Lưu Công Thành đã viết:
Minh ơi, nếu xét về Economics dưới dạng basics thì đâu chỉ có người bán phải chịu thiệt đâu, mà người mua cũng phải trả giá (mà người mua phải trả giá nhiều hơn là người bán)
Bác Thành, đúng là xét về mặt lý thuyết thuần túy thì là vậy, đấy cũng chính là lý do vì sao bọn tư bản nước ngoài mặc dầu biết chân ứot chân ráo nhảy vào thị trường VN là risky nhưng nó vẫn cứ nhảy, nhưng thực tế là khi vào đến VN rồi thì bọn nó mỡi vỡ lẽ ra là bán thì chả được bao nhiêu mà chủ yếu là bị bóc lột. Tất nhiên một số bọn lớn nhiều tiền của thì bọn nó vẫn cắn răng chịu đựng thôi, vì một phần bọn nó cũng hiểu và một phần đúng là "qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai". Ví dụ thì nhiều vô kể, chắc bác cũng biết thời những năm 93-95 đầu tư nước ngoài rộ lên, các công trình đầu tư, văn phòng đại diện mọc lên như nấm nhưng sau những chiến dịch "lột và đuổi" của các cụ nhà ta thì đa số bọn nó bỏ của chạy lấy người, mất trắng vài triệu đến vài chục triệu là chuyện quá bt. Em ko hiểu bây giờ thế nào chứ em nhớ hồi đó thì gần như chưa có công ty nào 100% vốn nước ngoài các chú tư bản ngoại quốc muốn nhảy vào VN đều phải liên doanh với một chú VN nào đó, mà tiền thì chỉ có nó bỏ ra còn phía VN đóng góp đa số chỉ là tiền trên giấy hoặc là đóng góp dưới dạng bất động sản(đất đai, nhà cửa). Trong khi đó pháp luật VN lại quy định cho dù bọn nó có đóng góp vốn nhiều hơn nhưng phía VN vẫn phải là người cầm trịch (giữ ghế chủ tịch HTQT). Trò này các cụ bày ra rất hay, khi dụ được giặc vào rồi quân ta thừa cơ làm bậy, bật đèn xanh cho các cụ điều thanh tra nhà nước xuống phạt vạ, mà phạt vạ thì vì thằng tây nhiều vốn hơn nên nó tha hồ mà giơ đầu chịu báng, sau vài lần phạt vạ thế, tây oải, bỏ của chạy lấy người thì quân ta cứ thế mà tiếp quản thủ đô, thống nhất đất nước. Bao thằng đã phải cay đắng trả giá khi nhìn quân nhà mình lột trắng thậm chí còn tống tiền bọn nó, thằng nào khôn thì bỏ cả đấy rồi phắn, thằng nào ngu tiếc tiền thì càng lấn sâu thêm và cuối cùng chết thảm. Cái thời đó là những năm 97-98 các cụ nhà mình nhân cuộc khủng hoải tài chính châu Á đục nước béo cò biện minh rằng Tây nó chạy là do khủng hoảng châu Á ta thế này là quá thành tựu rồi nhưng thực tế có phải thằng nào chạy cũng do khủng hoảng cả đâu mà tất cả là do chính sách làm tiền tư bản của ta mà ra cả.
Bây giờ thật ra vẫn vậy, chỉ có điều là quy củ và tinh vi hơn trước. Em thấy bảo bây giờ chạy được một cái giấy mở chi nhánh ngân hàng tại VN cũng phải cỡ từ vài triệu đến vài chục triệu tùy theo mức độ hoạt động và độ lớn của ngân hàng. Và bất kỳ thằng nước ngoài nào muốn đầu tư hay bán hàng tại VN đều phải chạy cửa sau lạy các cụ cả. Biết chạy thì lạy ít, không biết thì lạy nhiều mà có khi còn lạy nhầm cụ, lạy thiếu cụ hay lạy cụ sắp chầu trời, thì coi như công toi, tiền mất tật mang. Chưa kể là đến khi các cụ đánh nhau, một cụ chả may đột ngột qua đời thì thằng nào ăn theo dây cụ đó coi như mạt vận. Em có nghe kể một vài chuyện khá fun kiểu kiểu thế này. Một công ty A muốn tiên phong trong việc triển khai dịch vụ du lịch nhảy dù cho dân ta, mặc dầu đã quá lão làng trong các công đoạn lạy cụ, bản thân cũng đã từng đích thân nuôi lớn vài cụ. Sau một hồi lạy trên dưới, trái phải chắc mẩm ngon ăn, mạnh tay bỏ ra hơn chục triệu thuê máy bay, dụng cụ, chuyên gia về xong xuôi hết rồi. Đùng một cái nhận được cái công văn dấu đỏ của các cụ bên quân đội phán một câu rằng: trò này không bảo đảm về vấn đề an ninh quốc phòng, tạm dừng vô thời hạn. Hẹ hẹ cứ gọi là vãi đái, hóa ra là đồng chí xưa nay vì làm toàn dự án dân sự nên mới chỉ quen lạy các cụ dân sự mà quên mất mấy cụ quân sự thế nên làm các cụ quân sự nổi cáu.
Nói chung là nói về mấy đề tài tham nhũng thì vui lắm, khi nào có thời gian em sẽ đàm đạo thêm với bác.
Còn về mấy ý kiến của bác thì em thấy thế này:
1. Hiện nay xã hội chưa đủ hiện đại văn minh để loại bỏ hoàn toàn tham nhũng, còn về vấn đề đạo đức thì cũng tùy, nếu bác biết có một thứ "quy luật ngầm" rất hiển nhiên ở bộ máy công quyền ta hiện nay là anh muốn leo cao, anh phải có dây có cạ, anh muốn có dây có cạ thì anh phải dám làm dám chịu. Còn nếu anh trong sạch thì cũng đồng nghĩa với lẻ loi một mình, chả ai tin anh, không dây không cạ, sớm muộn thì cũng chết non mà thôi. Thế nên những người có "đạo đức" một cách cứng nhắc thì thường end up vô dụng, chả làm được việc gì và chỉ là công cụ để thằng khác lợi dụng mị dân. Nhưng bên canh đó cũng có những người rất đạo đức nhưng họ cũng là người rất hiểu nhân tình thế thái, khôn ngoan và bản lĩnh, họ vẫn bắt buộc phải tham nhũng như một lẽ tất yếu nhưng họ không bị khống chế và lệ thuộc, luôn ý thức được việc mình làm và luôn biết cách điều tiết hành động sao cho hợp lý, hợp lương tâm. Thực ra đó cũng chính là phương pháp mà cảnh sát đặc nhiệm hay nhân viên tình báo phải làm khi hoạt động trong các tổ chức mafia. Để cắm sâu vào lòng địch, họ phải phạm tội, phải giết người để tạo lòng tin cho địch, sau đó mới có thể chống phá được chứ không thể nào đem đạo lý thông thường mà giảng giải cho địch hiểu được.
2. Luận điểm này đúng nhưng cũng có thể đặt ra một câu hỏi là để có thể tham nhũng thì anh cũng phải cố gắng, phải có trình độ, phải bỏ công sức ra để rèn luyện và còn phải kiên trì nhẫn nại nữa vậy hiển nhiên khi leo đến cái vị trí đó nta cũng phải expect một cái gì đó khác biệt với thường dân và đó cũng chính là động lực của sự phấn đấu. Hơn thế người dân VN vốn dĩ có nếp nghĩ là một người làm quan cả họ được nhờ. Vậy có ai nghĩ rằng một vị bộ trưởng đường đường lại không xây nổi một cái cơ ngơi khang trang cho vợ con? Không giúp nổi người thân trong lúc khó khăn hoạn nạn? Không làm cho con cái mình rạng rỡ ngẩng cao đầu với thiên hạ? Mà để thỏa mãn được những "mơ ước" đó thì lương bao nhiêu mới đủ? Tiền bao nhiêu mới xong? Chứ đừng nói đến mức lương bèo bọt hiện nay. Đấy chính là những động lực cơ bản của danh vọng và quyền lực, trong xã hội hiện nay có mấy ai nghĩ quan là đầy tớ của dân đâu? Do vậy nó còn là vấn đề của văn hóa, tập quán và thói quen suy nghĩ của người dân.
3. Hê hê cái này thì em không nhất trí với bác lắm, vì đơn giản là nếu bác để ý thì chả có nước nào trên thế giới là không có tham nhũng cả. Ngay cả nước Mỹ, một nước nổi tiếng văn minh, luật pháp nghiêm chỉnh nhưng tham nhũng có khi còn khủng khiếp hơn VN, nó chỉ khác VN là nó tham nhũng theo kiểu lách luật, tham nhũng có tổ chức và rất tinh vi, chọn lọc còn VN thì tham nhũng kiểu nông dân, vô tội vạ nên ai cũng thấy cả. Chắc bác cũng biết ở đây nta dùng một cái danh từ gọi là "lobby" hay vận động hành lang, trên đất Mỹ này sẽ không làm được cái gì to tát nếu không có tiền để "lobby" và thậm chí nếu một con bò có đủ tiền để "lobby" thì nó cũng có thể biến thành ông thánh (Bush chả hạn
). Còn tất nhiên là bọn nó ăn thì "tinh" hơn ta nhiều, đầu tư vào cái nọ, tài trợ cho cái kia, mua cái này, bán cái nọ nói chung là rất tinh vi nhưng mức độ cũng vô cùng khủng khiếp. Còn nói là tham nhũng của nó không ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng không đúng. Ví dụ rõ nét nhất là vụ Enron hay worldcom chả hạn tất cả đều là do tham nhũng.
4. Ví dụ của bác Thành là thuộc về kiều tham nhũng hơi quá thô mất rồi, tham nhũng kiểu đấy chống thì cũng dễ, không đến nỗi không thể ví dụ như giải pháp có thể là quy kết trách nhiệm: tôi cung cấp cho anh từng đấy tiền, anh muốn làm thế nào thì làm, ăn bao nhiêu thì ăn miễn là công trình xong tôi thanh tra, mọi thứ ok là được. Sau này có xảy ra chuyện gì thì anh chịu. Vậy vấn đề ở đây lại không phải là tham nhũng mà là chất lượng công trình vì nếu thằng quản lý dự án nó tìm ra được cách xây dựng tiết kiệm chi phí thật, rẻ thật thì không lẽ lại cấm nó ăn à, chả để làm gì mà lúc đấy có muốn cấm cũng không được. Thế nên ví dụ này lại thuộc về vấn đề quản lý nhà nước chứ không phải thuộc phạm trù tham nhũng.
Về giải pháp thì tất cả đều phụ thuộc vào hệ thống luật pháp và nền dân chủ của ta. Trong một xã hội luôn phải có người làm và người giám sát, 2 bên phải thuộc những đảng phái chính trị khác nhau và mâu thuẫn với nhau về mặt quyền lợi và quan điểm, lúc đó mới hy vọng ổn định được vấn đề tham nhũng. Ngoài ra cũng có thể áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu tham nhũng bằng việc áp dụng các mô hình chính phủ điện tử. Các hoạt động hành chính nếu thông qua cơ cấu điện toán chắc chắc sẽ minh bạch, dễ giám sát và khách quan hơn. Lúc đó sẽ tránh được những thụ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện cho tiêu cực.