Tác giả là NCT ( [email protected] )
Chúng tôi xin được góp ý như sau:
Nếu quý đọc giả đọc lại Đại Việt Sử ký Toàn Thư thời Lê Thánh Tông thì sẽ có một đoạn viết ông vua nầy mắng chửi Ngô Sĩ Liên- người tu soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư- gọi ông Liên là "bọn gian thần bán nước đáng tội chết "! Tuy nhiên Lê Thánh Tông không giết Ngô Sĩ Liên và sau đó lại chỉ thị cho Liên tu soạn ĐVSKTT theo ý của ông vua nầy. Như vậy , Ngô Sĩ Liên không thể nào dám cả gan viết rằng tổ tiên của Lê Thánh Tông là vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đã ra tay giết Lê Lai, người đã liều thân cứu Lê Lợi thoát chết dưới bàn tay bạo tàng của giặc Minh. Những sử gia của các triều vua Hậu Lê tiếp theo cũng chỉ là những người viết theo lệnh của các ông vua con cháu của Lê Thái Tổ và cũng không hơn gì thân phận của Ngô Sĩ Liên. Trong sách VIỆt SỬ TÂN KHẢO do chúng tôi biên soạn có mục khảo luận rõ rệt và dứt khoác về vấn đề nầy: Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi và viên Tư Mã Lê Lai bị Lê Lợi xử tội chết, cả hai trước sau cũng chỉ là một người mà thôi. Sử cũ viết theo ý của các ông vua thời phong kiến, hay nói khác đi các bộ sử gọi là chính sử do các ông vua cho phát hành còn giữ lại được nguyên vẹn tới ngày nay, tất cả đều đầy dẫy những sử cố dối trá lấp liếm, tốt khoe, xấu che để đánh lừa hậu thế.
Chúng tôi xin tạm ngưng ở đây để lần sau sẽ xin nói rõ vì sao Lê Thánh Tông tuyên bản án treo tử hình cho Ngô Sĩ Liên và tại sao Lê Lai bị vua Lê Lợi giết. (bài nầy chúng tôi dùng khoá VPS key để viết).
1/ Tại sao Lê Lợi giết Lê Lai?
Phần Khảo luận trong sách Việt Sử Tân Khảo (từ trang 356, 357, 358) viết về việc Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi và việc Lê Lai bị Lê Lợi giết như sau:
" Chuyện Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi rồi bị giặc bắt đã được hầu hết sử sách cũ ghi chép nhưng lại không thấy nói tới trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên. Rất có thể là những điều viết về Lê Lai của các sử sách viết tiếp theo ĐVSKTT đã không phản ảnh đúng sự thật để che dấu một hành động nhầm lẫn hay một quyết định quá tay nào đó của vua Lê Lợi trong việc đối xử với các công thần đã từng nằm gai nếm mật, chung lưng đấu cật đánh đuổi giặc Minh và ngay cả việc hy sinh tính mạng của mình liều chết để cứu vớt Lê Lợi trong lúc nguy kịch ngặc nghèo. Lê Lai bị giặc bắt giết hay chính tay Lê Lợi đã lấy mạng sống của Lê Lai ?
Các sách sử cũ như Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, và Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu của Đặng Xuân Bảng đều viết rằng Lê Lai bị giặc bắt và giết đi.
Đại Việt Sử Ký Tiền Biên thời Tây Sơn thì lại viết rằng giặc Minh bắt Lê Lai và xử cực hình.
Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn cũng viết là Lê Lai bị giặc bắt và xử cực hình. Nhưng trước đó, trong phần ĐẾ KỸ, Lê Quý Đôn lại viết rằng "Lê Lai chống cự đến kiệt sức thì bị bắt, quân Minh dẫn Lê Lai về thành Đông Quan (tức Thăng Long) giết chết, chúng bèn lui quân, ta được thoát nạn".
Sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú ở phần/ Chư Thần Truyện có lời án như sau: " Còn như Lê Thạch làm tiên phong thường thắng, Lê Lai vì nước bỏ mình, Lê Lễ bày mưu lạ phá giặc đều là tướng giỏi có tiếng một thời, tiếc rằng chết vì việc nước, so với các tướng khác được cùng với nước cùng hưởng vui sướng thì có phần thiệt thòi, cho nên không riêng chép ra đây, chỉ nhân chép phụ vào thôi " . . . Và phần phụ chú thì viết thêm về Lê Lai như sau :" . . .Ông (Lê Lai) xin đi. Bèn mặt áo bào, đem quân xon vào hàng trận của giặc đánh đến kiệt sức, bị bắt. Vua (Lê Lợi) nhân dịp trốn thoát".
Như vậy, có một điều chắc chắn là Lê Lai có bị giặc Minh bắt nhưng Lê Lai có bị giặc giết hay không thì sử sách và các thư tịch cũ của Việt Nam đã viết lách một cách tiền hậu bất nhất: chỗ thì viết một cách mơ hồ là Lê Lai bị giặc áp dụng cực hình nhưng không nói rõ là loại cực hình gì: chịu cực hình không nhất thiết là bị giết. Chỗ khác thì lại viết rằng Lê Lai bị giặc giết nhưng không biết được là giặc giết Lê Lai ở đâu trong vùng Đông Đô, rồi giặc chôn vùi hoặc vứt xác Lê Lai ở chỗ nào? Lại nữa, tại sao Phan Huy Chú khi viết về Lê Lai lại dùng lối văn than thở " tiếc rằng chết vì việc nước" và cái chết của Lê Lai " có phần thiệt thòi so với các tướng khác" ? Chết vì tổ quốc dù chết bằng cách nào đi nữa thì có gì gọi là tiếc và thiệt thòi ? Nhất định Phan Huy Chú không muốn hậu thế hiểu một cách đơn giản như thế. Tiếc rẽ và thiệc thòi có thể là vì cái chết của Lê Lai là một cái chết oan uổng, bất công và mờ ám. Cái chết đến với Lê Lai bởi vì Lê Lai quá nôn nóng lo âu cho vận mạng và tiền đồ của đất nước đến mức độ bất đồng chính kiến, muốn đi ngược lại chủ trương và dường lối của một người thượng cấp đầy quyền lực lúc đó hay nói khác đi Lê Lai chết không phải là bị giặc bắt giết nhưng Lê Lai chết là do chính tay Lê Lợi đã ban bản án tử hình cho người bạn trung nghĩa đã từng dám hy sinh cả mạng sống để cứu thoát Lê Lợi khỏi nanh vuốt của quân giặc phương Bắc (Tức là giặc đến từ nước Trung Hoa).
Tại sao lại đưa ra nghi vấn nầy?
Bởi vì trong ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên cũng như ĐVTS của Lê Quý Đôn khi chép về những sử cố xảy ra trong tháng Giêng năm Đinh Mùi (1427) đều có một đoạn viết đáng được khảo xét như sau: " Ngày 13, giết Tư Mã Lê Lai; tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công, nói năng khinh mạng".
Tư Mã Lê Lai nầy là ai? Còn Đô Tổng Quản Lê Lai chịu chết thay cho Lê Lợi là ai? Phải chăng là có 2 Lê Lai khác nhau hay là hai người chỉ là một ?
Hoặc là vì có sách sử viết đúng, có sách sử viết sai chăng? Tại sao trong KVSTGCM và ĐVSKTB/Tây Sơn không thấy chép về việc Lê Lợi giết Tư Mã Lê Lai vào thời kỳ tháng Giêng năm Kỹ Mùi (1427) ? Sách nào ghi đúng, sách nào viết luồn lách bao che viết sai sự thật ?
ĐVSKTT cho biết rằng Lê Lợi là người hay nghi ngờ và hiếu sát.
ĐVTS của Lê quý Đôn viết:" Vua cảm động vì lòng trung nghĩa của ông trước hết sai người ngầm tìm di hài ông về mai táng ở Lam Sơn". Việc tìm thấy xác của Lê Lai sau khi bị giặc Minh giết chết và vứt xác hoặc cho vùi thây là một chuyện mò kim đáy nước, hoang đường, khó tin !
Năm Đinh Mùi (1427) là năm mà Lê Lợi ban hành tình trạng chiến tranh khẩn cấp và áp dụng luật pháp quân sự một cách cứng rắn cho tất cả mọi người không cần phân biệt quan, quân hay thường dân, không vị tình với bất cứ là ai. Riêng đối với hàng quan và tướng lãnh cao cấp thì Lê Lợi ra 3 diều răn dạy như sau : 1/ Chớ vô tình; 2/ Chớ khinh nhờn; 3/ Chớ gian tham. Trong khung cảnh dó, Lê Lợi dã thẳng tay trừng trị, thị uy, răn đe, làm gương, trấn áp những kẻ vi phạm quân pháp dù kẻ bị trừng trị là đại công thần cũng không được tư vị hay gia giảm hình phạt.
Rất có thể sau khi đã dụ được giặc rượt theo mình để cho Lê Lợi thoát thân thì Lê Lai vẫn còn sống sót thoát khỏi sự truy bắt của giặc, trở về vùng căn cứ an toàn của nghĩa quân Lam Sơn và d được Lê Lợi ban thưỡng cho chức Tư Mã. Sau đó, tưởng mình có công lao cứu mạng cho Lê Lợi, Lê Lai đã không giữ ý tứ và không e dè giữ đúng thứ bậc của mình trong những cuộc bàn định chống trả quân giặc, đi đến mức khinh nhờn không phân biệt trên dưới, bất đồng chính kiến với Lê Lợi, làm cho Lê Lợi mất mặt với quần thần, phẫn nộ ghép Lê Lai vào tội khi quân và giết đi để thị uy những kẻ khác. Sau đó, để cho Lê Lợi không bị mang tiếng vong ân bội nghĩa giết hại công thần thì trong sử sách của đình thần các triều đại nhà Hậu Lê phải viết lái đi rằng Lê Lai liều mình cứu chúa bị giặc bắt và giết đi.
Dù sao, những điều khảo luận kể trên về cái chết của Lê Lai cũng chỉ là một nghi án nêu lên để người đi sau sáng suốt hơn có thể tìm ra được một giải đoán thích đáng và chính xác về trường hợp có tới 2 nhân vật lịch sử cùng có tên là Lê Lai nầy. VIỆT SỬ TÂN KHẢO theo ý kiến cho rằng chỉ có một Lê Lai liều mình cứu chúa, còn Tư Mã Lê Lai bị Lê Lợi giết là một viên tướng nào đó cũng được Lê Lợi cho mang họ Lê nhưng tên không phải là Lai như ĐVSKTT đã nhầm lẫn ghi chép là Lê Lai . Bản viết bằng chữ Hán chép tay ĐVTS của Lê Mạnh Liên lưu trữ ở Viện Khảo Cổ Sài Gòn trước đây dưới mã số VS.15 chỉ ghi như sau:" Viên Tư Mã họ Lê cậy có chiến cộng . .v.v. . .", không có tên Lai kèm theo. Sách Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ cũng không có chép việc viên Tư Mã Lê Lai bị Lê Lợi giết mà chỉ viết rằng :" Lê Lai Khiêu chiến với quân Minh rồi chết".
Việt Sử Tân Khảo ngày nay cũng chưa chính thức ghi lại chuyện của viên Tư Mã Lê Lai mơ hồ nầy. Những điều lấp liếm xấu xa trong sử cũ có rất nhiều, thật là nhiều. Chúng tôi đã cố gắng tìm tòi, phanh phui ra trong VSTK với một tư thế khách quan, bình tĩnh, không thiên vị, không bôi nhọ lịch sử bằng quan điểm phê phán của mình. Những điều gọi là dối trá trong những cuốn sách sử do nhà nước phong kiến cho ấn hành được lưu giữ cho đến ngày nay vẫn chưa thấy có một vị quân tử nào ghé mắt tới để làm sáng tỏ. Những nhà nho chân chính có sĩ khí tức là những vị hiền nhân quân tử thuở xưa không phải là không nhìn thấy những điều xấu xa kia ẩn dấu trong sử sách cũ nhưng họ không dám hở môi; tay họ cầm bút viết sử mà cổ của họ luôn luôn có lưỡi gươm kề bên cuống họng! Họ phải uốn nén sĩ khí của một nhà nho chân chính để ép mình dưới lớp áo của một triều thần lơ láo, khúm núm viết lách theo lệnh vua . Tâm trạng và thân phận của các sử gia thời xưa có thể tìm thấy trong lời nhắn của "sử gia tư nhân" Hồ Tông Thốc viết trong bài tựa của sách Việt Nam Thế Chí như sau:
"Cho nên những chuyện cóp nhặt được đều là lượm lặt ở tiếng vang chuyện đồn, trích lấy đầu đuôi để cho biết rõ phả kỷ của từng đời mà thôi, còn những sự tích kỳ quái lờ mờ khó xét thì tạm giữ đó để chờ các bậc quân tử sau nầy, dám đâu xuyên tạc ra lời quái dị để mê hoặc người đời. Đọc giả nên lưu tâm nhận kỹ, cố sức suy nghiệm thì ngọc và d đá đều sẽ rõ ràng, những hình tiếng bóng vang của những chuyện mơ hồ quái đản không đợi phá cũng vỡ. Tôi quên mình hẹp hòi quê hủ, chép sơ lược những chuyện ngụ ngôn, những điều truyền thuyết, muốn đợi những bậc cao minh học rộng tiến bộ sau nầy, nhận rõ xét kỹ, mới có thể biết được trước sau mà không tự nhầm lẫn. Nếu có ai sửa lại cho được đúng, cho lời chép được hay, đẽo gọt kỹ càng rồi đem in ra để mọi người thấy rõ việc xưa nay thì đó cũng là một bộ sử ký trong chuyện ký chăng?" (Bài nầy được trích ra từ sách VIỆT SỬ TÂN KHẢO của soạn giả NCT).
Trong kỳ tới chúng tôi sẽ đề cập tới cung cách viết sử của sử gia Ngô Sĩ Liên dưới áp lực của vua Lê Thánh Tông .
Chúng tôi xin được góp ý như sau:
Nếu quý đọc giả đọc lại Đại Việt Sử ký Toàn Thư thời Lê Thánh Tông thì sẽ có một đoạn viết ông vua nầy mắng chửi Ngô Sĩ Liên- người tu soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư- gọi ông Liên là "bọn gian thần bán nước đáng tội chết "! Tuy nhiên Lê Thánh Tông không giết Ngô Sĩ Liên và sau đó lại chỉ thị cho Liên tu soạn ĐVSKTT theo ý của ông vua nầy. Như vậy , Ngô Sĩ Liên không thể nào dám cả gan viết rằng tổ tiên của Lê Thánh Tông là vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đã ra tay giết Lê Lai, người đã liều thân cứu Lê Lợi thoát chết dưới bàn tay bạo tàng của giặc Minh. Những sử gia của các triều vua Hậu Lê tiếp theo cũng chỉ là những người viết theo lệnh của các ông vua con cháu của Lê Thái Tổ và cũng không hơn gì thân phận của Ngô Sĩ Liên. Trong sách VIỆt SỬ TÂN KHẢO do chúng tôi biên soạn có mục khảo luận rõ rệt và dứt khoác về vấn đề nầy: Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi và viên Tư Mã Lê Lai bị Lê Lợi xử tội chết, cả hai trước sau cũng chỉ là một người mà thôi. Sử cũ viết theo ý của các ông vua thời phong kiến, hay nói khác đi các bộ sử gọi là chính sử do các ông vua cho phát hành còn giữ lại được nguyên vẹn tới ngày nay, tất cả đều đầy dẫy những sử cố dối trá lấp liếm, tốt khoe, xấu che để đánh lừa hậu thế.
Chúng tôi xin tạm ngưng ở đây để lần sau sẽ xin nói rõ vì sao Lê Thánh Tông tuyên bản án treo tử hình cho Ngô Sĩ Liên và tại sao Lê Lai bị vua Lê Lợi giết. (bài nầy chúng tôi dùng khoá VPS key để viết).
1/ Tại sao Lê Lợi giết Lê Lai?
Phần Khảo luận trong sách Việt Sử Tân Khảo (từ trang 356, 357, 358) viết về việc Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi và việc Lê Lai bị Lê Lợi giết như sau:
" Chuyện Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi rồi bị giặc bắt đã được hầu hết sử sách cũ ghi chép nhưng lại không thấy nói tới trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên. Rất có thể là những điều viết về Lê Lai của các sử sách viết tiếp theo ĐVSKTT đã không phản ảnh đúng sự thật để che dấu một hành động nhầm lẫn hay một quyết định quá tay nào đó của vua Lê Lợi trong việc đối xử với các công thần đã từng nằm gai nếm mật, chung lưng đấu cật đánh đuổi giặc Minh và ngay cả việc hy sinh tính mạng của mình liều chết để cứu vớt Lê Lợi trong lúc nguy kịch ngặc nghèo. Lê Lai bị giặc bắt giết hay chính tay Lê Lợi đã lấy mạng sống của Lê Lai ?
Các sách sử cũ như Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, và Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu của Đặng Xuân Bảng đều viết rằng Lê Lai bị giặc bắt và giết đi.
Đại Việt Sử Ký Tiền Biên thời Tây Sơn thì lại viết rằng giặc Minh bắt Lê Lai và xử cực hình.
Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn cũng viết là Lê Lai bị giặc bắt và xử cực hình. Nhưng trước đó, trong phần ĐẾ KỸ, Lê Quý Đôn lại viết rằng "Lê Lai chống cự đến kiệt sức thì bị bắt, quân Minh dẫn Lê Lai về thành Đông Quan (tức Thăng Long) giết chết, chúng bèn lui quân, ta được thoát nạn".
Sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú ở phần/ Chư Thần Truyện có lời án như sau: " Còn như Lê Thạch làm tiên phong thường thắng, Lê Lai vì nước bỏ mình, Lê Lễ bày mưu lạ phá giặc đều là tướng giỏi có tiếng một thời, tiếc rằng chết vì việc nước, so với các tướng khác được cùng với nước cùng hưởng vui sướng thì có phần thiệt thòi, cho nên không riêng chép ra đây, chỉ nhân chép phụ vào thôi " . . . Và phần phụ chú thì viết thêm về Lê Lai như sau :" . . .Ông (Lê Lai) xin đi. Bèn mặt áo bào, đem quân xon vào hàng trận của giặc đánh đến kiệt sức, bị bắt. Vua (Lê Lợi) nhân dịp trốn thoát".
Như vậy, có một điều chắc chắn là Lê Lai có bị giặc Minh bắt nhưng Lê Lai có bị giặc giết hay không thì sử sách và các thư tịch cũ của Việt Nam đã viết lách một cách tiền hậu bất nhất: chỗ thì viết một cách mơ hồ là Lê Lai bị giặc áp dụng cực hình nhưng không nói rõ là loại cực hình gì: chịu cực hình không nhất thiết là bị giết. Chỗ khác thì lại viết rằng Lê Lai bị giặc giết nhưng không biết được là giặc giết Lê Lai ở đâu trong vùng Đông Đô, rồi giặc chôn vùi hoặc vứt xác Lê Lai ở chỗ nào? Lại nữa, tại sao Phan Huy Chú khi viết về Lê Lai lại dùng lối văn than thở " tiếc rằng chết vì việc nước" và cái chết của Lê Lai " có phần thiệt thòi so với các tướng khác" ? Chết vì tổ quốc dù chết bằng cách nào đi nữa thì có gì gọi là tiếc và thiệt thòi ? Nhất định Phan Huy Chú không muốn hậu thế hiểu một cách đơn giản như thế. Tiếc rẽ và thiệc thòi có thể là vì cái chết của Lê Lai là một cái chết oan uổng, bất công và mờ ám. Cái chết đến với Lê Lai bởi vì Lê Lai quá nôn nóng lo âu cho vận mạng và tiền đồ của đất nước đến mức độ bất đồng chính kiến, muốn đi ngược lại chủ trương và dường lối của một người thượng cấp đầy quyền lực lúc đó hay nói khác đi Lê Lai chết không phải là bị giặc bắt giết nhưng Lê Lai chết là do chính tay Lê Lợi đã ban bản án tử hình cho người bạn trung nghĩa đã từng dám hy sinh cả mạng sống để cứu thoát Lê Lợi khỏi nanh vuốt của quân giặc phương Bắc (Tức là giặc đến từ nước Trung Hoa).
Tại sao lại đưa ra nghi vấn nầy?
Bởi vì trong ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên cũng như ĐVTS của Lê Quý Đôn khi chép về những sử cố xảy ra trong tháng Giêng năm Đinh Mùi (1427) đều có một đoạn viết đáng được khảo xét như sau: " Ngày 13, giết Tư Mã Lê Lai; tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công, nói năng khinh mạng".
Tư Mã Lê Lai nầy là ai? Còn Đô Tổng Quản Lê Lai chịu chết thay cho Lê Lợi là ai? Phải chăng là có 2 Lê Lai khác nhau hay là hai người chỉ là một ?
Hoặc là vì có sách sử viết đúng, có sách sử viết sai chăng? Tại sao trong KVSTGCM và ĐVSKTB/Tây Sơn không thấy chép về việc Lê Lợi giết Tư Mã Lê Lai vào thời kỳ tháng Giêng năm Kỹ Mùi (1427) ? Sách nào ghi đúng, sách nào viết luồn lách bao che viết sai sự thật ?
ĐVSKTT cho biết rằng Lê Lợi là người hay nghi ngờ và hiếu sát.
ĐVTS của Lê quý Đôn viết:" Vua cảm động vì lòng trung nghĩa của ông trước hết sai người ngầm tìm di hài ông về mai táng ở Lam Sơn". Việc tìm thấy xác của Lê Lai sau khi bị giặc Minh giết chết và vứt xác hoặc cho vùi thây là một chuyện mò kim đáy nước, hoang đường, khó tin !
Năm Đinh Mùi (1427) là năm mà Lê Lợi ban hành tình trạng chiến tranh khẩn cấp và áp dụng luật pháp quân sự một cách cứng rắn cho tất cả mọi người không cần phân biệt quan, quân hay thường dân, không vị tình với bất cứ là ai. Riêng đối với hàng quan và tướng lãnh cao cấp thì Lê Lợi ra 3 diều răn dạy như sau : 1/ Chớ vô tình; 2/ Chớ khinh nhờn; 3/ Chớ gian tham. Trong khung cảnh dó, Lê Lợi dã thẳng tay trừng trị, thị uy, răn đe, làm gương, trấn áp những kẻ vi phạm quân pháp dù kẻ bị trừng trị là đại công thần cũng không được tư vị hay gia giảm hình phạt.
Rất có thể sau khi đã dụ được giặc rượt theo mình để cho Lê Lợi thoát thân thì Lê Lai vẫn còn sống sót thoát khỏi sự truy bắt của giặc, trở về vùng căn cứ an toàn của nghĩa quân Lam Sơn và d được Lê Lợi ban thưỡng cho chức Tư Mã. Sau đó, tưởng mình có công lao cứu mạng cho Lê Lợi, Lê Lai đã không giữ ý tứ và không e dè giữ đúng thứ bậc của mình trong những cuộc bàn định chống trả quân giặc, đi đến mức khinh nhờn không phân biệt trên dưới, bất đồng chính kiến với Lê Lợi, làm cho Lê Lợi mất mặt với quần thần, phẫn nộ ghép Lê Lai vào tội khi quân và giết đi để thị uy những kẻ khác. Sau đó, để cho Lê Lợi không bị mang tiếng vong ân bội nghĩa giết hại công thần thì trong sử sách của đình thần các triều đại nhà Hậu Lê phải viết lái đi rằng Lê Lai liều mình cứu chúa bị giặc bắt và giết đi.
Dù sao, những điều khảo luận kể trên về cái chết của Lê Lai cũng chỉ là một nghi án nêu lên để người đi sau sáng suốt hơn có thể tìm ra được một giải đoán thích đáng và chính xác về trường hợp có tới 2 nhân vật lịch sử cùng có tên là Lê Lai nầy. VIỆT SỬ TÂN KHẢO theo ý kiến cho rằng chỉ có một Lê Lai liều mình cứu chúa, còn Tư Mã Lê Lai bị Lê Lợi giết là một viên tướng nào đó cũng được Lê Lợi cho mang họ Lê nhưng tên không phải là Lai như ĐVSKTT đã nhầm lẫn ghi chép là Lê Lai . Bản viết bằng chữ Hán chép tay ĐVTS của Lê Mạnh Liên lưu trữ ở Viện Khảo Cổ Sài Gòn trước đây dưới mã số VS.15 chỉ ghi như sau:" Viên Tư Mã họ Lê cậy có chiến cộng . .v.v. . .", không có tên Lai kèm theo. Sách Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ cũng không có chép việc viên Tư Mã Lê Lai bị Lê Lợi giết mà chỉ viết rằng :" Lê Lai Khiêu chiến với quân Minh rồi chết".
Việt Sử Tân Khảo ngày nay cũng chưa chính thức ghi lại chuyện của viên Tư Mã Lê Lai mơ hồ nầy. Những điều lấp liếm xấu xa trong sử cũ có rất nhiều, thật là nhiều. Chúng tôi đã cố gắng tìm tòi, phanh phui ra trong VSTK với một tư thế khách quan, bình tĩnh, không thiên vị, không bôi nhọ lịch sử bằng quan điểm phê phán của mình. Những điều gọi là dối trá trong những cuốn sách sử do nhà nước phong kiến cho ấn hành được lưu giữ cho đến ngày nay vẫn chưa thấy có một vị quân tử nào ghé mắt tới để làm sáng tỏ. Những nhà nho chân chính có sĩ khí tức là những vị hiền nhân quân tử thuở xưa không phải là không nhìn thấy những điều xấu xa kia ẩn dấu trong sử sách cũ nhưng họ không dám hở môi; tay họ cầm bút viết sử mà cổ của họ luôn luôn có lưỡi gươm kề bên cuống họng! Họ phải uốn nén sĩ khí của một nhà nho chân chính để ép mình dưới lớp áo của một triều thần lơ láo, khúm núm viết lách theo lệnh vua . Tâm trạng và thân phận của các sử gia thời xưa có thể tìm thấy trong lời nhắn của "sử gia tư nhân" Hồ Tông Thốc viết trong bài tựa của sách Việt Nam Thế Chí như sau:
"Cho nên những chuyện cóp nhặt được đều là lượm lặt ở tiếng vang chuyện đồn, trích lấy đầu đuôi để cho biết rõ phả kỷ của từng đời mà thôi, còn những sự tích kỳ quái lờ mờ khó xét thì tạm giữ đó để chờ các bậc quân tử sau nầy, dám đâu xuyên tạc ra lời quái dị để mê hoặc người đời. Đọc giả nên lưu tâm nhận kỹ, cố sức suy nghiệm thì ngọc và d đá đều sẽ rõ ràng, những hình tiếng bóng vang của những chuyện mơ hồ quái đản không đợi phá cũng vỡ. Tôi quên mình hẹp hòi quê hủ, chép sơ lược những chuyện ngụ ngôn, những điều truyền thuyết, muốn đợi những bậc cao minh học rộng tiến bộ sau nầy, nhận rõ xét kỹ, mới có thể biết được trước sau mà không tự nhầm lẫn. Nếu có ai sửa lại cho được đúng, cho lời chép được hay, đẽo gọt kỹ càng rồi đem in ra để mọi người thấy rõ việc xưa nay thì đó cũng là một bộ sử ký trong chuyện ký chăng?" (Bài nầy được trích ra từ sách VIỆT SỬ TÂN KHẢO của soạn giả NCT).
Trong kỳ tới chúng tôi sẽ đề cập tới cung cách viết sử của sử gia Ngô Sĩ Liên dưới áp lực của vua Lê Thánh Tông .