Trần Thiên Phước
(liveforadream)
Thành viên danh dự
Thời gian trôi qua mang theo nó với những thay đổi: cái mới thay đổi cái cũ, cái tốt thay đổi cái xấu, cái tốt hơn thay đổi cái tốt. Chính sự vô hạn, không ngừng phát triển của tri thức con người đã tạo ra những tiến bộ cho xã hội. Họ vận dụng tinh hoa tích lũy từ những thế hệ trước, thu nạp những trí tuệ của thế giới hiện tại, cộng với giấc mơ về một tương lai để tạo ra những kỳ quan thế giới về vật chất cả tinh thần, phát triển nhân loại ngày một hiện đại hơn.
Năm trăm năm trước, cả Châu Âu đều dựa vào học thuyết của Aristotle (a rít x-tốt đồ) để nhìn thế giới, với trái đất ở chính giữa và cả vũ trụ xoay quanh nó. Lý thuyết này dựa trên một sự quan sát tỉ mĩ và phân tích hợp lý để đưa ra kết luận (bạn thử nhìn lên trời, xem mặt trời có xoay quanh trái đất kô?). Đó là một lý thuyết tốt, từ một học gia lỗi lạc. Nhưng loài người có dừng lại ở đó, và chấp nhận rằng Aristotle là hoàn toàn đúng và không ai tài giỏi hơn?
Cùng thời gian đó, những học gia khác, với niềm ham muốn khám phá thêm về thế giới xung quanh, với một sự vô hạn của tri thức và dũng cam nhìn nhận rằng luôn luôn có kết quả tốt hơn những gì hiện tại nếu cố gắng thật sự. Và Galileo là một trong những học gia đó, ông ta đã tích lủy những kiến thức mà xã hội bấy giờ cho là "hoàn hảo" cùng với những gì ông ta quan sát để rồi tạo ra một hệ thống "tốt hơn" - mặt trời là trung tâm, và trái đất xoay quanh mặt trời, để rồi kiến thức này giúp cho các nhà khoa học sau khám phá ra một chân lý "tốt hơn" về thế giới.
Hay 1 ví dụ gần hơn, không lâu hơn hai trăm năm trước, ở Việt Nam, Khổng Phu Tử (Khổng Tử) được coi là "thánh nhân" và là người "hoàn hảo", và mọi người cho rằng không có 1 hệ thống nào tốt hơn là nho giáo, với hệ thống trật tự xấp xếp tầng lớp cho xả hỗi đễ mọi người có thể cùng chung sống hòa bình. Đó là hệ thống tốt, thời bấy giờ. Loài người có ngừng lại ở đó, và chấp nhận cái "tốt" đó?
Không lâu sau cuộc cách mạng cộng sản với lý tưởng về 1 thế giới tranh chấp giữa các giai cấp, và công bằng tới cho tất cả mọi người, Hồ Chí Minh, trang bị với sự vô hạn của tri thức, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên tạo dững một xã hội mới, kết hợp những văn hóa đặc trưng của Việt Nam với những kiến thức quý báu thu thập được từ bạn bè năm châu, Việt Nam giành độc lập và tạo ra xã hội "tốt hơn".
Nói ngắn gọn, một sai lầm lớn nhất trong giáo dục con người đó là giới hạn tri thức của họ, kìm hãm họ trong một khuôn khổ nhất định: chỉ có một phương pháp đúng, còn tất cả cái khác đều sai. Chính cách nhìn nhận này đã hạn chế con người phát huy tính sánh tạo và tài năng của họ để tạo ra những thứ "tốt hơn" những cái đã "tốt sẵn" để hoàn thiện hơn xã hội chúng ta đang sống. Xã hội chúng ta đang sống được xây dựng bằng những sự thay đổi hiện có để tạo nên những thứ mới mẻ hơn và tốt hơn. Xã hội không ngừng phát triển, từ Aristotle đến Galieo, Không Phu Tử đế Hồ Chí Minh và sẽ tiếp tục phát triển. Chúng ta nên dừng lại ở đây?
Mình thiết nghĩ, một người suy nghĩ thì sẽ chậm hơn và kém hiểu quả hơn nhiều người cùng suy nghĩ, cho nên rất mong chờ những ý kiến của các bạn.
Năm trăm năm trước, cả Châu Âu đều dựa vào học thuyết của Aristotle (a rít x-tốt đồ) để nhìn thế giới, với trái đất ở chính giữa và cả vũ trụ xoay quanh nó. Lý thuyết này dựa trên một sự quan sát tỉ mĩ và phân tích hợp lý để đưa ra kết luận (bạn thử nhìn lên trời, xem mặt trời có xoay quanh trái đất kô?). Đó là một lý thuyết tốt, từ một học gia lỗi lạc. Nhưng loài người có dừng lại ở đó, và chấp nhận rằng Aristotle là hoàn toàn đúng và không ai tài giỏi hơn?
Cùng thời gian đó, những học gia khác, với niềm ham muốn khám phá thêm về thế giới xung quanh, với một sự vô hạn của tri thức và dũng cam nhìn nhận rằng luôn luôn có kết quả tốt hơn những gì hiện tại nếu cố gắng thật sự. Và Galileo là một trong những học gia đó, ông ta đã tích lủy những kiến thức mà xã hội bấy giờ cho là "hoàn hảo" cùng với những gì ông ta quan sát để rồi tạo ra một hệ thống "tốt hơn" - mặt trời là trung tâm, và trái đất xoay quanh mặt trời, để rồi kiến thức này giúp cho các nhà khoa học sau khám phá ra một chân lý "tốt hơn" về thế giới.
Hay 1 ví dụ gần hơn, không lâu hơn hai trăm năm trước, ở Việt Nam, Khổng Phu Tử (Khổng Tử) được coi là "thánh nhân" và là người "hoàn hảo", và mọi người cho rằng không có 1 hệ thống nào tốt hơn là nho giáo, với hệ thống trật tự xấp xếp tầng lớp cho xả hỗi đễ mọi người có thể cùng chung sống hòa bình. Đó là hệ thống tốt, thời bấy giờ. Loài người có ngừng lại ở đó, và chấp nhận cái "tốt" đó?
Không lâu sau cuộc cách mạng cộng sản với lý tưởng về 1 thế giới tranh chấp giữa các giai cấp, và công bằng tới cho tất cả mọi người, Hồ Chí Minh, trang bị với sự vô hạn của tri thức, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên tạo dững một xã hội mới, kết hợp những văn hóa đặc trưng của Việt Nam với những kiến thức quý báu thu thập được từ bạn bè năm châu, Việt Nam giành độc lập và tạo ra xã hội "tốt hơn".
Nói ngắn gọn, một sai lầm lớn nhất trong giáo dục con người đó là giới hạn tri thức của họ, kìm hãm họ trong một khuôn khổ nhất định: chỉ có một phương pháp đúng, còn tất cả cái khác đều sai. Chính cách nhìn nhận này đã hạn chế con người phát huy tính sánh tạo và tài năng của họ để tạo ra những thứ "tốt hơn" những cái đã "tốt sẵn" để hoàn thiện hơn xã hội chúng ta đang sống. Xã hội chúng ta đang sống được xây dựng bằng những sự thay đổi hiện có để tạo nên những thứ mới mẻ hơn và tốt hơn. Xã hội không ngừng phát triển, từ Aristotle đến Galieo, Không Phu Tử đế Hồ Chí Minh và sẽ tiếp tục phát triển. Chúng ta nên dừng lại ở đây?
Mình thiết nghĩ, một người suy nghĩ thì sẽ chậm hơn và kém hiểu quả hơn nhiều người cùng suy nghĩ, cho nên rất mong chờ những ý kiến của các bạn.
Chỉnh sửa lần cuối: