Sự trở lại của bóng đá Ý.

Nguyễn Đức
(Vicini)

Thành viên (sai email)
Hôm nay, người Ý đã lại cho thế giới thấy sự hiệu quả và tính kỉ luật chiến thuật cao đến mức khâm phục bằng việc loại 2 đội bóng Tây Ban Nha ngay trên xứ sở của những chú bò tót.
Trước trận đấu, Juventus rõ ràng là ở vào tình thế bất lợi vì bị ghi bàn trên sân nhà. Inter cũng chỉ có một lợi thế nhỏ nhoi với 1 bàn cách biệt. Hầu như các dự đoán tỉ số đều thiên về chiến thắng cho 2 đội bóng TBN.
Tuy nhiên, cả Barcelona và Valencia đều không giữ được lợi thế của mình. Điều đáng ngạc nhiên là cả 2 đội đều bị ghi bàn trước. Họ cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội mà lẽ ra có thể khiến cục diện trận đấu thay đổi. Người Ý và bóng đá Ý là như thế. Chiến thắng bằng bất cứ tỉ số nào, hoặc thất bại cũng không quan trọng, miễn là họ chiến thắng. Các HLV của Barcelona và Valencia có thể nói rằng đội của họ chơi hay hơn, và lẽ ra đã có thể chiến thắng nếu may mắn hơn. Tôi thì không nghĩ như thế. Có thể Barcelona và Valencia đã chơi đẹp mắt hơn trước một người khán giả bình thường, vì họ tấn công nhiều hơn. Nhưng nếu bạn nhìn kĩ hơn một chút vào trận đấu, Juve và Inter đã bảo vệ thành quả của mình một cách thành công, và thực tế là họ nắm vận mệnh của trận đấu nhiều hơn là 2 đội bóng TBN. Valencia và Barcelona đều tấn công trong tuyệt vọng. Vâng, tuyệt vọng là cái từ mà có thể nói là diễn tả tình cảnh của Barcelona và Valencia trong những phút cuối của 2 trận đấu nói trên. Trong 5 phút cuối cùng, Barca cần phải ghi 2 bàn, Valencia 1 bàn, nhưng họ làm sao có thể thành công được trước những chiến binh dày dạn ở Serie A chuyên bảo vệ tỉ số mong manh 1-0 trong những phút cuối.
Bóng đá Ý đã thống trị thế giới từ cuối thập niên 80 đến cuối thập niên 90. Họ đã lỗi hẹn với đấu trường thế giới trong 3,4 năm gần đây, khi mà kĩ thuật cao và một vài cá nhân xuất sắc đã khiến các đội bóng TBN lên ngôi. Nhưng trên chặng đường dài, chỉ có kỉ luật và tính chiến thuật cao mới có thể tạo nên được một đội bóng mạnh.
Ngày mai, Real Madrid sẽ làm khách tại Old Trafford, và Milan sẽ tiếp Ajax tại San Siro. Có khả năng là TBN sẽ không có một đại diện nào tại bán kết, vì Raul đã bị mổ ruột thừa và Nicky Butt sẽ kèm Zidane, cộng với sự tinh quái của Ferguson trước một Del Bosque chỉ dựa vào sự xuất sắc của các cầu thủ Real. Milan dù có rất nhiều cầu thủ chấn thương vẫn có thể giành được chiến thắng trên sân nhà.
Phải chăng sự hào nhoáng và phô trương nhưng thiếu tính chiến thuật và kỉ luật rất cần thiết cho thế kỉ 21 đã đến hồi kết thúc?
 
Nếu Real bị loại nốt thì tốt,bọn TBN sẽ hết tinh vi.Mở miệng ra thì kêu:giải Liga mạnh nhất thế giới.Không hiểu báo chí TBn sẽ viết gì khi cả Barca và Valen bị loại và ngày mai lại thêm Real.
Cố lên MU.
 
TBN luôn là nơi hội tụ của những cầu thủ có KTCN hàng đầu TG, lồi đá của các CLB TBN và cả đội tuyển quốc gia trông rất đẹp mắt nhưng không hiệu quả. REAL thành công là do tung tiền mua cầu thủ ngoại chứ còn chỉ dựa vào lực lượng cầu thủ TBN là chính thì rất khó thành công.
Nhìn đội tuyển TBN thi đấu thì rõ, chỉ có 2 cầu thủ đẳng cấp thực sự là RAUL và ENRIQUE, HIERO thì đã già...còn lại các cầu thủ khác đều thường cả. TRISTAN hay MORIENTES không thể so đựơc với nhưng VIERI, RUUD hay CRESPO, RONALDO cả...đơn giản là họ không cùng đẳng cấp.
 
Công nhận năm nay các CLB Ý đá chắc chân thật nhất là JUVE, mùa vừa rồi ko cần tung tiền nhiều nhưng đá vẫn hay. Năm nay C1 thì REAL vẫn cứ là UCV sồ 1, ,cũng không ngạc nhiên nếu họ lại vô đich, đầy là chiến thắng của đồng tiền, ,chứ không phải đi lên từ nội lực.
 
Xin hỏi anh Tuấn thế nào là chiến thắng của đồng tiền, thế nào là đi lên từ nội lực?
 
Juventus hôm qua thực sự tồn tại được là nhờ pavel nedved, cũng đáng bàn về hàng phòng ngự của barca, khi nedved có bóng rồi chuyền cho zalayeta , Chỉ có 2 cầu thủ juve với 4 5 cầu thủ phòng ngự barca thế mà hậu vệ barca lại bi hút hết vào nedved , với pha chuyền bóng xuất sắc của Birindelli thì viêc zalayeta ghi bàn là tất yếu.

Rất có thể cục diện còn lại sau vòng tứ kết sẽ la` 3 đội bóng ý 1 tây ban nha ( tất nhiên đội tây ban nha sẽ vô địch vì đó là real )
 
Nguyễn Đức đã viết:
Xin hỏi anh Tuấn thế nào là chiến thắng của đồng tiền, thế nào là đi lên từ nội lực?
Lấy VD cho dễ hiểu,chiến thắng đồng tiền là Real.Sức mạnh của CLB này dựa chủ yếu vào ngoại binh mà họ mua về.Cầu thủ thực sự đào tạo được thì quá ít,nếu chỉ dựa vào khả năng đào tạo cầu thủ thì chỉ là CLB hạng khá.
Đi lên từ nội lực là MU,các cầu thủ chủ lực đều là do CLB đào tạo :Scholes,Beckham,Giggs.... hoặc mua các cầu thủ khác về từ lúc còn rất trẻ với giá rẻ rồi biến họ thành cầu thủ giỏi chứ ko phải như kiểu của Real.
 
2 độ Ý đá hay, công nhận nhưng trên sân các đội ý cũng đã thể hiện tại sao calcio ko phải là giải VĐQG số 1 hành tinh, do lối đá kém đẹp mắt dựa trên phòng thủ trg khi các đội bóng TBN thể hiện dc mình tấn công ko ngừng, nhưng đúng ai thắng thì người đó hơn, thế thôi.
Nhưng primera liga vẫn nhất là vì có 1 sự cân bằng lớn giữa các đội bóng, nhình vào bảng xếp hạng ta sẽ thấy đội đầu bảng ở Ý và Anh cách xa đội cuối bảng tới 40 điểm trg khi ở TBN chỉ là 30.
1 đội bóng TBN yếu có thể đá ngang ngửa với các đội bóng lớn bất cứ lúc nào, nhưng Ý và Anh thì các đội bóng lớn thg nuốt chửng các đội bóng bé (cũng có lúc ko nhưng phần lớn là như thế).
 
Trần QUốc Dũng bình luận câu trên chứng tỏ không biết xem bóng đá ý. Anh nói thật bây giờ chỉ xem những trận như kiểu của Ý mới thấy hay, còn những trận khác hùng hục như giải Anh và nhạt như Tây Ban Nha anh bảo nhạt thì chú nói sao?
 
Mọi người dựa trên tiêu chí gì để đánh giá chất lượng 3 giải thi đấu đó.

. Xét về sức hấp dẫn và tính giải trí: Ngoại hạng Anh. Họ luôn có lối chơi cuốn hút người xem.

. Xét về số lượng ngôi sao: Serie A. Họ tập hợp được rất nhiều ngôi sao trên thế giới. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh rất khốc liệt của bóng đá Ý luôn là số 1. Những Ronaldo hay Nihat, Kovacevic luôn chết dí ở đất Ý nhưng lại làm mưa làm gió ở TBN.

. Xét về kĩ thuật: Đương nhiên là La liga.
 
Hay thật. 3 đội ở BK là Serie A. Đúng là La liga luôn xếp sau Serie A. 2 đội của Ý loại 2 đội của TBN. Tuyệt vời ! Bên cạnh đó, lại thêm cả trận derby thành Milan nữa. Real gặp Juve. Trước lối đá rắn chắc và quyết liệt của Juve, Real sẽ bị loại, Buồn cho Real và cả La liga.
 
eheh, nếu nói như các chú thì CLB mạnh nhất châu âu phải là Ajax
 
Đá bóng ở Ý đâu có đẹp như ở Anh và TBN đơn giản tại vì hậu vệ Ý quá xuất sắc. Trong khi đó ở Anh và TBN đều lấy tấn công làm phòng thủ. Những Zidane, Ronaldo, Calos, Viera, Henry... đều là sản phẩm của Calcio đấy chứ. Về tài chính các đội bóng Ý chẳng thua đội nào trên thế giới cả. Những ông vua ở Ý đều có thể mua cầu thủ mình thích mà chẳng cần thông qua một ai cả.
 
Nhưng đó cũng là sai lầm của các vị chủ tịch đấy. Như Moratti là điển hình...Ông ý không có chính sách chuyển nhuợng hợp lý. Inter đang thiếu tiền vệ 1 cách trần trọng nhưng lại vẫn cứ mua về bao nhiêu là tiền đạo...Không thể hiểu nổi....Tiền vệ không có ai là chơi tốt ngoài Emre...Trong khi đó hàng phòng ngự lại sử dụng chính sách luân phiên, như thế thì làm sao mà ổn định được, chứ đừng nói tới 2 chữ chắc chắn...
 
Nhầm rồi, Moreti mua hầu hết là những cầu thủ xuất sắc ở các CLB khác về nhưng khi về thì không giữ được phong độ xuất sắc. Nhưng yên tâm đi, năm sau Inter chắc chắn có thêm vài TV đẳng cấp.
 
eheh, AC lại mới thua kìa, Seria A năm nay xem chừng sẽ ngã ngũ sớm hơn mọi năm
 
Dương Quốc Bình đã viết:
Mọi người dựa trên tiêu chí gì để đánh giá chất lượng 3 giải thi đấu đó.

. Xét về sức hấp dẫn và tính giải trí: Ngoại hạng Anh. Họ luôn có lối chơi cuốn hút người xem.

. Xét về số lượng ngôi sao: Serie A. Họ tập hợp được rất nhiều ngôi sao trên thế giới. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh rất khốc liệt của bóng đá Ý luôn là số 1. Những Ronaldo hay Nihat, Kovacevic luôn chết dí ở đất Ý nhưng lại làm mưa làm gió ở TBN.

. Xét về kĩ thuật: Đương nhiên là La liga.

Premier League:
- Kỹ chiến thuật:
+ Hầu hết các đội đều thi đấu một cách hồn nhiên :) và khá cởi mở, hiếm thấy các pha tranh bóng khốc liệt. Trừ một số đội hàng đầu như ManU, Arsenal, NewU, Chelsea có những cầu thủ có độ quái và kỹ thuật cao, các đội khác chỉ thường thường bậc trung (kể cả Liverpool, họ làm tôi thất vọng rất nhiều :()
- Mức độ lôi cuốn:
+ Nói chung giải này dễ xem, có nhiều bàn thắng, tuy nhiên tính cạnh tranh không cao. Hiếm gặp các trận đấu mà đội ở tốp cuối bảng hạ đội ở tốp đầu bảng.
- Tài chính:
+ Giá cầu thủ quá cao đang là một khó khăn đối với PL. Các cầu thủ đẳng cấp trung bình khá hoặc gần hết thời vẫn dễ dàng tìm kiếm một vị trí trong đội hình chính ở PL (điển hình: Djorkaev, Diouf)
+ Khả năng marketing tại khu vực châu Á khá tốt, do đó được ưu tiên truyền hình tại khu vực này so với các giải khác, và thu hút được rất nhiều cổ động viên. Trong các đội bóng Anh, MU là đỉnh cao về năng lực tài chính, còn Arsenal là đỉnh cao về khả năng kinh doanh (mua 1 lãi gấp vài lần). Liverpool là đội kém nhất trong nhóm các đội đầu bảng nếu xét về hiệu quả đầu tư ;)

Seria A:
- Kỹ chiến thuật:
+ Bóng đá Ý vốn nổi tiếng với chiến thuật phòng thủ bê tông (Catennacci), do vậy không có gì nhiều để nói về các hậu vệ Ý. Maldini, Nesta, Canavaro vẫn luôn được đánh giá là các hậu vệ hàng đầu thế giới. Hầu hết các tiền đạo/tiền vệ đẳng cấp thế giới đều coi Seria A như một nơi thử thách trình độ, và những ai trụ lại được đều thuộc loại đắt giá của thế giới! Đồng thời, bóng đá Ý cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều anh tài của thế giới.
- Mức độ lôi cuốn:
+ Tính hấp dẫn của các trận đấu ở giải Seria A không cao, tuy nhiên các cuộc chiến của Seria A rất khốc liệt, và số lượng các bàn thắng không nhiều như ở giải Anh :( Không hiếm các trận đấu bất ngờ khi đội bét bảng lại hạ đội đầu bảng :D
- Tài chính:
+ Rất nhiều câu lạc bộ tham gia Seria A đang gặp khó khăn về tài chính, trong đó có cả các đội danh tiếng như Lazio, AS Roma, Parma. Việc tung tiền mua một loạt các hảo thủ đắt giá rồi bán đi với giá rẻ đã làm suy kiệt nguồn tài chính của nhiều đội, nhưng chính nhờ đó mà nhiều đội đã có cơ hội giới thiệu những khuôn mặt "made in Italia" đầy triển vọng ;)
+ Khả năng marketing tại khu vực châu Á khá kém, do đó ít được hâm mộ ở khu vực này.

Primera Liga:
- Kỹ chiến thuật:
+ Khác với bóng đá Anh thiên về thể lực, bóng đá Ý thiên về tính hiệu quả, bóng đá Tây Ban Nha là đại diện nổi bật của trường phái latin đầy tính nghệ thuật và ngẫu hứng. Dù chưa sánh được với Brazil, nhưng các trận đấu của Primera Liga luôn sôi nổi và mang tính thể hiện cao (!) Tuy nhiên, khác với người hàng xóm Bồ Đào Nha, bóng đá Tây Ban Nha đã giảm bớt mức độ ngẫu hứng và ngày càng mang tính hiệu quả hơn.
- Mức độ lôi cuốn:
+ Nổi bật như một trong những giải đấu uy tín nhất châu Âu, Pri.Liga có thể tự hào với những anh tài như Real Madrid, Barcelona, Aletico Madrid, và gần đây có Valencia và Deportivo La Coruna. Kỷ lục về số lần vô địch C1 và nay là CL của Real thì chưa có đội bóng nào sánh kịp. Tuy nhiên hầu hết các đội bóng Tây Ban Nha đều có vấn đề về hàng thủ.
- Tài chính:
+ Mặc dù trước đây có khó khăn về mặt tài chính, nhưng hầu hết các câu lạc bộ Tây Ban Nha đều đã giải quyết xong về cơ bản các món nợ quan trọng. Thành công nhất là Real với việc trả hết nợ nhờ việc bán hệ thống sân tập, và nhờ đó họ đã có tiền để đầu tư vào đội ngũ cầu thủ. Real đang dẫn đầu về mức độ đầu tư hiệu quả, và hầu hết các cầu thủ mới được mua gần đây đều mang lại những lợi nhuận đáng kể cho Real.
+ Bóng đá Tây Ban Nha đã chú trọng việc quảng bá danh tiếng và thành lập các fa-club ở các châu lục khác, và đang trở thành một giải đấu được chú ý ở Á Châu.

Túm lại...
... mỗi giải đấu có cái hay cái dở của nó, vậy nên chú nào thích xem giải nào thì xem, đừng có cạnh khoé người khác làm gì cho mệt người :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hay quá ta. nhưng canavaro đá kém thế thì sao mà gọi là danh tiến được ?????
 
Lần này Juventus loại Real Madrid một cách hết sức thuyết phục, không những cho người Tây Ban Nha thấy thế nào là phòng thủ mà còn cho họ thấy thế nào là tấn công nữa.
Bóng đá Tây Ban Nha tự hào là tấn công mạnh, những cũng chỉ múa may được trước Basel hay Lokomotiv Moskva mà thôi, chứ còn gặp các đội bóng Ý thì thường là có những tỉ số như là Deportivo 0 - Milan 4 trên sân Riazor, hay là Barcelona thua Juve trên sân nhà trong khi Juve có 10 người.
Trận Madrid gặp Juve tuần trước thực ra Juve tấn công hay hơn trong đầu hiệp 2, và nếu không có bàn thắng gây tranh cãi của Carlos thì Juve có thể đã thắng rồi.
Nói gì thì nói, bóng đá Ý vẫn cho người ta thấy cái vẻ đẹp của sự thực dụng, và vẻ đẹp trí tuệ trong chiến thuật, cũng như là kĩ thuật nữa. Bóng đá phải toàn diện, cả phòng thủ, tấn công, và chiến thuật, chứ không thể chỉ có tấn công ào ạt được.
 
Thường thì khi ANH-TBN phần thắng hay nghiêng về phẩm chất kĩ thuật của người TBN. Nhưng khi gặp phải các hậu vệ thép đào tạo bài bản từ đất ý, phẩm chất kĩ thuật chẳng còn là cái gì cả. Juve đã chiến thắng quá xứng đáng. Chỉ tội nghiệp cho P.Nedved không thể ra sân ở trận CK. Thiếu vắng D.Piero một mình Nedved đã vức dậy cả đội. Nay thiếu anh Piero có làm được điều đó không. Mong Juve sẽ thắng, vì Nedved.
 
Back
Bên trên