Tàng Hình

Hoàng Lê Vĩnh Hưng
(hungmk)

Thành viên danh dự
Hôm trước(khoảng 1 tháng) mới nhìn thấy VN express post một bài (http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/02/3B9C4CFC/)
về áo tàng hình của Nhật nhưng tuần trước vừa đi xem một triển lãm về kĩ thuật mới của Mi thì thấy một chỗ đang trưng bày một lọai chất liệu vải đặc biệt(được cho biết là có thành phần tổng hợp từ thiên nhiên, chứ không phải nhân tạo). Loại vải này hoạt động gân giống cáp quang, truyền ánh sáng từ đằng sau ra đằng trước(coi như bẻ cong ánh sáng). truyền hình ảnh khá sắc nét từ phía sau áo nên gần như tàng hình vậy. Ứng dụng của áo này nghe nói sẽ chủ yếu cho quân sự, nó có một băng video về người mặc áo này trên các nền tự nhiên khác nhau, kết quả là phải tinh mắt mới nhận ra được, chất liệu này khá nhẹ và khá bền(theo lời bọn nó) nhưng không chống dính cao nên dễ bị vết.
Ai co biet them ve chat lieu nay xin bo sung them.
 
Ông anh đặt ra câu hỏi khó quá, kho mà trả lời dc, vì thực sự là bẻ cong ánh sáng là 1 khái niêm khó, cũng như khái niệm di chuyển tức thời, đến nay đã có thể di chuyển dc 1 proton từ đây sang kia nguyên vẹn, nhưng để ứng dụng vào đời sống thì còn lâu.
 
Một trong những giả thuyết về tàng hình gần đây được ứng dụng trong film 007 mà chiếc xe của James Bond và mọi vật bên trong trở nên không nhìn thấy được bằng mắt thường. Theo em , có thể giả thuyết đó tập trung vào việc biến vật thể thành một máy phát sóng tạo nên nhưng bức tường sóng có khả năng bẻ cong ánh sáng ( bằng phản xạ hay khúc xạ ??? ) và do đó khiến mắt người không thể thấy được ...

Em cũng chỉ bình loạn đại như thế thui chứ cũng không có căn cứ hay bằng chứng xác thực :razz: ....

Thân
 
Theo ý em hiểu thì đâu fải là chuyển dời photon mà bẻ ánh sáng theo 1 hướng khác đấy chứ? Tức là nghiêng về fần Quang hình hơn là quang lí!
 
Bẻ cong ánh sáng thì có gì mà khó, nó chính là công nghệ dùng trong cáp quang đấy, không phải bẻ cong thì là gì.
Bẻ cong ở đây có nghĩa đúng là quang hình, dùng hiện tượng phản xạ toàn phần của ánh sáng, các chú đã bao giờ nhìn thấy trong ống nhòm người ta không bao giờ dùng gương để phản xạ ánh sáng, mà dùng lăng kính trong suốt để làm phản xạ chưa (lăng kính không cần tráng thủy ngân, nhưng có chất lượng hơn gương nhiều vì không có 2 lớp như mặt gương nếu gương tráng mặt sau). Cho nên trong các thiết bị quang học người ta ưa dùng lăng kính phản xạ toàn phần hơn.
À có mấy cái đèn hoa của trung quốc mà ta hay gọi là ống dẫn sáng chính là bẻ cong ánh sáng đấy.
Có điều công nghệ tàng hình của thằng nhật bản nằm ở cái việc che đậy thật khéo để mình không nhận ra cái vòi dẫn sáng, đấy mới là cái giỏi của nó, thực chất thì nhật chẳng nghĩ ra cái gì mới đâu, chỉ giỏi cải tiến thôi, bất kì nhật làm cái gì từ xưa đến nay cũng thế, đều chỉ giỏi cải tiến nhờ việc mua bằng phát minh, chứ nó có biết phát minh ra cái gì đâu.
 
Ừ đúng rồi thằng Mĩ phát minh ra ý tưởng tàng hình ấy mà. Chú Nhật nâng cấp lên thành video(truyền hình trực tiếp) chú Mĩ thì dùng cáp quang thế hệ mới.
 
Hôm nọ em cũng có dịp tháo tung và nghiên cứu cái ống nhòm! Bao gồm 1 cai thấu kính có tiêu cự lớn(vật kính) sau đó là có 2 cái lăng kính đc xếp so le và có 2 đáy song song với nhau tiếp đó(cả 2 đèu ko tráng bạc) là 1 hệ thấu kính có tiêu cự rất lớn(thị kính, hệ này rất phức tap, hình như fải có đen 3 cái thấu kính như thế thì fải) sau đó tất nhiên là có cả mắt mình nữa! Ống nhòm Tàu nhưng nhìn khá tốt nhung có 1 số kí hiệu mà em ko hiểu: 8 nhân22, Field 7*, 123m/1000m!
 
Vừa thấy có công nghệ đã có ngay ứng dụng, đúng là bọn Nhật bủn này giỏi thật

Tokyo+12.jpg

tokyo+13.jpg

Tokyo+14.jpg

tokyo+15.jpg

Tokyo11.jpg
 
Em không xem được cái nào là làm sao hả anh Thắng? Anh cứ attach luôn lên đây cho gọn.
 
Nguyen Tat Thanh đã viết:
Hôm nọ em cũng có dịp tháo tung và nghiên cứu cái ống nhòm! Bao gồm 1 cai thấu kính có tiêu cự lớn(vật kính) sau đó là có 2 cái lăng kính đc xếp so le và có 2 đáy song song với nhau tiếp đó(cả 2 đèu ko tráng bạc)

Tại sao lại phải có 2 cái đấy, sao ống nhòm không thẳng đuỗn ra mà lại gấp khúc như thế các bạn có biết không? Vì ảnh qua ông nhóm (ống nhòm thực chất là dạng kính thiên văn loại nhỏ) nếu chưa chỉnh sẽ là ảnh lộn ngược theo nguyên lý tạo ảnh. Vì vậy nếu không có 2 lăng kính có tác dụng như gương này bạn sẽ thấy người lộn tu cắm đầu xuống đất, đi sang trái thì ảnh nó đi sang phải. Vì vậy tác dụng của 1 cái lăng kính là chỉnh trên dưới, 1 cái chỉnh trái phải.
 
Bác Tuấn giải thích (vẽ hình được thì tốt ạ) thêm một chút cho em được không ạ ? Em vẫn chưa hiểu tại sao cần 2 cái lăng kính làm cho hết lộn tu làm gì. Mỗi mắt nhìn vào một cái ống nhòm thời cổ lai hy (mỗi cái có một ống rút ra rút vào :) ) cũng làm ống nhòm được mà ạ ?

Làm ống nhòm gấp khúc còn có một tác dụng khác là tăng độ sâu của ảnh thì phải :) Khoảng cách giữa 2 ống của ống nhòm quân sự thường lớn hơn khoảng cách của ống nhòm dân sự.
 
Khoang cach giua 2 ong la do khoang cach cua 2 mat thoi! Anh Tuấn thử nói về ý nghĩa các thông số đc ko ?
 
Có hình đây
Ở cái hình 1 anh vẽ thử qua cái mô hình của một cái kính thiên văn. Một cái kính thiên văn kiểu Galile trên bao giờ cũng có một kính vật có tiêu cự lớn để tạo ảnh nguợc chiều tại tiêu điểm và một thị kính có tiêu cự nhỏ thực chất là một kính lúp phóng đại ảnh thật của vật kính.
Cái lăng kính phản xạ vuông góc ở đây có tác dụng làm nguời xem đỡ mỏi cổ vì không phải quan sát ngửa cổ lên trời, hơn nữa nó làm vật thể không bị cắm đầu xuống đất, tuy nhiên ảnh vẫn bị lệch trái phải. Rõ ràng nếu không dùng lăng kính thì bạn thấy mũi tên sẽ ở phía dưới của mắt, ảnh sẽ bị lộn tu, còn qua lăng kính thì không vậy.

Cũng vẽ luôn cả hệ lăng kính trong ống nhòm. Ở hình 2 ở dưới ta thấy qua 1 lăng kính thì ảnh sẽ được đảo 1 chiều (ví dụ trên dưới), nếu có 2 lăng kính mà xếp vuông góc nhau thì sẽ đảo nốt chiều kia (trái phải).
Nói tóm lại cứ xếp vuông góc nhau như hình trên thì dù ở vị trí nào (ví dụ ống nhòm có thể để nghiêng hay thẳng) nó vẫn chỉnh được cả 2 chiều trên dưới và trái phải.

Qua các ứng dụng trên ta thấy được vai trò của lăng kính, nó tốt hơn dùng gương phản xạ vì nếu dùng gương phản xạ tráng mặt sau thì theo kinh nghiệm làm kính của anh bao giờ nó cũng tạo ra 3 ảnh (vì gương bao giờ cũng có độ dày), trong đó 1 ảnh rõ và 2 ảnh rất mờ, gây nhiễu cho mắt người.
 

Đính kèm

  • dothi.jpg
    dothi.jpg
    32.6 KB · Xem: 84
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái ống nhòm thời cổ la hy mà Linh nói thì một là nó cấu tạo bằng cách tạo ra sự lộn tu 2 lần, có nghĩa là thêm một thấu kính vật tạo ảnh thật nữa, 2 là người ngày xưa chấp nhận nhìn lộn tu :D

Anh không hiểu "tạo độ sâu của ảnh" mà Linh nói là gì.

Các thông số mà thành đề cập liên quan đến độ bội giác G, tỉ lệ độ mở (độ sáng) đường kính kính vật/ tiêu cự, v.v.. một cái kính thông thường thường có các thông số như vậy..
Còn đây là hình 2, giải thích độ lộn tu từ 1 lăng kính như kiểu trong ống nhòm
 

Đính kèm

  • dothi2.jpg
    dothi2.jpg
    18.2 KB · Xem: 79
Thế còn 123m/1000m thì ý nghĩa là gì hả anh? Đừng nói với em là khoảng cách nhìn rỏ nhé, vì em thấy đc cả những vật trong khoang 1-2m! Hình như lăng kính ko fải de tránh tình trạng lộn tu đâu anh ạ, theo em nghĩ là nó chỉ để thay cho gương thôi!
 
123m và 1000m là phạm vi nhìn rõ của ống nhòm, có nghĩa là ống nhòm phải thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho tầm nhìn ảnh cuối cùng thấy được các vật rõ gần nhất là 123m và rõ xa nhất là 1000m.
Chán em, lăng kính ống nhòm không phải tránh lộn tu thì anh vẽ mấy cái trên nhìn mà không hiểu à, cả lý thuyết và thực hành em đều chưa rõ ràng lắm thì sao nói thế được:D, không tin cứ thử tháo mấy cái lăng kính đó ra xem, rồi nhìn xem cuộc đời có bị lộn tu hết cả lại không:D
Mà không thì thằng ống nhòm nó làm thêm cái gương lăng kính đấy để thừa à, cái này thì anh sure 100% vì chính anh đã từng làm mấy cái vớ vẩn này:D
 
Ve fan lang kinh thi em cung ko chac lam vi em cung chua lam 1 cai ong nhom bao gio nhung con fan giai thich thong so thi chac la anh nham roi! Vi em thay em nhin dc ca nhung vat o cach mat khoang 2m(tat nhien la bang ong nhom!)
Cai ong nhom cua em la loai du lich nen no fai tiet kiem toi da ve kich thuoc nen giua vat kinh va thi kinh la bi gap khuc, neu bo lang kinh ra thi chac chan la se chang nhien thay gi! Ma em thay cung co loai ong nhom du lich, ong thang, ko co chỗ cho lăng kinh mà nhìn vẫn bt, anh giai thich thế nao? Theo em nghi lang kinh chi la de thay cho guong chu ko the lam anh dich trai hay sang fai dc!
 
Nó ghi thế mà ống nhòm em vẫn nhìn kĩ ở vật 2m thì là ống nhòm em là ống nhòm đểu:D, hoặc làm không theo thông số.
Loại ống nhòm thẳng không gấp khúc như anh nói trên là nó gồm 2 kính vật, sẽ đảo chiều 2 lần, như vậy không cần gương nữa (như vậy sẽ đảo cả trái phải trên dưới), tuy gọn nhẹ nhưng loại này có độ phóng đại kém. Loại phức tạp thì nó dùng hệ trong đó có gương cầu thay vì thấu kính, như vậy ống vẫn thẳng. Còn loại ống nhòm bình thường mà chúng ta vẫn thấy như kiểu quân sự của Nga, hay của Trung Quốc thì nguyên lý hoàn toàn như anh nói ở trên.
Tất nhiên lăng kính là dùng như gương vì nó áp dụng hiện tượng phản xạ toàn phần, thế theo em nó làm gấp khúc để cho gọn?:D, mà nếu không đảo chiều thì nó dùng gương để làm gì :D. Còn tác dụng đảo chiều do gương thì như anh đã phân tích ở trên.
 
:eek: Anh Tuấn vẽ thế thì may ra chỉ có anh với chúa mới hiểu nổi :))

Vừa mới ôn lại phần lăng kính để thi học kì ii mà chẳng còn nhớ gì cả T_T Hình như có lần bác Hàm kể người ta thường dùng lăng kính thay vì gương trong ống nhòm để .. để ... quên thật rồi :") Đại khái là lăng kính phản xạ toàn phần có hai mặt phản xạ, còn gương chỉ có một? Dùng hai lăng kính là để ảnh ko bị lộn ngược, lộn trái-phải. Với cả gương tráng mặt sau của tấm kính thì ánh sáng bị khúc xạ có ảnh hưởng đến độ nét/ chính xác của ảnh ko nhỉ :-?

anh Linh đã viết:
Làm ống nhòm gấp khúc còn có một tác dụng khác là tăng độ sâu của ảnh thì phải Khoảng cách giữa 2 ống của ống nhòm quân sự thường lớn hơn khoảng cách của ống nhòm dân sự.

Em nghĩ ống nhòm gấp khúc chỉ để vừa hai cái lăng kính vào thôi :p, còn để tạo độ sâu thì bác Encarta có nói là đã có hai ống kính. Thôi thì đã lôi bác Encarta vào thì quote luôn một thể:

- Ko nhất thiết cần phải có lăng kính trong ống nhòm.
- Nhờ có lăng kính có thể rút ngắn chiều dài của ống. Loại ống nhòm của các chú thủy thủ, hải tặc ngày xưa thẳng + rõ là dài vì ko có lăng kính.
- Hai ống càng cách xa nhau thì độ sâu của ảnh càng lớn.
 

Đính kèm

  • bino.jpg
    bino.jpg
    30.9 KB · Xem: 57
Chỉnh sửa lần cuối:
Cám ơn em Nhung, nếu sau này thi vào ngành sư phạm thì chắc chắn là em đỗ trước anh :p.

Cái ống của thủy thủ dài vì nó dùng 2 lần kính vật tạo ảnh thật 2 lần (thay cho gương để tránh lộn tu và trái phải) trước khi dùng thị kính nên nó phải dài để vẫn duy trì được độ phóng đại :D
 
Back
Bên trên