[Sức khỏe] Con ngựa trong y học cổ truyền

Đỗ Việt
(doviet)

Thành viên danh dự
Thịt ngựa tính hàn, vị ngọt, có tác dụng trừ nhiệt, hạ khí, làm khỏe gân, mạnh xương (đặc biệt làm cứng xương sống) và là thuốc chữa nhiệt khí, đau lưng, tê bại, sốt rét, rụng tóc, lở hói đầu...

ngua.jpg

Nhiều vị thuốc trong Đông y được chế từ ngựa bạch

Đông y dùng nhiều bộ phận của ngựa làm thức ăn và thuốc, phần lớn là của ngựa bạch. Sau đây là một số đơn cử:

- Xương: Có độc, nếu đốt cháy, hòa giấm có thể chữa lở.

- Da: Có tác dụng thúc đẻ trong các ca đẻ khó, chữa rụng tóc ở trẻ em.

- Đuôi: Chữa băng trung hạ huyết ở nữ, khóc đêm ở trẻ.

- Móng chân: Tính bình, vị ngọt, không độc, có thể chữa ít sữa, bạch đới (dùng ngựa bạch), băng huyết (ngựa nâu đỏ).

- Gan, rau thai: Chữa bế kinh.

- Phổi: Chữa âm suy, sốt rét vãng lai.

- Bộ phận sinh dục: Chữa lãnh cảm ở phụ nữ, giúp nam giới tráng dương bổ thận.

- Ruột: Tính hàn, vị cay đắng, có độc, chữa chứng cổ độc trừ phong.

- Sữa: Tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống các bệnh đường tiêu hóa và rối loạn chức năng gan.


(Sức Khỏe & Đời Sống)
 
Back
Bên trên