Ngô Nguyễn Duy
(caspi)
Thành viên
Mời 2 anh em x-Hưng và bà con đóng góp ý kiến tiếp nhé.
---------
NG Quang Hưng:
Còn đây là bài viết rất cô đọng của luật sư Nguyễn Hữu Thống. Hy vọng là các bạn trẻ đọc nó thấy thú vị hơn là đọc SGK địa lý. Một vài nguyên tắc về luật biển trong bài này cũng sẽ rất hữu ích mỗi khi chúng ta bàn chuyện chủ quyền trên Biển.
Thuyết Trình Về Trường Sa Và Hoàng Sa
L.S. Nguyễn Hữu Thống [1]
Chính quyền nào rồi cũng tiêu vong
nhưng đất nước và dân tộc thì vẫn còn mãi.
*
Trường Sa, Hòang Sa là một vấn đề rối mù. Rối mù về địa lý, về pháp lý và nhất là do chiến thuật hỏa mù của Trung Cộng. Do đó, chúng ta cần đơn giản vấn đề. Trình bày đơn giản một vấn đề phức tạp là một việc chẳng dễ chút nào. Nhưng đó là việc mà chúng ta phải làm.
Bài này chia làm 2 phần: Địa lý và Pháp lý.
I. VỀ ĐịA LÝ
Dưới triều vua Minh Mạng, nho sĩ Lý Văn Phức được cử đi sứ Trung Hoa bằng đường biển. Thuận buồm xuôi gió Tây Nam, thuyền chở phái đoàn sứ giả từ Huế hướng về Phúc Kiến qua ngả Hoàng Sa. Chứng kiến những cảnh đắm thuyền vì mắc cạn hay vì bảo tố, Lý văn Phức có lời cảm khái:
Vạn Lý Trường Sa đường tuyệt hiểm
Thất Châu sóng cuốn hận anh hào
Sứ giả Lý Văn Phức đã lầm lẫn giữa Hoàng Sa và Trường Sa.
Để có một ý niệm tổng quát, chúng ta có thể hình dung Hòang Sa gồm 13 đảo tí hon tọa lạc tại các vĩ tuyến 17-15 Bắc, phía đông khu Trị, Thiên, Nam, Ngãi; Trường Sa tại các vĩ tuyến 12-7 Bắc, dọc từ Cam Ranh về Cà Mau; và ngang từ thềm lục địa Việt Nam qua thềm lục địa Phi Luật Tân. Trường Sa chíêm một miền biển rộng tới 180 ngàn dậm vuông (350 hải lý mỗi bề). Hàng trăm đảo, cồn, đá bãi nhỏ síu nằm rải rác trên biển cả, không dân cư, không nước ngọt, không cây cối, dưới trời nắng gắt với gió lốc và bão lớn.
Thực tế mà xét, trong số 500 đảo, cồn, đá, bãi chỉ có khỏang 30 cao địa có địa danh và 20 đơn vị đá chìm và bãi ngầm. Số đơn vị này là đối tượng tranh chấp của 6 quốc gia: Trung Cộng, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã lai, Brunei và Nam Dương.
a) Từ 1974 Trung Cộng đã chiếm đóng tòan thể khu hải phận HÒANG SA gồm 13 đảo thuộc hai nhóm:
7 đảo về phía Đông Bắc, Nhóm An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite, tên một tàu Pháp bị đắm), như Đảo Phú Lâm (Woody Island) do Bộ Chỉ Huy Trung Cộng trú đóng. Đảo hình bầu dục, diện tích 1.3km2. Nếu là hình chữ nhật, bề dài sẽ là 1300m và bề ngang 1000m (bằng một công viên nhỏ). Phú Lâm là đảo lớn nhất tại Hoàng Sa và Trường Sa. So với Phú Quốc (diện tích 568 km2), Phú Lâm bằng ¼40 Phú Quốc.
6 đảo về phiá Tây Nam thuộc nhóm Lưỡi Liềm (Crescent, tiếng Pháp là Croissant), gồm có các Đảo Hoàng Sa (Pattel Island) nơi Bộ Chỉ Huy Việt Nam Cộng Hòa trú đóng trước kia. Hoàng Sa đo được 0.56km2 bằng ½ Phú Lâm và bằng 1/1000 Phú Quốc. Nếu có hình chữ nhật Hoàng Sa sẽ có chiều dài 800m và chiều ngang 700m (bằng một khuôn viên trường tiểu học). Đảo Trí Tôn cách bờ biển Quãng Ngãi 135 hải lý và cách Cù Lao Ré 123 hải lý.
b) Vùng biển TRƯờNG SA rộng gấp 10 lần Hoàng Sa, nhưng chỉ có 9 tiểu đảo. Việt Nam hiện chiếm 3 đảo: Đảo Trường Sa (Spratley Island), nơi Bộ Chỉ Huy Việt Nam trú đóng, Đảo Nam Yết (Namyit Island) và Đảo Sinh Tồn (Sincowe Island).
Phi Luật Tân chiếm 5 đảo là: Đảo Bình Nguyên (Flat Island), Đảo Vĩnh Viễn (Nanshan Island), Đảo Bến Lộc (West York Island), Đảo Loại Tá (Loaita Island) và Đảo Thị Tứ (Thitu Island). Đài Loan chiếm Đảo Thái Bình (Itu Aba Island).
Đảo Trường Sa diện tích 0.13km2 (400mx350m), nhỏ bằng 1/10 Phú Lâm, và bằng ¼400 Phú Quốc. Cuối năm l999, Đài Loan đã rút quân khỏi đảo Thài Bình, hòn đảo lớn nhất tại Trường Sa.
Ngoài 3 đảo, Việt Nam còn chiếm 3 cồn là An Bang (Amboyna Cay), Song Tử Tây (SouthWest Cay) và Sơn Ca (Sand Cay), cộng với 7 đá nổi, 9 đá chìm và bãi ngầm.
Ngoài 5 đảo, Phi Luật Tân còn chiếm 3 cồn, 2 đá nổi và 8 đá chìm.
Tại Trường Sa, Trung Cộng chiếm 2 đá nổi là Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef), và 6 đá chìm.
Trong số 28 cao địa (cao hơn mặt nước), Việt Nam chiếm 13, Phi chiếm 10 và Trung Cộng chiếm 2 (đá nổi).
Trong số 53 đơn vị có địa danh, Việt Nam chiếm 22, Phi chiếm 18, và Trung Cộng chiếm 8. Đó là những hòn đảo tí hon. So với chiều dài bờ biển Việt Nam, mật độ dân cư và sinh hoạt ngư nghiệp tại đất liền, các đảo này quá nhỏ bé, chỉ được gọi là tiểu đảo (islet).
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao từ 1974 khi Trung Cộng chiếm cả Hoàng Sa và nhất là từ 1988 khi Trung Cộng xâm lấn Trường Sa, họ lại không thừa thắng xông lên để chiếm thêm một số hải đảo của Việt Nam hay Phi Luật Tân, mà phải lấy một hòn đá (Đá Chữ Thập) làm địa điểm chỉ huy? Lúc này Bắc Kinh còn e ngại Liên Xô tại Cam Ranh và Hoa Kỳ tại Subic Bay.
Thực ra, những hòn đảo tí hon này không phải là đối tượng tranh chấp của Trung Cộng. Họ chỉ muốn thương thảo với các quốc gia duyên hải, đề nghị phương thức khai thác chung dầu khí. Không phải khai thác chung tại các hải đảo ngòai khơi (biển quá sâu, không đủ kỹ thuật thăm dò, quá tốn kém mà chưa biết có bao nhiêu dầu), mà là khai thác chung tại thềm lục địa. Do đó, họ chủ trương đàm phán song phương thay vì đa phương. Điều họ lo ngại nhất là các quốc gia Đông Nam Á (như Việt Nam hay Phi Luật Tân) đưa nội vụ ra Tòa Án Trọng Tài hay Tòa Án Quốc Tế.
II. VỀ PHÁP LÝ
Địa cầu gồm 3 phần đất và 7 phần nước. Nếu có luật quốc tế cho các lãnh thổ thì cũng phải có luật quốc tế cho vùng lãnh hải. Năm 1982, 119 quốc gia ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (Law of the Sea Convention, Los Convention). Tới tháng 11-1993 đã có 60 quốc gia (quá bán) phê chuẩn Công Ước trong đó có Việt Nam. Và một năm sau, tháng 11-1994, Công Ước có hiệu lực chấp hành. Tới nay đã có hơn 70 quốc gia phê chuẩn trong số 170 quốc gia kết ước và gia nhập.
Luật Biển 1982 định nghĩa về nội hải, biển lịch sử, đường căn bản, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như sau:
1. Nội Hải, Biển Lịch Sử và Đường Căn Bản (internal waters, historic waters and baselines).
Toà Án Quốc Tế dịnh nghĩa biển lịch sử là nội hải căn cứ vào những chứng liệu có giá trị về mặt lịch sử. Muốn trở thành biển lịch sử phải hội đủ 3 điều kiện sau đây:
a) Quốc gia duyên hải đang hành sử chủ quyền.
b) Sự hành sử chủ quyền có tính cách liên tục và trường kỳ.
c) Các quốc gia (tiếp cận và đối diện) thừa nhận sự hành sử chủ quyền của quốc gia duyên hải. Điều 8 Luật Biển 1982 nhấn mạnh rằng biển lịch sử chỉ là nội hải, nghĩa là nằm tại đất liền, bên trong bờ biển hay Đường Căn Bản. Như vậy Biển lịch sử không thể là Biển Nam Hải cách bờ biển Hoa Lục tới 2000 cây số.
2. Tại Lãnh Hải 12 hải lý hay biển lãnh thổ (territorial sea), các tàu ngoại quốc được quyền "thông quá vô tư", và phải tôn trọng trật tự và an ninh của quốc gia duyên hải (lãnh hải 12 hải lý không phải là hải phận).
3. Tại Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý đánh cá (Exclusive Economic Zone, 200-mile-fishery zone), các quốc gia duyên hải có nghĩa vụ bảo tòan và nếu cần, chia sẻ phần tôm cá không khai thác hết cho các quốc gia kế cận không có bờ biển (như Lào).
4. Cũng như Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (đánh cá), Thềm Lục Địa (Continental Shelf) dài 200 hải lý là vùng biển nối tiếp Lãnh Hải và Đường Căn Bản. Ngòai ra Thềm Lục Địa Địa Lý (hay Nền Lục Địa: Continental Margin) có thể kéo dài tới 350 hải lý, nếu về mặt địa hình, đáy biển là sự nối tiếp tự nhiên của thềm lục địa từ đất liền ra ngòai biển (trường hợp bờ biển Việt Nam) (Điều 76 Luật Biển 1982)
Khác với vùng đặc quyền kinh tế (đánh cá), thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải trong việc khai thác dầu khí. Quyền của quốc gia duyên hải không tùy thuộc vào điều kiện chiếm cứ (occupation) hay công bố minh thị. Do đó việc Trung Cộng chiếm đóng một số đảo và đơn vị tại Hoàng Sa và Trương Sa không có tác dụng tước đọat chủ quyền của Việt Nam và Phi Luật Tân tại Thềm Lục Địa của 2 quốc gia này.
5. Hải Đảo và Quần Đảo
Cũng như đất liền, hải đảo được quyền có lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Đảo được định nghĩa là giải đất thiên nhiên bao bọc bởi nước và cao hơn mực nước thủy triều. Tuy nhiên theo án lệ, các đảo không có dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế, không được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.
Theo án lệ cố định, Tòa Án Quốc Tế La Haye đã không đếm xỉa đến những tiểu đảo trong việc phân ranh thềm lục địa giữa các quốc gia tiếp cận hay đối diện: Án lệ North Sea Continental Shelf cases l969; án lệ Thềm Lục Địa Anh Pháp (l977); án lệ Guinea k/ Guinea Bissau (l985). Lý do là vì các đảo này không có thường dân cư ngụ và chỉ là bãi đậu chim. (Có lẽ tòa nghĩ rằng chim không cần đến 200 hải lý để bói cá, mà cũng không biết khai thác dầu khí).
Đối với tất cả các đảo tí hon và đá nổi tại Hòang Sa và Trường Sa, chúng ta nghĩ rằng Tòa Án sẽ không công nhận đó là đảo, vì 3 lý do:
không có thường dân cư ngụ.
không thể tự túc về kinh tế.
quá nhỏ bé và quá rải rác.
Nếu có hình chữ nhật, Hoàng Sa dài chừng 800m và Trường Sa 400m. Đó là những hòn đảo tí hon nằm rải rác trong một vùng biển Đông Nam Á rộng hơn 180 ngàn dậm vuông. Tổng số diện tích các đảo cồn đá bãi Trường Sa là 4 dậm vuông.
Trong án lệ Lybia/Malta (l985) Tòa án không đồng hóa đảo Malta với lục địa dầu rằng Malta có 350 ngàn dân cư ngụ trên một diện tích 122 dậm vuông.
Theo định nghĩa, quần đảo bao gồm các hải đảo nằm san sát bên nhau và có diện tích ít nhất bằng 1/9 vùng biển nơi tọa lạc.
Như vậy:
1) Hoàng Sa Trường Sa không phải là quần đảo theo luật.
2) Các đảo tí hon (trên 20 hòn) tại Hòang Sa Trường Sa (tiểu đảo) không phải là đảo luật định và không được hưởng quy chế 200 hải lý để đánh cá và khai thác dầu khí.
Trước khi có các quân đội đến chiếm đóng (của Việt Nam, Đài Loan, Trung Cộng, và Phi Luật Tân), các đảo này chỉ là những bãi chim đậu. Hoạt động kinh tế nếu có, chỉ là khai thác phân chim.
Ngày nay có thêm một số binh sĩ trú phòng Trung Cộng ngụy trang dưới hình thức ngư dân để làm lạc hướng dư luận quốc tế.
III. ĐẤU LÝ Và ĐẤU PHÁP
Trong thập niên l960, cuộc Cách Mạng Văn Hoá đã phá nát Trung Hoa về văn hóa, xã hội, kinh tế, và tinh thần. Qua thập niên l970, Trung Hoa bắt đầu phục hồi. Được gia nhập Liên Hiệp Quốc thay Đài Loan năm l971, Trung Hoa nghiễm nhiên trở thành một ngũ cường, hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết. Sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ năm l979, Trung Hoa hội nhập vào Cộng Đồng quốc tế. Từ đấy chính sách mèo đen, mèo trắng của Đặng Tiểu Bình được thực thi để thay thế xã hội chủ nghĩa bằng chủ nghĩa tư bản.
Năm l982, phái đòan Trung Hoa đến Montego Bay tham dự Đại Hội Liên Hiệp Quốc kỳ 3 về Luật Biển. Vì Anh Mỹ không ký Công Ước, 3 ngũ cường còn lại Nga-Pháp-Hoa đóng vai chủ chốt trong Đại Hội. (Lý do là vì Anh Mỹ không thỏa mãn về quy chế khai thác khoáng sản tại biển sâu: deep seabed mining). Tự ái quốc gia được thỏa mãn, Trung Hoa hoan hỉ ký Công Ước. Ký xong, Bắc Kinh mới thấy lo! Ký Công Ước thì phải theo Công Ước. Những điều khỏan trong Công Ứóc đã rõ rệt. Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 200 hải lý về đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Từ quần đảo Hoàng Sa Trường Sa về Hoa Lục phải qua vùng biển sâu tới 2 hay 3, 4 ngàn mét. Vì đáy biển không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa từ đất liền chạy ra biển, Trung Hoa không có hy vọng nới rộng thềm lục địa từ 200 tới 350 hải lý như trường hợp Việt Nam.
Hơn nữa, toàn thể các đảo Trường Sa cách bờ biển Trung Hoa từ 500 đến 1100 hải lý, nên không nằm trong thềm lục địa của Trung Hoa. Các đảo Hoàng Sa cũng cách lục địa Trung Hoa hơn 200 hải lý. Hoàng Sa và Trường Sa có triển vọng có dầu khí do các chất hữu cơ tích lũy từ các nguồn nước phù sa sông Hồng Hà và sông Cửu Long (con sông dài nhất Đông Nam Á) từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển từ cả triệu năm nay.
Trong khi đó, tại bờ biển Việt Nam, thềm lục địa địa lý hay nền lục địa chạy thoai thoải từ dãy Trường Sơn ra Hòang Sa về phía đông Trị, Thiên, Nam, Ngãi. Độ sâu nhất quanh đảo Hoàng Sa là 500m. Về mặt địa hình, Hòang Sa là một hành lang của Trường Sơn chạy thoai thoải từ cù lao Ré ra biển, hay là những bình nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Từ 1925, các nhà địa chất học quốc tế như Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempf, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc đã lập phúc trình và kết luận: "VỀ MẶT ĐIA CHẤT, NH NG ĐẢO HOàNG SA Là THàNH PHẦN CỦA VIỆT NAM" (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam).
Tại Trường Sa cũng vậy. Về mặt địa hình đáy biển, Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa Việt Nam. Tại bãi Tứ Chính nơi khai thác dầu khí, biển sâu không tới 400m, trong khi trong vùng quanh đảo Trường Sa và cồn An Bang (do Việt Nam chiếm cứ) độ sâu chỉ tới 200m. Bãi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam chừng 160 hải lý và cách lục địa Trung Hoa lối 900 hải lý. Trường Sa cách bờ biển Trung Hoa bằng rãnh biển sâu tới 3,4 ngàn mét, chỗ sâu nhất đo được 4683m.
Bị ràng buộc bởi Luật Biển với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, Trung Hoa tung ra chiến dịch hỏa mù gây bất ổn, tranh chấp lung tung, tuần tiễu, phóng hỏa tiễn, lấn chiếm bừa bãi tại thềm lục địa gần bờ biển để gây tiếng vang. Mục đích để phá rối an ninh trật tự, làm cản trở giao thông trên mặt biển, tạo áp lực quốc tế, hù dọa và khuyến dụ các quốc gia Đông Nam Á hãy tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền hải đảo để cùng nhau KHAI THÁC CHUNG DÂÙ KHÍ TẠI THỀM LUC ĐIA.
Chiến dịch Hỏa Mù của Bắc Kinh nhằm 3 đối tượng:
A. Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc.
B. Các Hải Đảo.
C. Thềm Lục Địa.
A. BIỂN LịCH SỬ hay LƯỠI RỒNG TRUNG QUỐC.
Năm 1982, sau khi ký Công Ước về Luật Biển, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả Trung Quốc, ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10 năm và đã đi đến kết luận rằng Biển Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa từ hơn hai ngàn năm nay. Rồi họ hội nghị với 100 nhà trí thức Đài Loan để nhất trí xác nhận sự kiện lịch sử này.
Trong khi đó hàng chục giáo sư Mỹ gốc Hoa tại các đại học Hoa Kỳ từ trên 10 năm nay đã dòng dã viết trên các tạp chí địa lý, lịch sử, hải học Hoa Kỳ để yểm trợ lập trường Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc. Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển Quảng Ngãi 40 hải lý, cách đảo Natuna (Nam Dương) 30 hải lý và cách Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 3 tuí dầu khí Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân và Natuna của Nam Dương.
Các học giả Trung Quốc đã nêu lên nhiều tài liệu lịch sử để chứng minh rằng Nam Hải là biển lịch sử của Trung Hoa. Họ chủ trương rằng dưới triều Hán Vũ Đế 100 ngàn hải quân Trung Hoa đi tuần thám các đảo thuộc Nam Hải. Sự khám phá này được tiếp tục dưới đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh.
Năm 1946 Trung Hoa quốc gia đặt tên Lưỡi Rồng Trung Quốc là Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam. Và năm l947 đổi tên Hoàng Sa là Tây Sa và Trường Sa là Nam Sa.
Năm l974 Trung Cộng đẩy lui các lực lượng hải quân của Việt Nam Cộng Hòa và chíêm nốt các đảo Hoàng Sa tại Nhóm Lưỡi Liềm về phía Tây Nam.
Và năm l988 lần đầu tiên Trung Cộng đem quân xâm lấn Trường Sa, và chiếm đóng 2 đá nổi và 6 đá chìm.
Những tài liệu lịch sử này không đáng tin cậy:
1. Chính sách bế quan tỏa cảng.
Suốt chiều dài lịch sử, Trung Hoa không bao giờ chủ trương chinh phục đại dương. Chủ thuyết bế quan tỏa cảng được áp dụng từ đời nhà Tần (thế kỷ thứ 3 trước công nguyên). Vạn Lý Trường Thành không những là một kiến trúc mà còn là một nhân sinh quan. Miền bờ biển được coi là nơi hoang vu man rợ. Đảo Hải Nam trước kia là chốn lưu đày các tù nhân biệt xứ. Trong giả thuyết Cổ Tẩu sát nhân của Mạnh Tử (thế kỷ thứ 4 trước công nguyên), vua Thuấn vào ngục thất cưú cha là Cổ Tẩu (phạm tội cố sát) rồi cõng cha chạy trốn về vùng bờ biển để mai danh ẩn tích cho đến trọn đời. Sau khi chôn sống 460 nho sĩ tại Hàm Dương, Tần Thủy Hoàng lưu đày tất cả các nho sĩ đối kháng tại miền bờ biển. Trung Hoa là một đại lục bao la, cả miền Tây và miền Bắc đất rộng mênh mông còn chưa khai phá. Vậy mà từ đời Tần Thủy Hoàng, Trung Hoa đã tự cô lập từ trong đất liền đến ngòai đại dương. Cho đến thế kỷ 20, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được thi hành.
Với tâm lý tự cô lập, không thể có 100 ngàn quân Trung Hoa đời Tây Hán đi khai phá các đảo san hô bỏ hoang tí hon tại Nam Hải (Rất có thể đó là 10 vạn thủy quân của Tào Mạnh Đức mượn lệnh Hán Đế đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Công Cẩn đánh tan trong trận Xích Bích).
Các chuyến hải hành đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, và nhà Thanh kể trên rất có thể chỉ là những cuộc nam chinh nhằm thôn tính Chiêm Thành và Việt Nam.Lịch sử đã ghi rõ việc Lê Đại Hành phá tan thủy binh của Lưu Trung nhà Tống, quân Trần Hưng Đạo bắn chết Toa Đô và bắt sống Ô Mã Nhi nhà Nguyên; Lê Lợi đánh bại hải quân tiếp viện cho Vương Thông nhà Minh, và Quang Trung phá đường tiến quân của đề đốc Hứa Thế Hanh nhà Thanh. Việc các thủy binh dời Minh Thánh Tổ đi thăm viếng các quốc gia Á Phi nếu có, cũng không có tác dụng hành sử chủ quyền trên hàng ngàn hải đảo tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Từ thế kỷ l5, các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha như Vasco de Gama và Magellan đã đi xuyên 3 đại d+.
[1] Lấy từ mạng lenduong ngày 30/01/2003 .
Btw. Cho xuống đây cho đỡ ngứa mắt không lại mang tiếng đi quảng cáo vớ vẩn cho nhóm nào đó. Trong đống sách bị vứt vào thùng rác, đôi khi cũng có quyển có giá trị nếu được sàng lọc. Phương châm là như vậy, chứ 0 phải hễ cứ thấy **** là đốt luôn.
__________________
Quang Hưng
Hoàng Lê Vĩnh Hưng:
Để tránh vấn đề tranh cãi dài dòng về 1 vấn đề vô bổ:
trả lời (có tính chất đóng góp) với câu nói của anh Quang Hưng:
"còn vấn đề tranh chấp Hòang Sa và Trường Sa [thực chất là vấn đề quyền khai thác gaz/oil, vấn đề kiểm soát đường giao thông Bắc-Nam, kiểm soát biển Đông] là vấn đề còn lâu nữa mới có khả năng giải quyết. Đây là vấn đề xung đột quyền lợi của 5-6 nước trong vùng chứ 0 chỉ giữa VN-TQ."
Sắp rồi, mùng 4 tháng 11 năm 2002 giữa Asean và TQ đã có cái này:
http://www.aseansec.org/13163.htm
Đây là cố gắng của các bên để nhằm giải quyết sự tranh chấp. Nếu tiếp tục tranh chấp thì sẽ chẳng anh nào đào được 1 tí dầu nào đâu.
Dự đóan của tôi cho vùng Trường Sa là 2 bên (TQ và Asean)sẽ biến nó thành vùng thương mại chung giữa các nước. Như vậy sự khai thác tài nguyên sẽ được chia đều (dầu khí, cá hay gi gỉ gì gi) và không bên nào có quyền được cắm quân đội ở đó nữa. Nếu kết cục là như vậy thì đẹp cho tất cả các bên-> không phải đánh nhau, cùng nhau vui vẻ chia sẻ một vùng tài nguyên rộng lớn(tất cả đều cười)
Nếu VN hay TQ chỉ khăng khăng giữ cho mình thì tất cả các nước khác sẽ phản đối và quan hệ ngoại giao có lẽ sẽ chuyển từ bạn thành thù.
Còn luật biển quốc tế thế nào thì tôi chưa đọc hết nhưng nó ở đây (các bạn cứ tự tham khảo) http://www.un.org/Depts/los/convent...os/closindx.htm
Đây là 1 chút về lich sử được tôi "nhặt được"(không có tính pháp lí) về Trường Sa.
Đài Loan là nước có quân đội chiếm đóng trên quần đảo trường xa lâu dài nhất(từ 1946). Lúc đó, Kuomintang(Tưởng Giới Thạch) coi mình là người nắm chính quyền tại Trung Quốc.(sau bị Liên Xô lật đổ và rồi thì trao lại về tay chính quyền Cộng Sản Trung Quốc- Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 1949).
Chính quyền Đài Loan đã coi Trường Sa như 1 phần của đất nước mình. Và đã làm lễ chính thức cắm cờ và tuyên bố chủ quyền + đóng quân vào năm 1946 trên đảo Itu Aba.
Trích dẫn:
Năm 1946 Trung Hoa quốc gia đặt tên Lưỡi Rồng Trung Quốc là Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam. Và năm l947 đổi tên Hoàng Sa là Tây Sa và Trường Sa là Nam Sa.
Đây là chính quyền Kuomintang(Tưởng Giới Thạch) chứ không phải là chính quyền TQ hiện giờ. Chính quyền Cộng Sản TQ mới chỉ có 54 năm lịch sử mà thôi
Do chính quyền Cộng Sản Trung Quốc đã nắm gần như toàn bộ TQ(trừ các vùng đặc khu và Đài Loan) nên họ đã tự coi mình có chủ quyền trên đảo Trường Sa. Họ không công nhận CQ Đài Loan và cho Đài Loan vẫn là một phần của đất nước CHNDTH.
Năm 1933, Pháp coi Trường Sa như 1 phần của trong hệ thống thuộc địa, sau Nhật lấy VN rồi CHDCNDVN(Bắc) và VNCH(Nam) chiếm được quyền kiểm soát VN. Và họ đều coi Trường Sa là của mình.
Tháng 9/1973 VNCH tuyên bố Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tụy(VNCH).
Muộn rồi, để sau viết tiếp.
---------
NG Quang Hưng:
Còn đây là bài viết rất cô đọng của luật sư Nguyễn Hữu Thống. Hy vọng là các bạn trẻ đọc nó thấy thú vị hơn là đọc SGK địa lý. Một vài nguyên tắc về luật biển trong bài này cũng sẽ rất hữu ích mỗi khi chúng ta bàn chuyện chủ quyền trên Biển.
Thuyết Trình Về Trường Sa Và Hoàng Sa
L.S. Nguyễn Hữu Thống [1]
Chính quyền nào rồi cũng tiêu vong
nhưng đất nước và dân tộc thì vẫn còn mãi.
*
Trường Sa, Hòang Sa là một vấn đề rối mù. Rối mù về địa lý, về pháp lý và nhất là do chiến thuật hỏa mù của Trung Cộng. Do đó, chúng ta cần đơn giản vấn đề. Trình bày đơn giản một vấn đề phức tạp là một việc chẳng dễ chút nào. Nhưng đó là việc mà chúng ta phải làm.
Bài này chia làm 2 phần: Địa lý và Pháp lý.
I. VỀ ĐịA LÝ
Dưới triều vua Minh Mạng, nho sĩ Lý Văn Phức được cử đi sứ Trung Hoa bằng đường biển. Thuận buồm xuôi gió Tây Nam, thuyền chở phái đoàn sứ giả từ Huế hướng về Phúc Kiến qua ngả Hoàng Sa. Chứng kiến những cảnh đắm thuyền vì mắc cạn hay vì bảo tố, Lý văn Phức có lời cảm khái:
Vạn Lý Trường Sa đường tuyệt hiểm
Thất Châu sóng cuốn hận anh hào
Sứ giả Lý Văn Phức đã lầm lẫn giữa Hoàng Sa và Trường Sa.
Để có một ý niệm tổng quát, chúng ta có thể hình dung Hòang Sa gồm 13 đảo tí hon tọa lạc tại các vĩ tuyến 17-15 Bắc, phía đông khu Trị, Thiên, Nam, Ngãi; Trường Sa tại các vĩ tuyến 12-7 Bắc, dọc từ Cam Ranh về Cà Mau; và ngang từ thềm lục địa Việt Nam qua thềm lục địa Phi Luật Tân. Trường Sa chíêm một miền biển rộng tới 180 ngàn dậm vuông (350 hải lý mỗi bề). Hàng trăm đảo, cồn, đá bãi nhỏ síu nằm rải rác trên biển cả, không dân cư, không nước ngọt, không cây cối, dưới trời nắng gắt với gió lốc và bão lớn.
Thực tế mà xét, trong số 500 đảo, cồn, đá, bãi chỉ có khỏang 30 cao địa có địa danh và 20 đơn vị đá chìm và bãi ngầm. Số đơn vị này là đối tượng tranh chấp của 6 quốc gia: Trung Cộng, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã lai, Brunei và Nam Dương.
a) Từ 1974 Trung Cộng đã chiếm đóng tòan thể khu hải phận HÒANG SA gồm 13 đảo thuộc hai nhóm:
7 đảo về phía Đông Bắc, Nhóm An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite, tên một tàu Pháp bị đắm), như Đảo Phú Lâm (Woody Island) do Bộ Chỉ Huy Trung Cộng trú đóng. Đảo hình bầu dục, diện tích 1.3km2. Nếu là hình chữ nhật, bề dài sẽ là 1300m và bề ngang 1000m (bằng một công viên nhỏ). Phú Lâm là đảo lớn nhất tại Hoàng Sa và Trường Sa. So với Phú Quốc (diện tích 568 km2), Phú Lâm bằng ¼40 Phú Quốc.
6 đảo về phiá Tây Nam thuộc nhóm Lưỡi Liềm (Crescent, tiếng Pháp là Croissant), gồm có các Đảo Hoàng Sa (Pattel Island) nơi Bộ Chỉ Huy Việt Nam Cộng Hòa trú đóng trước kia. Hoàng Sa đo được 0.56km2 bằng ½ Phú Lâm và bằng 1/1000 Phú Quốc. Nếu có hình chữ nhật Hoàng Sa sẽ có chiều dài 800m và chiều ngang 700m (bằng một khuôn viên trường tiểu học). Đảo Trí Tôn cách bờ biển Quãng Ngãi 135 hải lý và cách Cù Lao Ré 123 hải lý.
b) Vùng biển TRƯờNG SA rộng gấp 10 lần Hoàng Sa, nhưng chỉ có 9 tiểu đảo. Việt Nam hiện chiếm 3 đảo: Đảo Trường Sa (Spratley Island), nơi Bộ Chỉ Huy Việt Nam trú đóng, Đảo Nam Yết (Namyit Island) và Đảo Sinh Tồn (Sincowe Island).
Phi Luật Tân chiếm 5 đảo là: Đảo Bình Nguyên (Flat Island), Đảo Vĩnh Viễn (Nanshan Island), Đảo Bến Lộc (West York Island), Đảo Loại Tá (Loaita Island) và Đảo Thị Tứ (Thitu Island). Đài Loan chiếm Đảo Thái Bình (Itu Aba Island).
Đảo Trường Sa diện tích 0.13km2 (400mx350m), nhỏ bằng 1/10 Phú Lâm, và bằng ¼400 Phú Quốc. Cuối năm l999, Đài Loan đã rút quân khỏi đảo Thài Bình, hòn đảo lớn nhất tại Trường Sa.
Ngoài 3 đảo, Việt Nam còn chiếm 3 cồn là An Bang (Amboyna Cay), Song Tử Tây (SouthWest Cay) và Sơn Ca (Sand Cay), cộng với 7 đá nổi, 9 đá chìm và bãi ngầm.
Ngoài 5 đảo, Phi Luật Tân còn chiếm 3 cồn, 2 đá nổi và 8 đá chìm.
Tại Trường Sa, Trung Cộng chiếm 2 đá nổi là Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Ga Ven (Gaven Reef), và 6 đá chìm.
Trong số 28 cao địa (cao hơn mặt nước), Việt Nam chiếm 13, Phi chiếm 10 và Trung Cộng chiếm 2 (đá nổi).
Trong số 53 đơn vị có địa danh, Việt Nam chiếm 22, Phi chiếm 18, và Trung Cộng chiếm 8. Đó là những hòn đảo tí hon. So với chiều dài bờ biển Việt Nam, mật độ dân cư và sinh hoạt ngư nghiệp tại đất liền, các đảo này quá nhỏ bé, chỉ được gọi là tiểu đảo (islet).
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao từ 1974 khi Trung Cộng chiếm cả Hoàng Sa và nhất là từ 1988 khi Trung Cộng xâm lấn Trường Sa, họ lại không thừa thắng xông lên để chiếm thêm một số hải đảo của Việt Nam hay Phi Luật Tân, mà phải lấy một hòn đá (Đá Chữ Thập) làm địa điểm chỉ huy? Lúc này Bắc Kinh còn e ngại Liên Xô tại Cam Ranh và Hoa Kỳ tại Subic Bay.
Thực ra, những hòn đảo tí hon này không phải là đối tượng tranh chấp của Trung Cộng. Họ chỉ muốn thương thảo với các quốc gia duyên hải, đề nghị phương thức khai thác chung dầu khí. Không phải khai thác chung tại các hải đảo ngòai khơi (biển quá sâu, không đủ kỹ thuật thăm dò, quá tốn kém mà chưa biết có bao nhiêu dầu), mà là khai thác chung tại thềm lục địa. Do đó, họ chủ trương đàm phán song phương thay vì đa phương. Điều họ lo ngại nhất là các quốc gia Đông Nam Á (như Việt Nam hay Phi Luật Tân) đưa nội vụ ra Tòa Án Trọng Tài hay Tòa Án Quốc Tế.
II. VỀ PHÁP LÝ
Địa cầu gồm 3 phần đất và 7 phần nước. Nếu có luật quốc tế cho các lãnh thổ thì cũng phải có luật quốc tế cho vùng lãnh hải. Năm 1982, 119 quốc gia ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (Law of the Sea Convention, Los Convention). Tới tháng 11-1993 đã có 60 quốc gia (quá bán) phê chuẩn Công Ước trong đó có Việt Nam. Và một năm sau, tháng 11-1994, Công Ước có hiệu lực chấp hành. Tới nay đã có hơn 70 quốc gia phê chuẩn trong số 170 quốc gia kết ước và gia nhập.
Luật Biển 1982 định nghĩa về nội hải, biển lịch sử, đường căn bản, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như sau:
1. Nội Hải, Biển Lịch Sử và Đường Căn Bản (internal waters, historic waters and baselines).
Toà Án Quốc Tế dịnh nghĩa biển lịch sử là nội hải căn cứ vào những chứng liệu có giá trị về mặt lịch sử. Muốn trở thành biển lịch sử phải hội đủ 3 điều kiện sau đây:
a) Quốc gia duyên hải đang hành sử chủ quyền.
b) Sự hành sử chủ quyền có tính cách liên tục và trường kỳ.
c) Các quốc gia (tiếp cận và đối diện) thừa nhận sự hành sử chủ quyền của quốc gia duyên hải. Điều 8 Luật Biển 1982 nhấn mạnh rằng biển lịch sử chỉ là nội hải, nghĩa là nằm tại đất liền, bên trong bờ biển hay Đường Căn Bản. Như vậy Biển lịch sử không thể là Biển Nam Hải cách bờ biển Hoa Lục tới 2000 cây số.
2. Tại Lãnh Hải 12 hải lý hay biển lãnh thổ (territorial sea), các tàu ngoại quốc được quyền "thông quá vô tư", và phải tôn trọng trật tự và an ninh của quốc gia duyên hải (lãnh hải 12 hải lý không phải là hải phận).
3. Tại Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý đánh cá (Exclusive Economic Zone, 200-mile-fishery zone), các quốc gia duyên hải có nghĩa vụ bảo tòan và nếu cần, chia sẻ phần tôm cá không khai thác hết cho các quốc gia kế cận không có bờ biển (như Lào).
4. Cũng như Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (đánh cá), Thềm Lục Địa (Continental Shelf) dài 200 hải lý là vùng biển nối tiếp Lãnh Hải và Đường Căn Bản. Ngòai ra Thềm Lục Địa Địa Lý (hay Nền Lục Địa: Continental Margin) có thể kéo dài tới 350 hải lý, nếu về mặt địa hình, đáy biển là sự nối tiếp tự nhiên của thềm lục địa từ đất liền ra ngòai biển (trường hợp bờ biển Việt Nam) (Điều 76 Luật Biển 1982)
Khác với vùng đặc quyền kinh tế (đánh cá), thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải trong việc khai thác dầu khí. Quyền của quốc gia duyên hải không tùy thuộc vào điều kiện chiếm cứ (occupation) hay công bố minh thị. Do đó việc Trung Cộng chiếm đóng một số đảo và đơn vị tại Hoàng Sa và Trương Sa không có tác dụng tước đọat chủ quyền của Việt Nam và Phi Luật Tân tại Thềm Lục Địa của 2 quốc gia này.
5. Hải Đảo và Quần Đảo
Cũng như đất liền, hải đảo được quyền có lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Đảo được định nghĩa là giải đất thiên nhiên bao bọc bởi nước và cao hơn mực nước thủy triều. Tuy nhiên theo án lệ, các đảo không có dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế, không được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.
Theo án lệ cố định, Tòa Án Quốc Tế La Haye đã không đếm xỉa đến những tiểu đảo trong việc phân ranh thềm lục địa giữa các quốc gia tiếp cận hay đối diện: Án lệ North Sea Continental Shelf cases l969; án lệ Thềm Lục Địa Anh Pháp (l977); án lệ Guinea k/ Guinea Bissau (l985). Lý do là vì các đảo này không có thường dân cư ngụ và chỉ là bãi đậu chim. (Có lẽ tòa nghĩ rằng chim không cần đến 200 hải lý để bói cá, mà cũng không biết khai thác dầu khí).
Đối với tất cả các đảo tí hon và đá nổi tại Hòang Sa và Trường Sa, chúng ta nghĩ rằng Tòa Án sẽ không công nhận đó là đảo, vì 3 lý do:
không có thường dân cư ngụ.
không thể tự túc về kinh tế.
quá nhỏ bé và quá rải rác.
Nếu có hình chữ nhật, Hoàng Sa dài chừng 800m và Trường Sa 400m. Đó là những hòn đảo tí hon nằm rải rác trong một vùng biển Đông Nam Á rộng hơn 180 ngàn dậm vuông. Tổng số diện tích các đảo cồn đá bãi Trường Sa là 4 dậm vuông.
Trong án lệ Lybia/Malta (l985) Tòa án không đồng hóa đảo Malta với lục địa dầu rằng Malta có 350 ngàn dân cư ngụ trên một diện tích 122 dậm vuông.
Theo định nghĩa, quần đảo bao gồm các hải đảo nằm san sát bên nhau và có diện tích ít nhất bằng 1/9 vùng biển nơi tọa lạc.
Như vậy:
1) Hoàng Sa Trường Sa không phải là quần đảo theo luật.
2) Các đảo tí hon (trên 20 hòn) tại Hòang Sa Trường Sa (tiểu đảo) không phải là đảo luật định và không được hưởng quy chế 200 hải lý để đánh cá và khai thác dầu khí.
Trước khi có các quân đội đến chiếm đóng (của Việt Nam, Đài Loan, Trung Cộng, và Phi Luật Tân), các đảo này chỉ là những bãi chim đậu. Hoạt động kinh tế nếu có, chỉ là khai thác phân chim.
Ngày nay có thêm một số binh sĩ trú phòng Trung Cộng ngụy trang dưới hình thức ngư dân để làm lạc hướng dư luận quốc tế.
III. ĐẤU LÝ Và ĐẤU PHÁP
Trong thập niên l960, cuộc Cách Mạng Văn Hoá đã phá nát Trung Hoa về văn hóa, xã hội, kinh tế, và tinh thần. Qua thập niên l970, Trung Hoa bắt đầu phục hồi. Được gia nhập Liên Hiệp Quốc thay Đài Loan năm l971, Trung Hoa nghiễm nhiên trở thành một ngũ cường, hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết. Sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ năm l979, Trung Hoa hội nhập vào Cộng Đồng quốc tế. Từ đấy chính sách mèo đen, mèo trắng của Đặng Tiểu Bình được thực thi để thay thế xã hội chủ nghĩa bằng chủ nghĩa tư bản.
Năm l982, phái đòan Trung Hoa đến Montego Bay tham dự Đại Hội Liên Hiệp Quốc kỳ 3 về Luật Biển. Vì Anh Mỹ không ký Công Ước, 3 ngũ cường còn lại Nga-Pháp-Hoa đóng vai chủ chốt trong Đại Hội. (Lý do là vì Anh Mỹ không thỏa mãn về quy chế khai thác khoáng sản tại biển sâu: deep seabed mining). Tự ái quốc gia được thỏa mãn, Trung Hoa hoan hỉ ký Công Ước. Ký xong, Bắc Kinh mới thấy lo! Ký Công Ước thì phải theo Công Ước. Những điều khỏan trong Công Ứóc đã rõ rệt. Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 200 hải lý về đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Từ quần đảo Hoàng Sa Trường Sa về Hoa Lục phải qua vùng biển sâu tới 2 hay 3, 4 ngàn mét. Vì đáy biển không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa từ đất liền chạy ra biển, Trung Hoa không có hy vọng nới rộng thềm lục địa từ 200 tới 350 hải lý như trường hợp Việt Nam.
Hơn nữa, toàn thể các đảo Trường Sa cách bờ biển Trung Hoa từ 500 đến 1100 hải lý, nên không nằm trong thềm lục địa của Trung Hoa. Các đảo Hoàng Sa cũng cách lục địa Trung Hoa hơn 200 hải lý. Hoàng Sa và Trường Sa có triển vọng có dầu khí do các chất hữu cơ tích lũy từ các nguồn nước phù sa sông Hồng Hà và sông Cửu Long (con sông dài nhất Đông Nam Á) từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển từ cả triệu năm nay.
Trong khi đó, tại bờ biển Việt Nam, thềm lục địa địa lý hay nền lục địa chạy thoai thoải từ dãy Trường Sơn ra Hòang Sa về phía đông Trị, Thiên, Nam, Ngãi. Độ sâu nhất quanh đảo Hoàng Sa là 500m. Về mặt địa hình, Hòang Sa là một hành lang của Trường Sơn chạy thoai thoải từ cù lao Ré ra biển, hay là những bình nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Từ 1925, các nhà địa chất học quốc tế như Tiến Sĩ Khoa Học A. Krempf, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc đã lập phúc trình và kết luận: "VỀ MẶT ĐIA CHẤT, NH NG ĐẢO HOàNG SA Là THàNH PHẦN CỦA VIỆT NAM" (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam).
Tại Trường Sa cũng vậy. Về mặt địa hình đáy biển, Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa Việt Nam. Tại bãi Tứ Chính nơi khai thác dầu khí, biển sâu không tới 400m, trong khi trong vùng quanh đảo Trường Sa và cồn An Bang (do Việt Nam chiếm cứ) độ sâu chỉ tới 200m. Bãi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam chừng 160 hải lý và cách lục địa Trung Hoa lối 900 hải lý. Trường Sa cách bờ biển Trung Hoa bằng rãnh biển sâu tới 3,4 ngàn mét, chỗ sâu nhất đo được 4683m.
Bị ràng buộc bởi Luật Biển với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, Trung Hoa tung ra chiến dịch hỏa mù gây bất ổn, tranh chấp lung tung, tuần tiễu, phóng hỏa tiễn, lấn chiếm bừa bãi tại thềm lục địa gần bờ biển để gây tiếng vang. Mục đích để phá rối an ninh trật tự, làm cản trở giao thông trên mặt biển, tạo áp lực quốc tế, hù dọa và khuyến dụ các quốc gia Đông Nam Á hãy tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền hải đảo để cùng nhau KHAI THÁC CHUNG DÂÙ KHÍ TẠI THỀM LUC ĐIA.
Chiến dịch Hỏa Mù của Bắc Kinh nhằm 3 đối tượng:
A. Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc.
B. Các Hải Đảo.
C. Thềm Lục Địa.
A. BIỂN LịCH SỬ hay LƯỠI RỒNG TRUNG QUỐC.
Năm 1982, sau khi ký Công Ước về Luật Biển, Bắc Kinh tập hợp 400 học giả Trung Quốc, ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10 năm và đã đi đến kết luận rằng Biển Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa từ hơn hai ngàn năm nay. Rồi họ hội nghị với 100 nhà trí thức Đài Loan để nhất trí xác nhận sự kiện lịch sử này.
Trong khi đó hàng chục giáo sư Mỹ gốc Hoa tại các đại học Hoa Kỳ từ trên 10 năm nay đã dòng dã viết trên các tạp chí địa lý, lịch sử, hải học Hoa Kỳ để yểm trợ lập trường Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc. Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển Quảng Ngãi 40 hải lý, cách đảo Natuna (Nam Dương) 30 hải lý và cách Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 3 tuí dầu khí Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân và Natuna của Nam Dương.
Các học giả Trung Quốc đã nêu lên nhiều tài liệu lịch sử để chứng minh rằng Nam Hải là biển lịch sử của Trung Hoa. Họ chủ trương rằng dưới triều Hán Vũ Đế 100 ngàn hải quân Trung Hoa đi tuần thám các đảo thuộc Nam Hải. Sự khám phá này được tiếp tục dưới đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh.
Năm 1946 Trung Hoa quốc gia đặt tên Lưỡi Rồng Trung Quốc là Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam. Và năm l947 đổi tên Hoàng Sa là Tây Sa và Trường Sa là Nam Sa.
Năm l974 Trung Cộng đẩy lui các lực lượng hải quân của Việt Nam Cộng Hòa và chíêm nốt các đảo Hoàng Sa tại Nhóm Lưỡi Liềm về phía Tây Nam.
Và năm l988 lần đầu tiên Trung Cộng đem quân xâm lấn Trường Sa, và chiếm đóng 2 đá nổi và 6 đá chìm.
Những tài liệu lịch sử này không đáng tin cậy:
1. Chính sách bế quan tỏa cảng.
Suốt chiều dài lịch sử, Trung Hoa không bao giờ chủ trương chinh phục đại dương. Chủ thuyết bế quan tỏa cảng được áp dụng từ đời nhà Tần (thế kỷ thứ 3 trước công nguyên). Vạn Lý Trường Thành không những là một kiến trúc mà còn là một nhân sinh quan. Miền bờ biển được coi là nơi hoang vu man rợ. Đảo Hải Nam trước kia là chốn lưu đày các tù nhân biệt xứ. Trong giả thuyết Cổ Tẩu sát nhân của Mạnh Tử (thế kỷ thứ 4 trước công nguyên), vua Thuấn vào ngục thất cưú cha là Cổ Tẩu (phạm tội cố sát) rồi cõng cha chạy trốn về vùng bờ biển để mai danh ẩn tích cho đến trọn đời. Sau khi chôn sống 460 nho sĩ tại Hàm Dương, Tần Thủy Hoàng lưu đày tất cả các nho sĩ đối kháng tại miền bờ biển. Trung Hoa là một đại lục bao la, cả miền Tây và miền Bắc đất rộng mênh mông còn chưa khai phá. Vậy mà từ đời Tần Thủy Hoàng, Trung Hoa đã tự cô lập từ trong đất liền đến ngòai đại dương. Cho đến thế kỷ 20, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được thi hành.
Với tâm lý tự cô lập, không thể có 100 ngàn quân Trung Hoa đời Tây Hán đi khai phá các đảo san hô bỏ hoang tí hon tại Nam Hải (Rất có thể đó là 10 vạn thủy quân của Tào Mạnh Đức mượn lệnh Hán Đế đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Công Cẩn đánh tan trong trận Xích Bích).
Các chuyến hải hành đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, và nhà Thanh kể trên rất có thể chỉ là những cuộc nam chinh nhằm thôn tính Chiêm Thành và Việt Nam.Lịch sử đã ghi rõ việc Lê Đại Hành phá tan thủy binh của Lưu Trung nhà Tống, quân Trần Hưng Đạo bắn chết Toa Đô và bắt sống Ô Mã Nhi nhà Nguyên; Lê Lợi đánh bại hải quân tiếp viện cho Vương Thông nhà Minh, và Quang Trung phá đường tiến quân của đề đốc Hứa Thế Hanh nhà Thanh. Việc các thủy binh dời Minh Thánh Tổ đi thăm viếng các quốc gia Á Phi nếu có, cũng không có tác dụng hành sử chủ quyền trên hàng ngàn hải đảo tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Từ thế kỷ l5, các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha như Vasco de Gama và Magellan đã đi xuyên 3 đại d+.
[1] Lấy từ mạng lenduong ngày 30/01/2003 .
Btw. Cho xuống đây cho đỡ ngứa mắt không lại mang tiếng đi quảng cáo vớ vẩn cho nhóm nào đó. Trong đống sách bị vứt vào thùng rác, đôi khi cũng có quyển có giá trị nếu được sàng lọc. Phương châm là như vậy, chứ 0 phải hễ cứ thấy **** là đốt luôn.
__________________
Quang Hưng
Hoàng Lê Vĩnh Hưng:
Để tránh vấn đề tranh cãi dài dòng về 1 vấn đề vô bổ:
trả lời (có tính chất đóng góp) với câu nói của anh Quang Hưng:
"còn vấn đề tranh chấp Hòang Sa và Trường Sa [thực chất là vấn đề quyền khai thác gaz/oil, vấn đề kiểm soát đường giao thông Bắc-Nam, kiểm soát biển Đông] là vấn đề còn lâu nữa mới có khả năng giải quyết. Đây là vấn đề xung đột quyền lợi của 5-6 nước trong vùng chứ 0 chỉ giữa VN-TQ."
Sắp rồi, mùng 4 tháng 11 năm 2002 giữa Asean và TQ đã có cái này:
http://www.aseansec.org/13163.htm
Đây là cố gắng của các bên để nhằm giải quyết sự tranh chấp. Nếu tiếp tục tranh chấp thì sẽ chẳng anh nào đào được 1 tí dầu nào đâu.
Dự đóan của tôi cho vùng Trường Sa là 2 bên (TQ và Asean)sẽ biến nó thành vùng thương mại chung giữa các nước. Như vậy sự khai thác tài nguyên sẽ được chia đều (dầu khí, cá hay gi gỉ gì gi) và không bên nào có quyền được cắm quân đội ở đó nữa. Nếu kết cục là như vậy thì đẹp cho tất cả các bên-> không phải đánh nhau, cùng nhau vui vẻ chia sẻ một vùng tài nguyên rộng lớn(tất cả đều cười)
Nếu VN hay TQ chỉ khăng khăng giữ cho mình thì tất cả các nước khác sẽ phản đối và quan hệ ngoại giao có lẽ sẽ chuyển từ bạn thành thù.
Còn luật biển quốc tế thế nào thì tôi chưa đọc hết nhưng nó ở đây (các bạn cứ tự tham khảo) http://www.un.org/Depts/los/convent...os/closindx.htm
Đây là 1 chút về lich sử được tôi "nhặt được"(không có tính pháp lí) về Trường Sa.
Đài Loan là nước có quân đội chiếm đóng trên quần đảo trường xa lâu dài nhất(từ 1946). Lúc đó, Kuomintang(Tưởng Giới Thạch) coi mình là người nắm chính quyền tại Trung Quốc.(sau bị Liên Xô lật đổ và rồi thì trao lại về tay chính quyền Cộng Sản Trung Quốc- Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 1949).
Chính quyền Đài Loan đã coi Trường Sa như 1 phần của đất nước mình. Và đã làm lễ chính thức cắm cờ và tuyên bố chủ quyền + đóng quân vào năm 1946 trên đảo Itu Aba.
Trích dẫn:
Năm 1946 Trung Hoa quốc gia đặt tên Lưỡi Rồng Trung Quốc là Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam. Và năm l947 đổi tên Hoàng Sa là Tây Sa và Trường Sa là Nam Sa.
Đây là chính quyền Kuomintang(Tưởng Giới Thạch) chứ không phải là chính quyền TQ hiện giờ. Chính quyền Cộng Sản TQ mới chỉ có 54 năm lịch sử mà thôi
Do chính quyền Cộng Sản Trung Quốc đã nắm gần như toàn bộ TQ(trừ các vùng đặc khu và Đài Loan) nên họ đã tự coi mình có chủ quyền trên đảo Trường Sa. Họ không công nhận CQ Đài Loan và cho Đài Loan vẫn là một phần của đất nước CHNDTH.
Năm 1933, Pháp coi Trường Sa như 1 phần của trong hệ thống thuộc địa, sau Nhật lấy VN rồi CHDCNDVN(Bắc) và VNCH(Nam) chiếm được quyền kiểm soát VN. Và họ đều coi Trường Sa là của mình.
Tháng 9/1973 VNCH tuyên bố Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tụy(VNCH).
Muộn rồi, để sau viết tiếp.
Chỉnh sửa lần cuối: