rầu lòng nhạc trẻ

Phan Minh Tuấn
(virus)

New Member
Ca khúc, và nhất là những ca khúc nhác trẻ, là một thứ nghệ thuật khá dễ dàng và đại chúng so với âm nhạc trong các bản giao hưởng, Sonata, thánh ca… những thể loại âm nhác được coi là chuẩn mực. Chính vì mục đích để nhiều người có thể hiểu được và để có thể hát cùng được với nhau, nên cùng với phần nhạc đơn giản dễ nhớ, các nhạc sĩ đã đưa them phần ca từ dễ hát vào. Chúng ta không thể phủ nhận rằng có những ca từ tuyệt tác trong kho tang âm nhạc thế giới và Việt nam. Tuy nhiên trong đì sống nhạc trẻ của chúng ta, vị trí của ca từ lại đảo lộn với quy luật thông thường. Báo trí đã không ngớt lên tiếng về những ca từ dung tục, ngớ ngẩn mà các ca sĩ đã gào lên trên sân khấu… “Đào hoa là gì, nếu không đào hoa là gì, là một chàng đẹp trai, thong minh và duyên dáng…” Những nét nhạc đơn giản, đơn điệu và ngô nghê đến mức “dù có lời ngô nghê nhưng còn có “cái” mà nghe, chứ chỉ dạo nhạc không thì chẳng biết nó là cái của nợ gì nữa…” Những lời nói bông đùa thường ngày, hay một thứ ví von thô kệch về tình bạn, tình yêu được biến thành lời ca. Đặc biệt phần lời ca “diễn giải” cái cảm giác hay hành động yêu đương của tuổi dạy thì được các nhạc sĩ khai thác tối đa, chính vì vậy nên đa số các ca khúc nhạc trẻ mới chết yểu nhanh như vậy. Chúng ta không thể ngồi thống kê được xem có bao nhiêu ca khúc chỉ vài tuần trước đây đang ăn khách mà bây giờ không ai còn nhớ đến nó nữa. Sự lộn xộn của các kiểu ca từ này phải thừa nhận rằng thính khán giả của đời sống nhạc trẻ, chủ yếu là giới trẻ, những người có khiếu thẩm mỹ chưa phát triển cao luôn thích cái gì đó dễ dãi, nhè nhẹ theo kiểu “ô mai”. Và các nhạc sĩ đã lợi dụng điều này để tranh thủ sáng tác hàng loạt các ca khúc đễ dãi để biểu diễn vài lần rồi “chết”. Hơn nữa trong thời buổi kinh tế thị trường, khi mà mỗi đêm, các tụ điểm ca nhạc, phòng trà đều đòi hỏi có một cái gì đó “mới mới” để coi, cứ sau 3 đêm, quán vẫn cho diễn những bài cũ, quen tai thì khách hàng sẽ kéo sang quán có những “thứ” mới và lạ hơn. Nhu cầu cấp bách này làm xuất hiện những liên minh ông chủ và nhạc sĩ. Và những khách hàng tóc cạo trọc và hoe vàng ngồi nốc rượu mạnh đâu có cần gì những thứ âm nhạc trang nghiêm và cao siêu, họ cần có cái gì để nhảy nhót, để gào lên và cuối cùng được góp một tràng pháo tay. Còn nữa, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ không sáng tác nổi một giai điệu nào mới, nên họ có một phát hiện rất độc đáo là lấy nhạc ngoại rồi tỉ mẩn ghép lời việt vào, vụng về và ngớ ngẩn bởi phần lớn họ lấy nhạc từ những ca khúc cũng dễ dãi từ nhạc trẻ Trung Quốc, Thái Lan. Do để ghép với những nét nhạc “lục khục” như vậy, lời Việt trở nên tối tăm vô nghĩa đến cùng cực. Bạn tôi, một ca sĩ trẻ sau khi hát bài “Dấu yêu ơi” vội đi xuống phía sau sân khấu phân bua “Em không muốn hát, nhưng bầu sô bắt phải hat, khán giả thích bài đó,… Em vừa hát vừa rầu cả lòng…” Nhưng rầu lòng thì mặc rầu lòng, khán giả gọi, bầu sô tới, quy luật của đồng tiền thúc giục, ca sĩ lại lao ra sân khấu và gào lên một giai điệu mà chính mình xấu hổ với dọng ca của mình….
Nhạc trẻ mang theo lời ca dù hay, dù dở đều ngấm trực tiếp vào tâm hồn người nghe. Những tâm hồn ấy đa số đều rất trẻ, đang phải trau dồi tri thức và hầu như chưa đủ nhạy cảm với những điều không tốt. HIện nay có rất nhiều ca từ nhạc trẻ cổ vũ cho lối sống không lành mạnh, vô trách nhiệm trong cuộc sống và tình yêu… chúng ta không thể tưởng tượng được điều gì sẽ hình thành trong đầu cô gái 15 – 16 tuổi khi nghe đi nghe lại một câu nói bi luỵ và bất lực “và Em sẽ không trách Anh nữa, chẳng trách Anh đâu. Khi ta đến bên nhau tình gian dối…. khi ta đến bên nhau tình giói lừa…” Bài hát này được nhiều người, cả những nhạc sĩ tên tuổi và có trách nhiệm công khai chỉ trích phản đối sự rêu rao một lối sống chấp nhận buông thả vô trách nhiệm, thế nhưng bài hát này vận được hát đi hát lại không chỉ ngay trên sân khấu mà cả đài phát thanh và truyền hình theo yêu cầu của khán giả. Có lẽ sự yêu mau chóng, khát khao mau chóng khiến các tâm hồn dậy thì tò mò nên nhiều nhạc sĩ đã tận dụng tối đa điều này để sáng tác nhằm nhận láy những tiếng reo hò, những tràng pháo tay phù phiếm mà quên đi tác hại của chúng “hãy hôn em như anh đã từng hôn,… hãy cho em một lần dù gian dối” Những ảnh hưởng của nhạc trẻ tác động vào lối sống của thanh thiếu niên rất nhanh, sự cắt tóc, nhuộm tóc và ăn mặc theo các ngôi sao chỉ là vỏ ngoài của những tác động đó. Trong một tâm hồn tươi trẻ, những giai điệu mà tâm hồn đó tiếp nhận sẽ nhanh chóng trở thành một phần của tâm hồn họ. Những chàng trai ở tuổi 18 đôi mươi, những fan đích thực và cuồng nhiệt của nhạc trẻ, những cuộc sống hiếu động chưa cân bằng, chưa biết tự kiềm chế, đó là những đặc tính trời ban cho tuổi trẻ. Nhưng những fan cuồng nhiệt như vậy lại được “thưởng thức” một liều độc dược mà họ không hề hay biết khi họ nghe “con trai, con trai thích ngày mai…. Con trai yêu ai chỉ vài ngày. Để rồi sau đó nói chia tay…. gặp người con gái muốn quen liền…. Để rồi sau đó noi bye bye” (Con trai thời nay). Giá trị thiêng liêng của tình yêu bị đưa ra “bán đứng”, hát, hát đi hát lại câu nhạt nhẽo, bạc tình. Có lẽ nhằm giúp cho chương trình được phong phú và để “cân bằng” với bài hát trên, ông bầu hay nhạc sĩ nào đó đã có một phát hiên tinh tế, họ sáng tác thêm một bài hát nhằm vào đối tượng là những cô gái mới lớn - những người là nạn nhân của lối sống này. Và đây có cô bé nào mà lại không thuộc lới ca này
“Tình yêu đến em không mong đời gì, tình yêu đi em chẳng hề tiếc nuối…” (hát cùng dòng sông) trong đời sống nhạc trẻ còn vô số ca từ nhớ ngẩn kích động một lối sống buông thả, vô trách nhiệm trong cuộc sống, tình yêu
Báo chí đã lên tiếng nhiều về sự thành công cũng như thất bại của nhà quản lý nhằm tạo ra một đời sống nhạc trẻ lành mạnh, giải trí và giáo dục được đi đôi với nhau, nhưng nhạc sic thì lại coi, bây giờ thời buổi thị trường, công chúng thích gì thì mình phải viết cái đó, nếu đổ lỗi tất cả cho công chúng nhạc trẻ - đa số là những người đang ngồi trên ghế nhà trường thì thật dễ dàng và cũng thật là buồn cười, đa số họ đã và đang thưởng thức nghệ thuật một cách thụ động, không chọn lọc và theo thói quen. Tuy kêu ca về trình độ thẩm mỹ của công chúng như vậy, nhưng nhiều nhạc sĩ vẫn vì những lý do thường nhật, dễ hiểu vẫn “nhắm mắt, bịt tai” viết lên những lời ca nhạt nhẽo, vô bổ cho sân khấu nhạc trẻ
 
lời của nhạc việt thì đứng thứ nhất về mức độ siêu chuối rùi . có thể tóm gọn là đơn giản ngô nghê , hoặc bi lụy quá mức . chẳng khó khăn gì để lấy ví dụ . như là :yêu nhau ném đá vỡ đầu nhau đi . hay như bài xích lô có đoạn điệp khúc :xích lô xin cho tôi xuống đây !>>>>miễn bình luận !
 
Bài viết hay quá, cảm ơn bác Tuấn :)
Đi chơi với lũ bạn bị hành hạ nhạc trẻ xong về nhà nghe nhạc thời mới mở cửa (không biết gọi thế nào cho chính xác nhỉ :) ) thấy hay thế không biết.

Mùa xuân đến, đạp xe trên phố, tóc xõa vai mềm ... ;)
 
hehe, nói thì cũng được tích sự gì đâu, mình không nghe là ổn.
 
ko nghe nhưng nó cứ đập vào tai . chuối ko để đâu hết !
 
Bài này sưu tầm phải không ạ?

Em sẽ không trách Anh nữa, chẳng trách Anh đâu. Khi ta đến bên nhau tình gian dối…. khi ta đến bên nhau tình giói lừa…”

bố khỉ mình biết/thích mỗi bài này mà XYZ dám chê nó:madflame: Bìa này bi lụy cái nỗi gì hơn bị 'oai' của nó, biết k0 yêu nữa thì bỏ quách đi, giận dỗi trách móc làm gì? Nói túm lại là đỉnh, giọng PT cũng rất chóp.
 
Back
Bên trên