[Tìm hiểu] Hồng Gia Việt Nam

Nguyễn Văn Hùng
(vanhung_taekwondo)

Thành viên (sai email)
Tiểu Sử Sư Tổ

Hà Nội, một buổi sáng mùa xuân, tiết trời hãy còn lạnh lắm...Bên trong một trang trại khá đồ sộ, ngăn nắp, người lui tới hoạt động, nhưng nếu có ai lưu ý sẽ thấy rằng họ rất khẩn trương, thiếu vắng tiếng nói, giọng cười...
Chuyện gì đã và đang hay sắp xảy đến cho trang trại này...
Một Hán tử trung niên, liếc nhìn đứa trẻ đang nằm trong chiếc quan tài nhỏ, chờ chết... Ðứa bé hé mở mắt nhìn ông như van xin, như cầu cứu... Phải chăng cái hé mở mắt này đã làm chạnh lòng vị Hán tử trung niên? Ông nhẹ nhàng cầm lấy tay đứa bé, nhìn những lằn chỉ trong lòng bàn tay, rồi hai bàn tay, rồi ông đưa tay ra chẩn mạch, ông trầm ngâm, ưu tư, nhìn vào gương mặt gầy gò, bệnh hoạn của đứa bé...Ðoạn ông đứng dậy, đến bên cổng gọi người kêu cửa... Sau khi ông ngỏ ý với một lão gia nhân... khoảng 10 phút sau, đi ra với lão gia nhân lúc này là một thiếu phụ trang nhã, với nét mặt đầy âu lo, ôn tồn chào người khách lạ và thiếu phụ cho biết, bà là thân mẫu của đứa bé và cũng là chủ của trang trại này... Không để phí một chút thời giờ nào, Hán tử cho biết ngay ý định, xin nhận đứa trẻ này, may ra nếu còn sống sẽ là dưỡng tử của ông. Gần như muốn tranh chạy với thời gian, đưa tay vào bọc hành trang lấy mấy mủi kim, châm vào huyệt đản trung, kiên tỉnh rồi bỏ đứa bé vào trước ngực của mình, đoạn vội vã cất bước trước sự ngỡ ngàng nín lặng của thiếu phụ và gia nhân... Hán tử quay lại nói: "3 năm sau lên núi La Phù, xem sự sống chết của đứa trẻ ra sao".
Thiếu phụ đứng lặng nhìn Hán tử ôm đứa bé đi xa dần trong đôi mắt mờ ngấn lệ, dòng lệ thương đau của người từ mẫu, lòng bà đứt từng đoạn ruột...
Ðứa bé trai này là đứa con đầu lòng của bà. Ðứa bé ra đời trong gia đình dòng dõi trâm anh thế phiệt, thọ bẩm khí tiên thiên của cha mẹ nên rất thông tư đỉnh ngộ, nhưng sau khi tròn một tuổi cậu bé ngã bịnh mà hơn một năm rồi bao nhiêu danh y, thuốc nam, thuốc bắc, thuốc tây đều bó tay và không sao tìm ra căn bệnh, dù cho trang chủ hết lòng chạy chữa... mà bịnh của cậu ngày càng nặng, thân thể khô kiệt, chỉ còn da bọc xương chờ chết...
Sau khi châm mấy mủi kim vàng vào thân thể cậu bé, Hán tử bồng cậu đi hướng về phố chợ. Hai tay ông ấn vào huyệt đại chùy và đan điền, truyền nội lực chân khí vào cho cậu bé...Bước vào một tiệm thuốc Bắc, ông nói chuyện với người tài chủ, người tài chủ lấy trao cho ông mấy lát sâm, ông nhét vào miệng đứa trẻ, còn một ít và mấy món thuốc khác gói lại trao cho ông. Sau khi thanh toán tiền nong ông vội vã bế câu bé ra đi...
Ban nảy ông nói tiếng Hoa! Ông là người Hoa? Chắc là vậy, vì ông nói núi La Phù, mà núi này thuộc tỉnh Quãng Ðông, Trung Hoa, và từ Hà Nội đi về núi này cũng không phải gần. Thường thì đi theo ngã Hải Phòng - lên Móng Cái, qua biên giới Việt-Hoa rồi lên núi. Miền Bắc Việt Nam bây giờ là xứ bảo hộ của Pháp, nên những người Việt Nam yêu nước nổi lên chống lại khắp nơi...cho nên cũng không được an ninh lắm...
Suốt mấy ngày đêm ròng rã, Hán tử luôn ôm đứa bé trong lòng để truyền nội lực của ông vào người nó - và ông ôm nó liên tục sáu tháng trời trong thời gian chữa trị cho nó...Ðó là lời các vị sư huynh của cậu bé thuật lại sau này.
Ba năm sau, vào mùa xuân, cây cỏ xanh tươi trăm hoa nở thắm, trên con đường đất lên núi La Phù người ta thấy thiếu phụ năm xưa cùng với hai người tùy tùng đang dấn bước. Họ bước nhanh hơn những người thường và hình như không chú ý gì đến phong cảnh đẹp đẽ của mùa xuân và vẻ hùng vĩ của núi đồi...Chắc là ba năm đợi chờ, tình mẫu tử đã làm cho bà phập phồng nôn nóng. Chuyến đăng sơn này, ba nuôi nhiều hy vọng. Bà hy vọng là các bậc chân nhân trên núi có thể cứu tử con bà...Bà đặt rất nhiều hy vọng vào các bậc thần tiên này...Miên man với các ý nghĩ về đứa con yêu quý bà quên chuyện trò với hai người đồng hành và đến đại sãnh từ lúc nào bà không biết...phải làm sao tìm vị Hán tử? Lúc ra đi, ông chỉ nói lên núi La Phù! Bà cũng quên hỏi tên của vị Hán tử hay chỗ cư ngụ. Bây giờ đông người, nhiều chỗ, bà ngần ngại một chút, rồi tìm một vị mặc áo đạo sĩ hỏi thăm tin tức về vị Hán tử và đứa bé ba năm về trước...
Sau một lúc chờ đợi, bà đứng lên chào vị Hán tử trung niên và chạy đến ôm chầm đứa trẻ...Lạ lùng thay tình mẫu tử...thắm thiết thay cảnh mẹ con, cậu bé bây giờ đã mạnh khỏe, lớn hơn xưa nhiều, nhưng bà vẫn nhận ra, còn cậu thì không biết được bà nhưng sợi dây ruột thịt thiêng liêng đã làm cậu cảm nhận được...
Trong những phút dây mừng mừng tủi tủi bà ngắm nghía cậu từ đầu đến chân, với đôi mắt đầy ngấn lệ vì xúc động, bà quay sang vị Hán tử như tỏ lời tạ ơn chân thành nhất vì không có lời nói hay bút mực nào có thể diễn đạt được sự sung sướng và lòng biết ơn của bà.
Từ đó, hàng năm bà đến thăm con và cúng dường công đức, và cậu bé ở lại núi rèn văn, luyện võ...

Văn đã khởi phụng đằng giao
Võ thêm ba lược sáu thao ai bì.

(Lục Vân Tiên)

Cung một mùa xuân 18 năm sau, trong lúc tiễn mẹ ra về, chàng thanh niên chạy theo... Người sư phụ nhìn theo người học trò yêu mà lắc đầu... Hơn 20 năm tu luyện trên sơn động, mà lòng chàng cũng chưa dứt được căn duyên... và từ đó, hàng năm chàng được phép theo mẹ về quê ba tháng, học tiếng Việt. Rồi sau đó, chàng xin phép thầy sang Pháp du học. Tốt nghiệp kỹ sư công chánh.
Ðể kết luận cho bài viết này - xin giới thiệu với quý vị...
Người Hán tử trung niên là sư phụ Lý Văn Tân, chưởng môn của Thánh Ðịa La Phù Sơn.
Ðứa bé ấy là cháu 4 đời của cụ Tam Nguyên Yên Ðỗ Nguyễn Khuyến, và là người khai sáng Hồng Gia Việt Nam. Hiệu là Nam Hải Chân Nhân. Tên Nguyễn Mạnh Ðức.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Các bài quyền của Hồng Gia

Huyền Côn Đại pháp

Vào thời hoang sơ, con người phải thường xuyên đối kháng với thiên nhiên và dã thú để sinh tồn. Theo đà tiến hóa, những phương thế, chiêu thức thô thiển thuở ban đầu dùng để tự vệ đã được tiền nhân dần dần biến cải, tổng hợp, soạn thành bài bản phổ bién rộng rãi trong nhân gian, từ đó bộ môn võ thuật được thành hình. Nhưng nếu nghiên cứu lịch sử nhân loại, chúng ta nhận thấy ngoài những nỗ lực tranh đấu để tồn tại, phần lớn thời gian đã được loài người sử dụng để cổ võ cho chiến tranh, chinh phạt, đọa đầy và tranh dành quyền bính. Vì tham vọng thống trị và bành trướng lãnh thổ, binh khí đã được sáng chế và biến chế để mức độ hủy hoại mỗi ngày càng tàn khốc hơn. Những gậy cộc, gạch đá trước đây nay đã được thay thế bằng côn, đao, thương, kiếm, cung, tên, nỏ, giáo, mác, v.v...Chỉ riêng các bậc Tiên, Hiền nhận thấy binh khí là vật chẳng lành nên một khi chẳng đặng đừng phải dùng đến, đành chọn những loại không đưa đến sự sát hại mà chỉ dùng để cảnh tỉnh hầu mong giúp người giác ngộ.
Trong tinh thần đó, xưa kia trên núi La Phù các môn đồ Tiên gia thường không sở đắc hoặc an trụ vào bất cứ điều gì. Cộc sống của họ rất mực giản dị: hạnh phúc là những điều đơn sơ và gần gũi nhất. Ngay cả trong các sinh hoạt hằng ngày, khi phải di chuyển từ địa hạt này sang khu vực khác đôi khi phải vượt qua những khu rừng rậm nổi tiếng nhiều thú dữ như hổ báo, vũ khí phòng thân thường được sử dụng là một loại cây dẻo dai như mây được tìm thấy quanh năm trong vùng gọi là cây võng còn được các bậc Tiên gia gọi là cây vô tâm. Võng mọc rất thẳng, cùng họ với loài trúc, tre, thanh, tầm vông, nhưng có đặc tính là ruột rỗng, mình dầy, bền bỉ, khó bị bầm dập như tre trúc khi bị va chạm mạnh. Nhờ đặc điểm này đối với môn phái Huyền-công La-Phù Sơn, võng trở thành một thứ vũ khí hộ thân rất lợi hại, nhất là khi chống chọi với hổ dữ. Vì khi võng được vung lên cộng với kình lực của người sử dụng, không những thay thế được cho thương, giáo, côn, võng còn phát ra những âm thanh chói tai khiến hổ hãi sợ. Ngoài ra võng còn tượng trưng cho sự thanh tao (không một tấc sắt) rất phù hợp với đường lối của Tiên gia.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ xin trình bày những kiến thức thu thập được từ các vị tiền bối, những tài liệu về xuất xứ, lịch sử của côn pháp được những môn phái nổi tiếng bên Trung Hoa như Thiếu Lâm, Hồng Gia Quyền và Bạch Mi luyện tập và sử dụng đến mức tuyệt luân để trở thành những đường côn trấn môn của họ, tương tự như kiếm pháp của Võ Ðang và Thanh Thành đã một thời danh chấn giang hồ. Ðặc biệt là tập "Huyền Côn Ðại Pháp" của giòng họ Lưu, được biên soạn vào đời nhà Hạ, đã được phiên dịch sang Việt ngữ và từng được lưu hành tại Việt Nam vào những thập niên 50, 60.
Trong côn pháp, bất cứ môn phái nào luận và sử dụng côn pháp đến tuyệt mức đều phải am tường hai nguyên lý: Thuận và Nghịch. Khi hiểu được hai điều căn bản trên, những chiêu thức đặc thù của giòng phái phối hợp với côn pháp sẽ giúp người sử dụng đạt đến trình độ thượng thừa của món binh khí này. Khi đạt đến trình độ tinh diệu của côn pháp, người sử dụng có thể đang từ dạng trường côn chuyển sang Tề mi côn bằng cách 10 phần bỏ 3 còn 7. Hoặc đang từ dạng Tề mi côn bỏ 3 còn 7 để chuyển thành Ðoản côn. Thân côn nếu được chia làm ba phần thượng, trung, hạ được gọi là tam tài côn. Môn phái Thiếu Lâm tận dụng tuyệt mức Dương côn pháp vì hiểu và ứng dụng được tam tài. Riêng các phái theo Tiên gia thưởng sở trường về Âm thủ côn, rồi từ đó biến thành thuận nghịch côn pháp. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng côn pháp đến mức vi diệu Ðạo gia cần phải đạt đến mức điêu luyện Thất tinh côn pháp, bao gồm 7 điểm sau:

1. Ðơn thủ côn: Khi sử dụng côn, tay phải và trái cầm côn nghịch nhau.
2. Âm thủ côn: Khi sử dụng côn, hai tay cầm côn cùng chiều.
3. Ðiểm côn: Còn được gọi là "Lục tự điểm bán côn". Chính xác đến độ khi ra chiêu có thể điểm đúng nửa phần đầu côn của đối phương.
4. Liên hoàn côn: Vai, eo, thân và tứ chi đều được dùng làm điểm tựa của côn.
5. Ngũ hành côn: Khi sử dụng, tùy cơ ứng biến nhịp nhàng với năm đức: cương, nhu, dũng, trí, tịnh. Tương ứng với ngũ hành tương khắc, tương sinh trong trận đờ côn pháp.
6. Côn kình: Khi sử dụng phá ra được kình lực, còn gọi là "Kim Cang" côn.
7. Lưu hành bản côn: Thuật biến hóa cao đẳng nhất trong côn pháp. Khi sử dụng đường côn lưu chuyển khắp châu thân chứ không ở yên một vị trí nào. Từ đặc tính này về sau chúng ta có Lưỡng thiết côn (nhị khúc hoặc Thiết lĩnh).

Tại Việt Nam, trước thời Pháp thuộc đã có những võ khí cổ truyền như thiết lĩnh, gươm đao, bút chì, bút thép, mã tấu, khiên, khăn lượt, v.v...rất lợi hại đối với người biết sử dụng. Riêng về côn pháp, khi so sánh côn pháp Việt Nam và Trung Hoa chúng ta thấy có điểm sai biệt. Côn pháp Việt Nam thuần túy hay dùng dương thủ côn. Nhưng dương thủ côn của người Việt Nam khác biệt với dương thủ côn của người Trung Hoa ở chỗ hay dùng trí thuật thay vì pháp thuật. Thí dụ: như dương đông để kích tây, đập tả về hữu, lấy thượng đánh hạ, lấy hạ biến thượng, trùng trùng điệp điệp như đan mây côn tương tự như hình thức lăn khiên. Ðây là những kỹ thuật điệu nghệ được quân binh triều đình áp dụng nơi chiến địa để chống lại làn tên mũi giáo của đối phương khi đất nước gặp cuộc binh đao, nhưng nếu muốn đạt đến sự cao diệu của côn pháp, song song với những đấu thuật, chúng tôi thiết nghĩ côn pháp Việt Nam còn phải hội đủ những pháp thuật nêu trên.

Khổng Trung Linh
(Lấy ý từ các bài giảng về côn pháp của Hồng Gia Việt-Nam)

_________________
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Trượng Phu quyền​

La-Phù Sơn nằm giữa Quảng-Châu và Huệ-Châu. Trước thời nhà Ðường, vùng này thuộc đất Giao-Chỉ. Tương truyền tại La-Phù nửa đêm có thể nhìn thấy mặt trời. Núi có hai lầu đá, chùa Diên-Tường ở lầu Nam; động Chu-Minh ở phía sau Xung-Hư quán, được coi là động thứ bảy của cõi Bồng-Lai. Sau quán Xung-Hư có đàn Triều-Ðẩu (đàn ngắm sao) của Chu-Minh Chân-nhân. Vùng này nghe đồn có nhiều đan sa, nên Cát-Hồng tự Bảo-Phác-tử đời Ðông Tấn thích phép Ðạo-dẫn của thần tiên, đã đưa gia đình về đây để luyện tiên đan, trường sinh bất tử. Ngoài ra ngọn núi này cũng là nơi xuất phát của môn phái Hồng-Gia Quyền, Huyền Công La-Phù sơn.

Từ nghìn xưa, Hồng-Gia là một môn phái đứng hàng đầu trong Thập Ðại danh gia của võ lâm Trung-quốc (Hồng, Lưu, Lý, Thái, Mạc, Phật, v.v...). Ðệ tử của giòng phái này được chia làm hai nhánh rõ rệt. Nhánh nội-gia gồm những người đã quyết-tâm rũ bỏ bụi trần, chọn con đường tu hành để tìm nguồn tịnh độ; nhánh tục-gia là hậu-duệ của những anh hùng, hào kiệt được tuyển chọn lên La-Phù, chịu sự rèn luyện, hun đúc để trở nên những bậc anh tài, văn võ kiêm toàn. Môn đệ Hồng-Gia quyền khi hành hiệp thấy việc nghĩa thì không thể không làm, nên thường được thiên hạ quý trọng đặt danh hiệu cho môn phái là "Trượng-Phu-Quyền". Vào những thế kỷ gần đây, khi quân Mãn Thanh xâm chiếm Trung-Hoa lục địa, triệt hạ nhà Minh và đặt ách cai trị khắc nghiệt trên toàn lãnh thổ, khắp nơi quần hùng nổi dậy. Với hoài bão "Phản Thanh, Phục Minh", trong cuộc trường kỳ kháng chiến, chỉ riêng Hồng-Gia đã hy sinh khá nhiều anh tài, nhân kiệt cho lý tưởng cao thượng này. Ðến đời chưởng môn thứ tư, năm 1949 Ðảng Cộng-Sản Trung-Hoa nổi lên cướp chính quyền, e ngại truyền thống cách mạng của La-Phù, Mao-Trạch-Ðông ra lệnh truy kích và tận diệt toàn bộ cơ cấu của Hồng-Gia Quyền. Sau cơn đột biến, chỉ có một số ít đệ tử Hồng-Gia thoát nạn. Trong số này có môn đồ Nguyễn-Mạnh-Ðức, hiệu Nam-Hải Chân-Nhân, sau này trở thành chưởng môn đời thứ năm của giòng phái Huyền-Công La-Phù Sơn, và ông cũng chính là Sư-tổ sáng lập môn phái Hồng-Gia Việt-Nam.

Nam-Hải Chân-nhân thuộc giòng dõi của cụ Tam-nguyên Yên-Ðổ, một đại thần triều Nguyễn. Buổi thiếu thời mang trong người nhiều tật bệnh, nhờ cơ duyên được một vị Chân-nhân cứu tử, nhận làm dưỡng tử và đưa lên La-Phù truyền thụ võ công. Sẵn thiên khiếu, không những tinh thông thập bát ban võ nghệ ông còn am tường Dịch-học, và nắm vững toàn khâu của bộ Thái-Ất chân kinh. Khi lãnh địa La-Phù bị tàn phá bởi cơn Hồng-Thủy, để trả nghĩa sư phụ, ông đã xả thân giúp đỡ một số đông huynh đệ đào thoát qua Ðài-Loan, một số khác theo ông xuyên bộ trở về Bắc-Việt trong khi tình thế hết sức nguy kịch, khẩn trương. Ðiều này đã nói lên tinh thần tích cực, lòng đôn hậu, tính trọng nhân nghĩa của ông đối với tha nhân nói chung, và với đồng môn nói riêng, cho dù không cùng chung một huyết thống, giống nòi.
Thời gian này, đất nước Việt-Nam hoàn toàn bị thống trị, dầy xéo bởi thực dân Pháp và bè lũ tay sai, tham quan, ô lại. Triều đình thì hủ bại, lây bệnh giáo điều của Tống-Nho, giới trí thức tân học bị ru ngủ bởi bả vinh hoa, phú quý, nên chỉ nghĩ đến việc hưởng thụ quên mất hận vong quốc, khiến tinh thần nhân dân ly tán, sinh lực dân tộc ngày càng kiệt quệ. Thảm hại hơn nữa, chính quyền thực dân còn có cả những chính sách cai trị cực kỳ thâm hiểm. Họ chủ trương đầu độc, làm sa đọa thanh thiếu niên Việt-Nam, đồng thời hủ hóa và bóc lột giới trung lưu, là thành phần có học, tương đối lãnh đạo được nông, công nhân. Tất cả những thủ đoạn trên đây không ngoài mục đích làm suy yếu, hủy diệt tiềm năng tranh đấu, ý chí quật cường, truyền thống cách mạng của dân tộc.

Trong một bối cảnh lịch sử nhiễu nhương, Nam-Hải Chân-nhân, đường đường Chưởng-môn đời thứ năm của một danh phái đã phụng mệnh sư phụ trở về quê mẹ, mang theo những tinh hoa Võ học, Dịch học, Y học của tiền nhân ưu ái trao lại cho người nước Nam. Là bậc võ công cái thế, văn võ song toàn, nhưng chỉ riêng tâm tư đầy ắp tình dân tộc của ông đã đủ là một hấp lực lôi cuốn thanh niên, nam nữ gia nhập Hồng-Gia Việt-Nam trong giai đoạn này. Giai đoạn đất nước qua phân, trật tự xã hội đảo lộn, luân thường, đạo lý trên đà suy thoái. Sự xuất hiện của Hồng-Gia Việt-Nam đã khiến nhiều người kinh ngạc, bàng hoàng và thán phục! Không hẳn vì những chiêu thức "Ma vân thủ" biến ảo khôn lường, chưa phải ở phần nội lực sung mãn của những "Thiết bố sam" hoặc "Kim chung cháo", hay ở bộ pháp linh hoạt, đầy địa sát khí của 108 thế "Ðịa đường tấn". Nhưng chính ở những tâm pháp "Xả kỷ tùng nhân", "Tiên ưu, hậu lạc", "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín", tuy là những sắc thái đặc thù của Nho học, nhưng khi được ông phát huy theo không gian, thời gian của giòng Việt-nho đã đánh động, chinh phục nhân tâm đang hoài vọng chạy theo những trào lưu Âu, Á. Trong khi đó tại non sông nhà cả một kho tàng văn hóa hiển lộng đã khiến văn học giới Tây phương không khỏi ngỡ ngàng, sửng sốt khi vừa chạm đến.

Khi chuyên cần luyện tập nội công và quyền pháp của Hồng-Gia, chúng ta sẽ nhận ra những nét thuận nghịch của Âm Dương, khám phá được sức vận chuyển âm thầm nhưng tinh tế của ngũ hành. Hoặc đi xa hơn nữa qua Ðạo-Ðức kinh, ta lại bắt gặp ẩn tàng những tuyệt kỹ võ công mà tiền nhân đã có ý gởi gấm, trao lại cho hậu thế. Ngoài những quan niệm khá phổ thông như dùng hình ảnh "nước mềm mà làm mòn đá cứng" để ám chỉ việc lấy nhu nhược thắng cương cường, hoặc "không họa nào lớn hơn bằng khinh địch" nhắc nhở ta luôn cẩn trọng trước đối thủ. Còn có những ẩn dụ tinh diệu như "ba chục căm xe kết lại thành bánh xe, nhưng phải có chỗ hổng ở giữa bánh xe mới quay được" ngụ ý muốn nói cái chỗ không có gì cũng có cái công dụng của nó, tức quan niệm hư vô của Vô-Cực công, hay trong chương 66 "nước từ trăm nguồn đều chảy về biển, vì lẽ biển thấp hơn" hồ như muốn gợi ý cho chúng ta nên có tinh thần khiêm hạ, nhún nhường thì người khác mới tìm đến mình. Chợt đến khi áp dụng vào tấn pháp lại đạt đến trạng thái cực tĩnh để quán thông được nhất cử, nhất động của đối phương. Ðây chính là cái tĩnh của những bậc thánh hiền khi tâm tư đã lắng đọng để giao hòa cùng thiên nhiên, vạn vật.

Hai mươi năm sau, thanh niên Lý-Hồng-Thái đứng lên nhận lãnh trọng trách từ tay Sư-phụ, và cũng là thân phụ của ông trao phó: xiển dương giòng phái, mang những tinh hoa võ học của người xưa truyền lại cho người Việt-Nam. Từ những võ quán của Hoa-kiều trong Chợ-lớn, đến những làng mạc hẻo lánh của những địa danh xa lạ như Tân-Khánh, Trà-Bà, U-Minh thượng, U-Minh hạ, v.v...Ông đã nhiều lần thi triển và trình bày sự ảo diệu của Hồng-Gia Quyền, khiến nhiều người ngưỡng mộ và cảm phục tặng ông danh hiệu "Ma Vân Thủ" (ý nói quyền pháp ẩn hiện như mây vờn, sóng lượn), một kỹ thuật tối cao của quyền thuật ngay cả những cao thủ trong làng võ lâm Trung-Hoa từng nghe nói đến, nhưng chưa được hân hạnh chân-diện-mục.

Hiện nay tại quê nhà, danh hiệu Hồng-Gia Việt-Nam đã được nhiều người biết đến. Mười ba quận tại đô thành, là nơi 13 trung tâm huấn luyện của Hồng-Gia Việt-Nam đang luân phiên hoạt động. Lục tỉnh miền Tây, là sáu chi nhánh của giòng phái đang vươn mình lớn mạnh. Tại Hoa-Kỳ, ngoài trụ sở Tổng-Ðàn đặt tại thị xã Westminster, còn có sân tập của anh Chương tại San Jose, và ở Washington D.C. sẽ có thêm võ đường của anh Lê-Văn-Trí. Kế đến là Pháp, Ðức, Úc, Gia-Nã-Ðại là những nơi có đông đảo người Việt sinh sống đều có những sinh hoạt của Hồng-Gia Việt-Nam. Và trong tương lai rất gần Hồng-Gia Việt-Nam hy vọng cũng sẽ góp mặt tại Palaguan, Phi-Luật-Tân. Nơi có trên 2,000 người Việt tị nạn qua sự vận động của Hội-Ðồng Giám-Mục Phi, đã được chính quyền nước này cho phép định cư.

Ngày nay, trên huy hiệu của giòng phái, ba chữ La-Phù-Sơn đã được gắn liền với sinh mệnh của Hồng-Gia Việt-Nam, như biểu hiện cho tinh thần "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc này. Một dân tộc tuy nhỏ bé hiếu hòa nhưng bất khuất và hào hùng. Suốt giòng lịch sử đã dung hòa được Tam giáo để tiếp nhận những tinh túy của văn hóa Hán tộc, từ đó kết hợp với những nét đặc thù của văn hóa dân tộc để chế biến thành một lợi khí sắc bén trong công cuộc lập quốc, trấn quốc và kiến quốc, xứng đáng được những nước đồng văn nghiêng mình nể trọng, kiêng dè như một văn hóa chi bang!


(Khổng Trung Linh - Hồng Gia Việt Nam)
 
Hồng Gia là một phái lớn trong thập đại danh gia của võ lâm Trung Quốc (Hồng, Lưu, Lý, Thái, Mạc, Phật...). Hồng Gia thuộc dòng nội gia còn gọi là La Phù Sơn Huyền Công, khác với Hồng quyền của Hồng Hy Quan thuộc ngoại gia, vốn chủ trương “trong cương có nhu”.

Hồng Gia Quyền đi theo xu hướng “trong nhu có cương, trong sự mềm mại của bông gòn có sắt thép”.

Hồng Gia truyền đến Việt Nam hơn nửa thế kỷ, và đã đồng hóa trở thành Hồng Gia Việt Nam. Người nhận lãnh trọng trách chưởng môn là võ sư Lý Hồng Thái, hiện đang định cư ở Mỹ. Vừa trở vê VN, chưa kịp nghỉ ngơi ông đã có một buổi xêmina dành cho cao đồ và các bằng hữu.

Những điều ông nói thật khó cảm nhận đối với nhiều người vốn mang nặng lý tính. Thế nhưng ông không nói suông mà đã chứng minh thế nào là “quên bỏ hết để trở về gốc, đến không còn vướng bận, không còn trụ vào đâu nữa, đi ngược với lẽ thông thường, thay vì tích trữ ta xả bỏ”. Với động tác rũ cốt, ông biến mình thành “bộ xương”, không cầu sinh, không cầu tử. Người môn đồ lấy hết sức bình sinh đấm vào bên phải “bộ xương” đó thì bên trái đòn tự động bật đánh lại, đánh bên trên thì bên dưới bật đá ra.

Đánh chậm nó phản đòn chậm, đánh nhanh nó phản đòn nhanh. Thoắt cái, ông trở về trạng thái bình thường, và chậm rãi giải thích: “Thật ra nó không lo tự vệ cũng như có ý định đánh lại ta, trái lại nó nương vào ta, nhờ ta động mà nó sống. Sự phản đòn của nó là hoàn toàn tự nhiên, không tính toán, không chiêu thức”.

Võ sư Lý Hồng Thái là bậc kỳ tài võ thuật. Ông đã đi khắp thế giới và “lâm sàng” với nhiều môn phái. Các tạp chí võ thuật nổi tiếng như Kung Fu, Karate Bushido, Black Belt... ở nước ngoài đều có những bài viết trang trọng về ông. Ông cũng đã tìm về La Phù Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) để nhận chân lại nguồn gốc. Tuy nhiên môn Huyền công một thời vang bóng giờ đã lụi tàn. Thời gian như bóng câu, cái gì không được gìn giữ thì sẽ nhanh chóng mai một, thất truyền. “Cũng may là dòng võ đặc dị này còn lưu giữ tại Việt Nam”.

...Ngày ấy là một buổi sáng mùa xuân, tiết trời Hà Nội hãy còn lạnh buốt. Bên trong một trang viên có một cậu bé ốm yếu, tính mạng đang lâm vào tình trạng thập tử nhất sinh. Một hán tử xuất hiện dùng thuật châm cứu kịp thời cứu sống đứa bé. Và trang hán tử đó đã nhận đứa bé làm dưỡng tử đưa về Tàu chạy chữa, với lời hứa: “Ba năm sau lên núi La Phù, xem sự sống chết của đứa trẻ ra sao”.

Người hán tử trung niên ấy chính là sư phụ Lý Văn Tân, chưởng môn của thánh địa La Phù Sơn. Đứa bé ấy chính là cháu bôn đời của cụ Tam nguyên Yên Đô Nguyễn Khuyến, người sau này khai sáng môn Hồng Gia Việt Nam, có tên là Nguyễn Mạnh Đức. Như một cơ duyên, cậu bé Nguyễn Mạnh Đức theo thầy tu tập ròng rã hơn hai mươi năm trên sơn động.
La Phù Sơn, nằm giữa Quảng Châu và Huệ Châu, trước thời nhà Đường, vùng này thuộc đất Giao Chỉ. Tương truyền tại núi La Phù nửa đêm có thể nhìn thấy mặt trời. Núi có hai lầu đá, chùa Diên Tường ở lầu nam, động Chu Minh ở phía sau Xung Hư quán, được coi là động thứ bảy của cõi bồng lai. Sau quán Xung Hư có đàn Triều Đẩu (đàn ngắm sao) của Chu Minh chân nhân. Vùng này nghe có nhiều đan sa, nên Cát Hồng đời Đông Tấn thích phép đạo dẫn thần tiên, đã đưa gia đình về đây để luyện tiên đan hòng cầu trường sinh bất tử. Ngọn núi này cũng là nơi xuất phát môn phái Hồng Gia Quyền - Huyền công La Phù Sơn.

Ngày xuống núi, Nguyễn Mạnh Đức không những tinh thông Thập bát ban võ nghệ, còn am tường dịch học, y lý và và nắm vững toàn khâu bộ Thái Ât chân kinh.

Hồng Gia Quyền được truyền bá và đón nhận nồng nhiệt tại Việt Nam. Có thể do những chiêu thức kỳ ảo biến hóa khôn lường như Ma vân thủ, hay ở bộ pháp linh hoạt tuyệt diệu của Địa đàng công, hoặc ở phần tâm pháp Xả kỷ tùng nhân, Tiên ưu hậu lạc... là hấp lực lôi kéo mọi người đến với Hồng Gia.

Khi chuyên cần luyện tập nội công và quyền pháp Hồng Gia, người luyện sẽ khám phá được sức vận chuyển âm thầm của ngũ hành, hiểu được thế nào là “nước mềm làm mòn đá cứng” để thấu triệt nguyên lý lấy nhu thắng cương. Khi áp dụng vào tấn pháp có thể đạt đến trạng thái cực tĩnh để quán thông được nhất cử, nhất động của đối phương. Đây cũng là cái tĩnh của bậc hiền nhân khi tâm tư đã lắng đọng để giao hòa cùng thiên nhiên nhiên, vạn vật.

Võ sư Lý Hồng Thái đã tiếp nhận toàn bộ tuyệt kỹ từ tay sư phụ và cũng là thân phụ ông truyền lại. Với trách nhiệm xiển dương dòng phái, ông đã ngày đêm miệt mài mang những tinh hoa võ học của người xưa “phổ” lại cho người Việt Nam. Tại Mỹ, ngoài trụ sở Tổng đàn đặt tại Westminster, còn có các sân tập tại San Jose, Washington D.C. Tại các nước Pháp, Đức, Úc, Canada là nơi có đông đảo người Việt sinh sống đều có những sinh hoạt của Hồng Gia Việt Nam. Đặc biệt, tại Belarus và Nga, Hồng Gia Quyền phát triển rất mạnh với sự truyền bá của võ sư Lâm Thành Khanh.

Dù phát triển ở đâu, trên huy hiệu của dòng phái, ba chữ La Phù Sơn được gắn liền với sinh mệnh của Hồng Gia Việt Nam, như một biểu tượng của tinh thần “uống nước nhớ nguồn” thấm nhuần tinh thần võ đạo dân tộc.

(Tuổi Trẻ Online)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên