Lê Đức Dương
(bogia956)
New Member
Sáng lập vào năm 1984, Stratovarius gồm 3 chàng trai đến từ Helsinkin Phần Lan; tay trống kiêm ca sỹ Tuomo Lassila, chơi guitar bass John Viherva và chơi guitar Staffan Strahlman. Trước đó, họ chơi dưới cái tên Black Water.
Lúc đầu, nhạc của Stratovarius rất khác so với bây giờ. Họ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Black Sabbath và Ozzy Osbourne, cây guitar Staffan chơi theo phong cách cổ điển. Cuối năm 1984, John rời ban nhạc và thay thế anh là Jyrky Lentoen, trước đó chơi trong ban nhạc Road Block với Timo Tolkki.
Năm 1985, do không muốn chơi cho Stratovarius nữa, Staffan đã quyết định ra đi 1 tuần trước khi ban nhạc phải diễn một show tại Aalborg, Đan Mạch. Tuomo Lassila điện thoại cho Timo Tolkki, mời anh tham gia ban nhạc. Timo đã học tất cả các bài hát qua cassette và sau một vài lần diễn tập, ban nhạc đã đến Đan Mạch.
Vào lúc đó, Tuomo vẫn còn vừa đánh trống vừa hát. Vì trình độ thanh nhạc của Tuomo, ban nhạc cần có một ca sỹ khác. Tuy nhiên, ca sĩ giỏi rất hiếm và thưa thớt, do vậy mà Timo Tolkki đảm nhiệm giọng ca chính. Từ thời điểm đó, nhạc của Stratovarius bắt đầu có phần giống với hiện nay: du dương và ảnh hưởng màu sắc cổ điển. Timo Tolkki mang theo phong cách nhạc của Blackmore, Rainbow và Baroque.
Ban nhạc đã tập và trình diễn rộng rãi ở Helsinkin đồng thời cho ra một cassette thu thử đầu tiên vào năm 1987 bao gồm các bài hát "Future Shock", "Fright Night" và "Night Screamer". Băng thu thử được gửi đến rất nhiều công ty thu thanh ở Phần Lan và CBS Phần Lan đã ký hợp đồng với ban nhạc sau khi xem một show trình diễn tại CLB Tavastia, Helsinkin. Vào thời điểm đó, ban nhạc có thêm một tay chơi keyboard mới Antti Ikonen. Năm 1989, họ đã thu đĩa single đầu tiên "Future Night/Night Screamer". Sau đó là đĩa single "Black Night/Night Screamer" vào đầu năm 1989 và cuối cùng là album "Fight Night" ra đời năm 1989.
Suốt mùa hè và mùa thu năm 1989, ban nhạc đã trình diễn rộng rãi và ký hợp đồng Giants of Rock chơi cùng với Anthrax với các tiết mục metal khác trong một buổi diễn ngoài trời tại Hameenlinna.
Sau đó, tay chơi bass Jyrki Lentonen rời khỏi ban nhạc. Họ vẫn tiếp tục sáng tác và thu thử vào đầu năm 1990 nhưng các tác phẩm của Stratovarius không còn gây sự chú ý của CBS nữa. Ban nhạc quyết không bỏ cuộc, họ diễn tập rất nhiều và sáng tác những bài hát mới, cuối cùng thu lại "Fright Night". Trong suốt thời gian này, ban nhạc đã không ký hợp đồng nào và họ phải tự lo tài chính cho việc thu thanh.
Album thứ hai với tên "Stratovarius II" ra đời đầu năm 1992 ở Phần Lan. Khi đó, tên tuổi của Stratovarius lại vượt ra ngoài Phần Lan. Nhiều băng nhạc được bán khắp Thế giới và Shark Records quyết định ký hợp đồng với ban nhạc sau khi nghe bài "Hands of Times". Cuối cùng thì "Stratovarius II" được cover lại với tên mới "Twilight Time" phát hành khắp châu Âu vào tháng 10 năm 1992. Các bản copy bắt đầu được thịnh hành ở Nhật Bản và "Twilight Time" 5 tháng liên tục đứng 10 đĩa hàng đầu nhập khẩu ở Nhật. Hơn thế nữa nó còn trở thành album nhập khẩu bán chạy nhất ở Nhật trong tháng 7 năm 1993. Đồng thời ban nhạc đã ký hợp đồng thu lớn với JVC Victor Entertainement của Nhật để phát hành "Twilight Time" vào tháng 7 năm 1993.
Timo Tolkki lần đầu bay tới Nhật để quảng cáo và nhận thấy ban nhạc có rất nhiều fan hâm mộ. Thời gian rỗi, trong khi chờ tìm record deal, họ viết bài và thu những bài hát mới trong cả năm 1993. Jari Kainulainen, chơi bass, tham gia vào ban nhạc khi material mới đã được thu 70%. Lúc đó Tuomo Lassila bị thương cả hai tay, anh không thể chơi trống trong suốt 8 tuần, vì thế 4 bài hát cuối được hoàn thành với sự tham gia của tay trống Sami Kuoppâmki. Album thứ 3 "Dreamspace" được phát hành rộng khắp vào tháng 2 và tháng 3 năm 1994, nó đã được đánh giá cao và đưa ban nhạc lên một level khác. Album này bao gồm nhạc classic mà Stratovarius luôn chơi như "Dreamspace", "4th Reich", "Chasing Shadows"...
Tháng 6/1994, lần đầu tiên ban nhạc sang Nhật diễn ở Tokyo, Osaka, Nagoya và trực tiếp gặp các fan hâm mộ.
Một material mới được viết từ mùa xuân đến mùa hè năm 1994 và ban nhạc đã một lần nữa làm rung động lòng người qua chuyến lưu diễn tại Nhật. Timo Tolkki cũng thực hiện được ước mơ từ lâu của anh là thu được một album hát solo “classical Variations and Themes”. Nó bao gồm những bài hát như “Fire Dance Suite”, một bài hát vốn được viết cho “Stratovarius” từ năm 1986, “Lord of the Rings” và nhiều bài hát mang đậm tính classical. Album được phát hành vào tháng 10/1994. Còn Stratovarius tập trung hoàn thành album thứ tư của họ trong suốt mùa hè năm đó.
Đến thời điểm này, Timo Tolkki cảm thấy nên kết thúc những ngày làm ca sĩ của mình và ban nhạc cần tìm một ca sĩ chuyên nghiệp hơn để tiến xa hơn nữa. Qua quảng cáo trên báo, tạp chí âm nhạc lúc bấy giờ, họ nhớ đến một chàng trai đến từ Lappajarvi, Phần Lan, người đã có lần tiếp xúc với ban nhạc 1 năm rưỡi trước đó. Timo Tolkki gọi cho Timo Kotipelto và tổ chức một buổi hát thử. Ban nhạc ứng tấu một số bài hát và ngay khi chàng trai mới đến cất tiếng hát thì mọi người hiểu, đó chính là ca sĩ mới của ban nhạc.
Thế là tiếng hát của Timo được biết đến trong album thứ tư “Fourth Dimension”. Nhạc và lời của các bài hát trong album có một chút gì đó khác trước nhưng style chơi nhạc của họ vẫn mang đậm phong cách Stratovarius. “Fourth Dimension” được phát hành rộng rãi vào tháng 3/1995 và doanh thu của nó đạt gấp hai lần so với “Dreamspace”
Sau đó, ban nhạc bắt đầu những chuyến lưu diễn đi khắp các nước Đức, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Phần Lan , Hy lạp và Nhật. Tuy nhiên sau những chuyến lưu diễn này, Tuomo Lassila và Antti Ikonen, hai thành viên lâu năm của ban nhạc buộc phải ra đi. Có rất nhiều lý do cho sự thay đổi này, nhưng quan trọng nhất là do sự khác nhau về cách chơi nhạc và lối sống của họ. Hai người không thể chơi hay như Timo Tolkki mong muốn.
Sau thành công của “Fourth Dimension” Timo Tolkki và Timo Kotipelto muốn âm nhạc của họ tiến xa thêm một bước nữa. Tay chơi trống mới Jorg Michael và chơi keyboard Jens Johanson gia nhập vào ban nhạc.
Album thứ 5 của ban nhạc “Episode” được thu ở Finnvox Studios, Helsinki. Album này lại một lần nữa đưa ban nhạc đi thêm một bước lớn. Phong cách chơi phóng khoáng của Johansson và Michael đã đem lại kết quả là một metal album mang tính giao hưởng , du dương và gây ấn tượng sâu sắc. Album vẫn có những bài mang đậm tính classic của Stratovarius như “Father Time”, “Eterity”, và “Will the sun rise?”
Album tiếp theo của Stratovarius “Visions” được phát hành vào tháng 4/1997, ngay lập tức đứng vị trí thứ 5 trong Finish charts. Và liên tiếp trong 24 tuần, Album được xếp hạng Top 40. “Visions” cũng bắt đầu chuyến lưu diễn rộng rãi, làm hài lòng không chỉ người Phần Lan mà cả fans hâm mộ của họ ở Nhật, châu Âu, Nam Mỹ. “Visions” đoạt giải chiếc đĩa vàng với 20.000 đĩa bán ra ở Phần Lan và được tổ chức ăn mừng ở câu lạc bộ Tavastia, Helsinki 10/6/1998.
Trong tour diễn "Visions", Stratovarius đã thu live album đầu tiên của họ, đĩa kép “Visions of Europe”, phát hành cuối tháng 3/1998, kéo dài hơn 100 phút. Album này cũng mang lại thành công lớn cho họ cả về mặt thương mại lẫn danh tiếng.
Tháng 4/1998, Stratovarius bắt đầu tập luyện cho album tiếp theo, album thứ 7 “Destiny”. Album này được thu tại Finnvox studios trong suốt mùa xuân và mùa hè năm 1998 và ngày phát hành là 5/10/1998. Bài hát đầu tiên của album có tên SOS được phát hành ngày 17/8 và ngay lập tức đứng thứ 3 trong Finish single charts. Điều đáng chú ý nữa là "Destiny" được xếp thứ 1 Finish charts vào ngày thứ 5 trước khi album chính thức được phát hành. Và tương lai hứa hẹn Stratovarius sẽ giành được chiếc đĩa vàng khác trong năm tới.
Thật vậy, Stratovarius lại một lần nữa đạt được chiếc đĩa vàng với “Destiny”, một dấu hiệu hứa hẹn nhiều điều may mắn sẽ đến. Cũng trong năm này, Stratovarius được độc giả báo Finish metal Magazine “SFP” bình chọn là ban nhạc Finish metal hay nhất đồng thời, video clip của SOS được bình chọn là video clip metal trong nước hay nhất ở Phần Lan năm 1998. Timo Tolkki lần thứ 2 được độc giả Soundi Magazine bình chọn là nhạc công chơi hay nhất, Stratovarius được bình bầu là ban nhạc thứ hai chơi hay nhất, Timo Kotipelto được bình chọn đứng thứ 3 trong số những ca sĩ hát hay nhất, "Destiny" được bình chọn là the 2nd best album và SOS là the 2nd best song...
Những tháng cuối năm 1999, Stratovarius tập trung cho album mới của họ, phát hành vào ngày 28/2/2000 bởi Công ty thu thanh Nuclear Blast.
Sự kỳ vọng vào "Infinite" rất cao và một lần nữa, "Infinite" lại thành công và xứng đáng đoạt giải vàng ở Phần Lan. Và đây là album thứ 3 đem lại thành công rực rỡ cho Stratovarius.
Cuối năm 2000 Stratovarius thực hiện chuyến lưu diễn dài nhất, thành công nhất, để quảng cáo cho Album "Infinite", họ đã biểu diễn trước hơn 300.000 người. Ngay sau đó, họ quyết định đi một bước đột phá, một vài người trong nhóm thử ra album solo của riêng mình như Timo Tolkki và Timo Kotipelto. Một b-side rare material, bonus track – mix “Intermission” gồm có 4 bài hát mới được phát hành năm 2001 để lấp chỗ trống, chờ album mới phát hành sau đó (một dịp được lựa chọn sẵn là festival vào mùa hè 2001)
Sau một năm nghỉ ngơi, mùa hè 2002 ban nhạc lại đến studio để bắt đầu cho album tiếp theo “Elements Pt.1”. Theo ý kiến, quan điểm của các nhạc công, album đó sẽ mang đậm phong cách nhạc giao hưởng và sử thi (tính chất anh hùng ca) nhất trong tất cả các album của ban nhạc. Ngày phát hành là 27/1/2003 và sau đó là chuyến lưu diễn thế giới bắt đầu vào ngày 19/3 từ Phần Lan...
em chỉ tìm đc có thế, nhưng dạo này đag cuồng band này :"> anh chị nào cso link down đầy đủ album của band này cho em xin phát :"> đừng nghĩ là em spam nhá :-s
Lúc đầu, nhạc của Stratovarius rất khác so với bây giờ. Họ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Black Sabbath và Ozzy Osbourne, cây guitar Staffan chơi theo phong cách cổ điển. Cuối năm 1984, John rời ban nhạc và thay thế anh là Jyrky Lentoen, trước đó chơi trong ban nhạc Road Block với Timo Tolkki.
Năm 1985, do không muốn chơi cho Stratovarius nữa, Staffan đã quyết định ra đi 1 tuần trước khi ban nhạc phải diễn một show tại Aalborg, Đan Mạch. Tuomo Lassila điện thoại cho Timo Tolkki, mời anh tham gia ban nhạc. Timo đã học tất cả các bài hát qua cassette và sau một vài lần diễn tập, ban nhạc đã đến Đan Mạch.
Vào lúc đó, Tuomo vẫn còn vừa đánh trống vừa hát. Vì trình độ thanh nhạc của Tuomo, ban nhạc cần có một ca sỹ khác. Tuy nhiên, ca sĩ giỏi rất hiếm và thưa thớt, do vậy mà Timo Tolkki đảm nhiệm giọng ca chính. Từ thời điểm đó, nhạc của Stratovarius bắt đầu có phần giống với hiện nay: du dương và ảnh hưởng màu sắc cổ điển. Timo Tolkki mang theo phong cách nhạc của Blackmore, Rainbow và Baroque.
Ban nhạc đã tập và trình diễn rộng rãi ở Helsinkin đồng thời cho ra một cassette thu thử đầu tiên vào năm 1987 bao gồm các bài hát "Future Shock", "Fright Night" và "Night Screamer". Băng thu thử được gửi đến rất nhiều công ty thu thanh ở Phần Lan và CBS Phần Lan đã ký hợp đồng với ban nhạc sau khi xem một show trình diễn tại CLB Tavastia, Helsinkin. Vào thời điểm đó, ban nhạc có thêm một tay chơi keyboard mới Antti Ikonen. Năm 1989, họ đã thu đĩa single đầu tiên "Future Night/Night Screamer". Sau đó là đĩa single "Black Night/Night Screamer" vào đầu năm 1989 và cuối cùng là album "Fight Night" ra đời năm 1989.
Suốt mùa hè và mùa thu năm 1989, ban nhạc đã trình diễn rộng rãi và ký hợp đồng Giants of Rock chơi cùng với Anthrax với các tiết mục metal khác trong một buổi diễn ngoài trời tại Hameenlinna.
Sau đó, tay chơi bass Jyrki Lentonen rời khỏi ban nhạc. Họ vẫn tiếp tục sáng tác và thu thử vào đầu năm 1990 nhưng các tác phẩm của Stratovarius không còn gây sự chú ý của CBS nữa. Ban nhạc quyết không bỏ cuộc, họ diễn tập rất nhiều và sáng tác những bài hát mới, cuối cùng thu lại "Fright Night". Trong suốt thời gian này, ban nhạc đã không ký hợp đồng nào và họ phải tự lo tài chính cho việc thu thanh.
Album thứ hai với tên "Stratovarius II" ra đời đầu năm 1992 ở Phần Lan. Khi đó, tên tuổi của Stratovarius lại vượt ra ngoài Phần Lan. Nhiều băng nhạc được bán khắp Thế giới và Shark Records quyết định ký hợp đồng với ban nhạc sau khi nghe bài "Hands of Times". Cuối cùng thì "Stratovarius II" được cover lại với tên mới "Twilight Time" phát hành khắp châu Âu vào tháng 10 năm 1992. Các bản copy bắt đầu được thịnh hành ở Nhật Bản và "Twilight Time" 5 tháng liên tục đứng 10 đĩa hàng đầu nhập khẩu ở Nhật. Hơn thế nữa nó còn trở thành album nhập khẩu bán chạy nhất ở Nhật trong tháng 7 năm 1993. Đồng thời ban nhạc đã ký hợp đồng thu lớn với JVC Victor Entertainement của Nhật để phát hành "Twilight Time" vào tháng 7 năm 1993.
Timo Tolkki lần đầu bay tới Nhật để quảng cáo và nhận thấy ban nhạc có rất nhiều fan hâm mộ. Thời gian rỗi, trong khi chờ tìm record deal, họ viết bài và thu những bài hát mới trong cả năm 1993. Jari Kainulainen, chơi bass, tham gia vào ban nhạc khi material mới đã được thu 70%. Lúc đó Tuomo Lassila bị thương cả hai tay, anh không thể chơi trống trong suốt 8 tuần, vì thế 4 bài hát cuối được hoàn thành với sự tham gia của tay trống Sami Kuoppâmki. Album thứ 3 "Dreamspace" được phát hành rộng khắp vào tháng 2 và tháng 3 năm 1994, nó đã được đánh giá cao và đưa ban nhạc lên một level khác. Album này bao gồm nhạc classic mà Stratovarius luôn chơi như "Dreamspace", "4th Reich", "Chasing Shadows"...
Tháng 6/1994, lần đầu tiên ban nhạc sang Nhật diễn ở Tokyo, Osaka, Nagoya và trực tiếp gặp các fan hâm mộ.
Một material mới được viết từ mùa xuân đến mùa hè năm 1994 và ban nhạc đã một lần nữa làm rung động lòng người qua chuyến lưu diễn tại Nhật. Timo Tolkki cũng thực hiện được ước mơ từ lâu của anh là thu được một album hát solo “classical Variations and Themes”. Nó bao gồm những bài hát như “Fire Dance Suite”, một bài hát vốn được viết cho “Stratovarius” từ năm 1986, “Lord of the Rings” và nhiều bài hát mang đậm tính classical. Album được phát hành vào tháng 10/1994. Còn Stratovarius tập trung hoàn thành album thứ tư của họ trong suốt mùa hè năm đó.
Đến thời điểm này, Timo Tolkki cảm thấy nên kết thúc những ngày làm ca sĩ của mình và ban nhạc cần tìm một ca sĩ chuyên nghiệp hơn để tiến xa hơn nữa. Qua quảng cáo trên báo, tạp chí âm nhạc lúc bấy giờ, họ nhớ đến một chàng trai đến từ Lappajarvi, Phần Lan, người đã có lần tiếp xúc với ban nhạc 1 năm rưỡi trước đó. Timo Tolkki gọi cho Timo Kotipelto và tổ chức một buổi hát thử. Ban nhạc ứng tấu một số bài hát và ngay khi chàng trai mới đến cất tiếng hát thì mọi người hiểu, đó chính là ca sĩ mới của ban nhạc.
Thế là tiếng hát của Timo được biết đến trong album thứ tư “Fourth Dimension”. Nhạc và lời của các bài hát trong album có một chút gì đó khác trước nhưng style chơi nhạc của họ vẫn mang đậm phong cách Stratovarius. “Fourth Dimension” được phát hành rộng rãi vào tháng 3/1995 và doanh thu của nó đạt gấp hai lần so với “Dreamspace”
Sau đó, ban nhạc bắt đầu những chuyến lưu diễn đi khắp các nước Đức, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Phần Lan , Hy lạp và Nhật. Tuy nhiên sau những chuyến lưu diễn này, Tuomo Lassila và Antti Ikonen, hai thành viên lâu năm của ban nhạc buộc phải ra đi. Có rất nhiều lý do cho sự thay đổi này, nhưng quan trọng nhất là do sự khác nhau về cách chơi nhạc và lối sống của họ. Hai người không thể chơi hay như Timo Tolkki mong muốn.
Sau thành công của “Fourth Dimension” Timo Tolkki và Timo Kotipelto muốn âm nhạc của họ tiến xa thêm một bước nữa. Tay chơi trống mới Jorg Michael và chơi keyboard Jens Johanson gia nhập vào ban nhạc.
Album thứ 5 của ban nhạc “Episode” được thu ở Finnvox Studios, Helsinki. Album này lại một lần nữa đưa ban nhạc đi thêm một bước lớn. Phong cách chơi phóng khoáng của Johansson và Michael đã đem lại kết quả là một metal album mang tính giao hưởng , du dương và gây ấn tượng sâu sắc. Album vẫn có những bài mang đậm tính classic của Stratovarius như “Father Time”, “Eterity”, và “Will the sun rise?”
Album tiếp theo của Stratovarius “Visions” được phát hành vào tháng 4/1997, ngay lập tức đứng vị trí thứ 5 trong Finish charts. Và liên tiếp trong 24 tuần, Album được xếp hạng Top 40. “Visions” cũng bắt đầu chuyến lưu diễn rộng rãi, làm hài lòng không chỉ người Phần Lan mà cả fans hâm mộ của họ ở Nhật, châu Âu, Nam Mỹ. “Visions” đoạt giải chiếc đĩa vàng với 20.000 đĩa bán ra ở Phần Lan và được tổ chức ăn mừng ở câu lạc bộ Tavastia, Helsinki 10/6/1998.
Trong tour diễn "Visions", Stratovarius đã thu live album đầu tiên của họ, đĩa kép “Visions of Europe”, phát hành cuối tháng 3/1998, kéo dài hơn 100 phút. Album này cũng mang lại thành công lớn cho họ cả về mặt thương mại lẫn danh tiếng.
Tháng 4/1998, Stratovarius bắt đầu tập luyện cho album tiếp theo, album thứ 7 “Destiny”. Album này được thu tại Finnvox studios trong suốt mùa xuân và mùa hè năm 1998 và ngày phát hành là 5/10/1998. Bài hát đầu tiên của album có tên SOS được phát hành ngày 17/8 và ngay lập tức đứng thứ 3 trong Finish single charts. Điều đáng chú ý nữa là "Destiny" được xếp thứ 1 Finish charts vào ngày thứ 5 trước khi album chính thức được phát hành. Và tương lai hứa hẹn Stratovarius sẽ giành được chiếc đĩa vàng khác trong năm tới.
Thật vậy, Stratovarius lại một lần nữa đạt được chiếc đĩa vàng với “Destiny”, một dấu hiệu hứa hẹn nhiều điều may mắn sẽ đến. Cũng trong năm này, Stratovarius được độc giả báo Finish metal Magazine “SFP” bình chọn là ban nhạc Finish metal hay nhất đồng thời, video clip của SOS được bình chọn là video clip metal trong nước hay nhất ở Phần Lan năm 1998. Timo Tolkki lần thứ 2 được độc giả Soundi Magazine bình chọn là nhạc công chơi hay nhất, Stratovarius được bình bầu là ban nhạc thứ hai chơi hay nhất, Timo Kotipelto được bình chọn đứng thứ 3 trong số những ca sĩ hát hay nhất, "Destiny" được bình chọn là the 2nd best album và SOS là the 2nd best song...
Những tháng cuối năm 1999, Stratovarius tập trung cho album mới của họ, phát hành vào ngày 28/2/2000 bởi Công ty thu thanh Nuclear Blast.
Sự kỳ vọng vào "Infinite" rất cao và một lần nữa, "Infinite" lại thành công và xứng đáng đoạt giải vàng ở Phần Lan. Và đây là album thứ 3 đem lại thành công rực rỡ cho Stratovarius.
Cuối năm 2000 Stratovarius thực hiện chuyến lưu diễn dài nhất, thành công nhất, để quảng cáo cho Album "Infinite", họ đã biểu diễn trước hơn 300.000 người. Ngay sau đó, họ quyết định đi một bước đột phá, một vài người trong nhóm thử ra album solo của riêng mình như Timo Tolkki và Timo Kotipelto. Một b-side rare material, bonus track – mix “Intermission” gồm có 4 bài hát mới được phát hành năm 2001 để lấp chỗ trống, chờ album mới phát hành sau đó (một dịp được lựa chọn sẵn là festival vào mùa hè 2001)
Sau một năm nghỉ ngơi, mùa hè 2002 ban nhạc lại đến studio để bắt đầu cho album tiếp theo “Elements Pt.1”. Theo ý kiến, quan điểm của các nhạc công, album đó sẽ mang đậm phong cách nhạc giao hưởng và sử thi (tính chất anh hùng ca) nhất trong tất cả các album của ban nhạc. Ngày phát hành là 27/1/2003 và sau đó là chuyến lưu diễn thế giới bắt đầu vào ngày 19/3 từ Phần Lan...
em chỉ tìm đc có thế, nhưng dạo này đag cuồng band này :"> anh chị nào cso link down đầy đủ album của band này cho em xin phát :"> đừng nghĩ là em spam nhá :-s