Đinh Xuân Tú
(nonbadboy)
New Member
Post topic đầu tiên tại đây ( thăm dò "thị trường" =; )
theo PCWORLD
( không muốn tự viết vì copy cái bài này hay hơn, chuyên nghiệp hơn =; =; )
SVG
Bạn có bao giờ mong muốn chuyển những tập tin ảnh dạng vector vào sử dụng trực tiếp trên Web mà không phải qua dạng JPEG hay GIF? Nếu bạn là nhà thiết kế Web theo tôn chỉ "đẹp và nhẹ" thì ắt hẳn đây là ước mơ nóng bỏng.
SVG sẽ là định dạng file biến ước mơ của bạn thành hiện thực. SVG (Scalable Vector Graphics) - được xây dựng trên cơ sở XML mô phỏng hai chiều - hứa hẹn đem độ sắc nét tuyệt vời của ảnh dạng vector ở mọi chế độ phân giải vào Web, với sự hỗ trợ của tất cả các bậc đàn anh trong lĩnh vực thiết kế phần mềm đồ hoạ và trình duyệt Internet.
Thật vậy, SVG là một phần của khái niệm Graphics Activity được mô tả trong World Wide Web Consortium (W3C) và bản phác thảo gần dây nhất của nó có sự đóng góp của hầu hết các bậc tiền bối có liên quan như Adobe, Apple, Corel, Hewlett-Packard, IBM, Macromedia, Microsoft, Netscape, Quark và Sun. Chính điều này đã góp phần củng cố khả năng hiện thực hoá SVG, sớm nhất là trong quý I năm 2001.
Ngoài khả năng hỗ trợ hoàn toàn các hình vector cơ bản như rectangle, rounded- rectangle, circle, ellipse, polyline/open path, polygon/closed path, SVG đề cập đến cả những khả năng tích hợp TEXT và hình như JPG hay PNG vào nội dung ảnh. Và cũng như tên gọi của nó, "Scalable" là một tính năng giúp cho người thiết kế có khả năng diễn đạt sản phẩm của mình ở mọi chế độ từ 96 đến 300 dpi mà không làm sụt giảm chất lượng ảnh. Có nghĩa là ta có thể phóng to/thu nhỏ ảnh SVG mà không sợ bị "bể hình".
Thông thường, sau khi thiết kế hình ở dạng Vector, người ta sẽ xuất ảnh sang dạng bitmap để vào các chương trình như Photoshop hay PhotoPaint chỉnh sửa, thêm thắt hiệu quả như Lighting, shadow, blur hay noise, alpha-channel, những yêu cầu có vẻ quá khó so với hạn chế của dạng vector. Nhưng rồi tình hình sẽ khác, tất cả đều có thể thực hiện trực tiếp trên SVG bằng cách vẽ giả lập các hiệu quả trên, hoặc kết hợp với các ảnh bitmap diễn tả hiệu quả như PNG. ảnh SVG vẫn xuất hiện ở chế độ mặc định 96 dpi trên màn hình, nhưng khi bạn có nhu cầu xuất ra máy in thì ảnh vector gốc sẽ được gửi ra máy in, sau đó các hiệu quả bitmap sẽ được tính toán ở độ phân giải 300 dpi và thêm vào phần ảnh vector gốc. Kết quả là sự kết hợp thể hiện tuyệt vời các hiệu quả bitmap trên ảnh vector ở cả hai thiết bị xuất khác nhau là màn hình và máy in.
Một khía cạnh rất tốt khác của SVG là khả năng biểu diễn các hoạt cảnh thường hoặc hoạt cảnh có tương tác với người sử dụng. Tất cả đều đã được quy định cụ thể trong Document Object Model của W3C.
Ðịnh dạng SVG sẽ giúp các nhà thiết kế Web tránh được "Nỗi ám ảnh thường ngày": cùng một ảnh vẽ nhưng hiệu quả hiển thị đôi khi hoàn toàn khác nhau ở những trình duyệt khác nhau. Nguyên nhân: mô hình đối tượng HTML của các nhà sản xuất phần mềm khác nhau, mỗi người mỗi chuẩn (nhưng không có chuẩn nào là chuẩn cả!) làm ảnh hưởng đến sự hiển thị của hình.
Một thử nghiệm đầy sức thuyết phục với SVG: cùng một ảnh 400x400pixel, dung lượng ghi nhận chỉ vỏn vẹn 2KB thay vì 11KB nếu lưu dưới dạng GIF (và cùng ảnh trên thì JPEG ngốn hết 22KB lưu trữ). Bên cạnh đó, cách thức mà SVG lưu trữ thông tin cũng rất ấn tượng. Nếu thử mở những file JPEG hay GIF bằng Notepad, bạn sẽ nhìn thấy toàn những con số, ký tự và dấu hiệu mã hoá "không hiểu nổi". Nhưng với SVG, Notepad sẽ hiển thị những đoạn Text "có thể hiểu được"!
Do được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ XML nên SVG có thể được vẽ bằng các dòng lệnh mà không cần phải có những thao tác nhấn chuột, tô màu... Bạn cũng có thể dùng các trình chuyển đổi để biến các loại file vector bình thường sang dạng mã lệnh. Một tập tin ảnh chú sư tử con kích thước 172x273 sẽ có dung lượng 35,5 KB ở dạng JPEG truecolor và 20KB ở dạng GIF 256 màu. Trong khi đó với SVG, tổng dung lượng của các mã lệnh cũng xấp xỉ bằng dung lượng file dạng GIF, nhưng ta có thể phóng lớn hình mà không làm mất chất lượng ảnh cũng như dung lượng sẽ tăng không đáng kể.
Tóm lại, SVG tỏ ra đầy sức thuyết phục trong lĩnh vực hình động và cũng có thể sẽ là tương lai của hình 3 chiều và các trình thiết kế Web kiểu WYSIWYG. Nhờ nó, có thể ta sẽ có một thế hệ trình thiết kế Web mới, phong phú hơn và mạnh mẽ hơn trong việc diễn đạt nội dung. Một ngày xa hơn nữa có thể sẽ không ai còn nhớ tới các chương trình soạn thảo văn bản kiểu Word, thay vào đó là chương trình tạo "siêu văn bản thế hệ mới"!.
Theo PC World Việt nam
theo PCWORLD
( không muốn tự viết vì copy cái bài này hay hơn, chuyên nghiệp hơn =; =; )
SVG
Bạn có bao giờ mong muốn chuyển những tập tin ảnh dạng vector vào sử dụng trực tiếp trên Web mà không phải qua dạng JPEG hay GIF? Nếu bạn là nhà thiết kế Web theo tôn chỉ "đẹp và nhẹ" thì ắt hẳn đây là ước mơ nóng bỏng.
SVG sẽ là định dạng file biến ước mơ của bạn thành hiện thực. SVG (Scalable Vector Graphics) - được xây dựng trên cơ sở XML mô phỏng hai chiều - hứa hẹn đem độ sắc nét tuyệt vời của ảnh dạng vector ở mọi chế độ phân giải vào Web, với sự hỗ trợ của tất cả các bậc đàn anh trong lĩnh vực thiết kế phần mềm đồ hoạ và trình duyệt Internet.
Thật vậy, SVG là một phần của khái niệm Graphics Activity được mô tả trong World Wide Web Consortium (W3C) và bản phác thảo gần dây nhất của nó có sự đóng góp của hầu hết các bậc tiền bối có liên quan như Adobe, Apple, Corel, Hewlett-Packard, IBM, Macromedia, Microsoft, Netscape, Quark và Sun. Chính điều này đã góp phần củng cố khả năng hiện thực hoá SVG, sớm nhất là trong quý I năm 2001.
Ngoài khả năng hỗ trợ hoàn toàn các hình vector cơ bản như rectangle, rounded- rectangle, circle, ellipse, polyline/open path, polygon/closed path, SVG đề cập đến cả những khả năng tích hợp TEXT và hình như JPG hay PNG vào nội dung ảnh. Và cũng như tên gọi của nó, "Scalable" là một tính năng giúp cho người thiết kế có khả năng diễn đạt sản phẩm của mình ở mọi chế độ từ 96 đến 300 dpi mà không làm sụt giảm chất lượng ảnh. Có nghĩa là ta có thể phóng to/thu nhỏ ảnh SVG mà không sợ bị "bể hình".
Thông thường, sau khi thiết kế hình ở dạng Vector, người ta sẽ xuất ảnh sang dạng bitmap để vào các chương trình như Photoshop hay PhotoPaint chỉnh sửa, thêm thắt hiệu quả như Lighting, shadow, blur hay noise, alpha-channel, những yêu cầu có vẻ quá khó so với hạn chế của dạng vector. Nhưng rồi tình hình sẽ khác, tất cả đều có thể thực hiện trực tiếp trên SVG bằng cách vẽ giả lập các hiệu quả trên, hoặc kết hợp với các ảnh bitmap diễn tả hiệu quả như PNG. ảnh SVG vẫn xuất hiện ở chế độ mặc định 96 dpi trên màn hình, nhưng khi bạn có nhu cầu xuất ra máy in thì ảnh vector gốc sẽ được gửi ra máy in, sau đó các hiệu quả bitmap sẽ được tính toán ở độ phân giải 300 dpi và thêm vào phần ảnh vector gốc. Kết quả là sự kết hợp thể hiện tuyệt vời các hiệu quả bitmap trên ảnh vector ở cả hai thiết bị xuất khác nhau là màn hình và máy in.
Một khía cạnh rất tốt khác của SVG là khả năng biểu diễn các hoạt cảnh thường hoặc hoạt cảnh có tương tác với người sử dụng. Tất cả đều đã được quy định cụ thể trong Document Object Model của W3C.
Ðịnh dạng SVG sẽ giúp các nhà thiết kế Web tránh được "Nỗi ám ảnh thường ngày": cùng một ảnh vẽ nhưng hiệu quả hiển thị đôi khi hoàn toàn khác nhau ở những trình duyệt khác nhau. Nguyên nhân: mô hình đối tượng HTML của các nhà sản xuất phần mềm khác nhau, mỗi người mỗi chuẩn (nhưng không có chuẩn nào là chuẩn cả!) làm ảnh hưởng đến sự hiển thị của hình.
Một thử nghiệm đầy sức thuyết phục với SVG: cùng một ảnh 400x400pixel, dung lượng ghi nhận chỉ vỏn vẹn 2KB thay vì 11KB nếu lưu dưới dạng GIF (và cùng ảnh trên thì JPEG ngốn hết 22KB lưu trữ). Bên cạnh đó, cách thức mà SVG lưu trữ thông tin cũng rất ấn tượng. Nếu thử mở những file JPEG hay GIF bằng Notepad, bạn sẽ nhìn thấy toàn những con số, ký tự và dấu hiệu mã hoá "không hiểu nổi". Nhưng với SVG, Notepad sẽ hiển thị những đoạn Text "có thể hiểu được"!
Do được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ XML nên SVG có thể được vẽ bằng các dòng lệnh mà không cần phải có những thao tác nhấn chuột, tô màu... Bạn cũng có thể dùng các trình chuyển đổi để biến các loại file vector bình thường sang dạng mã lệnh. Một tập tin ảnh chú sư tử con kích thước 172x273 sẽ có dung lượng 35,5 KB ở dạng JPEG truecolor và 20KB ở dạng GIF 256 màu. Trong khi đó với SVG, tổng dung lượng của các mã lệnh cũng xấp xỉ bằng dung lượng file dạng GIF, nhưng ta có thể phóng lớn hình mà không làm mất chất lượng ảnh cũng như dung lượng sẽ tăng không đáng kể.
Tóm lại, SVG tỏ ra đầy sức thuyết phục trong lĩnh vực hình động và cũng có thể sẽ là tương lai của hình 3 chiều và các trình thiết kế Web kiểu WYSIWYG. Nhờ nó, có thể ta sẽ có một thế hệ trình thiết kế Web mới, phong phú hơn và mạnh mẽ hơn trong việc diễn đạt nội dung. Một ngày xa hơn nữa có thể sẽ không ai còn nhớ tới các chương trình soạn thảo văn bản kiểu Word, thay vào đó là chương trình tạo "siêu văn bản thế hệ mới"!.
Theo PC World Việt nam