Shorinji Kempo - A Budo, not A Sport!

Nguyễn Hoàng Minh
(Hikari Almasy)

New Member
Trong số chúng ta, chắc ai cũng vài lần đọc truyện kiếm hiệp hay võ thuật.
Và tôi tin rằng bạn đã từng nghe từ này:
Kenpo .
Kenpo ? Hay Kempo ? Nó là gì? Rất nhiều Manga và cả game có nhắc đến môn võ này.
Thực ra thì Kenpo hay Kempo chỉ đều mang nghĩa là Quyền Pháp.
Để giúp mọi người biết thêm một chút về cái môn võ này, Hikari xin được giới thiệu sơ sơ về môn Shorinji Kempo.
(Nhân tiện, quảng cáo cho môn phái mình đang theo học luôn, quí vị đừng giận nhé ^^)


**************************************************************************************

Shorinji Kempo là gì? Nó đơn giản có nghĩa là Thiếu Lâm Tự Quyền Pháp. Shorinji Kempo, cái tên ấy mới chỉ được biết đến trong khoảng 55 năm trở lại đây (chính xác là năm 1947). Thực ra Thiếu Lâm Tự đã có lịch sử rất lâu đời. Nói ra có lẽ bạn không tin nhưng môn võ này đã có tới trên 5000 năm lịch sử. Nó bắt nguồn từ Ấn Độ, phát triển song song với đạo Phật và được dần dần du nhập sang châu Á. Năm 1947, Kaiso (So Doshin) đã phát triển các kĩ thuật của Thiếu Lâm Tự Trung Quốc và tập hợp lại thành hệ thống kĩ thuật Thiếu Lâm Tự Nhật Bản. Shorinji Kempo đã ra đời như thế đó...

Năm 1945, nước Nhật bại trận sau thế chiến thứ hai và trở nên kiệt quệ hoàn toàn. Kaiso (So Doshin) hiểu rõ thế nào là cảm giác bị đánh bại và đó là một phần lý do khiến ông sáng lập ra Shorinji Kempo.

Ông đã từng nói:
"Tôi đã tận mắt chứng kiến thực trạng chính trị quốc tếm khi mà sức mạnh dường như là công lý duy nhất tồn tại, những mối quan tâm quốc gia xâm chiếm cả tư tưởng, tôn giáo và đạo đức..."
"Cách nhìn của tôi với thế giới thay đổi. Tôi hướng tới một mục tiêu cho cách sống mới của mình: Con người. Mọi thứ đều phụ thuộc vào giá trị của con người."

Sau đó, Kaiso đã lập nên Shorinji Kempo với mong muốn giúp mọi nguời có ý thức hơn về tình thương, lòng dũng cảm và sự công bằng. Khi ấy, nước Nhật hoang tàn sau chiến tranh. Có những con người hoàn toàn mất đi mục tiêu sống. Nhưng có những người đã nghe theo tiếng gọi của Kaiso và họ tập hợp lại bên ông. Shorinji Kempo bắt đầu được phát triển. Và sau 55 năm lịch sử, Shorinji Kempo đã trở thành một trong những võ phái nổi tiếng nhất, có mặt ở hơn 20 quốc gia (trong đó có Việt Nam) với số thành viên chính thức hàng triệu người.

**************************************************************************************

Shorinji Kempo là gì?
Như đã nói ở trên. Nó có nghĩa là Thiếu Lâm Tự Quyền Pháp.

Free Talk: Là Thiếu Lâm Tự nhưng đây là môn Thiếu Lâm Tự theo trường phái Nhật Bản. Đòn tay và đòn chân của Kempo gần giống với các môn phái hiện đại như Taekwondo hay Karatedo nhưng kín hơn. Các đòn quật khóa thì y chang "bản gốc" nhưng tất nhiên cũng có cải tiến chút ít. Shorinji Kempo có đòn tay rất lợi hại và đòn tay trước rất nguy hiểm (ai học võ mới biết sao lại có tay trước, tay sau ^^).

Mục tiêu của Shorinji Kempo là gì?
"A health mind and body", đó là cái mà Kaiso nói tới đầu tiên và là khẩu hiệu của Shorinji Kempo.
Shorinji Kempo chủ yếu là để tự vệ, không phải để tấn công. Khi tập Shorinji Kempo, người ta rèn luyện không chỉ cơ thể mà cả đạo đức. Môn phái này có nhiều châm ngôn, khẩu hiệu nhưng ngoài cái ở trên, hai câu quan trọng nhất là:
- "Live A Half For You And A Half For Others"
- "Riki Ai Funi"

Free Talk: Hic, lý do của cái câu "Sống một nửa cho bạn, một nửa vì người khác" được giải thích như sau: Tập Shorinji Kempo là tập theo đôi, hai người một. Tên nào chỉ lo cho mình, coi thường bạn tập thì tên đó hết đời, không sao khá nổi. Còn câu thứ hai có nghĩa là "Sức mạnh đi cùng với lòng nhân ái" được giải thích là... phải biết bảo vệ người cô thế, không đi gây chiến, bắt nạt kẻ khác (thực ra thì là... ngu chi đi gây sự, nhỡ nó giỏi hơn mình ^^).

Shorinji Kempo có gì đặc biệt so với các môn võ khác?
Shorinji Kempo là một môn võ thuật (Budo) thuần túy chứ không phải là môn thể thao. Vì vậy môn này không có thi đấu.

Free Talk: Hic, thực ra có một hình thức đấu gọi là Randouri tức là Free Fight. Đánh kiểu này không có bất kì luật lệ gì hết. Không có tính điểm, tức là người thắng là người đứng được trên sàn đấu. Hikari đã từng đấu thử vài lần và xin nói là cũng... te tua lắm đó ^^.

Kĩ thuật của Kempo có gì đặc biệt?
Kĩ thuật của Shorinji Kempo tổng cộng gồm 3 phần với khoảng hơn 200 đòn thế (kĩ thuật gốc thôi, còn chiêu kết hợp, biến,... thì... ^^). Phần đầu tiên mà võ sinh được học là Goho (cương) tức các đòn đấm đá... Phần thứ hai, học độ 3 tháng sẽ bắt đầu tiếp xúc là Juho. Đây là phần kĩ thuật quật, khóa, khống chế. Phần khó khăn nhất là Seiho (có khi dùng từ Appo) tức là điểm huyệt.

Free Talk 1: Kĩ thuật cương của Shorinji Kempo nói chung không khó lắm. Khi bắt đầu học thì cái đầu tiên người ta dạy cho bạn là cách chào (Gassho Gamae) và cách... ngã khi dính đòn ^^. Sau đó sẽ học đấm/đá và tránh/đỡ. Càng ngày càng khó hơn. Đòn tránh/đỡ của Kempo không bao giờ đi một mình mà luôn kèm theo đòn phản công. Và Kempo tấn công gần giống với một số phaí Thiếu Lâm: "Sức ta chỉ 1 lạng, vậy hãy đánh vào chỗ không chịu được 1 lạng ^^!"

Free Talk 2: Đòn nhu của Shorinji Kempo trông khá đơn giản but thực hiện chuẩn xác thì... cực kì khó. Bạn nào chơi Bloody Roar, hay sử dụng nhân vật Long và Uriko thì hãy nhớ chiêu quậy từ phía sau lưng đối phương. Đó là một đòn có thật trong Shorinji Kempo và tên nó là Ude Zuzi ^^.

Free Talk 3: Phần điểm huyệt mệt không phải ở chỗ nhớ vị trí huyệt đạo mà là làm sao đánh vô đó. Tất nhiên đấy là người ta bảo thế. Hikari chưa học tới đó nên... bí lù. ^^

Free Talk 4: Một kĩ thuật bạn sẽ lặp đi lặp lại từ khi bắt đầu học tới lúc lên trình độ thượng thừa là Chinkon, nói dễ hiểu là ngồi thiền. Bạn ngồi xuống và chỉ tập trung điều khiển hơi thở của mình. Lúc đó đầu óc rỗng tuếch, nghe rất ngớ ngẩn nhưng lại là cách thư giãn rất tốt. ^^

Free Talk 5: Thêm một cái kĩ thuật nữa là kĩ thuật chào. Người ta gọi cái này là Gassho Gamae. Tư thế này trông rất giống tư thế nghiêm của quân đội but hai tay chắp phía trước mặt (hệt như lậy phật á ^^). Lý do dùng kiểu chào này không phải vì Shorinji Kempo bắt nguồn từ Thiếu Lâm Tự mà vì... lo sẽ bị tấn công. Nếu cứ cúi người như mấy môn khác thì e là chưa ngẩng đầu lên đã... toi mạng. Thế là ... ^^. Nói vậy chứ kiểu chào này có rất nhiều ý nghĩa và hai cái quan trọng trong số đó là: "self establishment" + "happiness for self and others".

Phương pháp tập luyện của Shorinji Kempo có gì khác với các môn phái khác?
Shorinji Kempo sử dụng phương pháp tập đôi rất nhiều (hầu hết thời gian tập). Một nguời tấn công, người kia phòng thủ. Cũng chính vì lý do này mà có câu châm ngôn đã nói ở phần trên. Tập Shorinji Kempo cũng cần tập thể lực khá nhiều, tập phản xạ tránh đòn nhưng không cần tập công phá.

Free Talk: Lý do cần tập thể lực là không thể nào đánh randouri liên tục quá 3 phút mà không nghỉ đâu. Nhất là trời mùa hè kiểu như hiện nay. Tập mà cứ cố gắng xài sức thì chỉ đấp 3 phát là... phì khói, đá xoay 3 lần lằm nằm chỏng gọng. Còn đấu randouri? Hikari đấu nhiều rồi, căng thẳng cực kì, hệt như đánh nhau ngoài đường á (làm gì có luật đâu), tất nhiên có trọng tài (ông thầy ^^) ngăn lại khi cả hai quá hăng (but bọn bạn toàn ngồi ngoài cổ vũ >_<).

Phương pháp chiến đấu của Shorinji Kempo.
Shorinji Kempo chủ trương thủ trước công sau. Lo bảo vệ bản thân bằng đòn tránh rồi mới đỡ và phản công để tiết kiệm tối đa sức lực và bảo vệ cơ thể cũng như tránh lộ sơ hở. Một đòn tấn công của Shorinji Kempo có thể trở thành chiêu sát thủ (Akemi) nếu có đủ 5 yếu tố:
1. Tốc độ: ra đòn càng nhanh càng tốt.
2. Góc độ: đòn tấn công (trừ đòn chém) luôn đi từ dưới lên chứ không có chuyện ngược lại.
3. Khoảng cách: giữ khoảng cách vừa đủ để chạm tới đối phương.
4. Yếu huyệt: nhè chỗ yếu mà đánh.
5. Thời cơ: lợi dụng sơ hở của đối phương.

Free Talk: Hic, Hikari đã từng nếm đòn không ít lần nên cũng có chút kinh nghiệm. Chỉ cần 1 cú đấm thường vô mặt hay ức (tsuzan) thì kể như... gục luôn. Sau khi dính một đòn, bảo đảm bạn sẽ choáng váng, hết đường phản công và khi đó thì đối phương tặng một chiêu chém vô cổ or gáy là ... finish đó ^^.

**************************************************************************************

Hic, đó là vài điều sơ lược về môn võ này. Hi vọng bạn sẽ hiểu thêm về cái gọi là Kempo or Kenpo.
But, xin nhớ rằng đây là võ thuật chính thống, mấy thứ trong truyện dù có giống phần nào thì cũng không phải nó đâu. Đừng lẫn lộn kẻo rắc rối ^^.
Thông tin cuối cùng là chỉ có một trung tâm duy nhất ở VN dạy môn này là trường thể thao 10/10 HN. Ai muốn học thì... yên tâm là không phải xuống tóc ^^...
 
lắm chữ đau đầu quá,từ sau anh quảng cáo nên ngắn gọn như thế này thui:Kenpo là môi phái dành cho tất cả mọi người ,tui học vì có rất nhiều girl xinh học môn này....he he đảm bảo đầy boy học...
 
Dở hơi, chả có thằng nào thích quảng cáo kiểu của chú em. Đi học võ để ngắm gái à? Đến lúc phải đánh thật thì một đòn là ra Văn ĐIển mà nằm cho nhanh. Hikari ghét nhất mấy thằng kiểu đó.
 
thế mà em đi học vì thế đấy...vậy mà học vẫn giỏi vì phải chứng tỏ cho bọn kia thấy trình độ ...he he
 
Okie, học giỏi ở lớp chưa chắc đã tốt khi phải chiến đấu thật. Hầu hết các môn võ hiện nay thi đấu kiểu thể thao, chạm giáp tính điểm nên kết quả là khi đánh thật thì võ sinh không thể chịu nổi một đòn của đối phương trong khi đòn thế của mình thì có tốc độ nhưng ít sức mạnh ^^... That's all.
 
anh có thể giảng tiếp cho em được ko? Anh em đang theo học tại Sing, còn em định CN tuần tới đăng ký học môn võ này, hiện anh đai màu gì, đẳng mấy vậy, em 12 tuổi có thể học được ko?
 
Em muốn anh nói về cái gì mới được chứ? Anh nghĩ là những thứ quan trọng đều có cả rồi ^^, cần hỏi gì thì nói rõ hơn một chút nhé. Anh hiện nay vẫn là đai trắng thôi. Nói đúng hơn là chưa đến kì thi lên đai. Thi lên đai phải có thầy chấm điểm mà (một bài thi chia 3 phần, kĩ thuật, ứng dụng, thực chiến), thang điểm thì tới 350 lận, đã vậy còn tốn kha khá tiền nữa, vì thế bọn anh còn phải ôn thi thêm để khỏi trượt ^^.
Tuổi thì em khỏi lo, 12 tuổi là đủ rồi, no prob ^^.
 
Mai Ngọc Bích đã viết:
anh có thể giảng tiếp cho em được ko? Anh em đang theo học tại Sing, còn em định CN tuần tới đăng ký học môn võ này, hiện anh đai màu gì, đẳng mấy vậy, em 12 tuổi có thể học được ko?
Ở Hànội làm gì có dạy môn võ này.Nếu các chuyên gia NHật sang Việt nam công tác và làm ăn thì còn có thể có dạy nhưng chắc ko mở lớp đại trà đâu.
Tôi biết có một chuyên gia ở Công ty TOA chuyên lắp đặt xây dựng là huyền đai ngũ đẳng môn này hiện đang ở Quảng Ninh.Nó còn gọi là "Quyền Pháp NHật Bản" thì phải
 
Sửa lại, ở Hà Nội có 1 nơi duy nhất dạy môn này, tôi đã nói ở trên rồi mà.
 
Cám ơn bạn.! Thế bạn có thể cho mình biết địa chỉ lớp tập được không?.Lần đầu tiên mình được biết thông tin này.
 
Coi nào, trường thể thao không chuyên 10/10 có 2 chi nhánh, 1 ở Quán Thánh (đúng không nhỉ ^_^) và 1 ở Giảng Võ (quên địa chỉ rồi ^_^). Chi nhánh ở Giảng Võ là nơi duy nhất có dạy môn này tại Hà Nội. Nó ở khá gần trường Ams thôi. Hiện tại lớp học 1 tuần 2 buổi: thứ tư (18h-19h30) và chủ nhật (16h-17h30).
 
Thanks Hoàng Minh!
Em Mai Ngọc Bích đã copy bài này sang CLB Võ thuật, tôi thấy cũng khá hấp dẫn. You có thể sang nói thêm 1 chút về môn võ này cho mọi người biết được không ? :)
Tại hạ có mắt mà không thấy thái sơn, túc hạ rộng lượng thì bỏ qua cho tại hạ :D
 
Back
Bên trên