Nguyễn Thùy Dung
(Nguyễn Thùy Dung)
Điều hành viên
Sáng 29/5, anh Khâm (37 tuổi, ở xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên), buộc chiếc máy rà kim loại và cuốc Mỹ lên chiếc xe máy cà tàng lên đường đến xã Sơn Long (huyện Sơn Hòa) cách nhà hơn 20 km. “Bình thường nhóm chúng tôi có 4-5 anh em cùng xóm đi chung, nhưng hôm ấy mấy anh bạn bất ngờ bỏ đi Nha Trang làm, chỉ còn một mình tôi”, anh kể.
Anh Khâm đến một rẫy sắn của người dân ở vùng rừng núi Sơn Long, nằm xa đường. Rẫy sắn đó người ta đã thu hoạch, anh Khâm thất vọng khi thấy có dấu vết đào bới của những “đồng nghiệp”. Song anh vẫn rà lại đám rẫy một lần nữa, hy vọng kiếm được ít sắt phế liệu còn để sót hầu mong lấy lại vốn.
“Lúc đó khoảng 9-10 giờ sáng, tôi đảo máy một vòng thì máy reo lên một hồi dài, báo hiệu có kim loại bên dưới. Xác định vị trí, tôi lấy cuốc đào sâu chừng một gang tay thì gặp một chiếc thùng đựng đạn của Mỹ, đã gỉ sét bên ngoài và không nặng lắm. Khi dùng cuốc bổ ra thì thấy toàn là tiền, còn mới tinh, lèn chặt. Tôi thất vọng lắm, bởi thấy toàn tiền của chế độ cũ”, anh Khâm kể lại.
Anh tiếp tục rà và chiếc máy lại reo lên ở vị trí cách nơi anh vừa đào chiếc thùng chừng 1 m. Anh Khâm đào và lại lôi lên một... thùng tiền thứ hai. Chỉ có điều, ở giữa những cọc tiền 200 đồng (tiền in hình Nguyễn Huệ), 500 đồng (tiền in hình Trần Hưng Đạo) của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, anh Khâm phát hiện có một cọc tiền ghi số 20 toàn chữ nước ngoài.
“Ban đầu tôi nghĩ chắc là tiền Tây, sau đó ngắm nghía kỹ thì đâm sợ bởi thấy giống tiền... âm phủ. Chợt nghĩ không biết mình có đào trúng huyệt mộ của người quá cố nào chôn cùng với số tiền này, tôi hãi lắm”, anh Khâm bộc bạch.
Anh Khâm đến nơi 5 người đang làm đất trong rẫy nơi anh tìm thấy hai chiếc thùng, lấy cho mỗi người một xấp tiền chế độ cũ để họ đem về chưng cho vui. Thấy ở rẫy bên cạnh cũng có 3-4 thanh niên nhổ sắn thuê, anh Khâm “hào phóng” ném cho họ mấy xấp tiền tương tự.
Tuy nhiên, rắc rối bắt đầu xuất hiện từ đây. Những thanh niên này sau khi biết anh Khâm đào được hai thùng tiền đâm nghi ngờ anh... trúng vàng. Họ nhào đến lục tung túi chế của anh, thấy cọc tiền lạ mỗi người lấy một xấp. Anh Khâm nói họ lấy mất một nửa, còn số “tiền Tây” mà anh mang về nhà chỉ là một nửa còn lại.
Cho đến lúc thấy nhiều người giành giật số “tiền Tây” ấy, anh Khâm mới nghĩ rằng chắc là chúng có giá trị. Anh vội vàng buộc đồ nghề và “chiến lợi phẩm” lên xe, chạy một mạch về nhà. Ngay lúc trời sắp sẩm tối, anh mang hai cái thùng đạn và số sắt cây đem bán, kiếm được 100.000 đồng. Xong xuôi, anh móc túi lấy xấp tiền có chữ nước ngoài và mấy xấp tiền chế độ cũ, đưa cho người chủ đại lý thu mua sắt vụn “thăm dò” thử giá trị.
Người chủ đại lý điện thoại cho hai, ba người, rồi bảo mua lại toàn bộ các loại tiền anh kiếm được với giá 500 đồng/tờ. Ông chủ này cũng rút trong xấp “tiền Tây” của anh Khâm 3 tờ đưa cho vợ, nói là “để trong tủ trà cho đẹp”. Cùng lúc đó, tại đại lý này cũng có vài người quen biết, anh Khâm xởi lởi tặng họ số tiền chế độ cũ, kèm theo câu nói “ở nhà tôi còn cả thúng, nếu chất chồng lên thì cao phải thước rưỡi”, và cho nhóm này hết 9 tờ “tiền Tây” để làm kỷ niệm; bán cho một người quen 2 tờ với giá... 2.000 đồng.
Ngay sau khi anh Khâm vừa về đến nhà thì chủ đại lý mua sắt vụn đã nối gót theo sau. Anh Khâm nhớ lại: “Đến tối, có một người chuyên mua đồ cổ tìm đến, đề nghị mua toàn bộ các loại tiền với giá 1.000 đồng/tờ. Nhưng tôi bán tiền chế độ cũ không thì ông ta không thèm mua, bảo phải có số “tiền Tây” nữa thì mới chịu. Ông ta còn trả giá cả thảy là 6 triệu đồng. Lúc đó, tôi nghi chắc chắn số “tiền Tây” này phải giá trị lắm, nên họ mới sốt sắng và quyết định không bán”.
Sau đó, lại có một người mua đồ cổ khác đến thương lượng mua toàn bộ số tiền chế độ cũ với giá 500.000 đồng, riêng “tiền Tây”, ông ta nói với anh Khâm là sẽ mua với giá 150.000 đồng/tờ. Trong lúc anh Khâm đang lưỡng lự, một người hàng xóm nghe tin sang chơi và nói rằng đó là đôla Mỹ, mệnh giá 20 USD. Người hàng xóm nói nếu bán ngoài thị trường thì giá trị hơn 300.000 đồng/tờ, nên khuyên anh Khâm và gia đình không bán cho những người mua đồ cổ.
“Tôi choáng váng khi biết số tiền mình đang cầm trong tay là đôla. Cả đời tôi có biết đồng đôla là gì đâu, cũng có biết chữ Tây, chữ Tàu gì mà biết đó là tiền đô!”, anh thổ lộ. Trong đêm đó, những người mua đồ cổ vài lần đến nhà anh Khâm thuyết phục thêm, nhưng anh quyết không bán số tiền Tây còn lại. “Cả nhà tôi ai cũng run rẩy vì sung sướng và vì... sợ người ta nghi mình đi rà trúng vàng, trúng đôla số lượng lớn, rồi tìm cách giết hại, cướp của. Đêm đó, tôi chằng buộc cửa thật chặt, chuẩn bị cả vũ khí để phòng thân khi có chuyện. Cả nhà chẳng ai ngủ được cả!”, anh Khâm nói.
Mới mờ sáng hôm sau, cả xã Xuân Quang 3 và cả thị trấn La Hai xôn xao về chuyện tay rà sắt vụn Nguyễn Khắc Khâm, trúng hai thùng đạn vàng và đôla với giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Chuyện xảy ra sau đó khiến anh còn bất ngờ hơn nữa. Số đôla này anh Khâm đem bán cho các ngân hàng, các tiệm vàng, nhưng họ từ chối không mua.
Không còn cách nào khác, anh Khâm bèn nhờ người gọi cho người buôn đồ cổ. Ông này đã đếm được tất cả 154 tờ (3.080 USD) và đòi mua với giá 20 triệu đồng. Anh Khâm đồng ý bán ngay và đi gửi ngân hàng luôn, không dám để ở nhà quá một giờ.
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/06/3B9F6C3F/
Anh Khâm đến một rẫy sắn của người dân ở vùng rừng núi Sơn Long, nằm xa đường. Rẫy sắn đó người ta đã thu hoạch, anh Khâm thất vọng khi thấy có dấu vết đào bới của những “đồng nghiệp”. Song anh vẫn rà lại đám rẫy một lần nữa, hy vọng kiếm được ít sắt phế liệu còn để sót hầu mong lấy lại vốn.
“Lúc đó khoảng 9-10 giờ sáng, tôi đảo máy một vòng thì máy reo lên một hồi dài, báo hiệu có kim loại bên dưới. Xác định vị trí, tôi lấy cuốc đào sâu chừng một gang tay thì gặp một chiếc thùng đựng đạn của Mỹ, đã gỉ sét bên ngoài và không nặng lắm. Khi dùng cuốc bổ ra thì thấy toàn là tiền, còn mới tinh, lèn chặt. Tôi thất vọng lắm, bởi thấy toàn tiền của chế độ cũ”, anh Khâm kể lại.
Anh tiếp tục rà và chiếc máy lại reo lên ở vị trí cách nơi anh vừa đào chiếc thùng chừng 1 m. Anh Khâm đào và lại lôi lên một... thùng tiền thứ hai. Chỉ có điều, ở giữa những cọc tiền 200 đồng (tiền in hình Nguyễn Huệ), 500 đồng (tiền in hình Trần Hưng Đạo) của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, anh Khâm phát hiện có một cọc tiền ghi số 20 toàn chữ nước ngoài.
“Ban đầu tôi nghĩ chắc là tiền Tây, sau đó ngắm nghía kỹ thì đâm sợ bởi thấy giống tiền... âm phủ. Chợt nghĩ không biết mình có đào trúng huyệt mộ của người quá cố nào chôn cùng với số tiền này, tôi hãi lắm”, anh Khâm bộc bạch.
Anh Khâm đến nơi 5 người đang làm đất trong rẫy nơi anh tìm thấy hai chiếc thùng, lấy cho mỗi người một xấp tiền chế độ cũ để họ đem về chưng cho vui. Thấy ở rẫy bên cạnh cũng có 3-4 thanh niên nhổ sắn thuê, anh Khâm “hào phóng” ném cho họ mấy xấp tiền tương tự.
Tuy nhiên, rắc rối bắt đầu xuất hiện từ đây. Những thanh niên này sau khi biết anh Khâm đào được hai thùng tiền đâm nghi ngờ anh... trúng vàng. Họ nhào đến lục tung túi chế của anh, thấy cọc tiền lạ mỗi người lấy một xấp. Anh Khâm nói họ lấy mất một nửa, còn số “tiền Tây” mà anh mang về nhà chỉ là một nửa còn lại.
Cho đến lúc thấy nhiều người giành giật số “tiền Tây” ấy, anh Khâm mới nghĩ rằng chắc là chúng có giá trị. Anh vội vàng buộc đồ nghề và “chiến lợi phẩm” lên xe, chạy một mạch về nhà. Ngay lúc trời sắp sẩm tối, anh mang hai cái thùng đạn và số sắt cây đem bán, kiếm được 100.000 đồng. Xong xuôi, anh móc túi lấy xấp tiền có chữ nước ngoài và mấy xấp tiền chế độ cũ, đưa cho người chủ đại lý thu mua sắt vụn “thăm dò” thử giá trị.
Người chủ đại lý điện thoại cho hai, ba người, rồi bảo mua lại toàn bộ các loại tiền anh kiếm được với giá 500 đồng/tờ. Ông chủ này cũng rút trong xấp “tiền Tây” của anh Khâm 3 tờ đưa cho vợ, nói là “để trong tủ trà cho đẹp”. Cùng lúc đó, tại đại lý này cũng có vài người quen biết, anh Khâm xởi lởi tặng họ số tiền chế độ cũ, kèm theo câu nói “ở nhà tôi còn cả thúng, nếu chất chồng lên thì cao phải thước rưỡi”, và cho nhóm này hết 9 tờ “tiền Tây” để làm kỷ niệm; bán cho một người quen 2 tờ với giá... 2.000 đồng.
Ngay sau khi anh Khâm vừa về đến nhà thì chủ đại lý mua sắt vụn đã nối gót theo sau. Anh Khâm nhớ lại: “Đến tối, có một người chuyên mua đồ cổ tìm đến, đề nghị mua toàn bộ các loại tiền với giá 1.000 đồng/tờ. Nhưng tôi bán tiền chế độ cũ không thì ông ta không thèm mua, bảo phải có số “tiền Tây” nữa thì mới chịu. Ông ta còn trả giá cả thảy là 6 triệu đồng. Lúc đó, tôi nghi chắc chắn số “tiền Tây” này phải giá trị lắm, nên họ mới sốt sắng và quyết định không bán”.
Sau đó, lại có một người mua đồ cổ khác đến thương lượng mua toàn bộ số tiền chế độ cũ với giá 500.000 đồng, riêng “tiền Tây”, ông ta nói với anh Khâm là sẽ mua với giá 150.000 đồng/tờ. Trong lúc anh Khâm đang lưỡng lự, một người hàng xóm nghe tin sang chơi và nói rằng đó là đôla Mỹ, mệnh giá 20 USD. Người hàng xóm nói nếu bán ngoài thị trường thì giá trị hơn 300.000 đồng/tờ, nên khuyên anh Khâm và gia đình không bán cho những người mua đồ cổ.
“Tôi choáng váng khi biết số tiền mình đang cầm trong tay là đôla. Cả đời tôi có biết đồng đôla là gì đâu, cũng có biết chữ Tây, chữ Tàu gì mà biết đó là tiền đô!”, anh thổ lộ. Trong đêm đó, những người mua đồ cổ vài lần đến nhà anh Khâm thuyết phục thêm, nhưng anh quyết không bán số tiền Tây còn lại. “Cả nhà tôi ai cũng run rẩy vì sung sướng và vì... sợ người ta nghi mình đi rà trúng vàng, trúng đôla số lượng lớn, rồi tìm cách giết hại, cướp của. Đêm đó, tôi chằng buộc cửa thật chặt, chuẩn bị cả vũ khí để phòng thân khi có chuyện. Cả nhà chẳng ai ngủ được cả!”, anh Khâm nói.
Mới mờ sáng hôm sau, cả xã Xuân Quang 3 và cả thị trấn La Hai xôn xao về chuyện tay rà sắt vụn Nguyễn Khắc Khâm, trúng hai thùng đạn vàng và đôla với giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Chuyện xảy ra sau đó khiến anh còn bất ngờ hơn nữa. Số đôla này anh Khâm đem bán cho các ngân hàng, các tiệm vàng, nhưng họ từ chối không mua.
Không còn cách nào khác, anh Khâm bèn nhờ người gọi cho người buôn đồ cổ. Ông này đã đếm được tất cả 154 tờ (3.080 USD) và đòi mua với giá 20 triệu đồng. Anh Khâm đồng ý bán ngay và đi gửi ngân hàng luôn, không dám để ở nhà quá một giờ.
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/06/3B9F6C3F/