Bùi Trung Hiếu
(hieupro1269)
New Member
Bo mạch chủ(MainBoard-MB) là bản mạch in chính trong thiết bị điện tử. Nó có chứa các socket (đế cắm) và slot (khe cắm) để cắm các linh kiện điện tử và bo mạch mở rộng khác. Trong hệ thống máy tính cá nhân, bo mạch chủ chứa bộ vi xử lý, chipset, các khe cắm PCI, khe cắm AGP, khe cắm bộ nhớ và các mạch điều khiển bàn phím, chuột, các ổ đĩa và máy in. Nó cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, đồ họa và mạng. Bo mạch chủ của các máy tính xách tay thường được tích hợp sẵn toàn bộ các mạch điều khiển thiết bị ngoại vi.
Bo mạch chủ là bộ phận rất quan trọng trong PC. Nếu bạn có một bo mạch chủ chất lượng tồi thì máy tính của bạn sẽ thường xuyên gặp trục trặc và thật "mệt mỏi" để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục lỗi. Do đó vì vậy tôi cố gắng đưa ra những hiểu biết cơ bản nhất để bạn có cơ sở chọn lựa được một bo mạch chủ chất lượng tốt phù hợp với túi tiền mà đem lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu nâng cấp sau này.
945P-G: Các thông số đi sau hiệu mainboard này là tên mã của dòng sản phẩm đó, cái tên này không nói lên nhiều điều, tuy nhiên bạn có thể dùng nó để tìm kiếm thêm thông tin trên mạng về loại sản phẩm này. Chữ G đi sau thể hiện mainboard này có tích hợp card đồ họa.
Chipset
Tại sao khi lựa chọn bo mạch chủ lại phải chú ý tới chipset đầu tiên? Bởi vì chipset trong bo mạch chủ giữ chức năng rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể "nói chuyện" được với CPU và các thiết bị khác. Các nhà sản xuất bo mạch chủ còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác.
Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà bo mạch có thể "tải" được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB 2.0. Các bo mạch chủ được thiết kế cho cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Chính vì vậy, Chipset là yếu tố quan trọng khi bạn mua bo mạch chủ.
Một điều nữa muốn nhắc bạn đó là sau khi chọn CPU, khi chọn Mainboard bạn hãy xem xét kĩ xem chipset của mainboard đó có hỗ trợ CPU mà bạn đã chọn hay không, về việc này bạn có thể hỏi người bán cho chắc ăn. J
(Core 2 Duo) hay (Dual core): Chỉ loại CPU hỗ trợ. Đương nhiên là những main này có tính tương thích ngược. Main hỗ trợ CPU đời cao thì sẽ hộ trợ những CPU đời thấp hơn nó có nghĩa là bạn có thể mua mainboard hỗ trợ Core 2 Duo để chạy chip Dual core, Pen4 hay Celeron cũng được, miễn là cùng số Socket.
Socket
Socket chính là số chân cắm của CPU trên mainboard, loại soket của CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại mà mainboard hỗ trợ. (Của INTEL có thể là 478 hay 775, của AMD có thể là 754, 939, hay AM2)
CPU
Bo mạch chủ của bạn hỗ trợ bộ xử lý nào? Hiện nay, Pentium Dcủa Intel và Athlon của AMD là hai xu hướng lựa chọn CPU khác nhau. Chuẩn khe cắm (socket) cho các bộ xử lý của AMD và Intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào bo mạch chủ hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. AMD hiện nay sử dụng khe cắm 939 và 754, AM2 còn CPU của Intel sử dụng khe cắm 775 và 478. Không những thế các bộ xử lý của cùng hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được. Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà bo mạch chủ có thể đáp ứng. Bạn cần phải hỏi kĩ người bán hàng, loại bo mạch chủ này hỗ trợ tốc độ CPU như thế nào bởi đôi khi các nhà sản xuất bo mạch chủ thường ghi là hỗ trợ CPU tốc độ cao như thế này nhưng không bao giờ hỗ trợ được tốc độ đó. Ví dụ: Bo mạch chủ ghi rõ hỗ trợ tốc độ CPU tới 2.5 GHz, nhưng thực tế bo mạch chủ đó hỗ trợ tối đa chỉ 2.0 GHz.
Vì vậy khi chọn MB bạn còn phải cân nhắc xem mình định mua loại CPU nào để có thể chọn đúng bo mạch chủ tương ứng, nhưng yên tâm, việc chọn lựa cho đúng này các nhân viên cửa hàng sẽ làm giúp bạn, điều bạn cần quan tâm ở đây là chọn các thông sô cho phù hợp, và để biết rõ bạn đang mua thứ gì, và nó làm được gì!
RAM (Ramdom Access Memory)
Đa số các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ DDR RAM (Double Data Rate RAM), RDRAM (Rambus RAM) không được dùng phổ biến vì có giá cao. Ngoài ra, trên thị trường còn xuất hiện DDR 2 cho tốc độ cao gần như RDRAM nhưng lại có giá rẻ như DDR. DDR RAM có các tốc độ 200/266/333/400 còn DDR 2 hỗ trợ tốc độ 400/533/667. Ngoài ra, DDR còn hỗ trợ kênh đôi, cho phép truy xuất bộ nhớ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.
2xDual DDR2 533/667(Max 4GB Ram): trên bo mạch chủ này có 2 khe cắm Bộ nhớ (RAM), hỗ trợ tốc độ giao tiếp 533 hoặc 667Mhz. Dựa vào thông số này, bạn có thể lựa chọn loại bộ nhớ (RAM) với tốc độ thích hợp để nâng cao tính đồng bộ và hiệu suất của máy tính. Chữ Dual là viết tắc của Dual Chanel, tức là bo mạch chủ hổ trợ chế độ chạy 2 thanh RAM song song. Với công nghệ này, có thể nâng cao hiệu suất và tốc độ chuyển dữ liệu của RAM. Max 4GB Ram tức là tổng dung lượng Ram tối đa mà bo mạc chủ hỗ trợ, ở đây là 4GB tức bạn có thể lắp 1xRam4GB, hoặc 2xRam2GB. Tất nhiên bạn sẽ lắp 2xRam2GB để tận dụng công nghệ Dual. Và bạn cũng nên lưu ý tới số khe cắm Ram, trong trường hợp này là 2 khe cắm, các mainboard loại microATX thường có 2 khe cắm Ram, nếu có ý định nâng cấp ram trong tương lai bạn nên chọn main board có 4 khe cắm Ram.
Card đồ họa tích hợp
Lĩnh vực đồ họa luôn được các nhà sản xuất quan tâm. Các bo mạch chủ mới đều hỗ trợ card đồ họa qua khe PCI Express x16, hoặc đồ họa tích hợp. Các chip đồ họa tích hợp không đem lại hiệu quả đồ họa cao, chỉ thích hợp cho người dùng gia đình và văn phòng. Tuy nhiên, một số chip đồ họa tích hợp có chất lượng rất tốt của Nvidia, ATI hay Intel 915G/945G.
Về đồ họa, giao tiếp AGP đã nhường chỗ cho PCI Express có băng thông cao gấp đôi AGP 8x. Không những thế công nghệ card đồ họa kép SLI đã đem lại khả năng xử lý đồ họa "siêu mạnh". SLI cho phép bạn gắn 2 card đồ họa vào bo mạch chủ, SLI thường đem lại khả năng xử lý đồ họa cao hơn bình thường từ 70-80%. Tuy nhiên, đây là các công nghệ cao cấp, giá của cặp card đồ họa trung bình cũng tới vài trăm USD.
Tuy nhiên nếu công việc của bạn không cần sử dụng đến những ứng dụng đồ họa hạng nặng tôi khuyên bạn nên chọn main board có hỗ trợ card đồ họa tích hợp, vì sao ư, vì các card đồ họa tích hợp bây giờ đều cỡ khoảng 128Mb trở lên, hoàn toàn đáp ứng công việc thông thường và các ứng dụng đồ họa trung bình, và nếu muốn bạn có thể mua thêm card đồ họa để đáp ứng công việc nếu có phát sinh bất cứ lúc nào, trừ phi bạn dùng các phần mềm đồ họa cỡ nặng, thiết kế 3D chuyên nghiệp, hay chơi game hạng nặng thì mới cần dùng đến những card đồ họa riêng, hơn nữa giá các card đồ họa rời cũng không rẻ chút nào, ít nhất cũng khoảng 700.000 đến vài triệu, và còn một vài liên quan khác nữa chúng ta sẽ bàn kĩ hơn ở phần sau khi nói riêng về card đồ họa.
Âm thanh tích hợp
Bo mạch chủ tích hợp âm thanh có thể là lựa chọn tốt hơn. Các loại bo mạch chủ tích hợp chipset âm thanh sáu kênh(5.1) thường chỉ thích hợp cho trò chơi hoặc phát lại MP3. Tuy nhiên, một số bo mạch chủ cao cấp có thể hỗ trợ âm thanh 8 kênh (7.1), đồng thời còn hỗ trợ thêm âm thanh số (SPDIF) ngõ quang/đồng trục. Nếu bạn muốn có chất lượng âm thanh tuyệt hảo thì bạn có thể mua một card âm thanh chất lượng cao như Creative Sound Blaster Audigy 4 – 7.1 chẳng hạn. Lúc đó, bạn có thể tắt âm thanh tích hợp này bằng các jumper hoặc chỉ cần thiết lập trong BIOS. Tuy nhiên lưu ý một điều là nếu bạn chơi những hàng cao cấp như âm thanh 8 kênh thì nếu muốn có được hiệu quả như ý bạn phải sắm thêm cho mình một bộ loa 7.1 nữa, và giá của một bộ loa như thế cũng không rẻ chút nào, và nếu là card 8 kênh tích hợp thì nó sẽ đẩy giá mainboard của bạn lên một chút, tuy nhiên hầu hết các mainboard bây giờ đều hỗ trợ card âm thanh 6 kênh hoặc 8 kênh, vì vậy nếu bạn không có ý định mua một bộ loa 7.1 thì bạn không cần quan tâm lắm đến nó.
PCI Express 16X là tên của loại khe cắm card màn hình mà bo mạch chủ. Khe PCI Express là loại khe cắm mới nhất, hỗ trợ tốc độ giao tiếp dữ liệu nhanh nhất hiện nay giữa bo mạch chủ và Card màn hình. Con số 16X thể hiện một cách tương đối băng thông giao tiếp qua khe cắm, so với AGP 8X, 4X mà bạn có thể thấy trên một số bo mạch chủ cũ. Tuy băng thông giao tiếp trên lý thuyết là gấp X lần, thế nhưng tốc độ hoạt động thực tế không phải như vậy mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như lượng RAM trên card, loại GPU (Vi xử lí trung tâm của card màn hình)
3PCI, 4SATA, 4USB 2.0: trên bo mạch chủ có 3 khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v…. 4SATA là 4 khe cắm SATA, một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn IDE. Nếu bạn thấy bo mạch chủ có ghi dòng là ATA66, ATA100, ATA133 thì đó chính là dấu hiệu nhận biết bo mạch chủ có hổ trợ chuẩn đĩa cứng IDE. 4 cổng cắm USB 2.0 được hổ trợ trên bo mạch chủ. USB 2.0 thì nhanh hơn USB 1.1. USB 2.0 thì tương thích luôn với các thiết bị chỉ có USB 1.1. Hầu hết các bo mạch chủ bây giờ đều hỗ trợ USB 2.0 vì vậy các bảng báo giá thường không đưa thêm thông số USB vào.
Lưu trữ
Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ SATA có băng thông cao tới 150MB/giây. Không những thế, SATA có thể cắm nóng, cáp kết nối lại nhỏ gọn, cho phép tiết kiệm không gian trong hộp máy. Không dừng ở đó, chuẩn SATA 2 đã xuất hiện với băng thông 300MB/s, gấp đôi so với SATA.
Bo mạch chủ tích hợp IDE RAID có thể là lựa chọn hấp dẫn. Hệ thống RAID cho máy tính cá nhân sử dụng nhiều đĩa cứng cùng loại(ít nhất là 2 đĩa cứng) để làm tăng hiệu năng (bằng cách ghi dữ liệu vào cả hai ổ đĩa) hoặc cung cấp giải pháp dự phòng trong trường hợp ổ cứng hỏng (ánh xạ ổ đĩa). Tuy nhiên tôi nghĩ với nhu cầu của sinh viên chắc bạn cũng không cần dùng đến loại chuẩn này, nhưng nếu vì lí do nào đó bạn muốn tăng thêm hiệu năng hay độ bảo mật thì bạn cũng có thể mua mainboard hỗ trợ chuẩn này, và giá của nó cũng không đắt hơn nhiều.
Kết nối
Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ Ethernet, USB 2.0 và cổng FireWire(IEEE 1394). IEEE 1394a có tốc độ truy xuất dữ liệu là 400Mbps và IEEE 1394b có tốc độ truy xuất dữ liệu là 800Mbps. Các cổng giao tiếp cũ như PS/2, cổng song song cũng dần "biến mất". Không những thế, một số giao tiếp mở rộng khác như mạng không dây, mạng Gigabit, Bluetooth, bộ đọc thẻ nhớ... cũng có thể được hỗ trợ. Với những giao tiếp mở rộng này bạn nên cân nhắc để chọn mainboard cho phù hợp, xong xin lưu ý chẳng hạn với Bluetooth hay bộ đọc thẻ nhớ nếu bạn mua một mainboard không hỗ trợ chúng thì vẫn có thể mua thêm các phụ kiện rời nếu có nhu cầu.
Front Side Bus (FSB): Thông số này nói lên tốc độ trao đổi liên lạc điều khiển của chipset trên Mainboard với CPU, và nó là một trong hai nhân có chính tác động lên tốc độ của CPU, được tính bằng MHz. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các vi xử lí chạy ở bus thấp hơn. Tuy nhiên bạn nên chọn mainboard có FSB phù hợp với Bus của CPU, nên bằng nhau là tốt nhất và đừng bao giờ chọn thấp hơn, ví dụ bạn có CPU bus800 song nếu bạn chọn mua một mainboard FSB 533MHz thì thật lãng phí, vì nó sẽ không phát huy được hết hiệu năng CPU của bạn. Tất nhiên bạn cũng không nên mua quá cao nếu không có nhu cầu dùng đến, chẳng hạn bạn dùng chip Pentium D và không có ý định sẽ nâng cấp lên Core 2 Duo thì cũng chẳng cần mua Mainboard có FSB 1066 làm gì.
Chọn nhà sản xuất nào? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại main của các hãng khác nhau. Theo tham khảo trên một sô diễn đàn phần cứng thì loại main được ưa chuộng là ASUS và Gigabyte, đây đều là 2 nhà sản xuất mainboard của Đài Loan có uy tín trên thê giới. Main của Gigabyte chạy rất ổn định và bền với thời gian còn ASUS nhà sản xuất mainboard được ưa chuộng nhất Việt Nam năm 2005 thì được thiết kế thuận tiện cho việc ép xung, và cũng rất tốt. Tôi khuyên bạn nên chọn main của một trong 2 hãng này. Ngoài ra còn có main của DFI đây cũng là loại main chất lượng tốt. Main của Intel cá giá thường nhỉnh hơn một chút nhưng chất lượng thì cũng không hơn, main của ASROCK là mainboard chất lượng thấp, chạy không ổn định lắm, bạn không nên mua main của hãng này, ngoài ra còn một số hãng sx mainboard khác tuy nhiên số lượng chủng loại ít và chất lượng cũng tầm tầm.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét một MB ví dụ sau:
GIGABYTE 945P-G – Socket 775; Intel 945P chipset (Core 2 Duo) – Upto P4 3.8GHZ; 2xDual DDR2 533/667/800 (Max 4GB Ram); VGA & Sound 8 channel & NIC Gigabit onboard; 1xPCI Express; 3xPCI; 4xSATA; 533/800 FSB
Nhà sản xuất: GIGABYTE | Model: 945P-G | Loại Chipset: Intel 945P hỗ trợ chip Core 2 Duo(chip 2 nhân) Hỗ trợ tốc độ xung nhịp đồng hồ của CPU lên tới 3.8GHZ | Hỗ trợ 2 RAM kênh đôi, tốc độ Bus có thể là 533/667/800MHZ và tổng dung lượng RAM tối đa là 4GB | Tích hợp card đồ họa, card âm thanh 8 kênh và card mạng | Có 1 khe cắm PCI Express, 3 khe cắm PCI, 4 khe cắm SATA | Tốc độ BUS hỗ trợ có thể là 533 hoặc 800MHZ
Bo mạch chủ là bộ phận rất quan trọng trong PC. Nếu bạn có một bo mạch chủ chất lượng tồi thì máy tính của bạn sẽ thường xuyên gặp trục trặc và thật "mệt mỏi" để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục lỗi. Do đó vì vậy tôi cố gắng đưa ra những hiểu biết cơ bản nhất để bạn có cơ sở chọn lựa được một bo mạch chủ chất lượng tốt phù hợp với túi tiền mà đem lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu nâng cấp sau này.
945P-G: Các thông số đi sau hiệu mainboard này là tên mã của dòng sản phẩm đó, cái tên này không nói lên nhiều điều, tuy nhiên bạn có thể dùng nó để tìm kiếm thêm thông tin trên mạng về loại sản phẩm này. Chữ G đi sau thể hiện mainboard này có tích hợp card đồ họa.
Chipset
Tại sao khi lựa chọn bo mạch chủ lại phải chú ý tới chipset đầu tiên? Bởi vì chipset trong bo mạch chủ giữ chức năng rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể "nói chuyện" được với CPU và các thiết bị khác. Các nhà sản xuất bo mạch chủ còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác.
Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà bo mạch có thể "tải" được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB 2.0. Các bo mạch chủ được thiết kế cho cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Chính vì vậy, Chipset là yếu tố quan trọng khi bạn mua bo mạch chủ.
Một điều nữa muốn nhắc bạn đó là sau khi chọn CPU, khi chọn Mainboard bạn hãy xem xét kĩ xem chipset của mainboard đó có hỗ trợ CPU mà bạn đã chọn hay không, về việc này bạn có thể hỏi người bán cho chắc ăn. J
(Core 2 Duo) hay (Dual core): Chỉ loại CPU hỗ trợ. Đương nhiên là những main này có tính tương thích ngược. Main hỗ trợ CPU đời cao thì sẽ hộ trợ những CPU đời thấp hơn nó có nghĩa là bạn có thể mua mainboard hỗ trợ Core 2 Duo để chạy chip Dual core, Pen4 hay Celeron cũng được, miễn là cùng số Socket.
Socket
Socket chính là số chân cắm của CPU trên mainboard, loại soket của CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại mà mainboard hỗ trợ. (Của INTEL có thể là 478 hay 775, của AMD có thể là 754, 939, hay AM2)
CPU
Bo mạch chủ của bạn hỗ trợ bộ xử lý nào? Hiện nay, Pentium Dcủa Intel và Athlon của AMD là hai xu hướng lựa chọn CPU khác nhau. Chuẩn khe cắm (socket) cho các bộ xử lý của AMD và Intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào bo mạch chủ hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. AMD hiện nay sử dụng khe cắm 939 và 754, AM2 còn CPU của Intel sử dụng khe cắm 775 và 478. Không những thế các bộ xử lý của cùng hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được. Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà bo mạch chủ có thể đáp ứng. Bạn cần phải hỏi kĩ người bán hàng, loại bo mạch chủ này hỗ trợ tốc độ CPU như thế nào bởi đôi khi các nhà sản xuất bo mạch chủ thường ghi là hỗ trợ CPU tốc độ cao như thế này nhưng không bao giờ hỗ trợ được tốc độ đó. Ví dụ: Bo mạch chủ ghi rõ hỗ trợ tốc độ CPU tới 2.5 GHz, nhưng thực tế bo mạch chủ đó hỗ trợ tối đa chỉ 2.0 GHz.
Vì vậy khi chọn MB bạn còn phải cân nhắc xem mình định mua loại CPU nào để có thể chọn đúng bo mạch chủ tương ứng, nhưng yên tâm, việc chọn lựa cho đúng này các nhân viên cửa hàng sẽ làm giúp bạn, điều bạn cần quan tâm ở đây là chọn các thông sô cho phù hợp, và để biết rõ bạn đang mua thứ gì, và nó làm được gì!
RAM (Ramdom Access Memory)
Đa số các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ DDR RAM (Double Data Rate RAM), RDRAM (Rambus RAM) không được dùng phổ biến vì có giá cao. Ngoài ra, trên thị trường còn xuất hiện DDR 2 cho tốc độ cao gần như RDRAM nhưng lại có giá rẻ như DDR. DDR RAM có các tốc độ 200/266/333/400 còn DDR 2 hỗ trợ tốc độ 400/533/667. Ngoài ra, DDR còn hỗ trợ kênh đôi, cho phép truy xuất bộ nhớ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.
2xDual DDR2 533/667(Max 4GB Ram): trên bo mạch chủ này có 2 khe cắm Bộ nhớ (RAM), hỗ trợ tốc độ giao tiếp 533 hoặc 667Mhz. Dựa vào thông số này, bạn có thể lựa chọn loại bộ nhớ (RAM) với tốc độ thích hợp để nâng cao tính đồng bộ và hiệu suất của máy tính. Chữ Dual là viết tắc của Dual Chanel, tức là bo mạch chủ hổ trợ chế độ chạy 2 thanh RAM song song. Với công nghệ này, có thể nâng cao hiệu suất và tốc độ chuyển dữ liệu của RAM. Max 4GB Ram tức là tổng dung lượng Ram tối đa mà bo mạc chủ hỗ trợ, ở đây là 4GB tức bạn có thể lắp 1xRam4GB, hoặc 2xRam2GB. Tất nhiên bạn sẽ lắp 2xRam2GB để tận dụng công nghệ Dual. Và bạn cũng nên lưu ý tới số khe cắm Ram, trong trường hợp này là 2 khe cắm, các mainboard loại microATX thường có 2 khe cắm Ram, nếu có ý định nâng cấp ram trong tương lai bạn nên chọn main board có 4 khe cắm Ram.
Card đồ họa tích hợp
Lĩnh vực đồ họa luôn được các nhà sản xuất quan tâm. Các bo mạch chủ mới đều hỗ trợ card đồ họa qua khe PCI Express x16, hoặc đồ họa tích hợp. Các chip đồ họa tích hợp không đem lại hiệu quả đồ họa cao, chỉ thích hợp cho người dùng gia đình và văn phòng. Tuy nhiên, một số chip đồ họa tích hợp có chất lượng rất tốt của Nvidia, ATI hay Intel 915G/945G.
Về đồ họa, giao tiếp AGP đã nhường chỗ cho PCI Express có băng thông cao gấp đôi AGP 8x. Không những thế công nghệ card đồ họa kép SLI đã đem lại khả năng xử lý đồ họa "siêu mạnh". SLI cho phép bạn gắn 2 card đồ họa vào bo mạch chủ, SLI thường đem lại khả năng xử lý đồ họa cao hơn bình thường từ 70-80%. Tuy nhiên, đây là các công nghệ cao cấp, giá của cặp card đồ họa trung bình cũng tới vài trăm USD.
Tuy nhiên nếu công việc của bạn không cần sử dụng đến những ứng dụng đồ họa hạng nặng tôi khuyên bạn nên chọn main board có hỗ trợ card đồ họa tích hợp, vì sao ư, vì các card đồ họa tích hợp bây giờ đều cỡ khoảng 128Mb trở lên, hoàn toàn đáp ứng công việc thông thường và các ứng dụng đồ họa trung bình, và nếu muốn bạn có thể mua thêm card đồ họa để đáp ứng công việc nếu có phát sinh bất cứ lúc nào, trừ phi bạn dùng các phần mềm đồ họa cỡ nặng, thiết kế 3D chuyên nghiệp, hay chơi game hạng nặng thì mới cần dùng đến những card đồ họa riêng, hơn nữa giá các card đồ họa rời cũng không rẻ chút nào, ít nhất cũng khoảng 700.000 đến vài triệu, và còn một vài liên quan khác nữa chúng ta sẽ bàn kĩ hơn ở phần sau khi nói riêng về card đồ họa.
Âm thanh tích hợp
Bo mạch chủ tích hợp âm thanh có thể là lựa chọn tốt hơn. Các loại bo mạch chủ tích hợp chipset âm thanh sáu kênh(5.1) thường chỉ thích hợp cho trò chơi hoặc phát lại MP3. Tuy nhiên, một số bo mạch chủ cao cấp có thể hỗ trợ âm thanh 8 kênh (7.1), đồng thời còn hỗ trợ thêm âm thanh số (SPDIF) ngõ quang/đồng trục. Nếu bạn muốn có chất lượng âm thanh tuyệt hảo thì bạn có thể mua một card âm thanh chất lượng cao như Creative Sound Blaster Audigy 4 – 7.1 chẳng hạn. Lúc đó, bạn có thể tắt âm thanh tích hợp này bằng các jumper hoặc chỉ cần thiết lập trong BIOS. Tuy nhiên lưu ý một điều là nếu bạn chơi những hàng cao cấp như âm thanh 8 kênh thì nếu muốn có được hiệu quả như ý bạn phải sắm thêm cho mình một bộ loa 7.1 nữa, và giá của một bộ loa như thế cũng không rẻ chút nào, và nếu là card 8 kênh tích hợp thì nó sẽ đẩy giá mainboard của bạn lên một chút, tuy nhiên hầu hết các mainboard bây giờ đều hỗ trợ card âm thanh 6 kênh hoặc 8 kênh, vì vậy nếu bạn không có ý định mua một bộ loa 7.1 thì bạn không cần quan tâm lắm đến nó.
PCI Express 16X là tên của loại khe cắm card màn hình mà bo mạch chủ. Khe PCI Express là loại khe cắm mới nhất, hỗ trợ tốc độ giao tiếp dữ liệu nhanh nhất hiện nay giữa bo mạch chủ và Card màn hình. Con số 16X thể hiện một cách tương đối băng thông giao tiếp qua khe cắm, so với AGP 8X, 4X mà bạn có thể thấy trên một số bo mạch chủ cũ. Tuy băng thông giao tiếp trên lý thuyết là gấp X lần, thế nhưng tốc độ hoạt động thực tế không phải như vậy mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như lượng RAM trên card, loại GPU (Vi xử lí trung tâm của card màn hình)
3PCI, 4SATA, 4USB 2.0: trên bo mạch chủ có 3 khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v…. 4SATA là 4 khe cắm SATA, một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn IDE. Nếu bạn thấy bo mạch chủ có ghi dòng là ATA66, ATA100, ATA133 thì đó chính là dấu hiệu nhận biết bo mạch chủ có hổ trợ chuẩn đĩa cứng IDE. 4 cổng cắm USB 2.0 được hổ trợ trên bo mạch chủ. USB 2.0 thì nhanh hơn USB 1.1. USB 2.0 thì tương thích luôn với các thiết bị chỉ có USB 1.1. Hầu hết các bo mạch chủ bây giờ đều hỗ trợ USB 2.0 vì vậy các bảng báo giá thường không đưa thêm thông số USB vào.
Lưu trữ
Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ SATA có băng thông cao tới 150MB/giây. Không những thế, SATA có thể cắm nóng, cáp kết nối lại nhỏ gọn, cho phép tiết kiệm không gian trong hộp máy. Không dừng ở đó, chuẩn SATA 2 đã xuất hiện với băng thông 300MB/s, gấp đôi so với SATA.
Bo mạch chủ tích hợp IDE RAID có thể là lựa chọn hấp dẫn. Hệ thống RAID cho máy tính cá nhân sử dụng nhiều đĩa cứng cùng loại(ít nhất là 2 đĩa cứng) để làm tăng hiệu năng (bằng cách ghi dữ liệu vào cả hai ổ đĩa) hoặc cung cấp giải pháp dự phòng trong trường hợp ổ cứng hỏng (ánh xạ ổ đĩa). Tuy nhiên tôi nghĩ với nhu cầu của sinh viên chắc bạn cũng không cần dùng đến loại chuẩn này, nhưng nếu vì lí do nào đó bạn muốn tăng thêm hiệu năng hay độ bảo mật thì bạn cũng có thể mua mainboard hỗ trợ chuẩn này, và giá của nó cũng không đắt hơn nhiều.
Kết nối
Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ Ethernet, USB 2.0 và cổng FireWire(IEEE 1394). IEEE 1394a có tốc độ truy xuất dữ liệu là 400Mbps và IEEE 1394b có tốc độ truy xuất dữ liệu là 800Mbps. Các cổng giao tiếp cũ như PS/2, cổng song song cũng dần "biến mất". Không những thế, một số giao tiếp mở rộng khác như mạng không dây, mạng Gigabit, Bluetooth, bộ đọc thẻ nhớ... cũng có thể được hỗ trợ. Với những giao tiếp mở rộng này bạn nên cân nhắc để chọn mainboard cho phù hợp, xong xin lưu ý chẳng hạn với Bluetooth hay bộ đọc thẻ nhớ nếu bạn mua một mainboard không hỗ trợ chúng thì vẫn có thể mua thêm các phụ kiện rời nếu có nhu cầu.
Front Side Bus (FSB): Thông số này nói lên tốc độ trao đổi liên lạc điều khiển của chipset trên Mainboard với CPU, và nó là một trong hai nhân có chính tác động lên tốc độ của CPU, được tính bằng MHz. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các vi xử lí chạy ở bus thấp hơn. Tuy nhiên bạn nên chọn mainboard có FSB phù hợp với Bus của CPU, nên bằng nhau là tốt nhất và đừng bao giờ chọn thấp hơn, ví dụ bạn có CPU bus800 song nếu bạn chọn mua một mainboard FSB 533MHz thì thật lãng phí, vì nó sẽ không phát huy được hết hiệu năng CPU của bạn. Tất nhiên bạn cũng không nên mua quá cao nếu không có nhu cầu dùng đến, chẳng hạn bạn dùng chip Pentium D và không có ý định sẽ nâng cấp lên Core 2 Duo thì cũng chẳng cần mua Mainboard có FSB 1066 làm gì.
Chọn nhà sản xuất nào? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại main của các hãng khác nhau. Theo tham khảo trên một sô diễn đàn phần cứng thì loại main được ưa chuộng là ASUS và Gigabyte, đây đều là 2 nhà sản xuất mainboard của Đài Loan có uy tín trên thê giới. Main của Gigabyte chạy rất ổn định và bền với thời gian còn ASUS nhà sản xuất mainboard được ưa chuộng nhất Việt Nam năm 2005 thì được thiết kế thuận tiện cho việc ép xung, và cũng rất tốt. Tôi khuyên bạn nên chọn main của một trong 2 hãng này. Ngoài ra còn có main của DFI đây cũng là loại main chất lượng tốt. Main của Intel cá giá thường nhỉnh hơn một chút nhưng chất lượng thì cũng không hơn, main của ASROCK là mainboard chất lượng thấp, chạy không ổn định lắm, bạn không nên mua main của hãng này, ngoài ra còn một số hãng sx mainboard khác tuy nhiên số lượng chủng loại ít và chất lượng cũng tầm tầm.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét một MB ví dụ sau:
GIGABYTE 945P-G – Socket 775; Intel 945P chipset (Core 2 Duo) – Upto P4 3.8GHZ; 2xDual DDR2 533/667/800 (Max 4GB Ram); VGA & Sound 8 channel & NIC Gigabit onboard; 1xPCI Express; 3xPCI; 4xSATA; 533/800 FSB
Nhà sản xuất: GIGABYTE | Model: 945P-G | Loại Chipset: Intel 945P hỗ trợ chip Core 2 Duo(chip 2 nhân) Hỗ trợ tốc độ xung nhịp đồng hồ của CPU lên tới 3.8GHZ | Hỗ trợ 2 RAM kênh đôi, tốc độ Bus có thể là 533/667/800MHZ và tổng dung lượng RAM tối đa là 4GB | Tích hợp card đồ họa, card âm thanh 8 kênh và card mạng | Có 1 khe cắm PCI Express, 3 khe cắm PCI, 4 khe cắm SATA | Tốc độ BUS hỗ trợ có thể là 533 hoặc 800MHZ