Lưu Văn Phong
(phong_robin)
New Member
Một mình lang thang đi dạo quanh hồ Văn Quán của thành phố Hà Đông vào một buổi chiều mát mẻ, bất giác mình lại nhớ đến thuyết tương đối của Albert Einstein. Lững thững vừa đi vừa hình dung ra những gì mình đã được biết về thuyết tương đối của một nhà khoa học vĩ đại, người mà mình vô cùng ngưỡng mộ. Và từ những giây phút miên man, mơ mộng đó mình đã tưởng tượng ra rất nhiều thứ kỳ quặc và buồn cười.
Einstein nói rằng vũ trụ có hạn nhưng không có biên giới và vũ trụ chỉ là một màn trời đêm đen kịt như vậy. Mình phải hiểu điều này như thế nào đây?! Từ trước tới giờ chưa có bất cứ một ai biết được vũ trụ rộng lớn nhường nào, kích cỡ của nó ra sao. Vũ trụ là bất tử! Einstein cũng đã từng nói như vậy. Vũ trụ được hình thành sau vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỷ năm trước. Đây là điều mà các nhà khoa học đã nói. Trước khi vụ nổ Big Bang xảy ra thì vũ trụ đã co lại thành một khối, trong đó thời gian và không gian là vô hạn. Vụ nổ Big Bang hình thành nên vũ trụ, vũ trụ bao gồm nhiều thiên hà, và những thiên hà này đang ngày càng cách xa nhau. Điều đó chứng tỏ vũ trụ đang giãn nở. Nó giãn nở đến đâu, khi nào thì hết giãn nở và các thiên hà sẽ trôi về đâu trong màn đêm đen sâu thẳm của vũ trụ thì không ai có thể biết được. Có bao nhiêu vì tinh tú trong vũ trụ? Câu hỏi này chẳng khác gì khi ta hỏi xem có bao nhiêu hạt cát trong sa mạc Sahara.
Vì chẳng có ai biết vũ trụ rộng lớn như thế nào nên người ta cho rằng kích cỡ của vũ trụ bằng 0. Tức là vũ trụ không có kích cỡ! Còn khối lượng của vũ trụ thì sao? Khối lượng của vũ trụ thì bằng vô cùng. Nghĩ đến đây Phong mới băn khoăn một điều là: giả sử coi vũ trụ là một quả bóng thật to. Nếu ta nằm trong quả bóng đó thì đúng là tối om. Bước tiếp theo ta sẽ bơm không khí vào bên trong quả bóng, giả sử đó là khí hydro, giống như khí trong vũ trụ. Sau đó ta sẽ cho một nắm cát vào bên trong quả bóng. Hãy cứ hình dung mỗi một hạt cát là một hành tinh. Tiếp theo ta cho một vài mẩu đất nhỏ, những mẩu đất này có khả năng phát sáng. Hãy coi chúng như là các mặt trời đi. À, còn phải cho thêm một ít khói xanh, đỏ, tím, vàng cho nó giống tinh vân. Bây giờ ta đã có một vũ trụ thu nhỏ theo trí tưởng tượng rồi. Nhưng có một điều chúng ta đều thấy đó là: bên ngoài quả bóng là một thế giới khác. Vậy bên ngoài vũ trụ là cái gì? Người phương Tây tưởng tượng Chúa là người đã tạo ra vũ trụ. Chính Chúa là người đã nặn ra các hành tinh, nặn ra trái đất, nặn ra cây cối và con người. Thế đấy! Chính vì sự bất lực trong việc khám phá vũ trụ nên con người đành nghĩ đại ra một đấng siêu nhiên đã tạo ra thế giới tự nhiên này.
Trong vũ trụ tồn tại 2 dạng vật chất. Đó là chất vô cơ và chất hữu cơ. Chất vô cơ là chất khí, là sỏi đá, là đất cát… Còn chất hữu cơ chính là nguồn gốc của sự sống trên trái đất và có thể là sự sống ở đâu đó trong vũ trụ mênh mông này. Có một điều có lẽ ít người biết. Đó là chất hữu cơ trên trái đất không phải tự sinh ra trên trái đất, mà nó được mang đến từ một nơi nào đó trong vũ trụ. Trái đất đã được hình thành bằng sự va đập và bồi đắp của các thiên thể nhỏ trong vũ trụ. Giống như khi ta nặn một quả bóng bằng đất vậy. Nhiều miếng đất nhỏ chồng lên nhau, dính vào nhau sẽ tạo thành một quả bóng bằng đất thật to. Các nhà khoa học dự đoán rằng chất hữu cơ trên trái đất đã được một sao chổi mang tới. Sao chổi này xuất phát từ đâu thì không ai biết, nhưng có điều điểm dừng của nó là ở trái đất. Nó đã đâm vào trái đất của chúng ta. Khi núi lửa phun trào hàng nghìn năm và sau đó là mưa cũng trong hàng nghìn năm luôn. Chất hữu cơ gặp nước và sự sống bắt đầu từ đó. Con người đã luôn tự hỏi mình rằng: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta ở đây làm gì? Và chúng ta sẽ đi về đâu? Những câu hỏi này thật khó trả lời đúng không?
Bây giờ Phong sẽ nói sang vấn đề về không gian. Einstein đã nói rằng không gian và thời gian là tương đối. Trước hết tại sao không gian lại là tương đối? Nó tương đối vì không gian sẽ được cảm nhận khác nhau nếu những người quan sát nó đứng ở những vị trí khác nhau. Ví dụ: bạn của Phong ngồi trên xe ô tô, còn Phong thì đứng ở ngoài để quan sát chiếc ô tô đó chuyển động. Giả sử ô tô đó chạy với vận tốc 60 km/h và cửa ô tô được thiết để Phong có thể nhìn được vào bên trong chiếc xe ô tô đó. Bạn của Phong sẽ vo viên một mảnh giấy lại và thả mảnh giấy đó từ trần xe xuống sàn. Bạn của Phong ngồi trên xe ô tô sẽ chỉ thấy mảnh giấy đó rơi xuống sàn ô tô mà thôi. Anh ấy sẽ không thấy được điều mà Phong đã thấy. Đó là từ lúc mảnh giấy được thả, cho đến khi nó rơi xuống sàn thì nó đã đi được một khoảng cách, ví dụ là 2 mét so với mặt đường rồi. Không gian bên trong ô tô và không gian ở bên ngoài ô tô đã tạo ra cho Phong và bạn của Phong 2 cảm nhận khác nhau. Thế mới nói không gian là tương đối.
Không gian còn có thể bị làm lõm nữa cơ! Theo như thuyết tương đối của Einstein thì khi trái đất quay nó sẽ làm lõm phần không gian nằm bên dưới nó và kéo thời gian xung quanh trái đất đi nhanh hơn. Không gian theo thuyết tương đối của Einstein thì gồm có 4 chiều, trong đó thời gian chính là chiều thứ tư. Nghĩ đến đây thì Phong tự dưng bật cười khi hình dung ra cảnh tượng mình có thể dắt theo thời gian như dắt chó, dắt mèo.
Vậy thời gian là gì? Tại sao nó lại là tương đối? Trước hết xin hãy lắng nghe suy nghĩ của Phong về thời gian. Tại sao chúng ta lại cảm nhận được thời gian? Thời gian từ đâu mà có? Chúng ta cảm nhận được thời gian là vì có sự chuyển động và có sự thay đổi. Khi mặt trời mới ló rạng ở đằng Đông chúng ta đoán ngay rằng: Ừm, có lẽ bây giờ là 5 giờ sáng. Và khi mặt trời ở trên đỉnh đầu của chúng ta, chúng ta sẽ nói là: 12 giờ trưa rồi ấy nhỉ. Còn khi mặt trời lặn ở đằng Tây, chúng ta có thể nói là: 6 giờ tối rồi, về chuẩn bị ăn cơm thôi. Thế đấy! Chúng ta cảm nhận được thời gian là do sự chuyển động của trái đất quanh nó và quanh mặt trời. Hãy giả sử rằng, chỉ có duy nhất trái đất trong vũ trụ mà thôi, sẽ không có mặt trời, không có mặt trăng, không có bất cứ một thứ gì khác ngoài trái đất. Trái đất dừng lại, nó không quay nữa. Khi đó giả sử bạn là người đứng trên bề mặt của trái đất thì bạn có thể cảm nhận được thời gian không? Bạn không cảm nhận được phải không? Bạn đừng buồn vì cũng sẽ chẳng có ai cảm nhận được đâu!
Con người là loài động vật bậc cao duy nhất trên trái đất này biết mình sẽ phải chết. Chính vì như thế nên mới có những người sống vội. Họ sống vội bởi vì họ muốn làm được tất cả những gì mà họ muốn. Những người này thường có cảm giác là mình sẽ chết nay mai. Và cuộc đời này thật là ngắn ngủi để họ có thể thực hiện được những dự định của mình. Chúng ta cần nhớ rằng: chúng ta làm việc để sống, chứ không phải sống để làm việc. Cuộc đời này còn có nhiều điều thú vị hơn thế! Còn có những người thì sống quá chậm chạp, lười biếng. Những người này thì cho rằng: đời người sống được là mấy. Thôi thì khi nào còn sống trên cõi đời này thì ta cứ vui chơi, nhảy múa, ăn chơi hưởng lạc cho nó sướng. Thế mới nói thành công hay thất bại đều là do thái độ sống và lối tư duy của từng người mà ra. Cuộc sống bận rộn với đầy rẫy những bon chen và lo toan mưu sinh đã khiến cho con người ta không còn có nhiều thời gian để tự nhìn lại mình và nhìn lại cuộc đời này với một cái nhìn vĩ mô.
Thời gian là tương đối theo cách giải thích rất đơn giản của Einstein là vì lý do sau đây. Chúng ta hãy xem ví dụ này của Einstein nhé! Khi một chàng trai ngồi cạnh người yêu của mình thì chàng ta sẽ có cảm giác rằng một giờ ngồi tâm sự với cô ấy nhanh như một phút vậy. Còn khi anh ta ngồi trên bếp lò nóng một phút thì đối với anh ta như là một giờ đã trôi qua.
Vũ trụ này thật là kỳ lạ! Hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp. Nó cứ luân hồi mãi như thế thôi. Những gì mà con người hiểu được về vũ trụ cuối cùng sẽ chẳng được là mấy. Giống như Phong hiện giờ đây. Sau khi đi được một vòng quanh hồ Văn Quán, Phong đã trở lại vị trí xuất phát. Thế đấy, con người đã hăm hở và vật vã đi tìm câu trả lời cho bí ẩn vũ trụ, và đến một lúc nào đó sẽ trở lại vạch xuất phát. Đến khi con người hiểu biết được 10% về vũ trụ thì khi đó mặt trời sẽ tắt, các hành tinh sẽ va đập vào nhau, vũ trụ sẽ như là mớ hỗn độn, co vào rồi lại nở ra. Và một thời kỳ mới của vũ trụ sẽ lại được bắt đầu! Nhưng không vì thế mà loài người chúng ta ngừng khám phá. Chúng ta vẫn từng ngày từng giờ hướng tầm mắt và suy nghỉ của mình ra ngoài không gian. Điều gì đã giúp cho loài người chúng ta tồn tại và phát triển như ngày hôm nay? Điều gì mà kỳ diệu vậy? Suy nghĩ một hồi Phong mới dám đưa ra ý kiến chủ quan của mình. Đó có thể là “tình yêu”. Có lẽ vậy!
Einstein nói rằng vũ trụ có hạn nhưng không có biên giới và vũ trụ chỉ là một màn trời đêm đen kịt như vậy. Mình phải hiểu điều này như thế nào đây?! Từ trước tới giờ chưa có bất cứ một ai biết được vũ trụ rộng lớn nhường nào, kích cỡ của nó ra sao. Vũ trụ là bất tử! Einstein cũng đã từng nói như vậy. Vũ trụ được hình thành sau vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỷ năm trước. Đây là điều mà các nhà khoa học đã nói. Trước khi vụ nổ Big Bang xảy ra thì vũ trụ đã co lại thành một khối, trong đó thời gian và không gian là vô hạn. Vụ nổ Big Bang hình thành nên vũ trụ, vũ trụ bao gồm nhiều thiên hà, và những thiên hà này đang ngày càng cách xa nhau. Điều đó chứng tỏ vũ trụ đang giãn nở. Nó giãn nở đến đâu, khi nào thì hết giãn nở và các thiên hà sẽ trôi về đâu trong màn đêm đen sâu thẳm của vũ trụ thì không ai có thể biết được. Có bao nhiêu vì tinh tú trong vũ trụ? Câu hỏi này chẳng khác gì khi ta hỏi xem có bao nhiêu hạt cát trong sa mạc Sahara.
Vì chẳng có ai biết vũ trụ rộng lớn như thế nào nên người ta cho rằng kích cỡ của vũ trụ bằng 0. Tức là vũ trụ không có kích cỡ! Còn khối lượng của vũ trụ thì sao? Khối lượng của vũ trụ thì bằng vô cùng. Nghĩ đến đây Phong mới băn khoăn một điều là: giả sử coi vũ trụ là một quả bóng thật to. Nếu ta nằm trong quả bóng đó thì đúng là tối om. Bước tiếp theo ta sẽ bơm không khí vào bên trong quả bóng, giả sử đó là khí hydro, giống như khí trong vũ trụ. Sau đó ta sẽ cho một nắm cát vào bên trong quả bóng. Hãy cứ hình dung mỗi một hạt cát là một hành tinh. Tiếp theo ta cho một vài mẩu đất nhỏ, những mẩu đất này có khả năng phát sáng. Hãy coi chúng như là các mặt trời đi. À, còn phải cho thêm một ít khói xanh, đỏ, tím, vàng cho nó giống tinh vân. Bây giờ ta đã có một vũ trụ thu nhỏ theo trí tưởng tượng rồi. Nhưng có một điều chúng ta đều thấy đó là: bên ngoài quả bóng là một thế giới khác. Vậy bên ngoài vũ trụ là cái gì? Người phương Tây tưởng tượng Chúa là người đã tạo ra vũ trụ. Chính Chúa là người đã nặn ra các hành tinh, nặn ra trái đất, nặn ra cây cối và con người. Thế đấy! Chính vì sự bất lực trong việc khám phá vũ trụ nên con người đành nghĩ đại ra một đấng siêu nhiên đã tạo ra thế giới tự nhiên này.
Trong vũ trụ tồn tại 2 dạng vật chất. Đó là chất vô cơ và chất hữu cơ. Chất vô cơ là chất khí, là sỏi đá, là đất cát… Còn chất hữu cơ chính là nguồn gốc của sự sống trên trái đất và có thể là sự sống ở đâu đó trong vũ trụ mênh mông này. Có một điều có lẽ ít người biết. Đó là chất hữu cơ trên trái đất không phải tự sinh ra trên trái đất, mà nó được mang đến từ một nơi nào đó trong vũ trụ. Trái đất đã được hình thành bằng sự va đập và bồi đắp của các thiên thể nhỏ trong vũ trụ. Giống như khi ta nặn một quả bóng bằng đất vậy. Nhiều miếng đất nhỏ chồng lên nhau, dính vào nhau sẽ tạo thành một quả bóng bằng đất thật to. Các nhà khoa học dự đoán rằng chất hữu cơ trên trái đất đã được một sao chổi mang tới. Sao chổi này xuất phát từ đâu thì không ai biết, nhưng có điều điểm dừng của nó là ở trái đất. Nó đã đâm vào trái đất của chúng ta. Khi núi lửa phun trào hàng nghìn năm và sau đó là mưa cũng trong hàng nghìn năm luôn. Chất hữu cơ gặp nước và sự sống bắt đầu từ đó. Con người đã luôn tự hỏi mình rằng: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta ở đây làm gì? Và chúng ta sẽ đi về đâu? Những câu hỏi này thật khó trả lời đúng không?
Bây giờ Phong sẽ nói sang vấn đề về không gian. Einstein đã nói rằng không gian và thời gian là tương đối. Trước hết tại sao không gian lại là tương đối? Nó tương đối vì không gian sẽ được cảm nhận khác nhau nếu những người quan sát nó đứng ở những vị trí khác nhau. Ví dụ: bạn của Phong ngồi trên xe ô tô, còn Phong thì đứng ở ngoài để quan sát chiếc ô tô đó chuyển động. Giả sử ô tô đó chạy với vận tốc 60 km/h và cửa ô tô được thiết để Phong có thể nhìn được vào bên trong chiếc xe ô tô đó. Bạn của Phong sẽ vo viên một mảnh giấy lại và thả mảnh giấy đó từ trần xe xuống sàn. Bạn của Phong ngồi trên xe ô tô sẽ chỉ thấy mảnh giấy đó rơi xuống sàn ô tô mà thôi. Anh ấy sẽ không thấy được điều mà Phong đã thấy. Đó là từ lúc mảnh giấy được thả, cho đến khi nó rơi xuống sàn thì nó đã đi được một khoảng cách, ví dụ là 2 mét so với mặt đường rồi. Không gian bên trong ô tô và không gian ở bên ngoài ô tô đã tạo ra cho Phong và bạn của Phong 2 cảm nhận khác nhau. Thế mới nói không gian là tương đối.
Không gian còn có thể bị làm lõm nữa cơ! Theo như thuyết tương đối của Einstein thì khi trái đất quay nó sẽ làm lõm phần không gian nằm bên dưới nó và kéo thời gian xung quanh trái đất đi nhanh hơn. Không gian theo thuyết tương đối của Einstein thì gồm có 4 chiều, trong đó thời gian chính là chiều thứ tư. Nghĩ đến đây thì Phong tự dưng bật cười khi hình dung ra cảnh tượng mình có thể dắt theo thời gian như dắt chó, dắt mèo.
Vậy thời gian là gì? Tại sao nó lại là tương đối? Trước hết xin hãy lắng nghe suy nghĩ của Phong về thời gian. Tại sao chúng ta lại cảm nhận được thời gian? Thời gian từ đâu mà có? Chúng ta cảm nhận được thời gian là vì có sự chuyển động và có sự thay đổi. Khi mặt trời mới ló rạng ở đằng Đông chúng ta đoán ngay rằng: Ừm, có lẽ bây giờ là 5 giờ sáng. Và khi mặt trời ở trên đỉnh đầu của chúng ta, chúng ta sẽ nói là: 12 giờ trưa rồi ấy nhỉ. Còn khi mặt trời lặn ở đằng Tây, chúng ta có thể nói là: 6 giờ tối rồi, về chuẩn bị ăn cơm thôi. Thế đấy! Chúng ta cảm nhận được thời gian là do sự chuyển động của trái đất quanh nó và quanh mặt trời. Hãy giả sử rằng, chỉ có duy nhất trái đất trong vũ trụ mà thôi, sẽ không có mặt trời, không có mặt trăng, không có bất cứ một thứ gì khác ngoài trái đất. Trái đất dừng lại, nó không quay nữa. Khi đó giả sử bạn là người đứng trên bề mặt của trái đất thì bạn có thể cảm nhận được thời gian không? Bạn không cảm nhận được phải không? Bạn đừng buồn vì cũng sẽ chẳng có ai cảm nhận được đâu!
Con người là loài động vật bậc cao duy nhất trên trái đất này biết mình sẽ phải chết. Chính vì như thế nên mới có những người sống vội. Họ sống vội bởi vì họ muốn làm được tất cả những gì mà họ muốn. Những người này thường có cảm giác là mình sẽ chết nay mai. Và cuộc đời này thật là ngắn ngủi để họ có thể thực hiện được những dự định của mình. Chúng ta cần nhớ rằng: chúng ta làm việc để sống, chứ không phải sống để làm việc. Cuộc đời này còn có nhiều điều thú vị hơn thế! Còn có những người thì sống quá chậm chạp, lười biếng. Những người này thì cho rằng: đời người sống được là mấy. Thôi thì khi nào còn sống trên cõi đời này thì ta cứ vui chơi, nhảy múa, ăn chơi hưởng lạc cho nó sướng. Thế mới nói thành công hay thất bại đều là do thái độ sống và lối tư duy của từng người mà ra. Cuộc sống bận rộn với đầy rẫy những bon chen và lo toan mưu sinh đã khiến cho con người ta không còn có nhiều thời gian để tự nhìn lại mình và nhìn lại cuộc đời này với một cái nhìn vĩ mô.
Thời gian là tương đối theo cách giải thích rất đơn giản của Einstein là vì lý do sau đây. Chúng ta hãy xem ví dụ này của Einstein nhé! Khi một chàng trai ngồi cạnh người yêu của mình thì chàng ta sẽ có cảm giác rằng một giờ ngồi tâm sự với cô ấy nhanh như một phút vậy. Còn khi anh ta ngồi trên bếp lò nóng một phút thì đối với anh ta như là một giờ đã trôi qua.
Vũ trụ này thật là kỳ lạ! Hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp. Nó cứ luân hồi mãi như thế thôi. Những gì mà con người hiểu được về vũ trụ cuối cùng sẽ chẳng được là mấy. Giống như Phong hiện giờ đây. Sau khi đi được một vòng quanh hồ Văn Quán, Phong đã trở lại vị trí xuất phát. Thế đấy, con người đã hăm hở và vật vã đi tìm câu trả lời cho bí ẩn vũ trụ, và đến một lúc nào đó sẽ trở lại vạch xuất phát. Đến khi con người hiểu biết được 10% về vũ trụ thì khi đó mặt trời sẽ tắt, các hành tinh sẽ va đập vào nhau, vũ trụ sẽ như là mớ hỗn độn, co vào rồi lại nở ra. Và một thời kỳ mới của vũ trụ sẽ lại được bắt đầu! Nhưng không vì thế mà loài người chúng ta ngừng khám phá. Chúng ta vẫn từng ngày từng giờ hướng tầm mắt và suy nghỉ của mình ra ngoài không gian. Điều gì đã giúp cho loài người chúng ta tồn tại và phát triển như ngày hôm nay? Điều gì mà kỳ diệu vậy? Suy nghĩ một hồi Phong mới dám đưa ra ý kiến chủ quan của mình. Đó có thể là “tình yêu”. Có lẽ vậy!