Rhapsody,nghe cũng hay đấy chứ

Mai Thành Sơn
(legendaryson)

Thành viên<br><a href="http://www.hn-ams.org/forum
Wah,nghe Rhapsody kể ra cũng hay thiệt.Bọn này hát hùng tráng phết,nghe sướng cả tai.Các bác nào nghe Rhapsody thì cho em ít thông tin về bạn nhạc nổi tiêng Italia này nhỉ.Em mới nghe 3album:power of the dragon flame;Dawn of victory;Emerald Sword thôi;còn cái Legendary Tales ko biết thế nào nhỉ?
 
Legendary Tales là đĩa đầu tiên nằm trong bộ đĩa về vùng đất bị phù phép ;). Tất nhiên đây là một album khá hay, và có thể coi là album đầu tay của Rhapsody, band nhạc với tài năng Luca Turilli. Ngoài Rhapsody, anh còn tham gia nhiều subject khác, và có những đĩa nhạc mang phong cách Epic Power Metal rất đỉnh cao :).


header.jpg


Magic Of The Wizard`s Dream là album mới của Rhapsody ( được hát bởi 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Italy, Đức) với sự trợ giúp của một dàn nhạc giao hưởng hùng hậu làm nền hứa hẹn sẽ là một album đã tai.

Sau đây là list của các bài hát trong album:

1. The Magic of the Wizard's Dream
english version duet with Christopher Lee and Fabio Lione

2. The Magic of the Wizard's Dream
italian version duet with Christopher Lee and Fabio Lione

3. The Magic of the Wizard's Dream
french version duet with Christopher Lee and Fabio Lione

4. The Magic of the Wizard's Dream
german version duet with Christopher Lee and Fabio Lione

5. The Magic of the Wizard's Dream
orchestral version duet with Christopher Lee and Fabio Lione

6. The Magic of the Wizard's Dream
original version

7. Autumn Twilight
brand new Rhapsody song

8. Lo Specchio D'Argento
brand new Rhapsody song
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cái album sắp tới này khi nào sẽ release hả anh? Autumn Twilight& Lo Specchio D'Argento là tên bài hát hay gì dzay?Nghe có vẻ hấp dẫn quá ah.Dàn nhạc giao hưởng kết hợp với những sáng tác hùng tráng của Rhapsody thì cứ gọi là phê con tê tê
Ah anh Giang có thể nói rõ hơn cho em biết về Rhapsody ko?Chỉ nghe những sáng tác thôi chưa đủ,em muốn biết thông tin về thành viên band nhạc nữa.Anh giúp cho em nhé
 
Thì kết cấu của các thể loại như vầy là vậy mà
Luôn luôn liên kết với nhau theo các trường đoạn
Ví dụ nghe album "Symphony of enchained land" (em viết có sai ko :p)
các bạn có thể nghe giai điệu của Enternal Glory với SoEL chả khác nhau gì cả (nghe kĩ tiếng bass thì 2 bài gần như nhau) và chuyện này xuất hiện ở cả album luôn, lập đi lập lại.

Cái cảm giác nghe hùng ca Rhapsody những đoạn máu, double-bass giậm thình thịch xong lại xen kẽ những đoạn cổ điển nhẹ nhàng
Phê ! :D
 
rhapsody- nghe cũng đc, ngày xưa tui toàn nghe bọn Luca turilli ( hình như band đấy đc tách từ rhapsody )
nghe bài wings of destiny và nhìn lên bầu trời, hay kinh khủng luôn
 
ủa có band Turilli ah?
nghe Eternal Glory kết hợp cả những đoạn hùng tráng lẫn những đoạn cổ điên thấy hay thật,nghe như mình là 1 warrior ấy
 
Đấy là tên thằng đánh Guitar, linh hồn của Rhapsody đấy ^^.

Đừng có hiểu nhầm như thế chứ :).
 
Chỉ nghe những sáng tác thôi chưa đủ,em muốn biết thông tin về thành viên band nhạc nữa.Anh giúp cho em nhé

ok, "anh" sẽ giúp:D

Thành viên:

1. Luca Turilli

Luca Turilli: cầm guitar từ khi mới 16 tuổi ,Luca đã bị quyến rũ hầu như là ngay lập tức bởi thể loại âm nhạc Tân cổ điển (New classical). Sau những tháng ngày miệt mài luyện ngón trên những bản phóng tác dành cho guitar classic những tưởng Luca sẽ trở thành một nhạc công bình thuòng nhưng không ngờ từ nền tảng ban đầu đó anh sáng tác ra một thứ âm nhạc theo cách mà anh đặc biệt yêu thích: đó là những tác phẩm được kết tinh từ sự hoà trộn nhuần nhuyễn giữa phong cách hoa mỹ của trường phái âm nhạc baroque được chơi với tốc độ của speedmetal và nội dung của các bài hát là những câu chuyện về các hiệp sĩ thời Trung cổ khoảng 1100-1400 sau công nguyên

Nghe Rhapsody , đặc biệt là ở những đoạn intro hoặc là những trích đoạn ngắn được lấy ra từ những thiên anh hùng ca của họ, ta nhận ra ngay những cú "sweep"- một kĩ thuật chơi guitar đặc trưng của Luca (cái này là bị ảnh hưởng từ nhũng bản sonate của Paganini dành cho violon).

Có một lần Luca tiết lộ rằng anh có ước muốn là viết những bản opera rock dành cho guitar điện cùng dàn nhạc giao hưởng trình tấu ( điều này tuy không mới vì Y.Malsteel đã làm được đó là bản concerto số 1 cung Ebm dài 55') nhưng dù sao chúng ta cũng hãy chúc cho những ý tưởng của anh ấy thành hiện thực.

Alex Staropoli :

Tay keyboard đa tài và hết sức sáng tạo. Rất thích đưa những âm thanh hoành tráng được tạo ra từ cây đàn Korq 01/wPro vào những khoảng nghĩ giữa đoạn của các nhạc phẩm và cùng chia sẻ với Luca trong việc sáng tác, tuy nhiên những bài hát do Alex tạo ra thường được viết theo một hoặc có khi là nhiều chủ đề được lặp đi lặp lại theo một mô thức phức hợp. Bên cạnh đó anh cũng rất thích những âm thanh của dàn nhạc giao hưởng với những bản opera được phối hợp nhiều kiểu giai điệu khác nhau để hình thành nên một bản nhạc duy nhất có hình thức đối âm và giàu tính phức điệu. Ước mơ của anh là được chơi một cách thực sự cây đàn ống (một dạng đàn organ rất lớn với âm thanh được thoát ra từ những ống dẫn khổng lồ chĩa thẳng lên trời và tuỳ theo từng âm vực khác nhau mà độ dài của ống cũng khác nhau)......

Fabio Lione :
Người kể chuyện cổ tích bằng giai điệu Fabio Lione bắt đầu sự nghiệp từ khi 17 tuổi và dành cả một năm sau đó chỉ để luyện giọng, Fabio Lione đã đến với chúng ta bằng một phong cách trộn lẫn giữa sự sâu lắng của cổ điển và chất mạnh mẽ của heavy metal .Ở anh ,ta tìm thấy một chất giọng trầm ấm giàu sắc thái biểu cảm, mượt mà. Hẵy lắng nghe cách xử lý các ca khúc của anh: nó mang đến cho những ca từ trong các nhạc phẩm của Rhapsody những cách diễn đạt đầy mới mẽ.


Alex Holzwarth

Từ những nhac phẩm của Rhapsody , chúng ta có thể nhận ra rằng Alex rất thích biểu đạt tiếng nói và sức mạnh của mình qua lối sử dụng cặp chân bass đầy uy lực và rất tốc độ. Tiếng trống của anh là sự kết hợp hoàn hảo của âm nhạc theo trường phái baroque cùng với những âm thanh bị ảnh hưỡng từ các nhạc phẩm của Helloween và Dio . Chúng bổ sung rất hoàn thiện cho những tuyệt phẩm được theo phong cách cổ điển của Rhapsody . Tôi mê đắm cái cách Alex "chạy nền" trong các bài hát. Tôi tin rằng không có ai thể hiện tính huyền ảo, hùng tráng của những truyền thuyết về các hiệp sĩ thời trung cổ một cách trọn vẹn như Alex Holzwarth...

Alessandro Lotta :

Tuy chỉ là tay bass thứ 3 sau Andrea Furlan va Sascha Peath nhưng chính anh mới là điểm nhấn tuyệt vời nhất cho phần bè trầm trong các bài hát của Rhapsody . Lần đầu tiên nghe anh chơi, thú thật là tôi không hề ngạc nhiên ....một cảm giác của sự quen thuộc. Có một chút gì đó rất giống cách hành âm prestissimo của tay bass của Manowar. Nhưng phải nói là các câu bass của anh cũng có nét đặc trưng riêng biệt. Nhét cái headphone vào tai tôi đã tập trung cao độ chỉ để tìm những đoản khúc bass tốc độ và đầy mê hoặc lẫn khuất nhưng rất hùng biện trong những tuyệt phẩm được phối khí phức tạp của Rhapsody

* Ngoài ra cũng phải nhắc đến những cái tên đã có một thời gắn bó và góp phần xây dựng nên "bản trường ca" bất tử này :

- Vocalist: Cristiano Adacher

- Bassist: Andrea Furlan
 
Những chặng đường đã qua....


Bài viết của SamariuS- Cafe-rock.net



Năm 1993,tay guitar Luca Turilli thành lập ban nhạc Thundercross (tiền thân của Rhapsody) . Ý tưởng thành lập ban nhạc đến với Luca khi anh muốn mình phải làm một điều gì đó để truyền bá thứ âm nhạc của riêng anh đến với các metalfan trên toàn thế giới .Và ”thông điệp âm nhạc rất dễ ghiền “đó bao gồm :’’ một chút classic,một chút âm nhạc theo phong cách baroque và tất cả được đem hoà trộn với tốc độ của metal “.
Như một định mệnh ,Luca tìm được sự chia sẽ hết sức tận tuỵ ở tay keyboardist Alex Staropoli trong lĩnh vực sáng tác những bài hát của nhóm .Xuất thân trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật ,cộng với sự tác động ảnh hưởng từ nền giáo dục âý mà Alex có một niềm đam mê khó tả với những nhạc cụ đàn phím :từ organ ,piano cho đến loại đàn clavico ít thông dụng trong âm nhạc hiện đại (ở đây là metal)
Ở Luca và Alex có khá nhiều điểm chung trong âm nhạc mà rõ nhất là cả hai đều bị cuốn hút bởi những note thứ hoà âm dịu dàng .Họ không hề ngần ngại đem niềm đam mê đó vào những đoạn nhạc classic phức tạp ,những phần intro và interlude(đoạn chuyển tiếp )trong những bài hát tuyệt vời của họ .
Có một nhân vật luôn đứng đằng sau những thành công của Rhapsody đó là Manuel Staropoli –anh trai của Alex .Anh ta tham gia ban nhạc với tư cách là một nhà ghi âm .Sự đóng góp của Manuel cũng là một yếu tố góp phần đẩy mạnh tên tuổi của Rhapsody .

Một tên tuổi cũng rất quan trọng trong ban nhạc là tay trống Daniel Carbonera. DC tham gia vào nhóm này kể từ khi ban nhạc còn mang tên là Thundercross. Anh đam mê “hard rock” nhưng lại bị cuốn hút vào việc chơi trống, anh đã làm việc say mê để hoàn thiện kỹ thuật đánh trống mà sau này đã góp phần đem lại giá trị cho những bài hát của Rhapsody. Anh có khả năng tạo nên bầu không khí mạnh mẽ, năng động toàn diện, những cú đánh mạnh, dồn dập nhanh một cách không ngờ. Chúng trở thành một điều không thể thiếu cho những tuyệt phẩm được chơi rất cổ điển của nhóm.

Legendary tales1997
e054443ysvf.jpg


Trong abum đầu tiên Legendary Tales không có sự tham gia của tay chơi bass vì tay chơi bass đầu tiên của nhóm A.F đã xách đàn ra đi. Những thành viên còn lại muốn tìm một người thích hợp, tài năng để có thể chơi hoàn hảo âm nhạc phức tạp của nhóm và có thể thay thế vị trí của tay bass cũ. Đó là lý do tại sao mà nhà sản xuất, đồng thời là tay guitar của nhóm “Heaven Gate” đã tham gia chơi bass trong abum này.

Một số fan của Rhapsody có thể sẽ không nhận ra trong thời gian ban nhạc mang tên Thundercross, Luca đảm nhiệm hai vai trò chính. Anh vừa là giọng vocal chính, cũng như là tay guitar của nhóm. Khi ban nhạc thành lập được 5 tháng họ đã có được 10 tác phẩm (được sáng tác bởi A & L) và đã có những buổi lưu diễn trước đám đông mặc dù lúc lày khả năng để tổ chức những show Rock tại Ý, quê hương những thành viên của nhóm là rất khó khăn. Mọi việc đang tiếp diễn tốt đẹp thì đột nhiên Luca bị ốm. Sau những tháng ngày đầy khó khăn đó LC đã bình phục đem lại cho nhóm những sinh khí mới. Trong thời gian này thì Cristiano Adacher tới tham gia nhóm với tư cách là một Vocal và bản demo cổ điển “Land of immortals” của nhóm được ghi âm.

Với sự hoàng thành bản Demo giá trị này band đã không mất nhiều thời gian để giới thiệu tên tuổi mình trên những tạp chí Rock Ý & những hãng ghi âm. Và một sự kiện có ý nghĩa quan trọng diễn ra khi 1 hãng ghi âm (Limb…) ở Đức đã dưa ra một lời đề nghị đến band. Mặc dù không biết nhiều về Limb những đó cũng là cơ hội tốt, nhóm quyết định hợp tác với công ty này. Đây là lúc mà nhóm bỏ đi tên ban đầu của nhóm “Thundercross”. Họ cảm thấy nó không còn phù hợp với cách chơi của nhóm nữa và quyết định đổi tên nhóm thành “Rhapsody”. Với cái tên mới này band hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi bắt đầu tiến tới tương lai.

Từ khi làm việc với hãng ghi âm này band có nhiều điều kiện hơn để hoàn thiện âm nhạc của mình. Ba bài hát mới ra đời, kết hợp với bản demo “Land of Immortals” tạo thành một bản nhạc chính thức có tên “Eternal Glory”. Sự ra đời bản nhạc này đã được các nhà sáng tác nhạc trên khắp thế giới hết sức khen ngợi.

Mặc dù được sự ủng hộ của giới báo chí & các fan trên khắp thế giới nhưng những mâu thuẫn nội bộ đã làm cho nhóm phải chia tay với Cristiano Adacher sau khi ra đời bản “Eternal Glory”. Để thay thế vị trí của anh nhóm đã chiêu mộ Fabio Lione, một ca sĩ với giọng hát mạnh mẽ đầy sức sống. Nhiều fan đã biết đến Fabio với tư cách là một cựu ca sĩ trong ban nhạc Labyrinth (ở đây anh lấy tên là Joe Terry). Với chất giọng trầm luôn biến đổi và mạnh mẽ, hùng hồn, giọng vocal của anh đã làm tăng thêm những màu sắc mới, những phong thái đặc sắc đối với những ca từ tuyệt vời trong những bài hát của Rhapsody.


Emeral sword1998

Những ghi âm kế tiếp của nhóm và sau đó là sự ra đời của của CD đầu tiên của nhóm vào năm 1997. CD này được ghi âm trong phòng thu nổi tiếng ở Wobfsburg Đức với sự tham gia của Sascha Peath trong vai trò là nhà sản xuất. Một năm sau abum thứ 2 được ra đời với tên gọi là “Symphony of enchanted lands”. Trước khi abum này ra đời vào tháng 10 năm 1998 thì một đĩa đơn với tên gọi là “Emeral sword” đã được giới thiệu trước công chúng trước đó. CD này có 3 bản, một bản được trích trong abum kế tiếp, một bản được trích trong album “Legendary Tales” và 1 bản được thấy trong một album chưa xuất hiện. Với sự ra đời của đĩa đơn này Rhapsody đã có sự tham gia của phần chơi bass là Alessandro Lotta.


Symphony Of Enchanted Lands1998

e05369ls8he.jpg



Sự ra đời của Symphony Of Enchanted Lands thực sự là một bước tiến khổng lồ của Rhapsody. Những giai điệu mơ màng, giàu cảm xúc được sắp xếp như là một thứ gì đó rất hoang tưởng, đầy mới lạ và dĩ nhiên vô cùng kỹ thuật rồi. Nhưng trên hết là cái cảm giác người nghe được đón nhận một khối lượng âm thanh mà chỉ có những giàn nhạc giao hưởng mới đủ sức tạo ra được. Mà cũng phải thôi vì trong CD này có sự tham gia của rất nhiều tay “chiến đấu” trong làng âm nhạc hàn lâm viện, đơn cử như đội hợp xướng Helmstedter... Bên cạnh đó CD này còn cho thấy nền âm nhạc truyền thống Âu Châu đã ảnh hưởng như thế nào lên chất nhạc của Rhapsody. Sự hoà trộn “chắc tay” giữa “Metal music” hiện đại với Folk music_cổ truyền để rồi sau đó đem chơi theo phong cách Symphonic. Thật tuyệt vời khi những câu truyện, những hình ảnh truyền thuyết thời trung cổ lại được truyền đạt rất sắc nét, lôi cuốn đến như vậy. Một bầu không khí hoành tráng được vẽ bằng âm thanh thật đẹp nếu không nói là “quá gợi” tạo cho người nghe nhiều liên tượng thú vị... Không biết đây có phải là lí do để những nhà làm phim Hollywood sử dụng phần nhạc của CD này làm soundtrack cho những bộ phim của mình như Brave Heart......... Điều này dẫn tới hệ quả là một số Metal fan đã gọi Rhapsody là “kẻ khai sáng đáng mến” là “người mang ấn tiên phong” cho một thể loại Metal mới là Hollywood Metal.Với những dấu ấn như vậy, Symphony Of Enchanted Lands đã chiếm nhiều thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng của nhiều nước trên thế giới. Đáng chú ý là ở Đức có lúc nó đã đứng ở vị trí 53_đáng kể đấy chứ...

Sau đó một thời gian, một biến cố xảy ra cho Rhapsody-tay trống ngầu xị Daniel Carbonera rời nhóm với lý do rất bí ẩn (vì chẳng ai biết). tuy nhiên điều đó không gây ảnh hưởng nhiều đến nhóm vì họ đã tìm được người kế thừa vị trí Drum đó rồi. Alex Holzwarth là sự thay thế hoàn hảo từng quơ dùi ở Powermetal band Angra . (Có ai chỉ ra chỗ khác nhau giữa Daniel va Alex không?... thật khó phải không?)...Với thành viên mới này, Rhapsody làm một chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới với hai trùm Melodic power là Stratovarius và Sonate Arctica . Và đã thành công ngoài mong đợi. Các Metal Fan khắp nơi đồng loạt vỗ tay khen tặng và đón nhận họ vô cùng vô cùng nồng nhiệt. Để đáp đền mối quan tâm đó và cũng để tiếp nối câu chuyện về “Emerald Sword” mà họ đã kể dở dang ở CD trước,Rhapsody quay về Studio

Dawn of Victory 2000

e37713vqal4.jpg


Năm 2000, CD thứ 3 của họ, Dawn of Victory cất tiếng khóc chào đời. Với những xu hướng âm nhạc mới mẽ, có vẻ như Rhapsody đang chuyển mình, phần Metal được trau chuốt hơn, các bài hát vẫn hào hùng như trước nhưng đã mang dáng dấp của Prog nhiều hơn (chú ý phần key và tốc độ bài hát)...Nhưng nói chung thì họ vẫn giữ cái nền tảng mà họ đã cống hiến cho chúng ta từ hai album trước... Câu chuyện vẫn hay như xưa nhưng phần âm nhạc thì bạn có thể cảm nhận được sự mạnh mẽ khác lạ trong tốc độ chơi nhạc... khí thế chiến đấu bừng bừng (hì hì...) ....Đứng thứ 32 tại Đức, Ý, Phần Lan, Pháp, Thuỵ Điển cũng tương tự và đáng kể nhất là tại Nhật_ vùng đất mà những tay hiệp sĩ Metal nào trên thế giới muốn ra giang hồ cũng đều phải ghé qua đây trình diện... Dawn of Victory leo lên vị trí thứ 4 (khủng bố) ...

Qua năm 2001, Rhapsody lên đường đi Nam Mỹ lần đầu tiên. Chuyến đi này không phụ lòng họ vì Rhapsody đã kiếm được không ít những Metalhead hâm mộ mình. Một động lực tốt và cũng là nguồn cổ vũ lớn lao để Rhapsody làm tiếp CD thứ 5 là Rain of Thousandflame. Nhưng trước đó họ đã kịp cho ra đời một đĩa đơn (một mini-album có vai trò tương tự như Emerald Sword trong saga ) là Holy Thunderforce chỉ gồm có 3 bài...

Holy Thunderforce-2000


Rain of Thousand flame là một CD tương đối ngắn so với những CD trước của Rhapsody (vì nó chỉ dài có 42 phút). Tuy nhiên, chúng ta không nên quá ngạc nhiên bởi thực ra nó đóng vai trò khá quan trọng tựa như là một chiếc cầu nối giữa những phần trước với CD tiếp theo và cũng là CD kết thúc Saga này: CD thứ 6 mang tên Power of the Dragonflames...


Rain of thousand flame -2001


f70355jl30e.jpg


Hãy quay lại một chút với Rain of thousand flame ...Rất hay, khá nhiều nét tương đồng với Symphony of Enchanted Lands nhưng nó cũng có khá nhiều điểm thú vị riêng ...Ca khúc mở đầu và mang tên của album như dự báo về một Rhapsody mới mẻ hơn khi nó giới thiệu những điểm nhấn guitar rất sắc nét với sự lôi cuốn của tốc độ trình tấu và sự hoà hợp với những khúc solo keyboard hiếm thấy.Trong khi đó Deadly Omen là một bản instrumental khá hay với những note piano đầy tâm sự. Không biết bạn có chọn lựa giống tôi hay không nhưng Queen Of the Dark Horizons là bản nhạc tôi kết nhất trong album này... Đó là một trong những bằng chứng rõ nét nhất cho sự tiếp cận Prog metal qua cách phối cũng như cách sắp xếp những màn trình diễn âm thanh của các hiệp sĩ Rhapsody...Bạn sẽ nghe được những đoạn tăng tốc bass đầy bất ngờ,tiếng key trải dài trên nền nhạc,những mảng miếng phối hợp giữa guitar và keyboard, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất giọng đầy biểu cảm của Fabio với dàn hợp xuớng có sự xuất hiện của một giọng soprano, lời dẫn chuyện đầy mê hoặc của narrator.Quá đủ để làm nên sự xuất sắc của một ca khúc mang phong cách Neo/Prog Metal. Được biết Queen of the Dark Horizons còn nằm trong soundtrack(được viết bởi một nhóm prog-rock chuyên viết nhạc phim của Ý là Goblin) của một bộ phim có tên là Phenomena của đạo diễn lừng danh Dario Argento...Chưa hết trong album này Rhapsody còn cho thấy họ chịu ảnh hưởng khá nhiều nền văn hoá baroque cổ xưa của CH Séc khi ca khúc cuối album là The Wizard's Last Rhymes được viết dựa trên bản giao hưởng số 9 có tên gọi là : Thế giới Mới của nhà soạn nhạc lừng danh người Tiệp Khắc là Antonin Dvorak (bản giao hưởng này được viết khi ông qua dạy nhạc tại New york nên nó chứa đựng nhiều tâm tư hoài cảm về quê hương của ông...chính thể nên nó rất giàu chất liệu âm nhạc dân gian Tiệp cũng như một chút sắc màu hiện đại của "thế giới mới" mà ông đang sống...)

Một năm sau đó ,Rhapsody tiếp tục giới thiệu album mới có tên là Power of the Dragon Flames .Với album này, Rhapsody đã kết thúc Saga " Emerald Sword".... Cho dù âm thanh không có nhiều điều mới mẻ nhưng những cảm xúc mà nó mang đến cho tôi, vẫn vẹn nguyên như lần đầu tiên nghe Rhapsody...

Power of the Dragon Flames -2002

f2526871tkg.jpg


In Tenebris là những gì mà bạn đã từng nghe ở Rhapsody:dàn đồng ca và bầu không khí hoành tráng được vẽ nên bởi dàn nhạc giao hưởng.
Ca khúc tiếp theo Knighttriders of Doom mở đầu với một đoạn guitar rất tốc độ rồi sau đó là dàn đồng ca với những nét nhạc lặp đi lặp lại những gì đã thành tiêu biểu của Rhapsody nhưng khúc solo guitar ở đoạn gần cuối lại là một vẻ đẹp khác lạ của guitar Neo-classical metal.
Ca khúc thứ ba Power of the DragonFlame có một đoạn riff intro khá hay nhưng hình như chất giọng của Fabio hơi thiếu sức mạnh biểu cảm như trước.Chưa kể guitarwork nghe như là âm thanh tái tạo qua máy tính, âm thanh không thật lắm. Nhiều khi hoà lẫn vào những khúc solo keyboard của Alex Staropoli.Nhưng bass luôn là điều đáng khen-nó quá lôi cuốn...
Còn The March of The Swordmaster phản phất không khí folk ở đoạn mở đầu rồi đột nhiên mọi thứ trở nên khác lạ :tiết tấu ca khúc thay đổi liên tục vì những ngắt quãng rất hay mà trong đó đang kể nhất phải là cách chạy bass(cũng có thể là guitar accord) với những đoạn "chạy" ngắn nhưng dàn trãi đều đặn cộng với cách nhấn mạnh ca từ của Fabio: không giống bất cứ ca khúc nào của Rhapsody trước đó...
Một bầu không khí đậm chất dark thể hiện rõ bài hát tiếp theo When demons Awake. Một ngạc nhiên lớn khi âm thanh trở nên mạnh mẽ cuồng nộ khác thường ở đoạn mở đầu.Giọng ca của Fabio gần như là của một Black vocal...Tay bass quá xuất sắc.Hầu như hắn ta đảm nhận phần nền cho ca khúc này bằng những đoạn bắn phá kinh điển.Bên cạnh đó còn phải kể đến lối hoà âm đầy "ngẫu hứng" của Prog metal mà tiêu biểu là ở sự đa dạng về âm thanh cũng như cách sắp xếp từng lớp âm thanh của từng nhạc cụ (ở đây là keyboard,bass và guitar). Ngược lại, ca khúc tiếp theo :Agony is my Name lại là bản nhạc không để lại ấn tượng mấy...Nhưng Lamento Eorico –ca khúc tiếng Ý duy nhất trong album lại là một bản nhạc sâu lắng,bi tráng, với những đoản khúc instrumental đẹp đến ngỡ ngàng...
Bạn đánh giá như thế nào về Steelgods of Apocalypse???Riêng tôi, nó dường như là một bước tiến của Rhapsody về âm thanh.Nó vượt qua cái gọi là lối mòn cho dù bạn vẫn thấy những chất liệu quen thuộc làm nên một ca khúc made in Rhapsody...Tại sao tôi dám khẳng định như thế?Thứ nhất,tempo của drum : rất đa dạng không bó hẹp trong đường lối của thể loại Power metal vốn nổi tiếng trống bass nhịp điệu quá đơn điệu.Thứ hai là guitar : luôn cống hiến những đường nét thấp thoáng thôi nhưng rất tinh tế,tựa như là những nét cọ ngẫu hứng tạo nên những điểm nhấn ấn tượng cho bức tranh.Thứ ba :keyboard có những đoạn solo chớp nhoáng và cũng rất giai điệu xuất hiện rất đúng lúc,gắn kết hoàn hảo cho bài hát.
Nếu chọn một đoạn điệp khúc hay nhất cho album này thì tôi xin chọn đoạn chorus trong bài hát The Pride of the Tyrant : giọng hát cao vút,giai điệu bài hát nhịp nhàng có những đoạn lên xuống tone gây chú ý người nghe ngay lập tức.
Bonus track :Rise From The Sea Of Flames rất tiếc là một ca khúc không có gì đặc biệt... Đúng là đồ "khuyến mãi" kém chất lượng làm hư cả album.
Còn bây giờ là bản nhạc cuối cùng cũng là điểm kết thúc của saga này...Kết cấu tương tự như bản Symphony of enchanted Lands gồm ba phần...
Angeli di Pietra Mistica làm tôi sững sờ vì bản acoustic mang âm hưởng guitar classic Tây ban Nha đẹp quá...Vượt qua mọi không gian chật hẹp của kỹ thuật, nó mang đến cho bạn nhiều cảm xúc và tràn đầy bất ngờ .Rồi sau đó, phần hai mang tên Warlords last challenge sẽ tiếp tục với một đoạn mở đầu bằng những thanh âm chói lọi của E-guitar và những tiết tấu Bass không liên tục .Chỉ hơi tiếc Fabio trong phần này không gây ấn tượng mấy.Nhưng bạn vẫn có thể thấy những điểm sáng khá thú vị trong cách kết hợp âm thanh của guitar và đàn phím :có những khúc hoà âm rất khó để chê.Và ...and the Legend ends -phần cuối cùng -kết thúc Saga bằng sự bừng sáng của đoạn solo guitar của Luca để sau đó là giọng kể của Narrator thuật lại luôn đoạn kết Saga Emerald Sword dài nhằng này... Âm thanh bùng nổ lần cuối rồi lặng hẳn . Bóng đêm lạnh lẽo, đầy tiếng gió và những hồi âm vọng lại từ một thế giới thần tiên đầy ảo mộng...
Cho dù không xuất sắc bằng Symphony of enchanted Lands và Dawn of Victory nhưng album này lại giới thiệu một bước tiến mới của Rhapsody trong con đường âm nhạc của họ.Rhapsody dần chuyển mình sang một phong cách hoà âm có thiên hướng trở nên nặng nề và ngẫu hứng hơn chứ không còn bó hẹp trong cái gọi là "lối mòn giết chết nghệ thuật" mà rất nhiều fan hâm mộ họ đã từng lên tiếng (hehe trong đó có tôi ...)

Năm 2004 ,Rhapsody quay trở lại với một album dạng hợp tuyển những bài hát hay nhất trích từ những album trước đó của họ.Album này gồm 16 bài này có tên gọi là : From the Emerald Sword Saga-2004

Nhưng đó chưa phải là điều mới mẽ nhất. Phải biết rằng có khoảng thời gian tưởng chừng như Rhapsody sẽ chia tay với chúng ta mãi mãi khi Luca tách ra làm những dự án của riêng anh. Chưa kể là những thành viên khác cũng có những kế hoạch của từng người nên sự kiện Rhapsody chính thức công bố một mini-album có tên là The Dark Secret đã làm cho không ít những ai hâm mộ Rhapsody mừng vui. Đồng thời nó cũng góp vai trò là "tướng tiên phong" cho một album hoàn chỉnh tiếp theo sau đó.Dự kiến sẽ phát hành vào tháng 9/2004.

The Dark Secred-2004

Một truyền thuyết mới ra đời...Nghe đồn, album này sẽ đưa người nghe đến một thế giới âm nhạc khác lạ qua cách trình bày câu chuyện thật "sống động" theo nghĩa của cái gọi là "màn bạc"...Và không chừng bạn sẽ biết thêm về một cái gọi là Film Score Metal ... Được biết,Rhapsody đã đầu tư rất nhiều công sức cho mini-album này... Để hoàn thành nó họ đã chạy khắp châu Âu :từ Anh đến Ý, CH Séc,Bỉ và Đức.Trong phần âm thanh ,Rhapsody được hỗ trợ bởi dàn giao hưởng Bohuslav Martinu Philharmonic đến từ CH Séc, một dàn đồng ca hơn 50 người cũng như Christopher Lee-trong vai vị vua xuyên suốt Saga mới này...Với chất giọng Opera qua trường lớp đàng hoàng thì có lẽ cũng nên bắt đầu tin tưởng vào sự truyền cảm trong giọng kể của Mr.Lee sẽ chinh phục chúng ta hoàn toàn...The Dark Secret gồm

1.Unholy Warcry (short version)
2.Thunder's Mighty roar
3.Guardians of Destiny (English version)
4.Sacred Power of Raging Winds
5.Non ho Sonno (Remix)

Có một thông tin sẽ làm không ít fan ngỡ ngàng vì ngạc nhiên đấy : nhà sản xuất cho mini-album mới này có tên là Joey de Maio-The King of Metal tài danh của ban Epic HeavyMetal Manowar.Năm ngoái anh này đã chính thức trở thành nhà quản lý mới của Rhapsody cho đến hôm nay...


Pauxtopxki đã nói thật hay rằng: "Con người không còn là con người nếu không có trí tưởng tượng"...Trong một nghĩa nào đó, chính trí tưởng tượng đã giúp con người khám phá ra sức mạnh bản thân,lấp đầy những lỗ trống của thực tại,cất cánh bay cao vào không gian,thời gian và sáng tạo ra lịch sử...May mắn thay, trong thế giới của riêng tôi có sự hiện hữu của một Rhapsody với những con người biết tưởng tượng như thế .Bằng cách biểu đạt qua ngôn ngữ âm thanh, họ đã sáng tạo nên những hình tượng hiệp sĩ có sức mạnh siêu nhiên, vượt qua bóng đêm giá lạnh với những hiểm nguy luôn chực chờ bằng một lòng quả cảm phi thường...Và qua đó, hình ảnh Con Người bỗng chói sáng như một vì sao rực rỡ nhất của vũ trụ....
Xin cảm ơn Luca, Alex và những hiệp sĩ thế kỷ 21 khác của Rhapsody...Các anh đã giúp tôi mơ tiếp những giấc mơ còn dang dở ngày còn bé.Cái thủa mà mỗi cuốn truyện cổ Latvia,Anh em nhà Grim luôn "ngon" hơn bất cứ thứ gì....
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bọn này chơi Symphonic Power. Chất nhạc chủ yếu là Symphonic, nghe rất hùng tráng.
Nhưng thực ra đằng sau những thứ màu mè đó thì chẳng có gì mấy.
Nghe Rhapsody được, vì nhạc của bọn này rất đỉnh. Nhưng mà sáng tác lại quá công thức. Nên đôi lúc không thể mê được.
Con bạn tôi một lần nghe Rhapsody kêu lên "Bài nào cũng giống nhau"
Album Symphony of Enchanted Lands là đỉnh nhất.
Trong đấy có thể kể đến Emerald Sword, Wisdom of the King, Eternal Glory, Wings of Destiny.
Ngoài ra, album Dawn of Victory cũng rất hay.
Nghe nói, bọn này có một EP tên là Rain of Thousand Flames rất đỉnh, bài nào nghe cũng đỉnh. Chưa nghe chưa biết.
 
r8.jpg


tui nhớ là luca turilli có khoảng 3 album , có 2 thành viên, nhạc chơi cũng được, nhưng ko hỉu là luca thành lập vàokhi nào
 
nghe Rhapsody nhiều quá thành dễ chán ngay ah nhưng dc cái là nghe hùng tráng cũng sướng lỗ tai,bây giờ vẫn chưa chán.Nhiều bài khá giống nhau ah
 
ah em nghe nói có dvd Rhapsody?Có ai có ko nhỉ?
 

Video Clip Rhapsody chán đêk chịu đc :(
Bác nào nhớ hôm 2 năm HRC (ko hiểu có bác nào đi ko ?) hay là cái gì em ko nhớ mà toàn bật DVD Power ở Lý thường kiệt ý...
Tưởng Rhap hoành lắm, mk video clip toàn cái nhạt nhẽo,,.... nhạc hoành mà phim ko hoành, ai lại hiệp sĩ đi tìm ngọc ở ...bọn ăn mày với cả nhà thờ có mấy đứa trẻ con :(
CHả hỉu
EM đoc xong bài viết em cũng ko hiểu
Hơi lủng củng
thông cảm
 
Rhap hay nhưng muh nghe nhiều thì chán lắm :)| nothing new
tớ có mỗi Legendary Tales với cả Symphony... mà đã ngán tận cổ
 
Back
Bên trên