Hoàng Mạnh Khải
(Prime Minister)
New Member
Vốn là một nữ sinh ưa mạo hiểm và thích viết lách, Quỳnh trong phóng sự này (cô tự đặt cho mình cái tên như vậy) đã bị lừa và rơi vào tay bọn buôn người, đem bán sang Trung Quốc...
Quỳnh đã phải sống những ngày tủi cực nơi đất khách quê người: bị đánh đập, hành hạ; bị xem như một món “hàng” bán trao tay. May mắn, Quỳnh liên lạc được với gia đình và được chuộc về Việt Nam. Thoát khỏi bàn tay của bọn “mẹ mìn”, cô nữ sinh may mắn ấy đã thuật lại với Tiền Phong nỗi cơ cực, tủi nhục mình đã nếm trải...
Nắng tháng 8 chói chang, gay gắt trên vùng đồi núi biên giới Việt - Trung. Trong không gian rực sáng ánh mặt trời ấy, ở một cái chợ khá rộng, mọi người nườm nượp đi lại, mua bán. Tất cả đều nhốn nháo, hỗn độn. Song với tôi – một nữ sinh vừa hết năm thứ ba ĐH - thì đó là một sự lạ lùng hấp dẫn.
Người đàn bà đi cùng tôi bước rất nhanh, nên tôi luôn phải để ý theo sát cô. Lạc nhau ở đây thì thật nguy hiểm: tôi đâu biết gì về miền đất này. Sáng nay hai “cô” “cháu” chờ mãi mới có xe. Ba tiếng đồng hồ ngồi trên chiếc ô tô chật cứng, nóng nực và nồng nặc mùi xăng dầu, mệt lử.
Ở chợ, tôi tìm mua được một chiếc váy bò và hai áo phông với giá rẻ mạt. Tôi và cô Hà (tên người đàn bà) vào một quán để ăn trưa. “Chiều nay trước lúc về cô sẽ mua cho mày một đôi dép thật đẹp”, cô Hà nói với tôi. “Cháu cám ơn, cô để tiền mà thuốc thang cho chú ấy”.
Chồng cô Hà bị bệnh gì đó rất nặng, phải nằm truyền thuốc cả ngày. Tôi quen người đàn bà tên Minh, mẹ đẻ của chú, tại bờ hồ Gươm trong một buổi trưa đi dạo sau khi đọc sách ở Thư viện QG.
Người đi buôn trên tàu Hà Nội - Lạng Sơn.
Bà đeo một tràng hạt to màu xanh ở cổ, tỏ ra rất tốt bụng, hỏi han tôi và khuyên phải ăn uống như thế nào cho đỡ gầy. Sau một vài lần được bà trò chuyện, chia sẻ chuyện bệnh tật của người con trai duy nhất, tôi cảm thấy tôi và bà như những người thân.
Hôm qua, bà nhờ tôi đi theo cô Hà con dâu của bà lên biên giới để nhận hàng (giày dép) vì bà phải ở nhà trông nom con trai. Những chuyến đi xa bao giờ cũng thu hút tôi một cách kỳ lạ. Tôi đi vì hai lẽ. Thứ nhất, vùng đất mới luôn là một động lực thúc giục tôi; thứ hai, tôi là người thích viết lách, hy vọng sau chuyến đi mạo hiểm về biên giới có thể viết điều gì đó chăng...
Chúng tôi đi bộ sang bên kia núi vì theo lời cô, lấy hàng ở bên ấy rẻ hơn rất nhiều. Tôi nghĩ đó là cách mà bọn buôn lậu vẫn làm. Và đến lúc này thì tôi không còn cách nào khác là đi theo người quen biết duy nhất của mình, mong sang bên kia biên giới càng sớm càng tốt.
Nắng phủ lên khắp núi đồi một màu chói lóa. Thỉnh thoảng gặp một hoặc vài người dọc đường. Tôi và cô Hà bịt khẩu trang kín mít và những lúc không có ai thì chúng tôi chạy. Đến một chỗ râm mát, cô Hà bảo tôi dừng lại ngồi nghỉ dưới một tán lá xanh um tùm. Cô tháo dây chuyền vàng ra, gói vào trong một cái khăn tay rồi nhét vào cạp quần. “Ở đây nguy hiểm lắm, cướp giật, hiếp dâm. Cho nên cô mới bảo mày bịt kín mặt vào không thì bọn đểu nó nhìn thấy con gái trẻ, nó giở trò”. Tôi bắt đầu thấy hoảng. Cái cuộc sống mà tôi đang khám phá lộ ra mỗi lúc một rõ ràng.
Phải mất khá nhiều thời gian chúng tôi mới sang được bên kia biên giới. “May quá, không có chuyện gì xảy ra”, tôi mừng thầm trong lòng sau đoạn đường dài đầy lo sợ vừa đi qua, thậm chí đã có những lúc tim ngừng đập khi bắt gặp một bản mặt gớm ghiếc đang nhìn chằm chằm vào mình. Chúng tôi vào chỗ “giao hàng” của cô Hà, ở đó có ba người đàn bà độ tuổi từ 35 đến 50 đã ngồi đợi sẵn.
Họ nói chuyện với nhau về giá cả quần áo, giày dép, bằng tiếng Việt. Hình như họ đang đợi ai đó mang hàng tới. Cô Hà nói với tôi có lẽ đêm nay phải ngủ lại đây bởi trời đã muộn, về qua núi giữa đêm khuya sẽ rất nguy hiểm. Điều đó làm tôi lo lắng. Tôi không quen buổi tối ngủ ở đâu đó khác ngoài nhà trọ của mình và nhất là ở một nơi hoàn toàn xa lạ thế này. Nhưng con đường đồi núi trưa nay, nó mới dài và đáng sợ làm sao.
Cảm giác bất ổn khi xa Hà Nội ùa đến bên tôi. Nó càng trở nên day dứt hơn khi bóng chiều buông xuống cùng một cơn mưa tầm tã. Tôi bắt đầu thực sự hoang mang trước việc mình bỏ Hà Nội, bỏ căn phòng nhỏ quen thuộc, đi đến một nơi chưa từng biết tới. Rồi chúng tôi lên taxi, đi một đoạn đường dài vài chục cây số.
Mưa nặng hạt làm trời đất mịt mù đẫm nước. Đến một nơi đông đúc, tấp nập. Chắc là thành phố. Đi qua một cái chợ lớn bán toàn gà sống, vào trong một căn phòng có vẻ giống như một gian đựng hàng vì nó chật chội và kín mít, giống như tất cả các gian hàng cạnh đấy. Nhưng trong nhà bày biện đủ thứ như nơi ở của một gia đình.
Khắp phòng bốc lên một mùi nồng hắc, mùi hương muỗi. Ngồi trò chuyện một lúc khá lâu rồi cô Hà cùng mấy người đi, nói là để lấy hàng. Còn tôi ở lại với một người đàn ông Trung Quốc gầy đét. Ông ta chừng 40 tuổi, không biết tiếng Việt.
Lo lắng, tôi thầm cầu mong sớm được trở về Hà Nội. Mùi hương muỗi ngửi lâu đã trở nên khó chịu. Căn phòng thì kín mít đến mức không thể biết gì về khung cảnh bên ngoài. Bỗng có người từ trên gác đi xuống, đầu tóc rũ rượi, nét mặt cau có, xấu xí. Chị ta còn rất trẻ. Khi ngang qua, chị liếc mắt sang nhìn tôi rồi vội vàng vào trong nhà vệ sinh. Tôi thấy hơi ghê ghê cái ánh nhìn ấy: nó không bình thường.
“Chị cũng bị lừa bán sang Trung Quốc. Ở đây bốn ngày rồi”. Chị thì thào, sắc mặt tối lại. Đến tận lúc này tôi mới biết mình đang rơi vào một hoàn cảnh hết sức ngang trái, tôi đã bị lừa?
Những linh cảm, những mảnh vụn nghi ngờ vẫn tồn tại trong tôi đến lúc này ghép lại thành một bức tranh hoàn hảo và logic: “lòng tốt” có phần thái quá của mụ Minh khi tìm đến tôi để hỏi han sức khoẻ; tràng hạt xanh và cách mụ thắp hương khấn vái như chuẩn bị “lên đồng”; căn nhà tối tăm bụi bặm của mụ với con chó trông nhà quá dữ dằn; cách mụ khơi dậy lòng thương của tôi bằng bệnh tật của người con trai ốm yếu.
Hiểu ra tất cả vào giờ khắc đau xót này, tôi cảm thấy trong lòng mình vừa có một ngọn lửa bùng lên rồi vụt tắt ngay. Tuy nhiên lúc này tôi không có thời gian để trách mình ngu xuẩn hay để căm giận bọn lừa đảo, “mẹ mìn” bên Việt Nam.
Tôi đờ đẫn nhìn người đối diện, rồi chỉ tay vào ngực mình và hỏi chị một câu thật ngớ ngẩn: “Em cũng bị bắt à?”. Chị gật đầu nhanh. Giờ đây tôi không còn nghĩ chị bị bệnh tâm thần như cảm tưởng lúc đầu mới gặp nữa.
Tôi thấy xót xa cho cả chị và tôi. Người đàn ông bầy ra bàn một mâm cơm và ra hiệu cho chúng tôi ăn. Tôi và chị ngồi đối diện với nhau, còn gã đàn ông ngồi trên ghế gần đấy đưa mắt sang dò xét. “Em tên gì?”, chị hỏi. “Em là Quỳnh.
Tên chị là gì?”. “Dung”. Chúng tôi cười và nói to để gã đàn ông không nghi ngờ gì. Ăn xong chị Dung trèo lên gác xép, vẫy tôi lên. Chị Dung cho tôi xem những vết tím bầm bên hông do bị đánh đập. Kẻ lừa chị cũng chính là mụ già đeo tràng hạt xanh ở hồ Gươm đã lừa tôi. Chị Dung nói chị sinh năm 1980, quê ở Hà Tây, bố mẹ đã mất, chỉ còn bà ở nhà.
Chị còn nói thêm: “Sáng nay một con bé quê Hoà Bình bị chúng nó đưa đi rồi. Chị ở đây 4 ngày nay nhưng chúng nó chưa tìm được mối. Em xinh thế này chắc là bị bán ngay thôi”. “Bán cho ai hả chị?", tôi lại hỏi ngớ ngẩn. “Bán làm vợ người ta hoặc bán vào “nhà hàng”. Chắc là vào “nhà hàng”.
Tôi kinh ngạc vì thấy mình bình tĩnh đến không ngờ. Mọi thông tin chị Dung vừa nói không làm tôi hoảng loạn, mà làm nảy sinh ngay trong tôi một quyết tâm: bằng mọi cách phải thoát khỏi đây. Nhưng việc bỏ trốn thì dường như rất khó. Bọn buôn người không đời nào để chúng tôi chạy khỏi đây một cách dễ dàng. “Chỉ có mỗi một cách, tôi nói nhanh với Dung, phải giết chúng nó”. Chị Dung gật đầu.
Người đàn bà to béo mặc bộ lửng đỏ trở về. Mụ tên là Nguyệt. Mụ gọi tôi xuống dưới tầng trệt. Làm ra vẻ chưa biết tình cảnh thật của mình, tôi nói: “Cô ơi, mai cô giúp cháu thuê người đưa sang bên kia núi nhé! Chỉ về với cô Hà thôi thì cháu sợ lắm". Rồi để gạt mọi nghi ngờ trong mụ, tôi chỉ tay lên gác xép chỗ chị Dung. "Chị kia bị bệnh đúng không cô?”.
“Ừ nó bị tâm thần, bị lậu đấy. Đừng đến gần nó”. Có lẽ mụ vẫn tin rằng tôi là cô bé ngây thơ tội nghiệp. Trong lúc “chuyện phiếm” với mụ Nguyệt, tôi để ý khắp căn nhà. Chẳng có “vũ khí” nào để làm việc ấy cả.
Buôn người, đã làm nghề ấy thì không phải là con người nữa mà chỉ là sâu bọ, ác thú. Vì thế tôi không hề đắn đo trước ý định giết bọn chúng, nhất là khi hiểu rằng chỉ có cách ấy mới giúp mình thoát khỏi đây. Vấn đề chỉ ở chỗ mình có giết nổi không và giết bằng cách nào.
Mụ béo, nhiều tuổi hơn mụ Nguyệt, đến thay ca. Mụ Nguyệt và gã gầy biến mất sau hai lần cửa khép kín. Tôi vẫn tỏ ra bình thường trước mặt mụ béo. Một lúc sau, lợi dụng lúc mụ đang nói chuyện điện thoại ở gian trong, tôi đứng trên giường giả vờ xem cái ví treo ở tường.
Rồi tôi rút ổ điện, lấy cái bật lửa trên bàn để dứt đôi dây điện. Nhưng bật lửa hỏng. Tôi đành phải dùng tay giựt đứt dây, cắm nguồn. Nhìn lên gác xép, tôi thấy chị Dung đang theo dõi tất cả. Chị gật đầu đồng tình. Tôi vẫy mấy lần nhưng chị sợ không xuống. Và tôi quyết định hành động một mình.
Trong vuốt quỷ
Đã thoát được đến gần biên giới, Quỳnh lại bị bọn buôn người bắt lại. Bọn chúng đưa cô đến một nơi được xây theo kiểu dành riêng cho việc tra tấn. Trong căn phòng trống không ấy, Quỳnh tâm sự với Tiền Phong, cô đã biết thế nào là bị hành hạ thể xác.
Quỳnh trên chiếc ghế đá ven hồ Gươm, nơi cô đã bị “mẹ mìn” gặp, dụ đi.
Bọn chúng đưa tôi đến một nơi được xây theo kiểu dành riêng cho việc tra tấn. Đó là một dãy nhà hoang hai tầng, trơ ra những viên gạch đỏ cũ kỹ. Có hai gã béo cởi trần đứng canh.
Tôi bị đưa lên tầng hai sau khi đi qua vài con chó hung dữ. Trong căn phòng trống không ấy, tôi đã biết thế nào là bị hành hạ thể xác. Lúc ấy tôi không tài nào trả lời nổi câu hỏi rằng tại sao những người vốn không có thù hận gì với tôi lại có thể đánh đập tôi dã man đến vậy.
Mụ Béo vừa nói chuyện điện thoại xong, tôi gí đầu dây điện vào người mụ chỗ cánh tay gần bả vai. Mụ giật nảy người và chạy về phía kia, kêu toáng lên van xin tôi tha chết.
Vừa van xin, mụ vừa cầm xoong nồi ném lại phía tôi lia lịa. Tôi chìa dây điện về phía mụ "Béo", hét lên đe doạ khi thấy mụ đang bấm điện thoại: “Không được gọi điện!”.
Nhưng mụ đã kịp gọi, và dây đã kịp bật ra khỏi ổ điện, vô hiệu hóa hành động giết người của tôi… Trong vô vọng, tôi xông vào mụ "Béo" và hai bên vật nhau.
Mụ có hai bàn tay to khỏe như hộ pháp. Tôi bóp cổ mụ, còn mụ lấy đôi tay siết vào hai bên đầu tôi, kéo xuống dưới nền nhà. Rồi cả thân hình nặng đến 90 kg đè xuống người tôi.
Trong khoảnh khắc tôi tưởng mình có thể chết đi vì nghẹt thở. Chỗ tôi bị đè xuống gần bếp ga. Tôi nảy ra ý nghĩ phá van an toàn của bình ga để cùng chết. Nhưng càng lúc gần kề với cái chết dường như người ta càng thèm khát được sống. Bằng mọi giá phải sống.
Mụ Nguyệt và gã "Gầy" được báo tin đã trở về, đứng ngoài cửa. Cầu chì đã được rút ra, bóng tối tràn ngập trong phòng. Lúc này bóng tối làm tôi đỡ sợ hơn, bóng tối ngăn ánh nhìn giữa tôi và bọn dã thú.
Bọn chúng mở khóa. Không hiểu sao chúng chưa vào nhà ngay mà đứng ngoài cửa trao đổi gì đó với nhau bằng thứ ngôn ngữ xa lạ. Chẳng biết phải làm gì và sự thể sẽ thế nào, tôi thả lỏng người.
Gã "Gầy" bế tôi lên mang ra ngoài. Một chiếc xe đã đợi sẵn. Gã bế tôi trèo lên xe. Đi được một đoạn, mở mắt ra tôi thấy xung quanh mình thành phố sáng ánh điện. Cơ hội đã đến. Tôi lấy hết sức hét thật to, vẫy vùng trong tay gã Trung Quốc.
Người lái xe quay lại nhìn, cho xe đi chậm rồi dừng lại hẳn. Những người bên đường nhìn về phía tôi. Gã "Gầy" giữ thật chặt nhưng tôi cố vùng ra. Một số người đi đường đã lại gần, nên gã đành phải buông tay. Nhảy khỏi xe, tôi thấy đã có hy vọng.
Tôi đã chạy đến mọi người xung quanh, cầu cứu họ, nhưng họ từ chối giúp đỡ. Tôi đã chạy theo, van xin, quỳ lạy. Còn họ thì lắc đầu, xua tay. Họ sợ liên lụy?
Tôi chạy hết bên đường này sang bên đường kia, hết từ nhà này sang quán nọ, van xin từ người lớn đến trẻ con, đàn ông đến đàn bà. Mụ Nguyệt xuất hiện, lớn tiếng quát: “Mày có về ngay không?”. “Không về" - Tôi đáp bằng tất cả căm giận - "Thà chết chứ không bao giờ về đấy”.
“Sao lại không về?”. “Tôi bị bắt cóc, tôi không về”. “Ai bắt cóc mày ?”. Tôi không trả lời mụ. Mụ gọi điện cho ai đó… một đôi nam nữ bước qua tôi. Tôi chạy trở lại níu tay người con gái: “Làm ơn chỉ giúp em đồn công an”. Họ không biết tiếng Việt, nhưng tiếng “công an” thì biết.
Người con gái chỉ tay về dãy nhà ngay gần đấy. Tôi bấu vào tay chị, người duy nhất không từ chối tôi, cảm thấy bàn tay chị gầy gò và cả thân hình mảnh dẻ của chị mong manh như có thể tan biến bất cứ lúc nào.
Đồn công an là một nơi rộng và tối. Chỉ có vài phòng phía trong là có ánh điện. Có một người đàn ông đứng tuổi biết nói tiếng Việt. Ông ta hỏi chuyện, ghi chép, rồi bỏ tôi ở lại trong phòng.
Cờ bạc ở chợ đường biên (ảnh minh họa).
Tôi cảm thấy rõ thân xác mình gầy rộc đi, tuy nhiên tinh thần lại tỉnh táo một cách đau đớn. Đè nặng lên tôi lúc này là nỗi nhớ thương gia đình mình và đồng thời là cảm giác lo sợ.
Bỗng từ đâu xuất hiện người đàn bà còn khá trẻ, Chị ta vuốt tóc tôi: “Em ăn cơm chưa, Sợ lắm hả?” - Tôi gật đầu. chị ta nói tiếp: “Có ra ngoài ngủ với chị không ?”. Tôi thực sự hoảng sợ, tại sao người lạ này lại vào được đây…
Buổi sáng hôm sau, cảnh sát chở tôi quay về chợ gà - chỗ bọn buôn người vừa giữ tôi và chị Dung, để “bắt bọn chúng”, theo lời họ nói. Tôi không nhớ gian phòng nào là nơi của chúng. Cảnh sát mở cửa ngoài một gian, nhưng tôi không dám lại gần.
Lại trở về đồn. Tôi ngồi vào cái ghế lúc trước. Người cảnh sát biết tiếng Việt nói: “Cứ ngồi đấy, không sợ”. “Nhưng mai cháu về bằng cách nào? Hay là bây giờ chú cho cháu gọi điện về nhà bảo bố mẹ cháu lên đón, được không chú?”. “Bây giờ đêm họ cắt điện thoại rồi. Để mai. Mai gọi điện. Rồi sẽ có người đưa đến biên giới giao cho bên Việt Nam mang về. Cứ yên tâm”.
Chốt cửa sổ phía trước căn phòng bị hỏng. Trong phòng không có giường, chỉ có một chiếc bàn, vài chiếc ghế, một cái quạt điện. Phía sau phòng thông với bên ngoài, chỉ ngăn bằng một hàng rào sắt với những khe hở quá to…
Tôi tắt điện. Bây giờ thì có thể nằm xuống đất, ở một góc khuất ngay dưới cửa sổ. Nếu ngày mai tôi không về được thì còn lâu họ mới biết tôi mất tích.
Điều tôi sợ đã tới. Có ánh đèn pin soi vào phòng. Rồi tiếng đập cửa. Rồi tiếng gọi. “Ai?” - Tôi hỏi rồi bật điện. Có người mở cửa sổ. Một người đàn bà khoảng ngoài 30 tuổi. “Thủy, bị lừa sang đây hả (Không hiểu sao cô ta lại gọi tôi là Thủy). Nghe nói có đứa con gái Việt Nam tên Thủy bị lừa bán sang Trung Quốc. Cô tưởng cái Thủy, cháu cô nên vào xem thế nào. Mai vợ chồng cô về bên đó sớm, cháu có muốn về cùng không?”. Tôi lắc đầu. Người đàn bà lạ mặt hỏi: “Sao lại không về?”. Thật khó hiểu.
Và tôi không biết phải làm gì khác ngoài việc cầu nguyện cho bình minh mau đến. Trời hửng sáng. Buổi sáng ở vùng núi nắng lên muộn. Chúng tôi lên xe. Hai bên đường là đồi núi, rồi cánh đồng, rồi lại đồi núi. Đồi núi xanh biếc và hùng vĩ.
Đến gần biên giới tôi được thả xuống, chỗ ngã ba có biển đề địa điểm Pò Chài. Người đàn ông biết tiếng Việt nói với tôi rằng hãy tìm một người Việt Nam nhờ đưa sang bên kia núi.
Tôi bước đi như đứa trẻ bắt đầu những bước chập chững đầu tiên, lạ lẫm. Phía trước có một người đàn bà đang đi cùng hai con gái. Tôi chạy lên hỏi: “Cô ơi, cô là người Việt Nam?”. “Vâng, người Việt” - Người đàn bà gầy gò có gương mặt quê mùa quay sang tôi. “Cô giúp cháu với, nhờ cô dẫn cháu đến trạm Bộ đội biên phòng”.
Tôi kể sơ qua mọi chuyện. Vừa bước đi bên tôi, ba người ấy vừa hỏi và tỏ lòng thương cảm. Họ dẫn tôi vào một quán bên đường để gọi điện về nhà.
Lúc này đây mới chính là lúc tôi không đủ dũng cảm để nói sự thật. Tôi cảm thấy mình không thể gọi điện về nhà và nói rằng: “Bố mẹ ơi, con bị lừa bán sang Trung Quốc rồi”. Tôi không thể, không thể…
Chính vì vậy tôi quyết định gọi cho vợ chồng anh M., chị L. - những người tôi coi thân thiết như anh chị mình. Họ ở Hà Nội, họ có thể giúp đỡ tôi.
Người nghe điện là anh M... Tôi biết anh rất lo lắng nhưng vẫn tỏ ra bình tĩnh để trấn an tôi: “Em cứ yên tâm, anh sẽ sang đấy ngay. Bây giờ anh gọi điện về cho bố mẹ em đây”. Nghe đến đó trái tim tôi đau nhói. Tôi biết cái tin này khi đến với gia đình tôi nó có ý nghĩa như thế nào.
Cuộc điện thoại hết 15.000 đồng. Trong túi tôi còn vẻn vẹn 8.000 đồng. Đấy là lý do để mụ chủ quán người Việt càu nhàu chửi bới, dù mụ biết hoàn cảnh của tôi.
Tôi kinh ngạc tự hỏi tại sao người ta có thể nghiệt ngã đến thế. Ba người đi cùng gọi tôi đến một gian hàng gần đấy: “Lại đây, cô chú này tốt lắm, vào đây mà gọi điện”.
Cô chú chủ quán là những người còn khá trẻ, trông mặt rất tử tế. Họ đưa cho tôi tờ 10.000 đồng để trả mụ chủ quán ban nãy. Quay trở lại, hai vợ chồng tốt bụng hỏi qua chuyện của tôi, rồi cho tôi gọi điện lại.
Đúng lúc ấy một người đàn bà mặc áo đen đến, nói bằng giọng tức giận: “Đây rồi, mày có biết tao săn mày từ sáng đến giờ không? Con kia, ra ngay đây”. Rồi bà ta gọi điện thoại cho đồng bọn: Mọi người ở đấy đều muốn bênh vực, giúp đỡ tôi nhưng họ không dám có phản ứng gì.
“Cháu xin cô, cô cho bố mẹ cháu chuộc” - Tôi quỳ xuống. “Mày có biết tao khổ sở vì mày từ sớm đến giờ không? Mày có biết tao mua mày bao nhiêu tiền không? 20 triệu”.
“20 triệu cũng được, cô cho gia đình cháu chuộc” - Tôi van xin bà ta ngọt nhạt. Nhưng tôi lại bị đưa lên xe, chở đến một nơi khá xa. Bọn chúng đưa tôi đến một nơi được xây theo kiểu dành riêng cho việc tra tấn. Đó là một dãy nhà hoang hai tầng, trơ ra những viên gạch đỏ cũ kỹ. Có hai gã béo cởi trần đứng canh.
Tôi bị đưa lên tầng hai sau khi đi qua vài con chó hung dữ. Trong căn phòng trống không ấy, tôi đã biết thế nào là bị hành hạ thể xác. Lúc ấy tôi không tài nào trả lời nổi câu hỏi rằng tại sao những người vốn không có thù hận gì với tôi lại có thể đánh đập tôi dã man đến vậy.
Tôi lại bị bốc lên xe. Dọc đường đi bọn chúng vẫn không thôi hành hạ tôi. Bị hai mụ đàn bà ngồi hai bên liên tục thụi khuỷu tay vào bụng và ngực, nhưng tôi không được kêu, không được nói, và không được ngẩng đầu lên.
Chúng bắt tôi gập người xuống. Vang bên tai tôi là những lời tục tĩu. Mụ Nguyệt giật đồng hồ và chiếc vòng đeo cổ của tôi vứt xuống đường. Cái đồng hồ bạn tôi tặng, còn vòng đeo cổ chị gái tôi mới mua cho cách đây vài hôm.
Một ngôi nhà tồi tàn. Mụ "Béo" đợi sẵn ở đó. Ngoài ra trong nhà còn có một ông già chừng 60 tuổi, một đứa con gái cao, gầy mà về sau tôi biết tên là Huệ, con gái mụ Nguyệt; và một người đàn ông Trung Quốc to béo, chồng mụ.
Lâm, kẻ mang mặt quỷ, hóa ra chính là em gái mụ Nguyệt. Hai chị em mụ lại cùng nhau làm cái việc mà có lẽ chúng làm giỏi nhất: đánh đập tôi. “Bây giờ mày tính sao? - Mụ Nguyệt hỏi - Thích chết bằng cách nào: dao, thuốc sâu, chôn sống, hay điện giật?
Bây giờ mày lấy dây điện giết chị tao (tức mụ "Béo") đi. Nếu mày không làm được thì tao sẽ cho điện giật chết mày. Đến lúc này thì với tôi, sự sống dẫu vô vàn đáng yêu nhưng nó mong manh quá. “Cho tôi thuốc sâu !” - tôi nói. Nhưng té ra bọn chúng chỉ dọa.
Buổi chiều ngày hôm đó, tôi ân hận vì đã quá tin người - tin một cách ngu xuẩn. Tiếc vì sáng nay suýt nữa thoát được (lẽ ra tôi nên chạy thẳng đến trạm biên phòng).
Một mụ chủ chứa đến xem “hàng”. Cùng đi với mụ có hai đứa con gái ăn mặc kệch cỡm theo lối “Cave” rẻ tiền. Một trong hai đứa con gái kia chửi tôi cái câu mà lẽ ra phải dành cho bọn nó: “Con đĩ!”.
Tôi đã thực sự trở thành một mặt hàng trong con mắt dò xét định giá của bọn chúng. Mụ chủ nhà chứa bảo mụ Nguyệt: “Con này gầy quá, người thì nhỏ, da thì xanh, mồm thì méo”.
“Không phải mồm nó méo đâu - Mụ Nguyệt cười - Em mới tát đấy. Em nói mấy câu, nó cãi lại. Tính em thì nóng, thế là em tát cho đến méo cả mồm”.
“Mồm méo xẹo thế này để về hù khách làng chơi à? Thôi để một vài bữa nữa qua rằm xem mồm có bình thường lại không đã”. Đến lúc này tôi mới nhớ ra nay là 13 tháng 7 âm lịch.
Chúng tôi chỉ dám vẫy tay với nhau, rồi tôi vào nhà. Nhìn mặt mình trong gương thấy sao mà nó thảm hại: mồm méo xệch, mặt sưng và tím bầm, mắt to mắt nhỏ, da tái xanh.
Tôi nằm trên giường, nghĩ đến việc phải bỏ trốn bằng mọi giá. Nhưng cần ăn để lấy sức dù không cảm thấy đói. Nếu như thoát được khỏi căn nhà này có lẽ cần phải chạy rất lâu trong rừng núi, cần có sức. Lại một đêm nữa, đêm thứ hai trên đất Trung Quốc.
Chẳng biết tôi đã được bán với giá bao nhiêu? Có lẽ chỉ vài nghìn tệ. Nhưng chẳng lẽ số phận tôi lại tối tăm đến thế sao? Giảng đường đại học, tương lai cùng mọi mơ ước đều đã sụp đổ? Chẳng lẽ quãng đời còn lại tôi bị chôn vùi ở cái nơi không còn là cuộc sống này? Làm một con điếm, bị đánh đập, hay sẽ chết…
Tất cả đều có thể xảy ra. Trong trường hợp này bất cứ niềm hy vọng nào cũng là điên rồ. Bỗng dưng tôi nghĩ đến cái chết. Thậm chí tôi đang cảm thấy mùi đất ẩm, mùi ngải cứu hăng hắc và hơi lạnh của khí trời…
Điện tắt. Chỉ còn lại những vệt sáng nhờ nhờ từ ngoài hắt vào qua những lỗ hở phía trên trần. Tiếng quạt điện kèm theo cả quạt gió vù vù ngay bên tôi, nghe khô khan và lạnh lẽo.
Phải xem xem cửa khóa như thế nào, có thể trốn ra không. Nghĩ vậy, tôi lay mụ "Béo": “Bác ơi, cho cháu đi giải”. Mụ "Béo" dậy bật điện cho tôi rồi lại trèo lên giường ngủ tiếp.
Tôi ra gian ngoài và khi nhìn thấy ổ khóa chắc chắn ở cửa, tôi hiểu rằng mình không thể tìm lối thoát ở đó. Tôi tự tắt điện rồi lên giường nằm. Tôi lấy ra từ túi quần chiếc chìa khóa xe máy cùng khóa phòng của tôi, vật sở hữu cuối cùng còn lại trên người. Tôi đưa chùm chìa khoá lên môi và hôn nó.
Sa vào ổ nhện (kỳ 3)
Trở về...
Sa vào ổ nhện (kỳ 1)
Sa vào ổ nhện (kỳ 2)
Sóng gió không chỉ đến với tôi, mà còn chấn động cả gia đình, làm bàng hoàng người thân. Cuối cùng, tôi cũng được giải thoát khi đã kề bên miệng vực của sự ô nhục.
Câu chuyện của cô gái tên Quỳnh tiếp tục...
Khắp mọi miền quê, có bao người con gái đã bị lừa bán sang Trung Quốc. Đừng nhẹ dạ, cả tin; đừng nghe lời dụ dỗ ngọt ngon đường mật - đó là điều tôi muốn gửi gắm vào những trang viết nhỏ bé này.
Khách đầu tiên đến mua tôi là một người đàn bà Trung Quốc, đến cùng với một cô gái Việt Nam khoảng 18 tuổi. Cô giúp bà ta xét hỏi tôi. Để trì hoãn việc bị bán vào nhà chứa, tôi bắt đầu vai diễn bị tâm thần bằng cách nhìn bà ta với ánh mắt đờ đẫn, rồi sợ con chó con mới đẻ một cách thái quá, sau nữa là kêu đau và lạnh… Nhớ lại mụ chủ nhà chứa hôm qua chê mồm tôi méo, tôi lập tức làm cho miệng mình méo hơn một chút nữa...
Lúc hai người khách vào gian nhà trong bàn bạc, mụ Nguyệt chửi tôi bằng những câu tục tĩu. Mụ bắt tôi phải tươi cười. Mụ Béo từ trong đi ra vừa lắc đầu. Khách về, mụ Nguyệt té tát chửi mắng tôi. Mụ bắt lần sau nếu khách đến tôi phải nói rằng tôi sinh năm 1984, học hết lớp 7, bố mẹ làm ruộng.
Một lúc sau lại có “khách”. Mụ ta tên là Vân, cùng quê với tôi. “Gầy quá!", mụ ta dè bỉu khi gọi tôi ra đằng sau để nói chuyện riêng. "Sao cháu gầy thế? Có phải bị bệnh không? Cứ nói thật ra để cô mua với giá khác". Rồi mụ ta nhìn đến tay tôi. "Tay này không phải là tay làm ruộng. Hay là nghiện? Xem nào, xem có phải bị nghiện không nào”. Nói xong mụ vạch người tôi nhìn kỹ xem có nốt chích không. Mụ ta ra sức nói với mụ Nguyệt là tôi quá gầy để đòi hạ giá.
Có hai người khác đến: một chừng 26-27 tuổi người Việt Nam. Mụ Vân biến đi đâu mất. Tôi ngồi gian trong, mặc cho bọn họ ở ngoài trao đổi. Những ý nghĩ ấy vò xé trái tim tôi.
Người khách mới đến bước vào gian trong, ngồi xuống cạnh tôi. Chị ta nói: “Em có đồng ý về với chị không? Chị không như người khác đâu, đã về với chị thì yên tâm, chị không bán cho ai nữa. Cứ làm tốt, ngoan ngoãn, khi nào trả đủ vốn thì chị cho về Việt Nam”.
Tôi chẳng hiểu vì sao mình lại có quyền đồng ý hay không trong trường hợp này. Nên tôi im lặng. Đúng lúc ấy mụ Vân quay trở lại. Sợ tôi bị bán mất cho chị kia, nên mụ không mặc cả nữa. Thế là tôi lại thuộc quyền sở hữu của một kẻ khác. Chắc là lần này giá của tôi so với lần trước tăng lên được vài nghìn tệ.
Hôm nay 14 âm lịch. Rằm tháng 7 được coi là Tết lớn. Bọn chúng đã chuẩn bị xong bữa trưa. Chỉ còn đợi ăn xong là mụ Vân sẽ mang tôi về chỗ mụ. Bọn chúng trở nên tử tế với tôi sau khi đã kiếm được ở tôi một món lời.
Mụ Nguyệt tươi tỉnh hẳn, thậm chí còn gắp thức ăn cho tôi. Chủ mới gắp vào bát tôi một miếng tiết vịt và nói: “Ăn miếng tiết cho đỏ”. Ăn xong, tôi ra đằng sau nhà rửa tay. Ông già chừng 60 tuổi (có nhiệm vụ nấu nướng và coi chị Dung trên gác) nhìn tôi bằng ánh mắt buồn rầu thông cảm. Lúc tôi đi qua, ông đặt tay lên vai tôi rồi khẽ gật đầu.
Khác nhau về ngôn ngữ, chúng tôi chỉ có thể sẻ chia nỗi buồn bằng cách ấy. Lúc tôi đang ở một mình trong gian trong, chị Dung đi qua, quay vào nhìn tôi. Vẫn cái nhìn ấy - đầy ám ảnh. Sau đó chúng tôi nắm tay nhau. Cả hai cùng nghĩ rằng có lẽ sẽ chẳng còn gặp lại nữa.
Thế là đến lúc phải đi. Mụ Nguyệt đi cùng một đoạn đường. Trong thời gian ấy mụ không che giấu nỗi vui mừng vừa bán được hàng. Mụ dặn đi dặn lại tôi phải ngoan ngoãn nghe lời “cô đồng hương”.
“Nó mà không ngoan chị cứ gọi điện cho em, mụ nói với chủ mới của tôi, em sẽ tới chỗ chị cho nó một trận đến khi nào ngoan thì thôi”. Đi được một đoạn, tôi khẩn khoản: “Cháu xin cô cho gia đình cháu chuộc!”. Mụ hỏi luôn: “Thế nhà có tiền để chuộc không?”. “Có ạ”. “Vậy bố mẹ chắc không phải làm ruộng đúng không? Bọn chúng bắt phải nói dối chứ gì? Bây giờ cháu thuộc về cô rồi, cháu phải nói thật ra cô mới giúp được. Bố mẹ làm gì? Cháu có học hành gì không? “ Tôi nói sự thật, vì đấy chính là điều bọn buôn người sợ.
Mụ Vân liền cho xe quay ngay lại. “Bây giờ thế này nhé – Mụ nói – Trở lại đó cô sẽ nói rằng dọc đường nói chuyện ra mới biết cô cháu mình có họ xa với nhau, bà của cô là cụ của cháu. Rồi cô sẽ bảo bọn nó cho gia đình cháu chuộc”. “Thế tại sao cô không cho chuộc mà lại phải quay về đấy?”. Bọn nó đồng ý thì cô mới dám cho chuộc. Làm ăn lâu dài mà”. Thật ra mụ Vân trả tôi về đơn giản chỉ vì sợ gia đình tôi có thế lực.
Mụ Nguyệt chửi tôi, rồi hành hạ tôi. “Mày tưởng giết mày mà tao sợ à? Mày chết tao coi như con chó. Rừng núi ở đây thiếu gì chỗ chôn”.
Thật lạ, chồng mụ Nguyệt, một người Trung Quốc chỉ biết lõm bõm tiếng Việt và cái Huệ, con của hai người lại tỏ ra thương tôi. Họ an ủi tôi thật lòng, nhưng chỉ có vậy. Chồng mụ Nguyệt nói: “Cô… nóng tính… đánh đau lắm… Trước cũng bị lừa sang Trung Quốc”.
...
“Quỳnh ơi, ra đây!”. Cái giờ phút tôi chờ đợi đã tới. “Bây giờ thế này nhé: Tao gọi điện cho bà Béo hỏi xem bà ấy có cho nhà mày chuộc không. Rồi tao còn phải gọi cho mấy đứa nữa cơ. Nếu được thì để mày gọi điện về cho anh mày. Mày phải nói y như tao dặn, là: em bị lừa sang đây, đang bỏ trốn sắp bị bắt lại thì gặp một cô bán hoa quả trong chợ, cô ấy thương em nên chuộc em về. Thế liệu anh mày có tiền chuộc không?”. “Bao nhiêu hả cô?”. “18 triệu”.
Hóa ra tôi đáng giá chỉ ngần ấy!
Gã Gầy đi mua thẻ điện thoại. Trong lúc đó mụ Nguyệt gọi điện cho mụ Béo. Rồi mụ đưa điện thoại cho tôi nói. “Bác ơi, bác cho bố mẹ cháu chuộc nhé!”. Và tôi nghe tiếng mụ Béo, vẫn bằng cái giọng ngon ngọt ấy: “Ừ, gia đình con đã đến tận đây thì bác phải cho chuộc rồi. Bác đồng ý cả hai tay”.
Gã Gầy về. Bọn chúng bấm số điện thoại của anh M. cho tôi gọi. Chưa kịp nói gì tôi đã nghe thấy anh nói rất nhanh: “Em đang ở đâu?”. Anh bảo tôi liên lạc với anh tôi theo số máy 0903… Tôi yên tâm hơn khi biết anh tôi đang ở gần biên giới. Có lẽ mọi chuyện đang diễn ra hết sức may mắn. Đến nỗi tôi không dám tin vào điều ấy nữa. Mụ Nguyệt gọi một vài cuộc điện nữa, nhưng hình như bọn chúng không cho chuộc. Mụ nói bằng tiếng Trung nên tôi không hiểu.
“Bọn nó không đồng ý, mụ giải thích, nhưng tao bảo là mày bị thấp khớp từ bên Việt Nam, sang đây bị đánh đau nên liệt nửa chân rồi, có ở lại cũng chẳng làm ăn được gì. Lát nữa nếu nói chuyện điện thoại với bọn nó mày phải nói đúng như thế, nhớ chưa?”.
Mụ đưa giấy bút để tôi viết thư cho anh tôi: “Em là Quỳnh, ghi cho anh vài dòng để anh rõ: Đây là hai chú người nhà của cô đã cứu em. Anh hãy đưa tiền cho hai chú, em sẽ được về. Hai chú và cô là những người đã cứu em. Anh đưa đủ 18.000.000 đồng Việt Nam cho hai chú nhé! Tạm biệt và hẹn gặp lại”. Mụ Nguyệt bắt tôi ghi thêm vào cuối thư: “Anh nhớ là đừng làm gì hại đến hai chú. Còn bọn lừa em bên Việt Nam thì để lúc em về sẽ tính sau”.
Bọn chúng lại bàn bạc với nhau bằng tiếng Trung Quốc. Mụ Nguyệt nói với vẻ lo lắng: “Sợ rằng gia đình mày đã báo Công an rồi, làm hỏng công việc làm ăn”. Tôi mỉm cười trấn an: “Cô đừng lo, hôm trước gọi điện cháu dặn anh cháu rồi. Anh ấy cũng bảo tốt nhất là thỏa thuận giữa hai bên, nếu không được như thế thì anh cháu mới dùng đến biện pháp mạnh hơn”. Cuộc giằng co diễn ra vô cùng khắc nghiệt. Đấu tranh để giành lấy cuộc sống.
Sáng hôm sau, bọn chúng lần lượt dậy. Lại bàn tính, tranh cãi nhau. Cuối cùng mụ Nguyệt quay sang tôi, nói bằng giọng của kẻ được toàn quyền quyết định: “Không cần bọn nó! Tao đưa mày đi”. Mụ dẫn tôi đi mua thẻ điện thoại. Tôi sốt ruột vì chưa thấy mụ nói đến chuyện gọi điện cho anh tôi. Từ đêm qua tôi đã giữ số điện thoại ấy trong đầu như giữ một lá bùa. Một vài cuộc gọi của mụ Nguyệt làm tôi lo lắng.
Song cuối cùng mụ cũng nói: “Bây giờ mày gọi điện cho anh mày bảo mang tiền sang bên Pò Chài rồi hỏi anh mặc áo gì, đứng ở đâu”. Rồi tôi được chở đến Pò Chài trên một chiếc xe ô tô, lái xe là người của bọn “mẹ mìn”.
....
Tôi đứng bất động khi nhìn thấy anh tôi. Còn anh thì căng thẳng như thể chưa dám tin vào sự thật. Anh bước ra khỏi chiếc taxi, đến bên tôi, quàng tay lên vai tôi như sợ vuột mất một lần nữa.
Trở về đất Tân Thanh qua cửa khẩu. Đón tôi là những người thân yêu, những người đã giúp đỡ mà tôi phải mang ơn suốt đời. Nắng buổi trưa làm bừng sáng cả trời đất. Bình minh trên đất Trung Quốc, cái buổi bình minh tốt lành nhất trong đời tôi cảm nhận được.
Chiều tối hôm sau chúng tôi về quê. Ngồi trên taxi, tôi nhớ lại tất cả mọi chuyện. Cảm thấy mình như một đứa trẻ vụt lớn lên từ một nỗi đau. Muốn khóc nhưng lòng nghẹn đắng. Có lẽ nước mắt vẫn đang ứa ra trong trái tim tôi, cho đến suốt đời. Tôi được sống như để từ nay mãi mãi mang nỗi đau ấy trong lòng.
Quỳnh đã phải sống những ngày tủi cực nơi đất khách quê người: bị đánh đập, hành hạ; bị xem như một món “hàng” bán trao tay. May mắn, Quỳnh liên lạc được với gia đình và được chuộc về Việt Nam. Thoát khỏi bàn tay của bọn “mẹ mìn”, cô nữ sinh may mắn ấy đã thuật lại với Tiền Phong nỗi cơ cực, tủi nhục mình đã nếm trải...
Nắng tháng 8 chói chang, gay gắt trên vùng đồi núi biên giới Việt - Trung. Trong không gian rực sáng ánh mặt trời ấy, ở một cái chợ khá rộng, mọi người nườm nượp đi lại, mua bán. Tất cả đều nhốn nháo, hỗn độn. Song với tôi – một nữ sinh vừa hết năm thứ ba ĐH - thì đó là một sự lạ lùng hấp dẫn.
Người đàn bà đi cùng tôi bước rất nhanh, nên tôi luôn phải để ý theo sát cô. Lạc nhau ở đây thì thật nguy hiểm: tôi đâu biết gì về miền đất này. Sáng nay hai “cô” “cháu” chờ mãi mới có xe. Ba tiếng đồng hồ ngồi trên chiếc ô tô chật cứng, nóng nực và nồng nặc mùi xăng dầu, mệt lử.
Ở chợ, tôi tìm mua được một chiếc váy bò và hai áo phông với giá rẻ mạt. Tôi và cô Hà (tên người đàn bà) vào một quán để ăn trưa. “Chiều nay trước lúc về cô sẽ mua cho mày một đôi dép thật đẹp”, cô Hà nói với tôi. “Cháu cám ơn, cô để tiền mà thuốc thang cho chú ấy”.
Chồng cô Hà bị bệnh gì đó rất nặng, phải nằm truyền thuốc cả ngày. Tôi quen người đàn bà tên Minh, mẹ đẻ của chú, tại bờ hồ Gươm trong một buổi trưa đi dạo sau khi đọc sách ở Thư viện QG.
Người đi buôn trên tàu Hà Nội - Lạng Sơn.
Bà đeo một tràng hạt to màu xanh ở cổ, tỏ ra rất tốt bụng, hỏi han tôi và khuyên phải ăn uống như thế nào cho đỡ gầy. Sau một vài lần được bà trò chuyện, chia sẻ chuyện bệnh tật của người con trai duy nhất, tôi cảm thấy tôi và bà như những người thân.
Hôm qua, bà nhờ tôi đi theo cô Hà con dâu của bà lên biên giới để nhận hàng (giày dép) vì bà phải ở nhà trông nom con trai. Những chuyến đi xa bao giờ cũng thu hút tôi một cách kỳ lạ. Tôi đi vì hai lẽ. Thứ nhất, vùng đất mới luôn là một động lực thúc giục tôi; thứ hai, tôi là người thích viết lách, hy vọng sau chuyến đi mạo hiểm về biên giới có thể viết điều gì đó chăng...
Chúng tôi đi bộ sang bên kia núi vì theo lời cô, lấy hàng ở bên ấy rẻ hơn rất nhiều. Tôi nghĩ đó là cách mà bọn buôn lậu vẫn làm. Và đến lúc này thì tôi không còn cách nào khác là đi theo người quen biết duy nhất của mình, mong sang bên kia biên giới càng sớm càng tốt.
Nắng phủ lên khắp núi đồi một màu chói lóa. Thỉnh thoảng gặp một hoặc vài người dọc đường. Tôi và cô Hà bịt khẩu trang kín mít và những lúc không có ai thì chúng tôi chạy. Đến một chỗ râm mát, cô Hà bảo tôi dừng lại ngồi nghỉ dưới một tán lá xanh um tùm. Cô tháo dây chuyền vàng ra, gói vào trong một cái khăn tay rồi nhét vào cạp quần. “Ở đây nguy hiểm lắm, cướp giật, hiếp dâm. Cho nên cô mới bảo mày bịt kín mặt vào không thì bọn đểu nó nhìn thấy con gái trẻ, nó giở trò”. Tôi bắt đầu thấy hoảng. Cái cuộc sống mà tôi đang khám phá lộ ra mỗi lúc một rõ ràng.
Phải mất khá nhiều thời gian chúng tôi mới sang được bên kia biên giới. “May quá, không có chuyện gì xảy ra”, tôi mừng thầm trong lòng sau đoạn đường dài đầy lo sợ vừa đi qua, thậm chí đã có những lúc tim ngừng đập khi bắt gặp một bản mặt gớm ghiếc đang nhìn chằm chằm vào mình. Chúng tôi vào chỗ “giao hàng” của cô Hà, ở đó có ba người đàn bà độ tuổi từ 35 đến 50 đã ngồi đợi sẵn.
Họ nói chuyện với nhau về giá cả quần áo, giày dép, bằng tiếng Việt. Hình như họ đang đợi ai đó mang hàng tới. Cô Hà nói với tôi có lẽ đêm nay phải ngủ lại đây bởi trời đã muộn, về qua núi giữa đêm khuya sẽ rất nguy hiểm. Điều đó làm tôi lo lắng. Tôi không quen buổi tối ngủ ở đâu đó khác ngoài nhà trọ của mình và nhất là ở một nơi hoàn toàn xa lạ thế này. Nhưng con đường đồi núi trưa nay, nó mới dài và đáng sợ làm sao.
Cảm giác bất ổn khi xa Hà Nội ùa đến bên tôi. Nó càng trở nên day dứt hơn khi bóng chiều buông xuống cùng một cơn mưa tầm tã. Tôi bắt đầu thực sự hoang mang trước việc mình bỏ Hà Nội, bỏ căn phòng nhỏ quen thuộc, đi đến một nơi chưa từng biết tới. Rồi chúng tôi lên taxi, đi một đoạn đường dài vài chục cây số.
Mưa nặng hạt làm trời đất mịt mù đẫm nước. Đến một nơi đông đúc, tấp nập. Chắc là thành phố. Đi qua một cái chợ lớn bán toàn gà sống, vào trong một căn phòng có vẻ giống như một gian đựng hàng vì nó chật chội và kín mít, giống như tất cả các gian hàng cạnh đấy. Nhưng trong nhà bày biện đủ thứ như nơi ở của một gia đình.
Khắp phòng bốc lên một mùi nồng hắc, mùi hương muỗi. Ngồi trò chuyện một lúc khá lâu rồi cô Hà cùng mấy người đi, nói là để lấy hàng. Còn tôi ở lại với một người đàn ông Trung Quốc gầy đét. Ông ta chừng 40 tuổi, không biết tiếng Việt.
Lo lắng, tôi thầm cầu mong sớm được trở về Hà Nội. Mùi hương muỗi ngửi lâu đã trở nên khó chịu. Căn phòng thì kín mít đến mức không thể biết gì về khung cảnh bên ngoài. Bỗng có người từ trên gác đi xuống, đầu tóc rũ rượi, nét mặt cau có, xấu xí. Chị ta còn rất trẻ. Khi ngang qua, chị liếc mắt sang nhìn tôi rồi vội vàng vào trong nhà vệ sinh. Tôi thấy hơi ghê ghê cái ánh nhìn ấy: nó không bình thường.
“Chị cũng bị lừa bán sang Trung Quốc. Ở đây bốn ngày rồi”. Chị thì thào, sắc mặt tối lại. Đến tận lúc này tôi mới biết mình đang rơi vào một hoàn cảnh hết sức ngang trái, tôi đã bị lừa?
Những linh cảm, những mảnh vụn nghi ngờ vẫn tồn tại trong tôi đến lúc này ghép lại thành một bức tranh hoàn hảo và logic: “lòng tốt” có phần thái quá của mụ Minh khi tìm đến tôi để hỏi han sức khoẻ; tràng hạt xanh và cách mụ thắp hương khấn vái như chuẩn bị “lên đồng”; căn nhà tối tăm bụi bặm của mụ với con chó trông nhà quá dữ dằn; cách mụ khơi dậy lòng thương của tôi bằng bệnh tật của người con trai ốm yếu.
Hiểu ra tất cả vào giờ khắc đau xót này, tôi cảm thấy trong lòng mình vừa có một ngọn lửa bùng lên rồi vụt tắt ngay. Tuy nhiên lúc này tôi không có thời gian để trách mình ngu xuẩn hay để căm giận bọn lừa đảo, “mẹ mìn” bên Việt Nam.
Tôi đờ đẫn nhìn người đối diện, rồi chỉ tay vào ngực mình và hỏi chị một câu thật ngớ ngẩn: “Em cũng bị bắt à?”. Chị gật đầu nhanh. Giờ đây tôi không còn nghĩ chị bị bệnh tâm thần như cảm tưởng lúc đầu mới gặp nữa.
Tôi thấy xót xa cho cả chị và tôi. Người đàn ông bầy ra bàn một mâm cơm và ra hiệu cho chúng tôi ăn. Tôi và chị ngồi đối diện với nhau, còn gã đàn ông ngồi trên ghế gần đấy đưa mắt sang dò xét. “Em tên gì?”, chị hỏi. “Em là Quỳnh.
Tên chị là gì?”. “Dung”. Chúng tôi cười và nói to để gã đàn ông không nghi ngờ gì. Ăn xong chị Dung trèo lên gác xép, vẫy tôi lên. Chị Dung cho tôi xem những vết tím bầm bên hông do bị đánh đập. Kẻ lừa chị cũng chính là mụ già đeo tràng hạt xanh ở hồ Gươm đã lừa tôi. Chị Dung nói chị sinh năm 1980, quê ở Hà Tây, bố mẹ đã mất, chỉ còn bà ở nhà.
Chị còn nói thêm: “Sáng nay một con bé quê Hoà Bình bị chúng nó đưa đi rồi. Chị ở đây 4 ngày nay nhưng chúng nó chưa tìm được mối. Em xinh thế này chắc là bị bán ngay thôi”. “Bán cho ai hả chị?", tôi lại hỏi ngớ ngẩn. “Bán làm vợ người ta hoặc bán vào “nhà hàng”. Chắc là vào “nhà hàng”.
Tôi kinh ngạc vì thấy mình bình tĩnh đến không ngờ. Mọi thông tin chị Dung vừa nói không làm tôi hoảng loạn, mà làm nảy sinh ngay trong tôi một quyết tâm: bằng mọi cách phải thoát khỏi đây. Nhưng việc bỏ trốn thì dường như rất khó. Bọn buôn người không đời nào để chúng tôi chạy khỏi đây một cách dễ dàng. “Chỉ có mỗi một cách, tôi nói nhanh với Dung, phải giết chúng nó”. Chị Dung gật đầu.
Người đàn bà to béo mặc bộ lửng đỏ trở về. Mụ tên là Nguyệt. Mụ gọi tôi xuống dưới tầng trệt. Làm ra vẻ chưa biết tình cảnh thật của mình, tôi nói: “Cô ơi, mai cô giúp cháu thuê người đưa sang bên kia núi nhé! Chỉ về với cô Hà thôi thì cháu sợ lắm". Rồi để gạt mọi nghi ngờ trong mụ, tôi chỉ tay lên gác xép chỗ chị Dung. "Chị kia bị bệnh đúng không cô?”.
“Ừ nó bị tâm thần, bị lậu đấy. Đừng đến gần nó”. Có lẽ mụ vẫn tin rằng tôi là cô bé ngây thơ tội nghiệp. Trong lúc “chuyện phiếm” với mụ Nguyệt, tôi để ý khắp căn nhà. Chẳng có “vũ khí” nào để làm việc ấy cả.
Buôn người, đã làm nghề ấy thì không phải là con người nữa mà chỉ là sâu bọ, ác thú. Vì thế tôi không hề đắn đo trước ý định giết bọn chúng, nhất là khi hiểu rằng chỉ có cách ấy mới giúp mình thoát khỏi đây. Vấn đề chỉ ở chỗ mình có giết nổi không và giết bằng cách nào.
Mụ béo, nhiều tuổi hơn mụ Nguyệt, đến thay ca. Mụ Nguyệt và gã gầy biến mất sau hai lần cửa khép kín. Tôi vẫn tỏ ra bình thường trước mặt mụ béo. Một lúc sau, lợi dụng lúc mụ đang nói chuyện điện thoại ở gian trong, tôi đứng trên giường giả vờ xem cái ví treo ở tường.
Rồi tôi rút ổ điện, lấy cái bật lửa trên bàn để dứt đôi dây điện. Nhưng bật lửa hỏng. Tôi đành phải dùng tay giựt đứt dây, cắm nguồn. Nhìn lên gác xép, tôi thấy chị Dung đang theo dõi tất cả. Chị gật đầu đồng tình. Tôi vẫy mấy lần nhưng chị sợ không xuống. Và tôi quyết định hành động một mình.
Trong vuốt quỷ
Đã thoát được đến gần biên giới, Quỳnh lại bị bọn buôn người bắt lại. Bọn chúng đưa cô đến một nơi được xây theo kiểu dành riêng cho việc tra tấn. Trong căn phòng trống không ấy, Quỳnh tâm sự với Tiền Phong, cô đã biết thế nào là bị hành hạ thể xác.
Quỳnh trên chiếc ghế đá ven hồ Gươm, nơi cô đã bị “mẹ mìn” gặp, dụ đi.
Bọn chúng đưa tôi đến một nơi được xây theo kiểu dành riêng cho việc tra tấn. Đó là một dãy nhà hoang hai tầng, trơ ra những viên gạch đỏ cũ kỹ. Có hai gã béo cởi trần đứng canh.
Tôi bị đưa lên tầng hai sau khi đi qua vài con chó hung dữ. Trong căn phòng trống không ấy, tôi đã biết thế nào là bị hành hạ thể xác. Lúc ấy tôi không tài nào trả lời nổi câu hỏi rằng tại sao những người vốn không có thù hận gì với tôi lại có thể đánh đập tôi dã man đến vậy.
Mụ Béo vừa nói chuyện điện thoại xong, tôi gí đầu dây điện vào người mụ chỗ cánh tay gần bả vai. Mụ giật nảy người và chạy về phía kia, kêu toáng lên van xin tôi tha chết.
Vừa van xin, mụ vừa cầm xoong nồi ném lại phía tôi lia lịa. Tôi chìa dây điện về phía mụ "Béo", hét lên đe doạ khi thấy mụ đang bấm điện thoại: “Không được gọi điện!”.
Nhưng mụ đã kịp gọi, và dây đã kịp bật ra khỏi ổ điện, vô hiệu hóa hành động giết người của tôi… Trong vô vọng, tôi xông vào mụ "Béo" và hai bên vật nhau.
Mụ có hai bàn tay to khỏe như hộ pháp. Tôi bóp cổ mụ, còn mụ lấy đôi tay siết vào hai bên đầu tôi, kéo xuống dưới nền nhà. Rồi cả thân hình nặng đến 90 kg đè xuống người tôi.
Trong khoảnh khắc tôi tưởng mình có thể chết đi vì nghẹt thở. Chỗ tôi bị đè xuống gần bếp ga. Tôi nảy ra ý nghĩ phá van an toàn của bình ga để cùng chết. Nhưng càng lúc gần kề với cái chết dường như người ta càng thèm khát được sống. Bằng mọi giá phải sống.
Mụ Nguyệt và gã "Gầy" được báo tin đã trở về, đứng ngoài cửa. Cầu chì đã được rút ra, bóng tối tràn ngập trong phòng. Lúc này bóng tối làm tôi đỡ sợ hơn, bóng tối ngăn ánh nhìn giữa tôi và bọn dã thú.
Bọn chúng mở khóa. Không hiểu sao chúng chưa vào nhà ngay mà đứng ngoài cửa trao đổi gì đó với nhau bằng thứ ngôn ngữ xa lạ. Chẳng biết phải làm gì và sự thể sẽ thế nào, tôi thả lỏng người.
Gã "Gầy" bế tôi lên mang ra ngoài. Một chiếc xe đã đợi sẵn. Gã bế tôi trèo lên xe. Đi được một đoạn, mở mắt ra tôi thấy xung quanh mình thành phố sáng ánh điện. Cơ hội đã đến. Tôi lấy hết sức hét thật to, vẫy vùng trong tay gã Trung Quốc.
Người lái xe quay lại nhìn, cho xe đi chậm rồi dừng lại hẳn. Những người bên đường nhìn về phía tôi. Gã "Gầy" giữ thật chặt nhưng tôi cố vùng ra. Một số người đi đường đã lại gần, nên gã đành phải buông tay. Nhảy khỏi xe, tôi thấy đã có hy vọng.
Tôi đã chạy đến mọi người xung quanh, cầu cứu họ, nhưng họ từ chối giúp đỡ. Tôi đã chạy theo, van xin, quỳ lạy. Còn họ thì lắc đầu, xua tay. Họ sợ liên lụy?
Tôi chạy hết bên đường này sang bên đường kia, hết từ nhà này sang quán nọ, van xin từ người lớn đến trẻ con, đàn ông đến đàn bà. Mụ Nguyệt xuất hiện, lớn tiếng quát: “Mày có về ngay không?”. “Không về" - Tôi đáp bằng tất cả căm giận - "Thà chết chứ không bao giờ về đấy”.
“Sao lại không về?”. “Tôi bị bắt cóc, tôi không về”. “Ai bắt cóc mày ?”. Tôi không trả lời mụ. Mụ gọi điện cho ai đó… một đôi nam nữ bước qua tôi. Tôi chạy trở lại níu tay người con gái: “Làm ơn chỉ giúp em đồn công an”. Họ không biết tiếng Việt, nhưng tiếng “công an” thì biết.
Người con gái chỉ tay về dãy nhà ngay gần đấy. Tôi bấu vào tay chị, người duy nhất không từ chối tôi, cảm thấy bàn tay chị gầy gò và cả thân hình mảnh dẻ của chị mong manh như có thể tan biến bất cứ lúc nào.
Đồn công an là một nơi rộng và tối. Chỉ có vài phòng phía trong là có ánh điện. Có một người đàn ông đứng tuổi biết nói tiếng Việt. Ông ta hỏi chuyện, ghi chép, rồi bỏ tôi ở lại trong phòng.
Cờ bạc ở chợ đường biên (ảnh minh họa).
Tôi cảm thấy rõ thân xác mình gầy rộc đi, tuy nhiên tinh thần lại tỉnh táo một cách đau đớn. Đè nặng lên tôi lúc này là nỗi nhớ thương gia đình mình và đồng thời là cảm giác lo sợ.
Bỗng từ đâu xuất hiện người đàn bà còn khá trẻ, Chị ta vuốt tóc tôi: “Em ăn cơm chưa, Sợ lắm hả?” - Tôi gật đầu. chị ta nói tiếp: “Có ra ngoài ngủ với chị không ?”. Tôi thực sự hoảng sợ, tại sao người lạ này lại vào được đây…
Buổi sáng hôm sau, cảnh sát chở tôi quay về chợ gà - chỗ bọn buôn người vừa giữ tôi và chị Dung, để “bắt bọn chúng”, theo lời họ nói. Tôi không nhớ gian phòng nào là nơi của chúng. Cảnh sát mở cửa ngoài một gian, nhưng tôi không dám lại gần.
Lại trở về đồn. Tôi ngồi vào cái ghế lúc trước. Người cảnh sát biết tiếng Việt nói: “Cứ ngồi đấy, không sợ”. “Nhưng mai cháu về bằng cách nào? Hay là bây giờ chú cho cháu gọi điện về nhà bảo bố mẹ cháu lên đón, được không chú?”. “Bây giờ đêm họ cắt điện thoại rồi. Để mai. Mai gọi điện. Rồi sẽ có người đưa đến biên giới giao cho bên Việt Nam mang về. Cứ yên tâm”.
Chốt cửa sổ phía trước căn phòng bị hỏng. Trong phòng không có giường, chỉ có một chiếc bàn, vài chiếc ghế, một cái quạt điện. Phía sau phòng thông với bên ngoài, chỉ ngăn bằng một hàng rào sắt với những khe hở quá to…
Tôi tắt điện. Bây giờ thì có thể nằm xuống đất, ở một góc khuất ngay dưới cửa sổ. Nếu ngày mai tôi không về được thì còn lâu họ mới biết tôi mất tích.
Điều tôi sợ đã tới. Có ánh đèn pin soi vào phòng. Rồi tiếng đập cửa. Rồi tiếng gọi. “Ai?” - Tôi hỏi rồi bật điện. Có người mở cửa sổ. Một người đàn bà khoảng ngoài 30 tuổi. “Thủy, bị lừa sang đây hả (Không hiểu sao cô ta lại gọi tôi là Thủy). Nghe nói có đứa con gái Việt Nam tên Thủy bị lừa bán sang Trung Quốc. Cô tưởng cái Thủy, cháu cô nên vào xem thế nào. Mai vợ chồng cô về bên đó sớm, cháu có muốn về cùng không?”. Tôi lắc đầu. Người đàn bà lạ mặt hỏi: “Sao lại không về?”. Thật khó hiểu.
Và tôi không biết phải làm gì khác ngoài việc cầu nguyện cho bình minh mau đến. Trời hửng sáng. Buổi sáng ở vùng núi nắng lên muộn. Chúng tôi lên xe. Hai bên đường là đồi núi, rồi cánh đồng, rồi lại đồi núi. Đồi núi xanh biếc và hùng vĩ.
Đến gần biên giới tôi được thả xuống, chỗ ngã ba có biển đề địa điểm Pò Chài. Người đàn ông biết tiếng Việt nói với tôi rằng hãy tìm một người Việt Nam nhờ đưa sang bên kia núi.
Tôi bước đi như đứa trẻ bắt đầu những bước chập chững đầu tiên, lạ lẫm. Phía trước có một người đàn bà đang đi cùng hai con gái. Tôi chạy lên hỏi: “Cô ơi, cô là người Việt Nam?”. “Vâng, người Việt” - Người đàn bà gầy gò có gương mặt quê mùa quay sang tôi. “Cô giúp cháu với, nhờ cô dẫn cháu đến trạm Bộ đội biên phòng”.
Tôi kể sơ qua mọi chuyện. Vừa bước đi bên tôi, ba người ấy vừa hỏi và tỏ lòng thương cảm. Họ dẫn tôi vào một quán bên đường để gọi điện về nhà.
Lúc này đây mới chính là lúc tôi không đủ dũng cảm để nói sự thật. Tôi cảm thấy mình không thể gọi điện về nhà và nói rằng: “Bố mẹ ơi, con bị lừa bán sang Trung Quốc rồi”. Tôi không thể, không thể…
Chính vì vậy tôi quyết định gọi cho vợ chồng anh M., chị L. - những người tôi coi thân thiết như anh chị mình. Họ ở Hà Nội, họ có thể giúp đỡ tôi.
Người nghe điện là anh M... Tôi biết anh rất lo lắng nhưng vẫn tỏ ra bình tĩnh để trấn an tôi: “Em cứ yên tâm, anh sẽ sang đấy ngay. Bây giờ anh gọi điện về cho bố mẹ em đây”. Nghe đến đó trái tim tôi đau nhói. Tôi biết cái tin này khi đến với gia đình tôi nó có ý nghĩa như thế nào.
Cuộc điện thoại hết 15.000 đồng. Trong túi tôi còn vẻn vẹn 8.000 đồng. Đấy là lý do để mụ chủ quán người Việt càu nhàu chửi bới, dù mụ biết hoàn cảnh của tôi.
Tôi kinh ngạc tự hỏi tại sao người ta có thể nghiệt ngã đến thế. Ba người đi cùng gọi tôi đến một gian hàng gần đấy: “Lại đây, cô chú này tốt lắm, vào đây mà gọi điện”.
Cô chú chủ quán là những người còn khá trẻ, trông mặt rất tử tế. Họ đưa cho tôi tờ 10.000 đồng để trả mụ chủ quán ban nãy. Quay trở lại, hai vợ chồng tốt bụng hỏi qua chuyện của tôi, rồi cho tôi gọi điện lại.
Đúng lúc ấy một người đàn bà mặc áo đen đến, nói bằng giọng tức giận: “Đây rồi, mày có biết tao săn mày từ sáng đến giờ không? Con kia, ra ngay đây”. Rồi bà ta gọi điện thoại cho đồng bọn: Mọi người ở đấy đều muốn bênh vực, giúp đỡ tôi nhưng họ không dám có phản ứng gì.
“Cháu xin cô, cô cho bố mẹ cháu chuộc” - Tôi quỳ xuống. “Mày có biết tao khổ sở vì mày từ sớm đến giờ không? Mày có biết tao mua mày bao nhiêu tiền không? 20 triệu”.
“20 triệu cũng được, cô cho gia đình cháu chuộc” - Tôi van xin bà ta ngọt nhạt. Nhưng tôi lại bị đưa lên xe, chở đến một nơi khá xa. Bọn chúng đưa tôi đến một nơi được xây theo kiểu dành riêng cho việc tra tấn. Đó là một dãy nhà hoang hai tầng, trơ ra những viên gạch đỏ cũ kỹ. Có hai gã béo cởi trần đứng canh.
Tôi bị đưa lên tầng hai sau khi đi qua vài con chó hung dữ. Trong căn phòng trống không ấy, tôi đã biết thế nào là bị hành hạ thể xác. Lúc ấy tôi không tài nào trả lời nổi câu hỏi rằng tại sao những người vốn không có thù hận gì với tôi lại có thể đánh đập tôi dã man đến vậy.
Tôi lại bị bốc lên xe. Dọc đường đi bọn chúng vẫn không thôi hành hạ tôi. Bị hai mụ đàn bà ngồi hai bên liên tục thụi khuỷu tay vào bụng và ngực, nhưng tôi không được kêu, không được nói, và không được ngẩng đầu lên.
Chúng bắt tôi gập người xuống. Vang bên tai tôi là những lời tục tĩu. Mụ Nguyệt giật đồng hồ và chiếc vòng đeo cổ của tôi vứt xuống đường. Cái đồng hồ bạn tôi tặng, còn vòng đeo cổ chị gái tôi mới mua cho cách đây vài hôm.
Một ngôi nhà tồi tàn. Mụ "Béo" đợi sẵn ở đó. Ngoài ra trong nhà còn có một ông già chừng 60 tuổi, một đứa con gái cao, gầy mà về sau tôi biết tên là Huệ, con gái mụ Nguyệt; và một người đàn ông Trung Quốc to béo, chồng mụ.
Lâm, kẻ mang mặt quỷ, hóa ra chính là em gái mụ Nguyệt. Hai chị em mụ lại cùng nhau làm cái việc mà có lẽ chúng làm giỏi nhất: đánh đập tôi. “Bây giờ mày tính sao? - Mụ Nguyệt hỏi - Thích chết bằng cách nào: dao, thuốc sâu, chôn sống, hay điện giật?
Bây giờ mày lấy dây điện giết chị tao (tức mụ "Béo") đi. Nếu mày không làm được thì tao sẽ cho điện giật chết mày. Đến lúc này thì với tôi, sự sống dẫu vô vàn đáng yêu nhưng nó mong manh quá. “Cho tôi thuốc sâu !” - tôi nói. Nhưng té ra bọn chúng chỉ dọa.
Buổi chiều ngày hôm đó, tôi ân hận vì đã quá tin người - tin một cách ngu xuẩn. Tiếc vì sáng nay suýt nữa thoát được (lẽ ra tôi nên chạy thẳng đến trạm biên phòng).
Một mụ chủ chứa đến xem “hàng”. Cùng đi với mụ có hai đứa con gái ăn mặc kệch cỡm theo lối “Cave” rẻ tiền. Một trong hai đứa con gái kia chửi tôi cái câu mà lẽ ra phải dành cho bọn nó: “Con đĩ!”.
Tôi đã thực sự trở thành một mặt hàng trong con mắt dò xét định giá của bọn chúng. Mụ chủ nhà chứa bảo mụ Nguyệt: “Con này gầy quá, người thì nhỏ, da thì xanh, mồm thì méo”.
“Không phải mồm nó méo đâu - Mụ Nguyệt cười - Em mới tát đấy. Em nói mấy câu, nó cãi lại. Tính em thì nóng, thế là em tát cho đến méo cả mồm”.
“Mồm méo xẹo thế này để về hù khách làng chơi à? Thôi để một vài bữa nữa qua rằm xem mồm có bình thường lại không đã”. Đến lúc này tôi mới nhớ ra nay là 13 tháng 7 âm lịch.
Chúng tôi chỉ dám vẫy tay với nhau, rồi tôi vào nhà. Nhìn mặt mình trong gương thấy sao mà nó thảm hại: mồm méo xệch, mặt sưng và tím bầm, mắt to mắt nhỏ, da tái xanh.
Tôi nằm trên giường, nghĩ đến việc phải bỏ trốn bằng mọi giá. Nhưng cần ăn để lấy sức dù không cảm thấy đói. Nếu như thoát được khỏi căn nhà này có lẽ cần phải chạy rất lâu trong rừng núi, cần có sức. Lại một đêm nữa, đêm thứ hai trên đất Trung Quốc.
Chẳng biết tôi đã được bán với giá bao nhiêu? Có lẽ chỉ vài nghìn tệ. Nhưng chẳng lẽ số phận tôi lại tối tăm đến thế sao? Giảng đường đại học, tương lai cùng mọi mơ ước đều đã sụp đổ? Chẳng lẽ quãng đời còn lại tôi bị chôn vùi ở cái nơi không còn là cuộc sống này? Làm một con điếm, bị đánh đập, hay sẽ chết…
Tất cả đều có thể xảy ra. Trong trường hợp này bất cứ niềm hy vọng nào cũng là điên rồ. Bỗng dưng tôi nghĩ đến cái chết. Thậm chí tôi đang cảm thấy mùi đất ẩm, mùi ngải cứu hăng hắc và hơi lạnh của khí trời…
Điện tắt. Chỉ còn lại những vệt sáng nhờ nhờ từ ngoài hắt vào qua những lỗ hở phía trên trần. Tiếng quạt điện kèm theo cả quạt gió vù vù ngay bên tôi, nghe khô khan và lạnh lẽo.
Phải xem xem cửa khóa như thế nào, có thể trốn ra không. Nghĩ vậy, tôi lay mụ "Béo": “Bác ơi, cho cháu đi giải”. Mụ "Béo" dậy bật điện cho tôi rồi lại trèo lên giường ngủ tiếp.
Tôi ra gian ngoài và khi nhìn thấy ổ khóa chắc chắn ở cửa, tôi hiểu rằng mình không thể tìm lối thoát ở đó. Tôi tự tắt điện rồi lên giường nằm. Tôi lấy ra từ túi quần chiếc chìa khóa xe máy cùng khóa phòng của tôi, vật sở hữu cuối cùng còn lại trên người. Tôi đưa chùm chìa khoá lên môi và hôn nó.
Sa vào ổ nhện (kỳ 3)
Trở về...
Sa vào ổ nhện (kỳ 1)
Sa vào ổ nhện (kỳ 2)
Sóng gió không chỉ đến với tôi, mà còn chấn động cả gia đình, làm bàng hoàng người thân. Cuối cùng, tôi cũng được giải thoát khi đã kề bên miệng vực của sự ô nhục.
Câu chuyện của cô gái tên Quỳnh tiếp tục...
Khắp mọi miền quê, có bao người con gái đã bị lừa bán sang Trung Quốc. Đừng nhẹ dạ, cả tin; đừng nghe lời dụ dỗ ngọt ngon đường mật - đó là điều tôi muốn gửi gắm vào những trang viết nhỏ bé này.
Khách đầu tiên đến mua tôi là một người đàn bà Trung Quốc, đến cùng với một cô gái Việt Nam khoảng 18 tuổi. Cô giúp bà ta xét hỏi tôi. Để trì hoãn việc bị bán vào nhà chứa, tôi bắt đầu vai diễn bị tâm thần bằng cách nhìn bà ta với ánh mắt đờ đẫn, rồi sợ con chó con mới đẻ một cách thái quá, sau nữa là kêu đau và lạnh… Nhớ lại mụ chủ nhà chứa hôm qua chê mồm tôi méo, tôi lập tức làm cho miệng mình méo hơn một chút nữa...
Lúc hai người khách vào gian nhà trong bàn bạc, mụ Nguyệt chửi tôi bằng những câu tục tĩu. Mụ bắt tôi phải tươi cười. Mụ Béo từ trong đi ra vừa lắc đầu. Khách về, mụ Nguyệt té tát chửi mắng tôi. Mụ bắt lần sau nếu khách đến tôi phải nói rằng tôi sinh năm 1984, học hết lớp 7, bố mẹ làm ruộng.
Một lúc sau lại có “khách”. Mụ ta tên là Vân, cùng quê với tôi. “Gầy quá!", mụ ta dè bỉu khi gọi tôi ra đằng sau để nói chuyện riêng. "Sao cháu gầy thế? Có phải bị bệnh không? Cứ nói thật ra để cô mua với giá khác". Rồi mụ ta nhìn đến tay tôi. "Tay này không phải là tay làm ruộng. Hay là nghiện? Xem nào, xem có phải bị nghiện không nào”. Nói xong mụ vạch người tôi nhìn kỹ xem có nốt chích không. Mụ ta ra sức nói với mụ Nguyệt là tôi quá gầy để đòi hạ giá.
Có hai người khác đến: một chừng 26-27 tuổi người Việt Nam. Mụ Vân biến đi đâu mất. Tôi ngồi gian trong, mặc cho bọn họ ở ngoài trao đổi. Những ý nghĩ ấy vò xé trái tim tôi.
Người khách mới đến bước vào gian trong, ngồi xuống cạnh tôi. Chị ta nói: “Em có đồng ý về với chị không? Chị không như người khác đâu, đã về với chị thì yên tâm, chị không bán cho ai nữa. Cứ làm tốt, ngoan ngoãn, khi nào trả đủ vốn thì chị cho về Việt Nam”.
Tôi chẳng hiểu vì sao mình lại có quyền đồng ý hay không trong trường hợp này. Nên tôi im lặng. Đúng lúc ấy mụ Vân quay trở lại. Sợ tôi bị bán mất cho chị kia, nên mụ không mặc cả nữa. Thế là tôi lại thuộc quyền sở hữu của một kẻ khác. Chắc là lần này giá của tôi so với lần trước tăng lên được vài nghìn tệ.
Hôm nay 14 âm lịch. Rằm tháng 7 được coi là Tết lớn. Bọn chúng đã chuẩn bị xong bữa trưa. Chỉ còn đợi ăn xong là mụ Vân sẽ mang tôi về chỗ mụ. Bọn chúng trở nên tử tế với tôi sau khi đã kiếm được ở tôi một món lời.
Mụ Nguyệt tươi tỉnh hẳn, thậm chí còn gắp thức ăn cho tôi. Chủ mới gắp vào bát tôi một miếng tiết vịt và nói: “Ăn miếng tiết cho đỏ”. Ăn xong, tôi ra đằng sau nhà rửa tay. Ông già chừng 60 tuổi (có nhiệm vụ nấu nướng và coi chị Dung trên gác) nhìn tôi bằng ánh mắt buồn rầu thông cảm. Lúc tôi đi qua, ông đặt tay lên vai tôi rồi khẽ gật đầu.
Khác nhau về ngôn ngữ, chúng tôi chỉ có thể sẻ chia nỗi buồn bằng cách ấy. Lúc tôi đang ở một mình trong gian trong, chị Dung đi qua, quay vào nhìn tôi. Vẫn cái nhìn ấy - đầy ám ảnh. Sau đó chúng tôi nắm tay nhau. Cả hai cùng nghĩ rằng có lẽ sẽ chẳng còn gặp lại nữa.
Thế là đến lúc phải đi. Mụ Nguyệt đi cùng một đoạn đường. Trong thời gian ấy mụ không che giấu nỗi vui mừng vừa bán được hàng. Mụ dặn đi dặn lại tôi phải ngoan ngoãn nghe lời “cô đồng hương”.
“Nó mà không ngoan chị cứ gọi điện cho em, mụ nói với chủ mới của tôi, em sẽ tới chỗ chị cho nó một trận đến khi nào ngoan thì thôi”. Đi được một đoạn, tôi khẩn khoản: “Cháu xin cô cho gia đình cháu chuộc!”. Mụ hỏi luôn: “Thế nhà có tiền để chuộc không?”. “Có ạ”. “Vậy bố mẹ chắc không phải làm ruộng đúng không? Bọn chúng bắt phải nói dối chứ gì? Bây giờ cháu thuộc về cô rồi, cháu phải nói thật ra cô mới giúp được. Bố mẹ làm gì? Cháu có học hành gì không? “ Tôi nói sự thật, vì đấy chính là điều bọn buôn người sợ.
Mụ Vân liền cho xe quay ngay lại. “Bây giờ thế này nhé – Mụ nói – Trở lại đó cô sẽ nói rằng dọc đường nói chuyện ra mới biết cô cháu mình có họ xa với nhau, bà của cô là cụ của cháu. Rồi cô sẽ bảo bọn nó cho gia đình cháu chuộc”. “Thế tại sao cô không cho chuộc mà lại phải quay về đấy?”. Bọn nó đồng ý thì cô mới dám cho chuộc. Làm ăn lâu dài mà”. Thật ra mụ Vân trả tôi về đơn giản chỉ vì sợ gia đình tôi có thế lực.
Mụ Nguyệt chửi tôi, rồi hành hạ tôi. “Mày tưởng giết mày mà tao sợ à? Mày chết tao coi như con chó. Rừng núi ở đây thiếu gì chỗ chôn”.
Thật lạ, chồng mụ Nguyệt, một người Trung Quốc chỉ biết lõm bõm tiếng Việt và cái Huệ, con của hai người lại tỏ ra thương tôi. Họ an ủi tôi thật lòng, nhưng chỉ có vậy. Chồng mụ Nguyệt nói: “Cô… nóng tính… đánh đau lắm… Trước cũng bị lừa sang Trung Quốc”.
...
“Quỳnh ơi, ra đây!”. Cái giờ phút tôi chờ đợi đã tới. “Bây giờ thế này nhé: Tao gọi điện cho bà Béo hỏi xem bà ấy có cho nhà mày chuộc không. Rồi tao còn phải gọi cho mấy đứa nữa cơ. Nếu được thì để mày gọi điện về cho anh mày. Mày phải nói y như tao dặn, là: em bị lừa sang đây, đang bỏ trốn sắp bị bắt lại thì gặp một cô bán hoa quả trong chợ, cô ấy thương em nên chuộc em về. Thế liệu anh mày có tiền chuộc không?”. “Bao nhiêu hả cô?”. “18 triệu”.
Hóa ra tôi đáng giá chỉ ngần ấy!
Gã Gầy đi mua thẻ điện thoại. Trong lúc đó mụ Nguyệt gọi điện cho mụ Béo. Rồi mụ đưa điện thoại cho tôi nói. “Bác ơi, bác cho bố mẹ cháu chuộc nhé!”. Và tôi nghe tiếng mụ Béo, vẫn bằng cái giọng ngon ngọt ấy: “Ừ, gia đình con đã đến tận đây thì bác phải cho chuộc rồi. Bác đồng ý cả hai tay”.
Gã Gầy về. Bọn chúng bấm số điện thoại của anh M. cho tôi gọi. Chưa kịp nói gì tôi đã nghe thấy anh nói rất nhanh: “Em đang ở đâu?”. Anh bảo tôi liên lạc với anh tôi theo số máy 0903… Tôi yên tâm hơn khi biết anh tôi đang ở gần biên giới. Có lẽ mọi chuyện đang diễn ra hết sức may mắn. Đến nỗi tôi không dám tin vào điều ấy nữa. Mụ Nguyệt gọi một vài cuộc điện nữa, nhưng hình như bọn chúng không cho chuộc. Mụ nói bằng tiếng Trung nên tôi không hiểu.
“Bọn nó không đồng ý, mụ giải thích, nhưng tao bảo là mày bị thấp khớp từ bên Việt Nam, sang đây bị đánh đau nên liệt nửa chân rồi, có ở lại cũng chẳng làm ăn được gì. Lát nữa nếu nói chuyện điện thoại với bọn nó mày phải nói đúng như thế, nhớ chưa?”.
Mụ đưa giấy bút để tôi viết thư cho anh tôi: “Em là Quỳnh, ghi cho anh vài dòng để anh rõ: Đây là hai chú người nhà của cô đã cứu em. Anh hãy đưa tiền cho hai chú, em sẽ được về. Hai chú và cô là những người đã cứu em. Anh đưa đủ 18.000.000 đồng Việt Nam cho hai chú nhé! Tạm biệt và hẹn gặp lại”. Mụ Nguyệt bắt tôi ghi thêm vào cuối thư: “Anh nhớ là đừng làm gì hại đến hai chú. Còn bọn lừa em bên Việt Nam thì để lúc em về sẽ tính sau”.
Bọn chúng lại bàn bạc với nhau bằng tiếng Trung Quốc. Mụ Nguyệt nói với vẻ lo lắng: “Sợ rằng gia đình mày đã báo Công an rồi, làm hỏng công việc làm ăn”. Tôi mỉm cười trấn an: “Cô đừng lo, hôm trước gọi điện cháu dặn anh cháu rồi. Anh ấy cũng bảo tốt nhất là thỏa thuận giữa hai bên, nếu không được như thế thì anh cháu mới dùng đến biện pháp mạnh hơn”. Cuộc giằng co diễn ra vô cùng khắc nghiệt. Đấu tranh để giành lấy cuộc sống.
Sáng hôm sau, bọn chúng lần lượt dậy. Lại bàn tính, tranh cãi nhau. Cuối cùng mụ Nguyệt quay sang tôi, nói bằng giọng của kẻ được toàn quyền quyết định: “Không cần bọn nó! Tao đưa mày đi”. Mụ dẫn tôi đi mua thẻ điện thoại. Tôi sốt ruột vì chưa thấy mụ nói đến chuyện gọi điện cho anh tôi. Từ đêm qua tôi đã giữ số điện thoại ấy trong đầu như giữ một lá bùa. Một vài cuộc gọi của mụ Nguyệt làm tôi lo lắng.
Song cuối cùng mụ cũng nói: “Bây giờ mày gọi điện cho anh mày bảo mang tiền sang bên Pò Chài rồi hỏi anh mặc áo gì, đứng ở đâu”. Rồi tôi được chở đến Pò Chài trên một chiếc xe ô tô, lái xe là người của bọn “mẹ mìn”.
....
Tôi đứng bất động khi nhìn thấy anh tôi. Còn anh thì căng thẳng như thể chưa dám tin vào sự thật. Anh bước ra khỏi chiếc taxi, đến bên tôi, quàng tay lên vai tôi như sợ vuột mất một lần nữa.
Trở về đất Tân Thanh qua cửa khẩu. Đón tôi là những người thân yêu, những người đã giúp đỡ mà tôi phải mang ơn suốt đời. Nắng buổi trưa làm bừng sáng cả trời đất. Bình minh trên đất Trung Quốc, cái buổi bình minh tốt lành nhất trong đời tôi cảm nhận được.
Chiều tối hôm sau chúng tôi về quê. Ngồi trên taxi, tôi nhớ lại tất cả mọi chuyện. Cảm thấy mình như một đứa trẻ vụt lớn lên từ một nỗi đau. Muốn khóc nhưng lòng nghẹn đắng. Có lẽ nước mắt vẫn đang ứa ra trong trái tim tôi, cho đến suốt đời. Tôi được sống như để từ nay mãi mãi mang nỗi đau ấy trong lòng.