Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
Trong thập đại hình tượng của Thiếu Lâm: Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Sư, Tượng, Mã, Hầu, Biêu thì Hầu (khỉ) được xếp ở hàng thứ 9. Ở một số tài liệu cho rằng trật tự này được sắp xếp theo vấn đề dễ thuộc. Nhưng cũng có một số tài liệu khẳng định sự sắp xếp trên chỉ ra một hệ thống từ thấp đến cao. Nếu sự khẳng định ấy là đúng thì Hầu quyền là loại Hình ý quyền dành cho một trình độ nhất định.
Chung quanh Hầu quyền cũng có không ít những giả thiết về sự ra đời của nó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính Ngô Thừa Ân đã cảm tác nhân vật Tôn Ngộ Không từ Hầu quyền và người xưa lại dùng tích Tôn Ngộ Không để đặt tên cho một số chiêu thức. Nghĩa là Hầu quyền ra đời trước Ngô Thừa Ân hay cụ thể là Tây Du Ký. Trong khi những ý kiến ngược lại cũng dựa trên một số chiêu thức để lập luận rằng Hầu quyền còn "trẻ hơn" Tôn Hành Giả rất nhiều. Dẫu sao, hiện nay trên thế giới Đại Thánh bát quái môn (xuất phát từ Hầu quyền) cũng đã phát triển thành một đại phái và Hồng Kông là nơi đặt tổng đàn của môn phái này.
Hầu quyền là một hệ thống quyền thuật mô phỏng đời sống, động tác và chiến thuật của loài khỉ giữa cộng đồng hoặc với các loài thú khác. Lấy các động tác nhảy, nhào lộn, chụp bắt làm sở trường, Hầu quyền đòi hỏi ở người sử dụng sự phối hợp nhịp nhàng của tay chân và thân pháp phải linh động nhẹ nhàng. Đặc biệt, các động tác của Hầu quyền đều phụ thuộc vào tính linh hoạt, nhạy cảm của đôi mắt. Xuất phát từ việc mô phỏng loài khỉ, người luyện Hầu quyền luôn hút môi lại khi thi triển công phu nên phải thở bằng mũi buộc người tập phải luyện thở. Ngoài ra, để uyển chuyển linh hoạt, bay nhảy, buộc người học Hầu quyền phải học cả khinh công và khí công.
Tinh tại nhãn
Khí tại khứu
Thần tại tâm
Không phải ai cũng được học loại Kung Fu quái chiêu này. Các quyền sư ngày xưa luôn chọn các đệ tử có vóc người nhỏ nhắn, mảnh khảnh phù hợp với các động tác nhào lộn, nhảy đá gọi chung là Tụy đường công để truyền thụ Hầu quyền. Hầu quyền triệt để áp dụng phương châm dĩ nhu thắng cương. Một số đích tấn công của Hầu quyền là các yếu huyệt như: Thái Dương, Mày Tâm, Tâm Hoa, Khí Môn, Đơn Điền làm cho Hầu quyền trở thành loại quyền thuật ác hiểm nhất nếu người sử dụng có một số vốn nội, khí công nhất định.
Bất kỳ một hảo thủ nào khi trúng phải một chiêu Hầu tử thu đào (khỉ hái đào) vào hạ bộ thì nhẹ nhất là bất tỉnh và khả năng mất mạng là gang tấc. Hoặc cũng tương tự như chiêu này nhưng đích đến là mắt hoặc lộ hầu thì cũng khó lường được hậu quả. Một sát chiêu khác là Đại Thánh đổ đơn lò mô phỏng tích Tôn Ngộ Không bé nhỏ, khi đại náo Thiên Cung đã nhảy lên lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân mà lật cái khối nghìn cân ấy xuống. Để sử dụng chiêu này, các cao thủ nhanh như cắt sử dụng khinh công nhảy lên vai, ôm cổ đối thủ bẻ mạnh rồi lộn ngược ra sau.
Hầu quyền chân truyền ngày nay rất ít được biết đến. Ngày xưa tại vùng Chợ Lớn có một cao thủ Hầu quyền và là đệ tử của Đại thánh bát quái môn tên là Trần Lâm. Ông ta đã qua đời và có truyền nhân duy nhất hiện 64 tuổi, quái kiệt: Trần Cẩu đang sống tại Nhơn Nghĩa Đường. Những dịp thưởng ngoạn nghệ thuật Lân, Sư, Rồng của Nhơn Nghĩa Đường, người hâm mộ thường được xem Trần Cẩu múa Hầu Quyền. Tất nhiên, để mua vui nên ông đã pha tạp một số động tác của khỉ để làm trò. Điều này đã gây không ít lời đàm tiếu cho rằng đó chỉ là trò khỉ mà thôi. Nhưng đó là múa Lân, là mua vui. Còn một điều không thể không thừa nhận, người đàn ông câm điếc có tên Trần Cẩu ấy có một sở học khá cao thâm về Hầu quyền.
Chung quanh Hầu quyền cũng có không ít những giả thiết về sự ra đời của nó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính Ngô Thừa Ân đã cảm tác nhân vật Tôn Ngộ Không từ Hầu quyền và người xưa lại dùng tích Tôn Ngộ Không để đặt tên cho một số chiêu thức. Nghĩa là Hầu quyền ra đời trước Ngô Thừa Ân hay cụ thể là Tây Du Ký. Trong khi những ý kiến ngược lại cũng dựa trên một số chiêu thức để lập luận rằng Hầu quyền còn "trẻ hơn" Tôn Hành Giả rất nhiều. Dẫu sao, hiện nay trên thế giới Đại Thánh bát quái môn (xuất phát từ Hầu quyền) cũng đã phát triển thành một đại phái và Hồng Kông là nơi đặt tổng đàn của môn phái này.
Hầu quyền là một hệ thống quyền thuật mô phỏng đời sống, động tác và chiến thuật của loài khỉ giữa cộng đồng hoặc với các loài thú khác. Lấy các động tác nhảy, nhào lộn, chụp bắt làm sở trường, Hầu quyền đòi hỏi ở người sử dụng sự phối hợp nhịp nhàng của tay chân và thân pháp phải linh động nhẹ nhàng. Đặc biệt, các động tác của Hầu quyền đều phụ thuộc vào tính linh hoạt, nhạy cảm của đôi mắt. Xuất phát từ việc mô phỏng loài khỉ, người luyện Hầu quyền luôn hút môi lại khi thi triển công phu nên phải thở bằng mũi buộc người tập phải luyện thở. Ngoài ra, để uyển chuyển linh hoạt, bay nhảy, buộc người học Hầu quyền phải học cả khinh công và khí công.
Tinh tại nhãn
Khí tại khứu
Thần tại tâm
Không phải ai cũng được học loại Kung Fu quái chiêu này. Các quyền sư ngày xưa luôn chọn các đệ tử có vóc người nhỏ nhắn, mảnh khảnh phù hợp với các động tác nhào lộn, nhảy đá gọi chung là Tụy đường công để truyền thụ Hầu quyền. Hầu quyền triệt để áp dụng phương châm dĩ nhu thắng cương. Một số đích tấn công của Hầu quyền là các yếu huyệt như: Thái Dương, Mày Tâm, Tâm Hoa, Khí Môn, Đơn Điền làm cho Hầu quyền trở thành loại quyền thuật ác hiểm nhất nếu người sử dụng có một số vốn nội, khí công nhất định.
Bất kỳ một hảo thủ nào khi trúng phải một chiêu Hầu tử thu đào (khỉ hái đào) vào hạ bộ thì nhẹ nhất là bất tỉnh và khả năng mất mạng là gang tấc. Hoặc cũng tương tự như chiêu này nhưng đích đến là mắt hoặc lộ hầu thì cũng khó lường được hậu quả. Một sát chiêu khác là Đại Thánh đổ đơn lò mô phỏng tích Tôn Ngộ Không bé nhỏ, khi đại náo Thiên Cung đã nhảy lên lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân mà lật cái khối nghìn cân ấy xuống. Để sử dụng chiêu này, các cao thủ nhanh như cắt sử dụng khinh công nhảy lên vai, ôm cổ đối thủ bẻ mạnh rồi lộn ngược ra sau.
Hầu quyền chân truyền ngày nay rất ít được biết đến. Ngày xưa tại vùng Chợ Lớn có một cao thủ Hầu quyền và là đệ tử của Đại thánh bát quái môn tên là Trần Lâm. Ông ta đã qua đời và có truyền nhân duy nhất hiện 64 tuổi, quái kiệt: Trần Cẩu đang sống tại Nhơn Nghĩa Đường. Những dịp thưởng ngoạn nghệ thuật Lân, Sư, Rồng của Nhơn Nghĩa Đường, người hâm mộ thường được xem Trần Cẩu múa Hầu Quyền. Tất nhiên, để mua vui nên ông đã pha tạp một số động tác của khỉ để làm trò. Điều này đã gây không ít lời đàm tiếu cho rằng đó chỉ là trò khỉ mà thôi. Nhưng đó là múa Lân, là mua vui. Còn một điều không thể không thừa nhận, người đàn ông câm điếc có tên Trần Cẩu ấy có một sở học khá cao thâm về Hầu quyền.