Quy tắc 72 hay quy tắc 70 ?

Nguyen Thi Ut Ba
(Nguyen Thi Ut Ba)

Treo vì vi phạm quy định diễn đàn
Tống Minh Tuấn wrote

Chào các bạn, là một người Việt nam chúng ta không thể không khỏi băn khoăn về tình hình kinh tế nước nhà. Tại sao chúng ta phải đi du học, cơ bản cũng tại nước VN nghèo quá, mọi vấn đề khó khăn yếu kém cũng đều xuất phát từ vẫn đề kinh tế mà ra cả. Hẳn bạn đã từng nghĩ "vậy đến bao giờ VN mới đuổi kịp được các nước đây, và quan trọng hơn, đuổi kịp bằng cách nào?" Thời nay có còn cơ hội cho chúng ta đuổi kịp các nước tiên tiến không, hay khoảng cách sẽ dần thu hẹp lại hay càng ngày càng xa thêm? Trả lời câu hỏi này là một vấn đề khó, nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện có thể thay đổi trong tương lai, và chúng ta cùng hy vọng VN sẽ có gì đó đột phá, để có thể hy vọng thu hẹp khoảng cách lại. Nếu không cứ tình hình này, thử làm một phép tính xem còn bao nhiêu năm nữa VN mới bằng các nước có GDP đầu người trung bình, ta không khỏi giật mình.
Bạn nào học ktế đều biết đến nguyên tắc 72. Đó là nguyên tắc mà các nhà ktế đưa ra để tính một cách gần đúng về số năm n mà một nước có GDP tăng lên gấp đôi với một tỷ lệ tăng trưởng cho truớc g, được liên hệ bởi công thức: 72/g = n. Có nghĩa là một nước như VN chúng ta chẳng hạn, với GDP/đầu nguời là khoảng gần 400$/năm, với tỉ lệ tăng trưởng GDP cao nhất là 7.5% như hiện nay, thì số năm cần thiết để có GDP/ đầu nguời gấp đôi sẽ là: n=72/7.5= gần 10 năm. Có nghĩa là để có được GDP/người là 800$ như gấp đôi hiện nay, ta cần phải chờ thêm 10 năm nữa.
Đấy là chưa tính đến tăng trưởng dân số, nếu tính thêm tăng trưởng dân số mỗi năm là 2.4%, thì số năm thực sự cần thiết sẽ là:n=72/(7.5-2.4) = gần 15 năm, có nghĩa là lâu hơn chúng ta tưởng để có con số 800$/người/năm. Trong khi đó hiện nay Trung quốc đã có GDP/ngưòi hơn 1000$, Thái lan thì cỡ gấp 10 lần ta, còn các nước phát triển thì trên duới 30 ngàn. Bây giờ giả sử cứ vẫn tăng trưởng như thế này, thử tính xem bao lâu VN đạt được 30 ngàn. Tức là VN phải có số GDP gấp 30000/400=75 lần hiện nay. Vì cứ 15 năm thì đuợc gấp 2 lần, vậy số năm để đạt đuợc gấp 75 lần sẽ là 15x6.3=95 năm (do 2^6.3=75). Vậy VN muốn bằng các nước phát triển bây giờ phải bò mất cỡ 100 năm nữa, mà là bằng người ta với điều kiện ngưòi ta đứng yên, không phát triển gì thêm nữa.
Đấy là trên phép tính trên cho phép VN luôn phát triển ở mức cao là 7.5%/năm, không tính đến chu kỳ kinh tế, suy thoái ktế (các bạn biết rằng để giữ được tăng trưởng trên 5% trong một giai đoạn dài liên tục trên chục năm là một việc làm cực khó). Nhìn con số trên bạn có cảm thấy ngại không? Có phải lâu quá không?
Sở dĩ hiện nay VN và Trung Quốc vẫn có thể duy trì được tăng trưởng GDP cao như vậy là vì chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, khi mà và hiệu quả đồng vốn đầu tư bỏ thêm vào vẫn còn cho sinh lợi cao (ưu thế của các nước đang phát triển), công nghệ vẫn chưa bị vắt cạn kiệt, và xuất phát điểm thấp. Càng lên cao phấn đấu tăng trưởng cao càng khó, và để duy trì được 7.5% như hiện nay là một nhiệm vụ không đơn giản.
Vậy phải làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian bây giờ, để có thể đưa lên sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ nhà ta đã kêu gọi. Các bạn thử discuss xem. Ý kiến tôi thì chẳng còn cách nào khác là phải nâng tốc độ tăng trưởng lên ngay từ bây giờ, Việt nam phải phấn đấu tăng trưởng cỡ 15% mới gọi là ổn được. Muốn thế thì dành cho các nhà hoạch đinh chiến lược, phải mở cửa, quản lý tốt v.v và v.v
Chứ cứ thủ làm một phép tính đơn giản như trên thì thấy sốt ruột quá nhỉ?

======
Đỗ Thị Thuý Hằng wrote
Thế có bác nào cao tay tính được cho em xem...đến bao giờ 1 thế hệ lãnh đạo mới sẽ lên nắm chính phủ...bao giờ dân tinh đi du học sẽ về nhà xây dựng quê hương đất nước đúng như cụ Hồ dạy...hay la chục năm nữa, bói mỏi mắt toàn thấy 1 thế hệ Việt Kiều mới thôi....

========
Nguyễn Việt Hải wrote :
Em cũng nhiều lúc ngồi nghĩ linh tinh .. xong rồi hít hà thở ngắn thở dài như bác TMT. Bảo là làm thế nào để có thể tắng trưởng vượt bậc được trong một thời gian ngắn, thì đành rằng phải có chính sách tốt, quản lý khéo, thu hút đầu tư giỏi nọ kia rồi...
Các bác thử nghĩ xem bây giờ trên thế giới còn mấy nước mà cho dù anh có kĩ thuật hay tài năng hơn hẳn đến thế nào nhưng vì anh ko chịu "mồi" tôi vài miếng nên anh đứt như ở ta bây giờ ko (kể cả những công trình to tổ chảng như cái sân vận động Sea Games 2003 đang được xây bây giờ cũng thế). Bọn Âu bọn Mĩ vác vốn đến Việt Nam đầu tư sau hai ba năm đều lè lưỡi xách va li hết, còn lại được mấy ông Đài Loan ông Hàn chịu khó ở lại (nhưng vẫn uất ức lắm nên lại thỉnh thoảng lại lôi công nhân VNam ra nện tơi bời), nghĩ sâu nghĩ xa thì cũng có nguyên nhân của nó cả.
Bọn Hàn em quen đã rút ra luôn công thức làm ăn ở Vnam là muốn thắng thầu cái gì thì phải đút ít nhất là 3%, chẳng cần biết dự án của anh ưu việt thế nào. Nghe nó nói mà ngựơng cả người

===================================================

Hôm qua em ( NTUB ) vào một site khác lại thấy người ta viết về quy tắc 70 cơ . Như vậy 72 hay 70 ? các anh chị có site nào ( tiếng Anh hay tiếng Việt ) viết rõ hơn về vấn đề này vui lòng chỉ em với .

Đây là bài của một tác giả trên forum khác



Tăng trưởng kép và quy tắc 70
23/12/2004

Nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng là 1% trong khi một quốc gia khác tốc độ ấy là 3% thì điều gì sẽ xảy ra? Mức chênh lệnh 2% có tạo nên sự khác biệt lớn nào không?


Câu trả lời là: có. Tỉ lệ tăng trưởng dù rất nhỏ nhưng vẫn có thể trở thành lớn sau nhiều năm liên tiếp. Tỷ lệ tăng trưởng kép biểu thị sự tích lũy tỉ lệ tăng trưởng qua một khoảng thời gian (tương đối dài).Hãy xét thí dụ sau. Giả sử có 2 sinh viên VNMaths và BadMan tốt nghiệp đại học và cùng khởi nghiệp ở tuổi 22, cả hai đều kiếm được 30.000 USD mỗi năm. VNMaths sống ở quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế 3%/năm, còn nền kinh tế mà BadMan sống tăng 1%.
Khi cả hai cùng 62 tuổi (nghĩa là 40 năm sau đó) bằng phép tính không mấy khó khăn, chúng ta thấy rằng, lúc này BadMan kiếm được 45.000 USD/năm, còn VNMaths kiếm 98.000 USD/năm (gấp ~ 2 lần BadMan). Sự chênh lệch 2% trong tỉ lệ tăng trưởng kinh tế đã làm cho đời sống của VNMaths “khấm khá” hơn BanMan nhiều như thế đấy.

Người ta thường sử dụng quy tắc gần đúng sau đây, gọi là quy tắc 70, để tính toán nhanh sự thay đổi thu nhập như ở trên. Đó là, nếu một đại lượng nào đó tăng với tỉ lệ x% mỗi năm, thì nó sẽ tăng gấp đôi trong vòng 70/x năm.
Theo quy tắc 70, thì nền kinh tế mà VNMaths sống, thu nhập tăng 3%, nên nó sẽ tăng gấp đôi trong 70/3 = ~ 23 năm. Trong khi đó, nền kinh tế của BadMan thu nhập chỉ tăng 1% nên phải cần tới 70/1 = 70 năm nó mới tăng gấp đôi.
Quy tắc 70 còn áp dụng được cho tài khoản tiết kiệm tăng trưởng. Thí dụ: năm 1791, Ben Franklin mất và để lại 5.000 USD được đầu tư trong khoảng thời gian 200 năm để thưởng cho sinh viên và các nghiên cứu trong ngành y. Giả sử số tiền này tăng 7%/năm thì cứ sau 10 năm khoản giá trị đầu tư này lại tăng gấp đôi. Thế thì, sau 200 năm, giá trị của nó bằng (2^20)*(5.000) = 5 tỉ USD. Thật khó hình dung được điều này (Cũng cần lưu ý là số tiền của Franklin sau mỗi năm đều đem ra sử dụng (dành để thưởng) chứ không phải đem “gửi tiết kiệm” hết, nên số tiền thực tế sau 200 không lớn đến thế: nó chỉ khoảng 2 triệu USD thôi).
Phép màu của sự tăng trưởng kép chính là ở chỗ nó có thể dẫn đến những kết quả không ngờ sau một thời gian tương đối dài. Chính vì lẽ đó, Albert Einstein đã từng coi tăng trưởng kép là một trong những “phát hiện toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại”.

Viết dựa theo cuốn sách “Principles of Economics” của N. Gregeory Mankiw, GS Đại học Havard.


VNMaths
 
Back
Bên trên