"Sắc đành đòi một, tài đành họa hai"

Tôn Hồng Đức
(5ID-ZY)

New Member
bài tốt

Câu này chắc ai cũng biết... là 1 câu trong Truyện Kiều... nó vốn là nằm trong đoạn tả Thúy Kiều:
"Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân"​


Trong SGK chú thích cả hồi cấp 2 và cấp 3 đều nói câu đấy có nghĩa "Về sắc thì Kiều là nhất, về tài thì may ra, họa hoằn lắm có được người thứ 2", nhưng tôi lại biết một cách giải thích khác về câu này do mẹ tôi nói hồi cấp 2 lúc đọc SGK của tôi: câu này nghĩa là: "Nếu về sắc của Kiều mà đạt được đến một, thì tài của Kiều còn phải bằng 2 lần thế!"
Rõ ràng là cách giải thích thứ 2 nghe vô cùng hợp lý, rõ ràng trong ngữ cảnh lúc đó vốn đang nói về sắc, sau đó câu này là để chuyển sang nói về tài của Kiều, đã ai nghe câu kiểu "anh ấy là võ sư, về võ anh ý nhất, về văn anh ý chả giỏi lắm, anh ý chỉ đỗ thủ khoa đại học Oxford thôi" chưa?
Hơn nữa, nói về tả sắc đẹp, tôi thấy nếu giải thích theo nghĩa một thì đồng nghĩa với việc nói Kiều là đẹp nhất thiên hạ, điều mà tôi không nghĩ có ai lại nói bao giờ. Rồi cả nửa vế "sắc đành đòi một", từ "đành" nghe nó rất là có vẻ gượng ép, vậy làm sao lại mang nghĩa khẳng định "Kiều là đẹp nhất" được? kiểu giải thích như trong SGK thú thật tôi thấy nó gượng ép đến mức ngớ ngẩn?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em giải thích nghe hợp lý ra phết
 
So what?
Việc đọc thơ và hiểu thơ là tại tâm. Nếu Đức thấy cách 2 là hợp lí thì cứ giữ quan điểm của mình, đúng sai đâu quan trọng.
Lỗi ngớ ngẩn của SGK thì vô cùng, nếu sửa thì chắc phải thay đổi gần hết mất.
 
Ơ, chị chẳng nhớ hồi học đc nghe các cô giáo phân tích thế nào nữa nhưng mà bây giờ đọc lên thì thấy "sắc một phần, tài phải hai phần" khá là rõ ràng :)
 
Em thấy anh Trung nói đúng đấy chứ...
Đọc thơ và hiểu ý thơ là tùy tâm thôi...
Những cái có trong SGK chỉ là để tham khảo hoặc định hướng thôi... :|
 
Nhưng điều quan trọng là SGK bắt học sinh phải hiểu và trình bày bài theo đúng cách người biên soạn đặt ra. Nếu có ai làm kahcs sách, mà chưa hẳn ý hiểu đó đã sai, thì hầu hết đều ko được điểm. Văn bây h cũng được chấm, tuy chưa hẳn là rõ ràng giống Toán hay các môn tự nhiên nhưng cũng có bảng điểm rõ ràng, "học sinh nêu được ý này được 1/2đ", ko có bảng điểm cho các ý hiểu khác với người biên soạn đặt ra. Học sinh thì cũng 1 phần vì điểm số mà ko dám nêu ra các ý hiểu khác của mình, kết quả là học sinh ngày nay "cảm" văn giống như người biên soạn các bài văn yêu cầu "nêu lên suy nghĩ của em" thực chất là "nêu lên những suy nghĩ của người biên soạn mà em đã được học". Bài văn máy móc, gượng ép, được tọa ra 1 cách quá công nghiệp đã kìm hãm tư duy cảm thụ văn của học sinh, lâu dần thành ra học sinh học văn như lũ gà công nghiệp, học cho giống sách, đi thi được điểm cao..:(
 
Nhưng cái đây là những điều.... nói thế nào nhỉ.... luật bất thành văn từ lââââââââââââââââââââââââââu lắm rồi... nói ra chỉ vô ích.... tôi chỉ muốn mọi người nói thử xem cách giải thích của mình theo mọi người có đúng không mà thôi...
Có điều... thật sự... tôi nghĩ khi biên soạn SGK phải thu thập tài liệu ở rất nhiều nơi, hơn nữa ngày xưa mẹ tôi nói là thầy giáo của mẹ tôi dạy thế... nghĩa là đã từng có thời trường học dạy như thế, tại sao sau này chỉnh lý SGK lại thành ra 1 cái ngớ ngẩn thế này đc nhỉ?
 
Tuy rằng có chỉnh lý hay sửa chữa đi chăng nữa thì cuối cùng vẫn chỉ là của một số ít người làm...
Đó là so với lượng tài liệu mênh mông không kể xiết...
Nói chung vẫn có những ý kiến chủ quan như thế...
Cũng còn tùy từng người suy nghĩ thế nào thôi...
Cảm thụ văn học đâu có chuẩn mực của nó...
Trong khi đó thì nếu viết hết các quan điểm ra thì quyển SGK sẽ dày chừng nào...
Còn nếu như em Trang nói chuyện điểm ở đây thì...
Cái đó là luật bất thành văn... muôn đời vẫn vậy cả thôi...
 
Tuy rằng có chỉnh lý hay sửa chữa đi chăng nữa thì cuối cùng vẫn chỉ là của một số ít người làm...
Đó là so với lượng tài liệu mênh mông không kể xiết...
Nói chung vẫn có những ý kiến chủ quan như thế...
Cũng còn tùy từng người suy nghĩ thế nào thôi...
Cảm thụ văn học đâu có chuẩn mực của nó...
Trong khi đó thì nếu viết hết các quan điểm ra thì quyển SGK sẽ dày chừng nào...
Còn nếu như em Trang nói chuyện điểm ở đây thì...
Cái đó là luật bất thành văn... muôn đời vẫn vậy cả thôi...
 
thế mới cần gom tụ nhiều quan điểm, và xem xem cái nào đúng nhất!
nếu không thì cái từ "chỉnh lý" sinh ra để làm gì? [-x
 
Ờ.... nói cũng có lý....
Nhưng mà kiến nghị kiểu gì? :))
 
Giời? Chủ yếu là ko hiểu làm thế nào nên mới post lên đây chứ [-x
Không thì đã làm đơn khiếu nại lên bộ cho nhanh rồi [-x
 
Để chấp nhận 1 quan điểm mới đã khó khăn, đưa lên SGK để phổ biến đại trà càng khó khăn hơn. Anh tin chắn mình có đủ lý lẽ để cãi với mấy ông đó ko?:p
 
Thì.... gần như là chắc chắn.....
Hầu hết (đúng hơn là tất cả, rite?) mọi người đọc xong bài đầu tiền đều đồng ý với quan điểm thứ 2 mà, đúng ko?
 
Em cũng thấy quan điểm thứ hai thì có phần có lý hơn quan điểm thứ nhất...
Tuy nhiên, cách 1 đã được đưa vào SGK thì phải chấp nhận thôi...
Học sinh VN có cái khổ là khi làm Văn, muốn làm gì thì làm, đầu tiên phải đủ ý và phải đúng với SGK cái đã. Chứ nếu thi Tốt nghiệp chẳng hạn, mà mình đưa cái quan điểm 2 ra là bị gạch toẹt đi là cái chắc... Bởi vì giáo viên phải chấm nhiều quá mà...
Đúng là mỗi người có 1 cách cảm riêng, nên nếu là bài KT 1 tiết trên lớp, thì mình cứ nêu quan điểm 1, rồi nêu quan điểm 2 ra, so sánh => dễ được điểm cao lắm:D:D
 
Ờ.... nói cũng phải nhỉ? Có điều mình đã qua thời phải phân tích cái bài này rồi.... chắc có gì truyền lại cho con cháu.... nhưng mà công nhận đọc cái cách phân tích trong SGK nghe ngớ ngẩn quá nên mới ức chế thế chứ.... tuy SGK có nh` cái sai nhưng phải công nhận cái này là sai thê thảm be bét nhất.
 
Thực ra.... nói thẳng ra là GDCD là cái môn đek ai quan tâm cả, sách đểu thì kệ nó, nhưng Văn là môn có thể nói là 1 trong 2 môn chính của cả đời học sinh (Văn + Toán), làm sao có thể làm sách đểu thế đc? [-x
 
Vậy em muốn làm gì?
Đi kiện lên sở, lên bộ?
Em có bằng chứng rằng chắc chắn cách giải nghĩa của SGK sai ko?
Thực sự chẳng có ranh giới đúng sai ở trong văn cả, nên có cãi lí thì em cũng chẳng thắng được đâu. Chẳng nhẽ lôi cụ Nguyễn Du sống lại mà hỏi?
Cái sai này chỉ là nhỏ, chẳng đến mức thê thảm be bét đâu
Bớt nóng nảy đi, ok?
 
Ai nóng đâu?
Còn.... sai thế mà còn chưa rõ sao? >_>
 
Sao ông anh cứ cố chấp thế nhẩy...
Đã nói rất rõ ràng là cảm thụ Văn học đâu có chuẩn mực nào để đánh giá độ chính xác...
Cái đó là tùy từng người mà thôi...
Cái trong SGK cũng là một quan điểm mà thôi... chẳng thể nào nói đúng hay sai được...
 
Back
Bên trên