Sữa độc

Nguyễn Hoài Anh
(nguyenhoaianh)

Active Member
Từ khi sang đây kém cập nhật, hqua em lên vnexpress đọc về vụ sữa độc Trung Quốc mà sốc quá. Đọc xong gọi về cho mẹ hỏi tình hình em bé ở nhà ngay. Mọi người có ai biết gì về vụ này cho em biết với.

Những diễn biến chính trong vụ bê bối sữa độc

Cuộc khủng hoảng sữa bột tại Trung Quốc đã bắt đầu từ cuối năm ngoái, nhưng đến giữa tháng 8 vừa qua mới trở thành điểm nóng. Sau đây là những mốc chính của vụ việc.

Tháng 12/2007: Tập đoàn Sanlu nhận được nhiều đơn khiếu nại từ người tiêu dùng về tình trạng trẻ em mắc bệnh do dùng sữa bột Sanlu.

Tháng 6: Sanlu biết tin sữa bột của họ nhiễm melamine, một hóa chất công nghiệp có thể gây sỏi thận ở người và động vật.

30/6/2008: Cơ quan kiểm soát chất lượng thực phẩm Trung Quốc nhận được một đơn khiếu nại về việc 5 trẻ em ở tỉnh Hồ Nam nhập viện vì mắc sỏi thận và tất cả bệnh nhi đều sử dụng sữa bột Sanlu.

24/7: Một bác sĩ chuyên khoa nhi báo cáo cơ quan chức năng về 9 trường hợp mắc sỏi thận của trẻ em sau khi uống sữa bột Sanlu. Người bác sĩ giấu tên này bày tỏ lo lắng về chất lượng sữa bột trên thị trường.

2/8: Sanlu thông báo với chính quyền thành phố Thạch Gia Trang tại tỉnh Hà Bắc (nơi đặt trụ sở của tập đoàn) rằng sữa bột của họ chứa chất độc. Tại một cuộc họp hội đồng quản trị của Sanlu, đại diện của tập đoàn sữa Fonterra tại New Zealand, cổ đông lớn nhất của Sanlu, biết được tin về những lá đơn khiếu nại. Fonterra yêu cầu thu hồi toàn bộ sản phẩm sữa bột.
Những chai sữa chua dán nhãn
Những chai sữa chua dán nhãn "Không phát hiện melamine" tại một siêu thị ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.

6/8: Sanlu thu hồi sữa bột từ các nhà phân phối, nhưng không thông báo với giới truyền thông.

5/9: Fonterra thông báo với bà Helen Clark, Thủ tướng New Zealand, rằng sữa bột Sanlu chứa hóa chất gây sỏi thận. Ba ngày sau, bà Helen thông báo với giới chức Trung Quốc về vụ việc.

9/9: Giới chức Thạch Gia Trang báo cáo vụ việc với chính quyền tỉnh Hà Bắc. Một ngày sau, chính quyền Hà Bắc báo cáo với chính phủ.

11/9: Sanlu chính thức công bố lệnh thu hồi 700 tấn sữa bột trên các phương tiện truyền thông. Chính phủ tuyên bố sẽ nghiêm trị những người "vô trách nhiệm". Tân Hoa Xã đưa tin hàng chục trẻ em nhập viện vì sỏi thận.

13/9: Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Gao Qiang thông báo 432 trẻ dùng sữa bột Sanlu bị sỏi thận. Ông cho rằng Sanlu quá chậm trễ trong việc đưa ra cảnh báo và lệnh thu hồi sữa bột nhiễm độc, đồng thời mở cuộc điều tra toàn bộ công ty sữa bột trên toàn quốc. Chính quyền Hà Bắc thông báo họ đã thu giữ 2.176 tấn sữa bột của Sanlu và ra lệnh ngừng bán 8.218 tấn.
Người nông dân này khóc sau khi buộc phải đổ sữa tươi vì nhà máy sữa tại địa phương đóng cửa.
Một nông dân tại Vũ Hán khóc sau khi đổ sữa tươi vì nhà máy sữa tại địa phương đóng cửa. Ảnh: Reuters.

15/9: Số lượng trẻ mắc bệnh vì sữa độc tăng lên 1.200, trong đó 2 bệnh nhi tử vong. Tổng cục Kiểm dịch, Kiểm tra và Giám sát chất lượng thực phẩm Trung Quốc khẳng định tình trạng pha chất độc vào sữa xảy ra ở các nông trại chăn nuôi, nơi cung cấp nguyên liệu cho các công ty sữa. Phó chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Sanlu lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng, nhưng không giải thích lý do khiến họ chậm công bố lời cảnh báo về sữa độc.

16/9: Các cơ quan chức năng điều tra 109 công ty sản xuất sữa bột và phát hiện 69 sản phẩm của 22 công ty chứa melamine. Tổng giám đốc tập đoàn Sanlu bị sa thải và khai trừ khỏi hội đồng quản trị.

17/9: Mengniu Dairy Co. và Yili - hai nhà sản xuất sữa lớn nhất Trung Quốc - ra lệnh thu hồi các sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em. Bộ Y tế thông báo số lượng trẻ mắc bệnh vì sữa độc tăng lên hơn 6.200, trong đó 3 em tử vong. 5.000 thanh tra y tế được phái tới các công ty sữa trên toàn quốc.

18/9: Cảnh sát bắt giữ 18 người liên quan tới vụ việc và tịch thu hàng trăm tấn hóa chất độc hại.

19/9: Phát hiện melamine trong sữa nước của ba công ty sữa hàng đầu tại Trung Quốc.

21/9: Bộ Y tế thông báo số trẻ mắc bệnh tăng lên 53.000, trong đó 12.892 em điều trị nội trú và 104 bệnh nhi đối mặt với tình trạng nguy kịch. Hong Kong thông báo trường hợp mắc bệnh vì sữa bột đầu tiên bên ngoài lãnh thổ đại lục: Một bé gái 3 tuổi bị sỏi thận do uống sữa bột.

22/9: Lãnh đạo Tổng cục Kiểm dịch, Kiểm tra và Giám sát chất lượng thực phẩm Trung Quốc từ chức để nhận trách nhiệm về tình trạng nhiễm độc sữa bột tràn lan.

25/9: Số trẻ em mắc bệnh vì sữa độc tại Trung Quốc tăng lên 54.000.

Thật sự quá tàn nhẫn...Lâu rồi ko khóc nhưng đọc cái này ko kìm đc.
 
Em nghe loáng thoáng sữa ZinZin nhà ta đang bị nghi nhiễm melamine đó chị


Hjx cẩn thận vẫn hơn :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tốt nhất là đừng uống sữa nữa... :D
Dân VN hay nhập hàng Tàu về lắm... :-ss
 
Thời Sự nói là VN mới chỉ có 1 hãng mela vs 1 hãng nhái hàng thui

Dân mình cứ yên tâm dùng thức uống "ko thể thiếu" đi
 
thông tin trên truyền hình phần lớn bị bưng bít hết rồi :-j. Nhất là Thời sự ý. :D
 
Ngày nào mình cũng uống sữa Vinamilk :| nhỡ đùng một cái nó phát hiện ra có chất gì thì :-s
 
Melamine, không phải melanin. Melanin thì trên người thằng nào chả có, cần gì phải cho vào trong sữa =))

@Bạn Kiên: Sữa nó có nhiều chất lắm =)) Bạn cứ yên tâm uống đi =))

Hôm trước mua 4 hộp sữa cô gái Hà Lan, uống hết 3 hộp, còn 1 hộp bị bỏ quên, 1 tuần sau mới lôi ra uống. Uống thấy nó chua lòm lòm, chứng tỏ bị hỏng :)>- Sữa như thế là tốt, nồng độ chất bảo quản ở mức cho phép =))
 
thực ra tớ đọc danh sách mấy cái sữa có Melamine toàn cái tên lạ ko biết mua ở đâu luôn.
Nên vẫn yên tâm uống sữa :D, cứ chọn mấy hãng nổi tiếng thôi :D
 
Vinamilk là ổn ròi :)) :x
Chỉ khổ bà con chăn bò sữa :-<
Sữa déy để tắm vs dưỡng da có fải tốt ko :-@
 
Bây h cái vẹo j cũng ung thư đc.=)) Sao khó sống thế.=))
 
há há. thế này thì cả thế giới ung thư sớm thôi. đi đâu chẳng có hàng tàu :)) mà sao n~ chất đấy ko gây bệnh khác, toàn ung thư là sao? thế giới có cả tỉ bệnh mà :-?? sợ chế :-ss
mà n~ sữa này là sữa bột hay là kiểu sữa dạng nước thế ah?? bài báo dài quá e chẳg đọc hết dc :">
 
Chỉnh sửa lần cuối:
loáng thoáng đọc ở trên thấy có ng bảo có thể tin đc cô gái Hà Lan. Thực ra có sữa dâu của cô gái HÀ Lan cũng bị dính vào vụ Melamine mà
"Sữa dâu Dutch Lady, Meiji, M&M chocolate, bánh Orion có nguồn gốc từ Trung Quốc đều nhiễm melamine. Đây là công bố mới nhất của Cơ quan Nông – Lương và Thú y Singapore AVA. Nguy hiểm hơn, nhiều mặt hàng trong danh sách này đang được bày bán tại Việt Nam. "
http://vietbao.vn/Kinh-te/Nhieu-san-pham-nhiem-melamine-tai-Viet-Nam/65146820/87/
(.....>"< Hôm đọc bài này eđang ăn M&M peanut :((, sợ thì có sợ nhưng hn e vẫn đi mua ăn tiếp >:) )
 
loáng thoáng đọc ở trên thấy có ng bảo có thể tin đc cô gái Hà Lan. Thực ra có sữa dâu của cô gái HÀ Lan cũng bị dính vào vụ Melamine mà
"Sữa dâu Dutch Lady, Meiji, M&M chocolate, bánh Orion có nguồn gốc từ Trung Quốc đều nhiễm melamine. Đây là công bố mới nhất của Cơ quan Nông – Lương và Thú y Singapore AVA. Nguy hiểm hơn, nhiều mặt hàng trong danh sách này đang được bày bán tại Việt Nam. "
http://vietbao.vn/Kinh-te/Nhieu-san-pham-nhiem-melamine-tai-Viet-Nam/65146820/87/
(.....>"< Hôm đọc bài này eđang ăn M&M peanut :((, sợ thì có sợ nhưng hn e vẫn đi mua ăn tiếp >:) )

Bánh Orion? Choco-pie ấy à? =(( (Ồ-ri-on là cho-co-pái, cho-co-pai là ồ-rì-ón mờ) Lại còn kẹo M&M? =(( Chị tưởng 2 cái đó của Mỹ.:-??Thích 2 thứ đó chết đi được. Làm sao bỏ bây giờ. :((
 
:(( Dưới chân mình có 3 hộp chô cô pai.:((
Không được, thà chết cũng phải ăn hết.:((
 
Trà sữa thì cần j` melamine :) Nguyên việc các thành phần nguyên liệu ko rõ nguồn gốc ( mà thường hàng ko rõ nguồn gốc hay đc nhập từ TQ lắm ) đã đủ chết rồi
@ chị Minh: chỉ có tên thương hiệu của Mỹ thôi ạ :( E tìm đỏ cả mắt mà chẳng có 1 cái dòng nào trên gói M&M ghi là made in USA hết. Đằng nào cũng chết chị ạ, ko chết vì thèm ăn thì cũng chết vì ăn :)) THà làm ma no còn hơn ma đói :"> Vì thế hn e mua bịch M&M còn to gấp 3 lần bịch cũ :">
Có j` vĩnh biệt cả nhà trước nha :)
 
Back
Bên trên