Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
Trong xã hội hiện đại cuộc sống trôi qua hối hả và gấp gáp. Làm thế nào để thư giãn và tìm lại chính mình? Luyện thiền cũng là một phương pháp để chúng ta làm được điều đó. Dưới đây là bài viết của nhà báo Erik Pigani của tạp chí "Psycologie magazine", tác giả cuốn sách "Luyện thiền".
Thiền có nghĩa là gì ?
Thuật ngữ "thiền" có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc "chan" có nghĩa là trầm tư, mặc định. Đó là một phương pháp cổ xưa ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI. Thiền học không phải là một tôn giáo mà là một môn triết học, một nghệ thuật sống. Thiền học không có sách truyền, bởi tất cả được lưu truyền bằng miệng, nhưng hiện nay ra đời rất nhiều bản ghi bằng thơ để truyền bá. Nói một cách văn học, thiền có nghĩa là ổn định tâm thần, khiến cho tinh thần thanh thản, yên bình. Mọi người đều có thể luyện tập. Tập thiền sẽ thu được những thành quả tinh thần, chúng ta sẽ gặp gỡ bản thân ta, hiểu rõ những điều sâu kín nhất trong con người ta. Sống cuộc sống của ta, tự nhiên, nhưng theo một cách khác, một ý nghĩa khác. Mục đích của thiền không phải là tìm hiểu thế giới mà là để hiểu, để biết chúng ta thật sự là ai, là cái gì, làm những gì trong khoảng khắc hiện tại.
Tập thiền như thế nào ?
Như một vị thiền sư nói "Ngồi thiền nghĩa là cảm thấy hài lòng với việc ngồi khi ta ngồi, hài lòng với việc đi khi ta đi". Đó là chính mình dù điều gì đến với ta, không bị cảm xúc chi phối.
Để đạt được điều đó, phải tập luyện thường xuyên, hãy thử nghiệm, cảm nhận việc đó vì nó thật sự không tốn thời gian. Hãy bắt đầu ngay với chính những động tác quen thuộc hàng ngày như thái rau chẳng hạn. Khi ta thái rau, hãy cố gắng tập trung vào từng cử chỉ, vào những gì ta cảm thấy khi ta chạm vào cọng rau, tập trung vào từng cử động của tay. Tập trung vào khoảng khắc đó và chỉ khoảng khắc đó thôi. Bình thường ta sẽ cảm nhận thấy dòng suy tưởng tràn vào đầu óc ta từ mọi hướng, nhưng khi ta chỉ chú ý vào động tác thái, ta có thể làm sự chuyển động của chúng yên lặng.
Thoạt đầu, việc này rất khó vì ít người có thói quen làm đầu óc trống rỗng và không biết cách chế ngự những nỗi lo lắng. Thế nên lần đầu tiên chỉ nên kéo dài trạng thái này trong 3 giây, lần sau có thể là 10 giây, rồi nâng dần lên. Nếu tập luyện đều đặn, ta sẽ ý thức rõ những nỗi lo lắng, những suy tưởng đang ám ảnh ta đều có thể bị chặn đứng. Cứ làm nhiều lần việc đó sẽ dần trở nên tự nhiên.
Tập thiền mang lại những lợi ích gì ?
Tập thiền sẽ giúp đầu óc thảnh thơi, tận hưởng những khoảng thời gian yên tĩnh hiếm hoi để tái tạo nguồn năng lượng. Khi ta biết cách đạt tới trạng thái ổn định về tâm thần, ta có thể dễ dàng chế ngự stress, vượt qua khủng hoảng. ổn định tinh thần cũng làm tăng cường hệ thống miễn dịch, chia xẻ đau đớn để cơ thể sẽ không phải một mình đương đầu với những nỗi đau thể xác.
Cuối cùng, tập thiền sẽ tăng cường khả năng làm việc, sáng tạo, khi tập thiền con người rơi vào trạng thái siêu vô thức nên trực tiếp diễn giải và giải phóng nguồn năng lượng. Như vậy, tập thiền cũng có nghĩa là vệ sinh thân thể, là một trạng thái sống.
(Sức khỏe & Đời sống)
Thiền có nghĩa là gì ?
Thuật ngữ "thiền" có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc "chan" có nghĩa là trầm tư, mặc định. Đó là một phương pháp cổ xưa ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI. Thiền học không phải là một tôn giáo mà là một môn triết học, một nghệ thuật sống. Thiền học không có sách truyền, bởi tất cả được lưu truyền bằng miệng, nhưng hiện nay ra đời rất nhiều bản ghi bằng thơ để truyền bá. Nói một cách văn học, thiền có nghĩa là ổn định tâm thần, khiến cho tinh thần thanh thản, yên bình. Mọi người đều có thể luyện tập. Tập thiền sẽ thu được những thành quả tinh thần, chúng ta sẽ gặp gỡ bản thân ta, hiểu rõ những điều sâu kín nhất trong con người ta. Sống cuộc sống của ta, tự nhiên, nhưng theo một cách khác, một ý nghĩa khác. Mục đích của thiền không phải là tìm hiểu thế giới mà là để hiểu, để biết chúng ta thật sự là ai, là cái gì, làm những gì trong khoảng khắc hiện tại.
Tập thiền như thế nào ?
Như một vị thiền sư nói "Ngồi thiền nghĩa là cảm thấy hài lòng với việc ngồi khi ta ngồi, hài lòng với việc đi khi ta đi". Đó là chính mình dù điều gì đến với ta, không bị cảm xúc chi phối.
Để đạt được điều đó, phải tập luyện thường xuyên, hãy thử nghiệm, cảm nhận việc đó vì nó thật sự không tốn thời gian. Hãy bắt đầu ngay với chính những động tác quen thuộc hàng ngày như thái rau chẳng hạn. Khi ta thái rau, hãy cố gắng tập trung vào từng cử chỉ, vào những gì ta cảm thấy khi ta chạm vào cọng rau, tập trung vào từng cử động của tay. Tập trung vào khoảng khắc đó và chỉ khoảng khắc đó thôi. Bình thường ta sẽ cảm nhận thấy dòng suy tưởng tràn vào đầu óc ta từ mọi hướng, nhưng khi ta chỉ chú ý vào động tác thái, ta có thể làm sự chuyển động của chúng yên lặng.
Thoạt đầu, việc này rất khó vì ít người có thói quen làm đầu óc trống rỗng và không biết cách chế ngự những nỗi lo lắng. Thế nên lần đầu tiên chỉ nên kéo dài trạng thái này trong 3 giây, lần sau có thể là 10 giây, rồi nâng dần lên. Nếu tập luyện đều đặn, ta sẽ ý thức rõ những nỗi lo lắng, những suy tưởng đang ám ảnh ta đều có thể bị chặn đứng. Cứ làm nhiều lần việc đó sẽ dần trở nên tự nhiên.
Tập thiền mang lại những lợi ích gì ?
Tập thiền sẽ giúp đầu óc thảnh thơi, tận hưởng những khoảng thời gian yên tĩnh hiếm hoi để tái tạo nguồn năng lượng. Khi ta biết cách đạt tới trạng thái ổn định về tâm thần, ta có thể dễ dàng chế ngự stress, vượt qua khủng hoảng. ổn định tinh thần cũng làm tăng cường hệ thống miễn dịch, chia xẻ đau đớn để cơ thể sẽ không phải một mình đương đầu với những nỗi đau thể xác.
Cuối cùng, tập thiền sẽ tăng cường khả năng làm việc, sáng tạo, khi tập thiền con người rơi vào trạng thái siêu vô thức nên trực tiếp diễn giải và giải phóng nguồn năng lượng. Như vậy, tập thiền cũng có nghĩa là vệ sinh thân thể, là một trạng thái sống.
(Sức khỏe & Đời sống)