Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)
Điều hành viên
Gần đây, trên một số tờ báo đề cập tới vấn đề lạm phát, chẳng hạn Báo Thanh niên 13/7/2004 có bài "Tăng trưởng kinh tế và lạm phát", đại ý như sau:
"Trước việc chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng tăng tới 7,2%, 4 ngân hàng quốc doanh đã nhóm họp để cùng bàn và đưa ra một thỏa thuận “quân tử” về mức trần lãi suất huy động tiết kiệm VND: không kỳ hạn 0,2%/tháng; 6 tháng 0,58%/tháng và 12 tháng là 0,63% nhằm giữ cho mức lãi suất cho vay không tăng lên để khuyến khích doanh nghiệp vay tiền đi đầu tư(điều vô cùng quan trọng đối với mục tiêu tăng trưởng 8% của năm 2004).
Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ khiến người gửi tiết kiệm chịu thiệt vì lãi suất tiền gửi âm so với chỉ số giá cả.
Nhưng nhân danh lợi ích toàn cục quốc gia, các ngân hàng thương mại của Nhà nước đã quyết định “hy sinh” lợi ích của người gửi tiền để góp phần đổi lấy một tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan”.
Đọc bài báo trên, các bạn nghĩ gì? Vấn đề đặt ra là: Liệu lãi suất cho vay không tăng lên có thực sự giúp cho nền kinh tế phát triển hay không? Chẳng nhẽ không có thoả thuận trên, các doanh nghiệp sẽ ngừng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh (bằng vốn vay). Hoặc khi vay với lãi suất cao (thực ra cũng không cao hơn là bao, bởi một số ngân hàng mới chỉ tăng lãi suất huy động lên khoảng 0,2%/năm), các doanh nghiệp sẽ làm ăn kém đi (khiến nền kinh tế thụt lùi)?
Một số người khi nghiên cứu kinh tế VN đều cho rằng, thực chất bản chất của vấn đề không phải là "tăng trưởng kinh tế", một lý do rất vĩ mô và chung chung, là động lực chính của việc giảm lãi suất, mà động lực chính chính là nhằm làm bảo đảm "an toàn tài chính" trong tình hình rối ren hiện nay của tài chính Việt nam. Có thể thấy một số lý do sau đây:
1. Nền KT Việt Nam không có tín hiệu. Hay nói cách khác các đơn vị kinh tế không rung động trước các tín hiệu kinh tế. Tăng lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dấu hiệu CPI, ... dường như chẳng khiến hành vi thay đổi mấy. Do đó, có nguyên nhân 1 để không tin.
2. Các NHQD chưa bao giờ là người ra quyết sách đúng. Từ xưa tới nay, họ chỉ làm cụt vốn, và khiến nhà nước phải cấp thêm vốn mà thôi. VCB "làm ra" 400 tỷ năm 2003, nhưng phải cấp thêm vốn khoảng 1000 tỷ, đó là chưa kể các loại dự phòng trích lập đều dưới chuẩn quốc tế. Bad debts thì luôn là dấu hỏi. Tại sao chúng ta phải tin rằng 5 ông suốt ngày làm sai, ngồi với nhau sẽ làm ra một phiên họp lịch sử về sự đúng đắn nhỉ?
3. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng qui tắc cạnh tranh. 5 ông này chiếm tới 80% thị trường tài chính và vốn ngắn-trung hạn toàn quốc. Nếu ông ấn định lãi suất huy động, tức là ông triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các NHTMCP. Các bạn hãy tin rằng việc lệch lãi suất không phải là lý do để depositors chuyển động từ một NHQD sang NHTMCP, vì lý do cái lãi suất NH chưa bao giờ thực sự là động lực để họ gửi tiền vào. Lãi suất dương thực tế tồn tại ở VN chưa lâu đâu, khoảng gần 10 năm thôi. Và nếu tính so với các tài sản tài chính, hoặc tài sản đầu cơ khác, nó luôn là cái kém nhất hãy nhìn đất, vàng, USD... Một hai cú trượt giá là đủ để cái mức chêch tính bằng sau dấy phẩy của % đó đi vào quá khứ. Họ cần sự an toàn do được backup.
4. Lãi suất của các NHTM luôn bị các khoản vay lãi suất phi thương mại khác tác động mạnh. Thị trường tín dụng và vốn hầu như luôn ở trạng thái mất cân bằng, do đó các pricing về lãi cho vay đều không đúng. Bạn nói gì về lãi suất TM cao hay thấp, khi quĩ hỗ trợ có lãi suất thấp hơn tới 3-4 thậm chí 5%/năm, và nguồn tiền cũng lớn không kém gì ngân hàng?
Vì vậy, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc họp thống nhất này không phải vì mục tiêu tăng trưởng 8%, mà chính là vì sự an toàn tài chính của chính các NHQD, đứng trước các biến động bất ngờ mà bản thân năng lực quản lý của họ không xử lý nổi, fix lãi suất huy động lại là làm giảm một mối lo lớn đó. Và chắc chắn họ sẽ làm thành công, vì collectively họ là Grandpa của market.
Các bạn nghĩ sao?
"Trước việc chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng tăng tới 7,2%, 4 ngân hàng quốc doanh đã nhóm họp để cùng bàn và đưa ra một thỏa thuận “quân tử” về mức trần lãi suất huy động tiết kiệm VND: không kỳ hạn 0,2%/tháng; 6 tháng 0,58%/tháng và 12 tháng là 0,63% nhằm giữ cho mức lãi suất cho vay không tăng lên để khuyến khích doanh nghiệp vay tiền đi đầu tư(điều vô cùng quan trọng đối với mục tiêu tăng trưởng 8% của năm 2004).
Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ khiến người gửi tiết kiệm chịu thiệt vì lãi suất tiền gửi âm so với chỉ số giá cả.
Nhưng nhân danh lợi ích toàn cục quốc gia, các ngân hàng thương mại của Nhà nước đã quyết định “hy sinh” lợi ích của người gửi tiền để góp phần đổi lấy một tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan”.
Đọc bài báo trên, các bạn nghĩ gì? Vấn đề đặt ra là: Liệu lãi suất cho vay không tăng lên có thực sự giúp cho nền kinh tế phát triển hay không? Chẳng nhẽ không có thoả thuận trên, các doanh nghiệp sẽ ngừng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh (bằng vốn vay). Hoặc khi vay với lãi suất cao (thực ra cũng không cao hơn là bao, bởi một số ngân hàng mới chỉ tăng lãi suất huy động lên khoảng 0,2%/năm), các doanh nghiệp sẽ làm ăn kém đi (khiến nền kinh tế thụt lùi)?
Một số người khi nghiên cứu kinh tế VN đều cho rằng, thực chất bản chất của vấn đề không phải là "tăng trưởng kinh tế", một lý do rất vĩ mô và chung chung, là động lực chính của việc giảm lãi suất, mà động lực chính chính là nhằm làm bảo đảm "an toàn tài chính" trong tình hình rối ren hiện nay của tài chính Việt nam. Có thể thấy một số lý do sau đây:
1. Nền KT Việt Nam không có tín hiệu. Hay nói cách khác các đơn vị kinh tế không rung động trước các tín hiệu kinh tế. Tăng lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dấu hiệu CPI, ... dường như chẳng khiến hành vi thay đổi mấy. Do đó, có nguyên nhân 1 để không tin.
2. Các NHQD chưa bao giờ là người ra quyết sách đúng. Từ xưa tới nay, họ chỉ làm cụt vốn, và khiến nhà nước phải cấp thêm vốn mà thôi. VCB "làm ra" 400 tỷ năm 2003, nhưng phải cấp thêm vốn khoảng 1000 tỷ, đó là chưa kể các loại dự phòng trích lập đều dưới chuẩn quốc tế. Bad debts thì luôn là dấu hỏi. Tại sao chúng ta phải tin rằng 5 ông suốt ngày làm sai, ngồi với nhau sẽ làm ra một phiên họp lịch sử về sự đúng đắn nhỉ?
3. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng qui tắc cạnh tranh. 5 ông này chiếm tới 80% thị trường tài chính và vốn ngắn-trung hạn toàn quốc. Nếu ông ấn định lãi suất huy động, tức là ông triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các NHTMCP. Các bạn hãy tin rằng việc lệch lãi suất không phải là lý do để depositors chuyển động từ một NHQD sang NHTMCP, vì lý do cái lãi suất NH chưa bao giờ thực sự là động lực để họ gửi tiền vào. Lãi suất dương thực tế tồn tại ở VN chưa lâu đâu, khoảng gần 10 năm thôi. Và nếu tính so với các tài sản tài chính, hoặc tài sản đầu cơ khác, nó luôn là cái kém nhất hãy nhìn đất, vàng, USD... Một hai cú trượt giá là đủ để cái mức chêch tính bằng sau dấy phẩy của % đó đi vào quá khứ. Họ cần sự an toàn do được backup.
4. Lãi suất của các NHTM luôn bị các khoản vay lãi suất phi thương mại khác tác động mạnh. Thị trường tín dụng và vốn hầu như luôn ở trạng thái mất cân bằng, do đó các pricing về lãi cho vay đều không đúng. Bạn nói gì về lãi suất TM cao hay thấp, khi quĩ hỗ trợ có lãi suất thấp hơn tới 3-4 thậm chí 5%/năm, và nguồn tiền cũng lớn không kém gì ngân hàng?
Vì vậy, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc họp thống nhất này không phải vì mục tiêu tăng trưởng 8%, mà chính là vì sự an toàn tài chính của chính các NHQD, đứng trước các biến động bất ngờ mà bản thân năng lực quản lý của họ không xử lý nổi, fix lãi suất huy động lại là làm giảm một mối lo lớn đó. Và chắc chắn họ sẽ làm thành công, vì collectively họ là Grandpa của market.
Các bạn nghĩ sao?