Serie A - khủng hoảng trầm trọng về tài chính

Nguyễn Thành Lam
(thanhlam)

Thành viên danh dự
Nền bóng đá của quốc gia hình chiếc ủng đang ở trong một giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất từ trước đến nay. Theo một cuộc điều tra gần đây, kết quả cho thấy tình hình sắp sửa “vô phương cứu chữa” và muốn cứu chữa được cần áp dụng ngay những biện pháp thật mạnh tay.


Sau sự sụp đổ của hai tập đoàn Parmalat và Cirio, nạn nhân tiếp theo sẽ không phải là một tập đoàn nào, mà sẽ chính là Calcio? Liệu đế chế bóng đá vào loại mạnh nhất ở châu Âu này có cùng chung số phận với các tập đoàn kinh tế, tài chính: ngập lụt trong nợ nần và rồi phá sản hay không? Lịch sử cho thấy cứ mỗi khi các nhà chức trách “nhúng mũi” vào đâu, ở đó lập tức có chuyện. Từ những chứng từ kế toán sai lệch, kê khai tài chính mập mờ, những khoản nợ không hẹn ngày thanh toán và hàng loạt những vấn đề liên quan tới khả năng tài chính có thể xuất hiện trong bản án cuối cùng cho nền bóng đá hấp dẫn bậc nhất hành tinh này.

Theo ước tính, số nợ của 18 CLB tại Series A đã lên tới 1,9 tỉ euro. Trong chiến dịch ra quân của cảnh sát kinh tế nước này, hàng tấn tài liệu thuộc đủ loại đã được thu thập về cơ quan điều tra thuộc toà án tối cao Roma để kiểm tra. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới nhiều “ghế” trong LĐBĐ Italia, giải VĐQG và khoảng 51 CLB ở cả Serie A và B. Đây là những tài liệu trong vòng 5 năm qua, bao gồm những bản hợp đồng mua cầu thủ, tài trợ, và những hợp đồng bán bản quyền truyền hình...

Silvio Berlusconi, Thủ tướng Italia kiêm chủ tịch CLB AC Milan, đang rất “bất ngờ” trước những kết quả ảm đạm mà các cơ quan điều tra đưa ra. Trên thực tế, ban đầu toà án Roma chỉ phối hợp với cảnh sát mở cuộc điều tra từ tháng Giêng sau khi nhận được bản báo cáo về tình hình hành chính bất ổn dài 40 trang của Chủ tịch CLB Bologna, Giuseppe Gazzoni Frascara. Tuy nhiên sau đó, càng điều tra, các vấn đề nảy sinh càng nhiều và kết quả là toà án tối cao Roma đã quyết định mở rộng cuộc điều tra thành một chiến dịch quy mô. Một trong những vấn đề nảy sinh chính là việc một số CLB đã rất “lằng nhằng” trong các giấy tờ đệ trình lên LĐBĐ để đăng kí thi đấu ở Serie A, trong đó có Roma.

Theo chủ tịch Bologna Giuseppe Gazzoni Frascara, “kể từ sau sự sụp đổ của Parmalat, tình hình ngày càng tăm tối và cần hành động kịp thời để cứu bóng đá Italia”. Theo tính toán của cơ quan kiểm toán KPMG trong các vấn đề thể thao, từ năm 1997 đến 2002, hàng năm mức lợi nhuận của các CLB giảm tới 45%. Cứ mỗi mùa giải, lương của các cầu thủ lại tăng 33% trong khi khoản thu nhập chính của các CLB từ tiền bán bản quyền lại tăng chưa đầy 14%. Các CLB có mức nợ nhiều nhất sắp sửa lâm vào đường cùng và họ có ba con đường để lựa chọn. Thứ nhất, giảm bớt chi tiêu bằng cách bán bớt các cầu thủ (dù có phải bán rẻ); thứ hai, chịu phá sản và thứ ba, bán CLB cho những người “thừa tiền” kiểu như chủ tịch Chelsea. Một trong những người sẽ phải cân nhắc kĩ những phương án này là chủ tịch Lazio, ông Sergio Cragnotti, cựu chủ tịch tập đoàn Cirio, và chủ tịch CLB Parma AC và Parmalat. Trong trường hợp thứ nhất, họ cần tìm được nguồn tài trợ để giúp họ thanh toán nợ nần. Điều này không đơn giản chút nào, nhưng theo cách thứ ba lại càng phức tạp hơn. Đây là kinh nghiệm mà Roma đã trải qua. Tập đoàn Nafta Moskva của Nga, tưởng như sắp ra tay cứu vớt CLB bằng 400 triệu euro, đã thoái lui vào phút chót, tức là ngày Chủ nhật, 29/2/2004. Đây là một tiếng chuông báo động cho CLB Thủ đô nói riêng và toàn bộ Serie A nói chung.

Cũng theo một cuộc điều tra của KPMG, những CLB không nằm trong khu vực nguy hiểm là những CLB ở phía Bắc, bao gồm Juventus, Milan và Inter Milan và ba CLB nhỏ khác là Empoli, Udinese và Chievo.

Một mối đe doạ khác nữa đến từ phía Liên minh châu Âu - EU khi tổ chức này quyết định sẽ “hỏi đến” đạo luật cứu rỗi bóng đá mà chính phủ của ông thủ tướng yêu bóng đá Silvio Berlusconi đã thông qua tháng 3/2003. Đạo luật này cho phép các CLB ở Italia được giãn các khoản nợ trong thời hạn 10 năm và như vậy theo EEC, như vậy là xâm phạm vào luật chống độc quyền của tổ chức này.

Và cuối cùng là các CLB Italia phải đệ trình được các giấy tờ chứng minh tình hình tài chính lành mạnh lên UEFA trước khi muốn tham gia bất kì giải đấu nào do liên đoàn BĐ châu Âu tổ chức, trong đó giải lớn nhất là Champions League. Các tài liệu này bao gồm hoá đơn thanh toán thuế; các khoản đóng góp cho phúc lợi xã hội; và hoá đơn thanh toán nợ lương cầu thủ. Và những điều tưởng như là đương nhiên đó đối với rất nhiều CLB ở Italia hiện đang nay là điều không thể!

Bóng đá Ý hiện nay đang không thiếu gì, chỉ thiếu tiền!
 
Bóng đá Ý hiện nay đang không thiếu gì, chỉ thiếu tiền!
----> INTER thừa tiền sao đá vẫn lẹt đẹt nhỉ.
Ở Ý bây giờ may ra chỉ có AC với cả INTER là không lo chuyện tiền nong.
 
Nguyễn Thành Lam đã viết:
Nền bóng đá của quốc gia hình chiếc ủng đang ở trong một giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất từ trước đến nay. Theo một cuộc điều tra gần đây, kết quả cho thấy tình hình sắp sửa “vô phương cứu chữa” và muốn cứu chữa được cần áp dụng ngay những biện pháp thật mạnh tay.


Sau sự sụp đổ của hai tập đoàn Parmalat và Cirio, nạn nhân tiếp theo sẽ không phải là một tập đoàn nào, mà sẽ chính là Calcio? Liệu đế chế bóng đá vào loại mạnh nhất ở châu Âu này có cùng chung số phận với các tập đoàn kinh tế, tài chính: ngập lụt trong nợ nần và rồi phá sản hay không? Lịch sử cho thấy cứ mỗi khi các nhà chức trách “nhúng mũi” vào đâu, ở đó lập tức có chuyện. Từ những chứng từ kế toán sai lệch, kê khai tài chính mập mờ, những khoản nợ không hẹn ngày thanh toán và hàng loạt những vấn đề liên quan tới khả năng tài chính có thể xuất hiện trong bản án cuối cùng cho nền bóng đá hấp dẫn bậc nhất hành tinh này.

Theo ước tính, số nợ của 18 CLB tại Series A đã lên tới 1,9 tỉ euro. Trong chiến dịch ra quân của cảnh sát kinh tế nước này, hàng tấn tài liệu thuộc đủ loại đã được thu thập về cơ quan điều tra thuộc toà án tối cao Roma để kiểm tra. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới nhiều “ghế” trong LĐBĐ Italia, giải VĐQG và khoảng 51 CLB ở cả Serie A và B. Đây là những tài liệu trong vòng 5 năm qua, bao gồm những bản hợp đồng mua cầu thủ, tài trợ, và những hợp đồng bán bản quyền truyền hình...

Silvio Berlusconi, Thủ tướng Italia kiêm chủ tịch CLB AC Milan, đang rất “bất ngờ” trước những kết quả ảm đạm mà các cơ quan điều tra đưa ra. Trên thực tế, ban đầu toà án Roma chỉ phối hợp với cảnh sát mở cuộc điều tra từ tháng Giêng sau khi nhận được bản báo cáo về tình hình hành chính bất ổn dài 40 trang của Chủ tịch CLB Bologna, Giuseppe Gazzoni Frascara. Tuy nhiên sau đó, càng điều tra, các vấn đề nảy sinh càng nhiều và kết quả là toà án tối cao Roma đã quyết định mở rộng cuộc điều tra thành một chiến dịch quy mô. Một trong những vấn đề nảy sinh chính là việc một số CLB đã rất “lằng nhằng” trong các giấy tờ đệ trình lên LĐBĐ để đăng kí thi đấu ở Serie A, trong đó có Roma.

Theo chủ tịch Bologna Giuseppe Gazzoni Frascara, “kể từ sau sự sụp đổ của Parmalat, tình hình ngày càng tăm tối và cần hành động kịp thời để cứu bóng đá Italia”. Theo tính toán của cơ quan kiểm toán KPMG trong các vấn đề thể thao, từ năm 1997 đến 2002, hàng năm mức lợi nhuận của các CLB giảm tới 45%. Cứ mỗi mùa giải, lương của các cầu thủ lại tăng 33% trong khi khoản thu nhập chính của các CLB từ tiền bán bản quyền lại tăng chưa đầy 14%. Các CLB có mức nợ nhiều nhất sắp sửa lâm vào đường cùng và họ có ba con đường để lựa chọn. Thứ nhất, giảm bớt chi tiêu bằng cách bán bớt các cầu thủ (dù có phải bán rẻ); thứ hai, chịu phá sản và thứ ba, bán CLB cho những người “thừa tiền” kiểu như chủ tịch Chelsea. Một trong những người sẽ phải cân nhắc kĩ những phương án này là chủ tịch Lazio, ông Sergio Cragnotti, cựu chủ tịch tập đoàn Cirio, và chủ tịch CLB Parma AC và Parmalat. Trong trường hợp thứ nhất, họ cần tìm được nguồn tài trợ để giúp họ thanh toán nợ nần. Điều này không đơn giản chút nào, nhưng theo cách thứ ba lại càng phức tạp hơn. Đây là kinh nghiệm mà Roma đã trải qua. Tập đoàn Nafta Moskva của Nga, tưởng như sắp ra tay cứu vớt CLB bằng 400 triệu euro, đã thoái lui vào phút chót, tức là ngày Chủ nhật, 29/2/2004. Đây là một tiếng chuông báo động cho CLB Thủ đô nói riêng và toàn bộ Serie A nói chung.

Cũng theo một cuộc điều tra của KPMG, những CLB không nằm trong khu vực nguy hiểm là những CLB ở phía Bắc, bao gồm Juventus, Milan và Inter Milan và ba CLB nhỏ khác là Empoli, Udinese và Chievo.

Một mối đe doạ khác nữa đến từ phía Liên minh châu Âu - EU khi tổ chức này quyết định sẽ “hỏi đến” đạo luật cứu rỗi bóng đá mà chính phủ của ông thủ tướng yêu bóng đá Silvio Berlusconi đã thông qua tháng 3/2003. Đạo luật này cho phép các CLB ở Italia được giãn các khoản nợ trong thời hạn 10 năm và như vậy theo EEC, như vậy là xâm phạm vào luật chống độc quyền của tổ chức này.

Và cuối cùng là các CLB Italia phải đệ trình được các giấy tờ chứng minh tình hình tài chính lành mạnh lên UEFA trước khi muốn tham gia bất kì giải đấu nào do liên đoàn BĐ châu Âu tổ chức, trong đó giải lớn nhất là Champions League. Các tài liệu này bao gồm hoá đơn thanh toán thuế; các khoản đóng góp cho phúc lợi xã hội; và hoá đơn thanh toán nợ lương cầu thủ. Và những điều tưởng như là đương nhiên đó đối với rất nhiều CLB ở Italia hiện đang nay là điều không thể!

Bóng đá Ý hiện nay đang không thiếu gì, chỉ thiếu tiền!
Bài này đăng trên tờ Bóng đá, mình đang muốn chửi cái thằng viết bài này chẳng biết chó gì về bóng đá Ý mà đếch biết chửi kiểu gì. Cảm ơn Lam!
 
Đây là bài báo của Đức Nam, tuy nó gây khó chịu cho các Tifosi nhưng nó cũng rất đúng. Đức Nam là một cây viết khá nổi tiếng. Anh Ngọc ở báo thể thao văn hóa còn viết sự khủng hoảng này thành nhiều chương ( tôi sẽ Post sau ). Hiện tại ở Ý chỉ có duy nhất Inter, Juve và Milan trả lương cầu thủ đúng hạn còn tất cả các CLB còn lại đều trễ lương. Lazio và Roma cũng như vậy
 
Chuyện lương bổng thì ai chẳng biết. Nhưng mà đọc kĩ bài này sẽ thấy thằng này chẳng biết chó gì về Serie A.
 
Duong Xuan Hieu đã viết:
Chuyện lương bổng thì ai chẳng biết. Nhưng mà đọc kĩ bài này sẽ thấy thằng này chẳng biết chó gì về Serie A.
Anh phải nói rõ đoạn nào để phân tích chứ, cứ nói chung chung thì ai biết được
 
Một trong những người sẽ phải cân nhắc kĩ những phương án này là chủ tịch Lazio, ông Sergio Cragnotti, cựu chủ tịch tập đoàn Cirio, và chủ tịch CLB Parma AC và Parmalat.
Những phần về cuộc điều tra của KPMG thì rõ ràng là vừa đọc được ở đâu đó rồi ghép với một số thông tin cũ để viết bài. Ít ra thì khi nó viết cũng chịu khó tìm hiểu một vài thông tin đơn giản cho nó thuyết phục. Đọc thử cái câu ở trên xem có những điểm gì rút ra được?
 
Back
Bên trên