giữa hai chân của địch mọc thật nhanh và mạnh vào cổ chân trái của đich ( mốc ngược lên cao ).

4. Đòn chân Tai-ô-tô-si ( Tai Ostoshi ):
Tay trái của ta kéo mạnh tay phải của địch giở hổng lên, đồng thời ta xoay chân trái ra sau và xoay nhanh người đưa lưng vào địch, cùng lúc ta đổi chân, chêm chân phải của ta vào sát ngay cổ chân phải của địch, tay phải ta kéo mạnh vào và ta kiểng thẳng cổ chân phải của ta lên thật nhanh và mạnh, địch sẽ té nhào
 
Re: đòn cơ bản judo( nhu đạo)

5. Đòn chân Ô-sô-tô-ga-ri ( O Soto Gari )
Ta nhanh như chớp dùng tay phải chụp cổ áo và tay trái thì chụp tay áo bên trái của địch, tay trái của ta thì keo; tay của địch về người của mình, đồng thời tay phải đẩy mạnh ngực địch buộc địch nghiêng người trong lúc lùi lại, khi địch bị đẩy lùi một chút thì ta luồn chân phải của ta ra sau chân địch, dùng bắt chân ta móc thật mạnh vao chân của địch, địch sẽ té bật ngữa ra phía sau.
6. Đòn chân Sa-sê-su-ri-kô-mi-a-si ( Sasae Tsuri Komi Ashi ) :
Ta hảy đẩy địch lùi lại một chút, khi địch bị đẩy lùi thì sẽ cố gượng lại, ta nhân đó mượn sức của địch và dùng tay trái cuả ta kéo mạnh địch về phía bên trái của ta, đồng thời tay phải của ta đẩy ngực áo của địch gần nơi nách hơi chếch lên trên, thật nhanh và thật mạnh, cùng lúc đó ta chêm ngay má trong của bàn chân trái của ta vào nơi ở ngay cổ chân của địch.

7. Đòn chân Kô-u-chi-ga-ry ( Ko Uchi Gari )
Cũng từa tựa như đòn chân ở trên, nhưng lần này không phải chêm chân mà là ta mốc ngược lên.

8. Đòn chân Kô-sô-tô-ga-ri ( Ko Soto Gari ):
Cũng từa tựa như đòn chân số 6, nhưng lần này ta không chêm mà là quét chân ta hất chân địch hổng lên và bị mất thăng bằng.

9. Đòn chân Ha-rai-su-ri-kô-mi-a-si ( Harai Tsuri Komi Ashi ) :
Cũng bắt đầu từa tựa như đòn số 6 nhưng lần này ta cùng ngã người ra phía sau theo sức kéo của ta, đồng thời ta quét ngay ống quyển hay cổ chân địch để hất tung địch về phía sau của ta chứ không phải ngang bên hông.

10. Đòn chân Ô-sô-tô-gu-ru-ma ( Osoto Guruma )
Ta hãy kéo tay phải, đẩy tay trái, buộc địch nghiêng người về bên tay phải của địch, ta cũng dùng luôn cả thân người của ta áp sát vào ngực địch để tăng thêm lực đẩy, đồng thời ta chêm chân ra phía sau chân của địch ( ngay mặt sau của gối ) mà hấ lên .

11. Đòn chân Ô-sô-tô-ô-tô-si ( Osoto Otoshi ):
Tay trái của ta kéo thật mạnh, tay phải của ta thì đẩy thật mạnh, buộc địch mất thăng bằng, ta bước nhanh sang hết bên phải của địch rồi luồn chân phải của ta ra sau lưng của địch rồi dùng gót chân để đá hất ngược vào ngay nhượng chân phía sau đầu gối phải của địch .....

12. Đòn hông Ha-rai-gô-si ( Harai Goshi ):
Đòn này cũng như hầu hết các đòn hông khác, đỏi hỏi khi vô đòn thì phải vô rất nhanh và bộ chân phải rất vững vàng.... Ta hãy đẩy địch một chút, khi địch gượng người lại chống sức đẩy cuả ta thì ta nhân đó mượn sức của địch và nhanh như chớp bỏ chân trái vòng ra sau chân phải rồi xoay người lại chêm hông vào khoảng hông gần háng của địch, đông thời cả hai tay ta kéo mạnh địch vào sát người của ta, ta dùng chân phải của ta hất mạnh vào ngang gối của chân địch để phụ với hông tung địch lên bay qua vai của ta.
 
http://judoinfo.com/gokyo.htm

13. Đòn hông Su-ri-kô-ri-gô-si ( Tsuri Komi Goshi ):
Xoay người chêm hông của ta thật sát vào hông của địch, hai chân song song hai vai, tay trái ta nắm tay áo địch kéo thật mạnh, tay phải nắm cổ áo địch dở thẳng lên, các động tác nhịp nhàng cùng một lúc để quật địch bay qua hông của ta về phía trước.

14. Đòn hông U-chi-ma-ta ( UChi Mata ):
Xoay người chêm hông vào người địch, kéo địch sát vào sao cho bung của địch ở trên hông của ta, hai tay ta kéo địch thật mạnh vào người của ta nhưng kéo tay trái mạnh hơn để buộc địch phải nghiêng mình, đông thời cùng lúc ta luồn chân trái của ta về sau lưng vào ngay giữa hai chân của địch hất lên vào háng của địch cùng một lúc với hai tay kéo mạnh quật địch bay qua hông của ta về phía trước.

15. Đòn hông U-ki-gô-si ( UKi Goshi ):
Xoay người chêm hông vao hông của địch, hai chân ta song song với vai ( tất cả chân tấn của Judo nên hơi rùn xuống một chút, hai đầu gối mỡ rộng vừa phải )..... tay trái của ta kéo tay phải của địch cho thật mạnh, đồng thời tay phải của ta luồn vòng ra sau ôm ngang hơi trên thắt lưng một chút và quật mạnh địch qua hông ta về phía trước.....

16. Đòn hông Ha-nê-gô-si ( Hane Goshi ) :
Sỡ mỗ thích đòn này nhất.....
Xoay người chem hông vào hông của địch.... các động tác vô đòn cũng giống như ở đòn Ha-rai-gô-si đã trình bày ở trên, tuy nhiên hơi có một chút khác biệt là lần này tay phải của ta nắm cổ áo của địch dở lên trên ( để kết quả tốt hơn ta có thể vừa dỡ vừa chem cùi chỏ của ta vào ngực địch cho thế thêm mạnh mẽ, còn chân thì lần này lại chêm vào gần háng của địch và hất địch lên cùng lúc với động tác của hông bẩy lên và động tác của hai tay..... Đòn này phải nhanh thật nhanh vì chậm một chút thôi thì địch gồng người lại thì đòn này sẽ trở nên khó khăn hơn.....

17. Đòn hông U-su-ri-go-si ( Utsuri Goshi ):
Ta luồn ty ôm lưng của địch, sau đó xoay người chêm hông vào rồi bẩy địch lên cao và quật xuống qua vai của ta.

18. Đòn hông Sô-dê-su-ri-kô-mi-gô-si ( Sode Tsuri Komi Goshi ) :
Đòn này các động tác vô đòn giống như đòn Tsuri Komi Goshi nhưng lần này ta vô đòn hơi thấp, chêm mông của ta vào ngay háng của địch, tay phải của ta lại nắm tay trái của địch đưa thẳng lên, tay trái của ta kéo mạnh, mong của ta bật lên hất địch bay qua đầu ta....
 
Back
Bên trên