Sắc-Không

Nguyễn Chí Thanh
(NCT)

Điều hành viên
Không biết có bác nào rành về cái này không? Hôm trước em nghe loáng thoáng được câu này (trong film). Nhưng mà chẳng hiểu lắm, cứ mờ mờ ảo ảo, ngồi ngẫm nghĩ mất bao thời gian mà không ra. Bác nào vào bình một phát nhỉ


Giữa cái có và cái không, có mà lại không
 
Sắc sắc không không cái này của các cụ nhà phật, nghiên cứu được chắc cũng còn mệt lắm
mình thì chả biết gì nhưng đơn giản hồi trước được thấy Lập dạy văn ở ams nói " không cũng là có" ngồi nghĩ 1 lúc thấy cũng đúng
 
Chắc ai cũng biết cái hình tròn của nhà phật nhỉ? Hình tượng rõ nét nhất về không và có: biểu tượng là đen và trắng, tròn và nhọn.
- Một chấm đen, khi rơi vào vùng trắng sẽ bị coi là "ngược". Nhưng vẫn chấm đen đó khi rơi vào vùng đen thì vẫn bình thường. Và khi chấm trắng rơi vào vùng đen thì sẽ bị coi là "ngược".
- Một đầu nhọn sẽ được coi là "ngược" nếu so với đầu tròn, nhưng sẽ là bình thường khi so với đầu nhọn!

Nếu bạn luôn nhìn nhận 1 sự việc theo ít nhất là hai chiều của nó, bạn sẽ thấy rõ hơn điều đó: nếu bạn nhặt được tiền rơi, thì cũng có nghĩa là đã có 1 người khác bị rơi mất tiền.
 
Có và không cũng như được và mất. Còn nhớ ngày xưa đi học ấn tượng nhất là điển tích: Tái ông thất mã.

"Thuở xưa, có một ông lão họ Tái bị mất một con ngựa quí. Mọi người đến chia buồn, thăm hỏi và tiếc giùm cho ông. Ông điềm nhiên nói:

- Không sao, mất của là điều rủi ro thật, nhưng biết đâu trong cái rủi lại có cái may.

Ít lâu sau, con ngựa trở về nhà và còn dắt theo một con ngựa khác - bạn của nó - đẹp và quí hơn nhiều. Bà con lại tụ họp tấm tắc:

- Ông cụ thật có phước, tưởng đâu mất con ngựa quí, ai dè lại được thêm một con ngựa quí nữa.

Ông lão họ Tái vẫn thản nhiên:

- Biết đâu trong cái may lại có cái rủi.

Và cái rủi đó đã đến. Cậu con ông lão rất thích cưỡi ngựa mới dong ruỗi cả ngày trên lưng ngựa nên bị té gẫy một chân.

Thân bằng quyến thuộc liền đến chia buồn về tai nạn đáng tiếc vừa xảy ra. Ông cụ vẫn mĩm cười:

- Biết đâu trong cái rủi lại có cái may.

Chiến tranh bùng nổ, các thanh niên đều phải ra chiến trường, cậu con trai nhờ tàn tật nên ở nhà hú hí với cha già."

Nếu như ta bảo nó có, có nghĩa là nó có. Còn nó không thì có nghĩa là không. Việc nhìn nhận có - không, được - mất là tuỳ thuộc vào quan niệm sống, cách nhìn của
mình đối với sự vật.

Nói vậy thì dễ nhưng làm được quả là khó.
 
haha, hay thật!
không hoặc là không tồn tại, hoặc là đã tồn tại, thì phải tồn tại cả hai, để hình thành nên hai phần bù nhau, hoàn thiện vũ trụ. Xong cái khó hiểu ở đây là hai cái này không phụ thuộc vào thời gian và không gian, nên nó tạo nên cái huyền diệu của vũ trụ.

-Nếu nói Có và Không không tồn tại, tức là đã tồn tại cái không mà không tồn tại cái .
-Nếu nói Có và Không tồn tại, tức là đã tồn tại cái , mà không tồn tại cái không
Đó mới là phân tích một bước đầu đã đủ thấy mâu thuẫn tràn ngập rồi. Nếu mà ngồi suy nghĩ thêm vài vòng nữa, chắc là phải ngồi cả năm trời cũng không nghĩ ra.
Thế nên, giữa cái có và cái không, có mà lại không :))
 
Chị Mai nhầm Lưỡng nghi của Đạo giáo Trung Quốc với Phật giáo rồi :)

Cái biểu tượng cho nhà Phật, kể cả Đại thừa hay Tiểu thừa đều là cái bánh xe (24 nan thì phải:-/) Đấy gọi là bánh xe cứu độ thì phải :) Đại thừa khác Tiểu thừa về kúch cỡ của cái xe ấy :p
 
Back
Bên trên