Questions

Trần Lương Thành
(tranluongthanh)

Member
Để làm box kinh tế đỡ hiu quạnh và nhàm chán, em có một số câu hỏi rất cơ bản về microeconomics như sau, hy vọng sẽ có câu trả lời thỏa đáng:

1. Paradox of life: Con người thiếu nước vài ngày sẽ chết, nhưng thiếu vàng thì vẫn sống, vậy tại sao giá vàng đắt hơn giá nước?
(Giải thích = scarcity nghe cũng có vẻ hợp lí, nhưng cảm giác thấy vẫn có thể bị bắt bẻ đc, có ai có thể giải thích câu này = theory of marginal utility ko?)

2. Tại sao lương của bác sĩ nhiều hơn y tá?

3. Microeconomics là gì?

4. Có phải mục đích của con người là maximise utility ko? nếu là ko thì lấy dẫn chứng.

5. Are humans wants infinite?
 
Câu vàng và nc là từ cái interview của MP đúng ko:D
Tớ với 1 đứa bạn cũng ngồi nc, chỉ nghĩ ra cách giải thik bằng scarcity thôi:-?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thật a`? Chẳng thấy nó nói j` cả :| sao mọi ng` trúng tủ nh` thế nhỉ? :| trong khi mi`nh chẳng trúng câu nao`?
 
Câu vàng và nc là từ cái interview của MP đúng ko:D
Tớ với 1 đứa bạn cũng ngồi nc, chỉ nghĩ ra cách giải thik bằng scarcity thôi:-?

Nếu là câu hỏi phỏng vấn thì trả lời theo bài bản chưa chắc đã qua đâu. Nhiều khi mục đích của người phỏng vấn lại muốn tìm hiểu khả năng sáng tạo, hoặc hài hước, hoặc nhạy cảm với nghề nghiệp của người bị phỏng vấn để từ đó đánh giá năng lực và tính cách của người xin việc.

Nếu là chị thì chị sẽ trả lời: nước góp phần tạo nên con người tôi nhưng vàng góp phần tạo nên giá trị của con người tôi nên hẳn nhiên vàng sẽ đắt hơn nước. Tôi cần nước để sống, không có vàng tôi vẫn sống, nhưng nếu có thêm vàng tôi sẽ tạo ra sự khác biệt giữa tôi với tất cả mọi người.
 
Nước rẻ hơn vàng vì lượng nước nhiều hơn lượng vàng. Thứ hai là nếu nước giá cao như vàng thì sẽ rất ít người mua được nức, mà ko mua đc nước thì chỉ có ngỏm trở lên
 
Anh ko rõ mấy từ tiếng Anh, mà cái từ điển đang hỏng nên ko biết :D Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi khác nhau. Giá trị sử dụng lớn hơn ko có nghĩa giá trị trao đổi lớn hơn. Chú ý là ở xa mạc thì đố em đổi vàng lấy nước :D

Lương bác sĩ với y tá thì theo anh nằm ở chỗ ko phải y tá nào cũng có khả năng làm bác sĩ (kể cả dc đào tạo) nhưng chiều ngược lại thì có và chi phí đào tạo bác sĩ cũng cao hơn. Giải thích bằng lý thuyết thì chưa nghĩ.

Câu số 5 thì anh nghĩ là finite, hỏi Bill Gates hoặc vài ng ngoài 100 tuổi là biết.
 
Trả lời nhanh:
1. Mâu thuẫn chưa chuẩn, với giả định là thiếu thốn tuyệt đối, hoặc nước hoặc vàng. Khi ở mức gần tuyệt đối, vàng hay nước đều đắt như nhau. Marginal utility cũng khá rõ về mặt ý nghĩa của nó rồi, 1 ngụm nước uống thêm sẽ không ngon bằng một ngụm nước trước đó, một gram vàng có thêm ko giá trị bằng gram váng trc. Cái Marginal utility ko khác bao nhiêu so với scarcity. Một cách khác để đặt giá vàng và nước là biến nó thành vật trao đổi lẫn nhau. Nếu vẽ đường liên quan thì nó sẽ cong vào trong, tiệm cận vàko bao giờ cắt 2 trục tung và hoành.
2. Phần này chưa học nhưng cũng có vài điểm cơ bản tự suy như sau: Phí đào tạo (thời gian + tiền), Khả năng chữa bệnh, và quan trọng nhất là giải thích tương tự như trên(1)
3.Câu Macroeconomics là gì còn khó hơn câu này. Theo ngu ý của tớ, Micro là nghiên cứu những vấn đề với giới hạn biến. Tuy nhiên, cứ học rồi sẽ biết, giờ cũng chưa rõ.
4.Câu này nêu ko rõ: Max utility (tối đa lợi ích) của ai??? Nếu của bản thân thì vẫn chưa đủ. 1 ví dụ, xem phim sau:
http://youtube.com/watch?v=0JDoQb6A2YI
Nếu của tập thể, cũng chưa hẳn, nếu tập thể ko đoàn kết, khi ko ai tin ai.
5.Câu này các anh ở Cambridge từng trả lời: Hãy xem xét yếu tố thời gian.
 
Anh ko rõ mấy từ tiếng Anh, mà cái từ điển đang hỏng nên ko biết :D Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi khác nhau. Giá trị sử dụng lớn hơn ko có nghĩa giá trị trao đổi lớn hơn. Chú ý là ở xa mạc thì đố em đổi vàng lấy nước :D

Lương bác sĩ với y tá thì theo anh nằm ở chỗ ko phải y tá nào cũng có khả năng làm bác sĩ (kể cả dc đào tạo) nhưng chiều ngược lại thì có và chi phí đào tạo bác sĩ cũng cao hơn. Giải thích bằng lý thuyết thì chưa nghĩ.

Câu số 5 thì anh nghĩ là finite, hỏi Bill Gates hoặc vài ng ngoài 100 tuổi là biết.

Vừa xem lại bài của anh Quang, tớ phát hiện một vài điều rất thú vị ngoài những ý đúng. Ai thử suy nghĩ xem:
-Giá trị sử dụng & giá trị trao đổi: Định nghĩa và liên hệ
-Mâu thuẫn bên trên và cách giải thích lương của anh Quang
-Sa mạc và vấn đề Scarcity (khan hiếm)
 
Phân biệt 2 giá trị đấy dc coi là một bước tiến của Adam Smith, nó thành lý thuyết rồi nên tìm chắc là có :D Anh nghĩ câu hỏi ban đầu ko chỉ yêu cầu giải thích tại sao vàng đắt hơn mà phải làm rõ nó trong mối quan hệ với giá trị sử dụng. Có lẽ đấy là mục đích của ng đặt câu hỏi.
 
Maximise individual utility có nghĩa là làm tối đa lợi ích bản thân, tự làm mình cảm thấy sướng.

1. Giải thích = scarcity thì thế này: vàng đắt hơn nước vì vàng hiếm hơn nước, còn đắt hơn bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào độ "hiếm". Ví dụ ở sa mạc nước khan hiếm ko khác gì vàng thì giá 2 thứ là như nhau. Không biết giải thích thê này có ổn hay ko.

Còn Marginal utility thì em có đọc trong sách thì có 1 định nghĩa rất sơ sài và bí hiểm thế này: giả sử là fix income và có mix những thứ để mua - ví dụ vàng và nước chẳng hạn, giả sử rational choice = maximise utility thì utility đạt max khi:
MU vàng/ giá vàng = MU nước / giá nước (*)
Do MU vàng > MU nước nên giá vàng > giá nước
Tại sa mạc khi nước khan hiếm, MU vàng = MU nước nên giá vàng = giá nước.
Có nghĩa là: Max utility <=> công thức (*) => vàng đắt hơn nước.
Tuy nhiên chi tiết của cái công thức (*) và cái dấu tương đương thì em ko hiểu lắm, cảm giác như là nó rất cơ bản, nếu hiểu thì có thể áp dụng để dễ dàng làm rõ nhiều vấn đề khác 1 cách hiệu quả.

Giá trị sử dụng lớn hơn ko có nghĩa giá trị trao đổi lớn hơn.
Anh giải thích rõ hơn cho em đc ko? Em tưởng giá trị được quy ra tiền thì đều có thể trao đổi được chứ nhỉ? Những thứ mà ko quy ra tiền được (như mạng sống) thì cũng ko trao đổi được.

Vấn đề của câu hỏi 1 là: làm thế nào định giá 1 thứ nào đó? ví dụ bây giờ xuất hiện hoặc phát minh 1 thứ hoàn toàn mới (mà dùng được), thì người ta set price cho nó thế nào?

2. Em định áp dụng câu 1 và cái công thức để giải thích câu 2 nhưng càng nghĩ càng thấy mình sai nên thôi :)) có thể giải thích = human capital ko nhỉ? kiểu như bác sĩ đem lại benefits và welfare cho xã hội nhiều hơn y tá nên lương nhiều hơn?

3. Theo em thì microeconomics là học về các individual decisions. Còn macroeconomics là về các kết quả của các individual decisions đó (ví dụ unemployment, inflation...)

4.
Câu này nêu ko rõ: Max utility (tối đa lợi ích) của ai??? Nếu của bản thân thì vẫn chưa đủ. 1 ví dụ, xem phim sau:
http://youtube.com/watch?v=0JDoQb6A2YI
Nếu của tập thể, cũng chưa hẳn, nếu tập thể ko đoàn kết, khi ko ai tin ai.
Đoạn này chuẩn quá, ko cãi vào đâu đc :)) công nhận là post bài cẩu thả có sai sót, đáng ra phải là: có phải mục đích một người là maximise his own individual utility hay ko?

Em xem cái đoạn youtube của anh rồi, rất hay, nếu Adam Smith có nói là max utility of a group khi mà everyone maximises his own utility thật như trong cái đoạn đấy thì hình như là ông ý.. sai thật thì phải :|
Tuy nhiên em thắc mắc maximise utility of a group có phải là 1 phần (subset) của maximise own utility ko? Tức là, nếu mình chịu thiệt vì người khác hay cho cả group thì tức là mình muốn thế, make decision như thế, có khi nào người ta make decision mà ko tự làm cho mình thỏa mãn ko?
Một số behaviours khác ví dụ như là làm charity chẳng hạn, khi mà người ta tự thấy vui vẻ khi làm cho người khác vui? hay là prime minister chẳng hạn, khi ông ấy mong muốn maximise welfare of the nation thì cũng chính là đang max utility của bản thân?

5. Câu trả lời là infinite (sách ghi thế), còn giải thích sao thì em chịu, thấy anh Quang và anh Minh nêu yếu tố thời gian vào, làm em nghĩ đến 1 câu nói rất hay của Keynes: "In the long run, we are all dead" (mặc dù nội dung chẳng liên quan mấy đến câu hỏi :p)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thị trường tự do thì khi có cái nào làm ít mà có giá trị trao đổi lớn ng ta sẽ đổ xô vào làm, cung tăng lên và giá trị trao đổi giảm dần, ko ai có thể set price dc. Trong điều kiện lý tưởng thì giá sẽ luôn bằng công sức làm ra sp đó. Thực tế ko phải thị trường nào cũng tự do hoàn hảo và các chuyển động luôn có độ trễ nên có khủng hoảng thiếu, thừa. Anh nghĩ cung cầu vẫn là cái cơ bản nhất quyết định giá (giá trị trao đổi). Khi có 1 cái mới thì cầu sẽ phụ thuộc giá trị sử dụng của nó, cung lúc này còn độc quyền nên sẽ lựa chọn mức giá để tối đa hóa lợi nhuận (tăng giá thì giảm cầu nhưng lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm tăng)

Mỗi vấn đề thường có nhiều cách nhìn, ko hẳn cái này đúng thì cái kia sai. Ví dụ vàng với nước còn có một cách giải thích là để lấy dc 1kg vàng thì phải bỏ nhiều sức lao động còn nước thì ít hơn nên phải đổi dc 10 kg nước (sức lao động để trao đổi phải như nhau). Cách nhìn quy về lao động có thể coi là gốc, điểm cân bằng, nhưng thực tế thường xoay quanh chứ ko ở cân bằng.

Câu 2 chắc có nhiều cách giải thích lắm.

Câu 5 anh đọc loáng thoáng tưởng hỏi nhu cầu của mỗi ng :)) Nhu cầu của loài ng thì đương nhiên là ko rồi :)) Vì nếu loài ng ai cũng thỏa mãn, thì tự tử hết đi chứ sống làm gì :)) Bill Gates bây giờ kiếm tiền đâu phải để tiêu, mà ko còn ai cần nó cho tiền, thì sống tiếp làm gì :D Cái gì ko vận động thì ko tồn tại.
 
1. Theo quan điểm kinh tế, giá trị của 1 hàng hóa dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra. Thời gian ldxhct để tạo ra vàng nhiều hơn rất nhiều so với nước nên vàng đắt hơn nước. Tuy nhiên, cũng giống như một bạn đã nói, trên sa mạc, nước khan hiếm nên cũng đắt như vàng.
2. Bác sĩ nhận lương cao hơn y tá vì nhiều lí do khác nhau:
Thứ nhất, bác sĩ học cao hơn y tá. Điều này được giải thích trong kinh tế lao động. Ví dụ như bây giờ bạn học xong cấp 3, không đi học đại học mà đi làm ngay. Bạn có thể kiếm tiền ngay sau khi học cấp 3. Tuy nhiên, những người đi học đại học không thể kiếm tiền ngay lúc đó mà phải bỏ ra thêm nhiều tiền để đi học và phải đợi vài năm sau mới kiếm được tiền. vì vậy, sau khi tốt nghiệp, họ sẽ có thu nhập nhiều hơn người không đi học.
Thứ hai, bác sĩ làm được nhiều việc hơn y tá, do kiến thức cao hơn y tá. Chính vì vậy nên bác sĩ thu nhập cao hơn bác sĩ cũng là điều đương nhiên.
 
Thứ nhất, bác sĩ học cao hơn y tá. Điều này được giải thích trong kinh tế lao động. Ví dụ như bây giờ bạn học xong cấp 3, không đi học đại học mà đi làm ngay. Bạn có thể kiếm tiền ngay sau khi học cấp 3. Tuy nhiên, những người đi học đại học không thể kiếm tiền ngay lúc đó mà phải bỏ ra thêm nhiều tiền để đi học và phải đợi vài năm sau mới kiếm được tiền. vì vậy, sau khi tốt nghiệp, họ sẽ có thu nhập nhiều hơn người không đi học.
.

:-B cái đó gọi là chi phí cơ hội nhỉ?
 
Anh giải thích rõ hơn cho em đc ko? Em tưởng giá trị được quy ra tiền thì đều có thể trao đổi được chứ nhỉ? Những thứ mà ko quy ra tiền được (như mạng sống) thì cũng ko trao đổi được.

Vấn đề của câu hỏi 1 là: làm thế nào định giá 1 thứ nào đó? ví dụ bây giờ xuất hiện hoặc phát minh 1 thứ hoàn toàn mới (mà dùng được), thì người ta set price cho nó thế nào?

Sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, theo em hiểu, ví dụ như đối với một người thợ mộc, giá trị sử dụng của cái cưa là vô cùng lớn, anh ta có thể đánh đổi tất cả để lấy cái cưa. Nhưng đối với người thợ nề, thì giá trị sử dụng của cái cưa là = 0, vì vậy giá trị trao đổi cái cưa đối với anh ta = 0, anh ta không muốn đánh đổi bất cứ thứ gì để có cái cưa. Điều đó cho thấy cùng một giá trị là cái cưa nhưng ở những hoàn cảnh khác nhau lại có giá trị sử dụng khác nhau.
Ở câu chuyện vàng và nước, cái thiếu nước hay thiếu vàng là giá trị sử dụng của vàng và nước. Còn giá của vàng và nước là giá trị của 2 thứ đó, và nó phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường chứ. :p
 
Theo anh hiểu thì giá trị sử dụng của cái cưa là cắt gỗ, nó ko phụ thuộc đối với ai. Thực ra quan trọng là đang xem xét trong cái gì :D
 
Mỗi vấn đề thường có nhiều cách nhìn, ko hẳn cái này đúng thì cái kia sai. Ví dụ vàng với nước còn có một cách giải thích là để lấy dc 1kg vàng thì phải bỏ nhiều sức lao động còn nước thì ít hơn nên phải đổi dc 10 kg nước (sức lao động để trao đổi phải như nhau). Cách nhìn quy về lao động có thể coi là gốc, điểm cân bằng, nhưng thực tế thường xoay quanh chứ ko ở cân bằng.

ý này của anh Quang em nghĩ có thể mở rộng ra là bản chất, đặc tính của cái vật được xem xét nữa ạ (chẳng hạn giải thích như trên thì thấy là vàng quý hơn nước nhưng vẫn kô rõ là kim cương quý hơn vàng)

Lý thuyết về giá trị đã được phát triển khá lâu, và hầu như là cái nền để bắt đầu xây dựng mọi học thuyết kinh tế (mà em đã tìm hiểu:D ), hiểu sâu và hiểu rõ tất cả những cái này kô phải là kô thể nhưng có lẽ là rất mất thời gian và rất phức tạp (so với cái nền tảng kiến thức thông thường)

Em nghĩ giống chi ngadv, người phỏng vấn chắc là muốn kiểm tra khả năng ứng biến và sáng tạo của thí sinh thôi

Còn cái câu human wants em thấy câu trả lời của anh Quang thế mà hay,
Dù nhu cầu của mỗi người là finite nhưng nhu cầu của loài người nói chung lại là infinite
Em nghĩ thế này, nếu xem xét con người là 1 tổng thể, tất cả những cái wants cho dù đều có thể đạt được nhưng kô thể đạt được đồng thời (i.e tại bất kỳ 1 điểm cố định nào) nên luôn tồn tại những yếu tố (force) để thúc đẩy phát triển và thay đổi, và khi những phát triển, giá trị mới được tạo ra thì những cái cân bằng ban đầu (cho dù đã đạt được hay chưa) cũng bị phá vỡ và thay thế bởi những giá trị mới và cứ thế quá trình nó cứ lặp lại thôi
Cái này ngược lại, lại kô áp dụng dc cho từng cá thể, bởi vì cái force đối với từng người lại yếu hơn và bị giới hạn bởi những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, nên kô thể đa dạng như nói với cả 1 tập hợp con người
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chán nhỉ, box kinh tế heo hút quá. Vào viết mấy dòng cho topic nó nhảy lên đầu vậy :D

Xác minh lại một lần nữa vấn đề tớ đặt ra trc đó.
Chỉ có 1 loại giá trị (giá trị trao đổi cũng chỉ là 1 biểu hiện tương đối khác)
Giá 1 sản phẩm trong thị trường ko phụ thuộc vào cái gì ngoài demand (cầu) và supply (cung). Nếu nói khan hiếm quyết định giá sản phẩm thì ko khác gì nói supply quyết định giá, như vậy chưa đủ. Điểm này chính là điểm mà tớ muốn đề cập đến, rất hay là em Thành đã nêu ra 1 vd: ví dụ bây giờ xuất hiện hoặc phát minh 1 thứ hoàn toàn mới (mà dùng được), thì người ta set price cho nó thế nào? Ví dụ này cũng chính là nguyên nhân tớ đặt ra thắc mắc trên. Tuy nhiên , ý của tớ hơi khac một tí là sản phẩm sản xuất ra có thể còn chưa biết đc dùng làm việc gì, như vậy demand của nó sẽ ko tồn tại hoặc ko cắt supply. Vậy thì nó sẽ ko được định giá trên thị trường, cơ bản vì ko có giá trị sử dụng. Như vậy, nếu xét giá trị trao đổi dựa trên số lượng là vô nghĩa, thế nên giá trị trao đổi phải dựa trên giá trị sử dụng. Đã hoàn thành giải thích về liên hệ, giờ đến phần định nghĩa. Ta dùng cái gì để xác định giá trị sử dụng. Câu này tớ nghĩ là ko chỉ Economics mà còn cả Ecthnics mới giải quyết được. Những giá trị như thẩm mỹ, sức khỏe, cuộc sống, hầu như ko thể và ko dám định lượng.

Về Marginal Utility
Giả sử rational choice = maximise utility thì utility đạt max khi MU vàng/ giá vàng = MU nước / giá nước (*)
Câu trên thì anh rõ rồi. Câu dưới đây thì chịu ko hiểu sao em suy ra kiểu gì??? )có lẽ anh cũng phải xem lại sách:D)
Do MU vàng > MU nước nên giá vàng > giá nước
Em Thành có thể tham khảo lại những cuốn sách tẽt bôk cơ bản như cuốn Economics của Begg Fischer hoặc Microeconomics của Hal Varian xem sao. Đúng là giải thích như emn nói ở trên thì dễ hiuể nhầm, hiểu sai thật. Anh nhắc lại 1 lần nữa, đây là "marginal"

"Một số behaviours khác ví dụ như là làm charity chẳng hạn, khi mà người ta tự thấy vui vẻ khi làm cho người khác vui? hay là prime minister chẳng hạn, khi ông ấy mong muốn maximise welfare of the nation thì cũng chính là đang max utility của bản thân?" Cái này là một suy nghĩ tốt của Thành, cố gằng phát triển thêm thì e sẽ tự tìm đc câu trả lời thôi.

Em TUấn giải thích còn lộn xộn lắm (dù bản thân anh cũng chưa hề đọc phần kinh tế lao động) , em xem và nghĩ kĩ lại các điểm đã nêu trong sách xem. Nếu giải thích bằng thời gian học và bằng cấp, có le sẽ xuất hiện những nghịch lí cơ bản như lương cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp (cao), lương vận động viên cờ vua (thấp), lương bác sĩ chữa răng (cao). Có những ngành học như khảo cổ học khá tốn thời gian nhưng ko đem lại mức lương tương đương các ngành khác.

Về nhu cầu của con người, tại sao bài toán toàn biến finite lại cho ra một kết quả infinite. Điểm này tớ thấy cả bạn Minh và anh Quang trả lời thiếu thuyết phục. Câu trả lời em Thành tớ có nói đến vần đề thời gian. Tại 1 thời điểm, con người có thể muốn giới hạn thứ ko phải vì khả năng làm của họ giới hạn, mà là vì họ chỉ nhận thức được giới hạn nhu cầu thôi. Cái vô hạn ở đây là sau khi đã đc sử dụng 1 sản phẩm, người ta muốn hặc là nhiều hơn hoặc là sản phẩm tốt hơn. Nếu cho thời gian là một sản phẩm, liệu mỗi người còn mong muốn giới hạn hay ko. Hay là họ sẽ muốn có vô hạn thời gian. Những câu hỏi này chắc phần triết học (phylosophy) có thể giải thích tốt hơn kinh tế học.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hề hề, mãi mới thấy đồng chí này vào ném đá, đáng tiếc là chắc là bạn đang mơ ngủ nên sức hơi yếu nên ném chẳng có viên nào bay tới đích cả

Điểm này tớ thấy cả bạn Minh và anh Quang trả lời thiếu thuyết phục. .

bạn Minh về nghiên cứu lại phương pháp debate 1 tí nhỉ, chỉ hộ tớ kô thuyết phục chỗ nào

Câu trả lời em Thành tớ có nói đến vần đề thời gian. Tại 1 thời điểm, con người có thể muốn giới hạn thứ ko phải vì khả năng làm của họ giới hạn, mà là vì họ chỉ nhận thức được giới hạn nhu cầu thôi. Cái vô hạn ở đây là sau khi đã đc sử dụng 1 sản phẩm, người ta muốn hặc là nhiều hơn hoặc là sản phẩm tốt hơn. Nếu cho thời gian là một sản phẩm, liệu mỗi người còn mong muốn giới hạn hay ko. Hay là họ sẽ muốn có vô hạn thời gian.

Khả năng làm của người ta kô giới hạn thì cái gì mới có giới hạn đây nhỉ, giả sử con người có khả năng vô hạn (như bạn Minh đã đề cập), tức là họ có khả năng làm dc mọi thứ, thì cái gì làm giới hạn những cái "muốn" của họ?
Bạn Minh bạn ý nói là : "người ta chì nhận thức dc giới hạn nhu cầu thôi". Theo thiển ý của em thì câu đó dịch là : 'kô phải là người ta kô có ước muốn vô tận, mà chẳng qua là người ta kô biết là có tồn tại những cái thứ ấy để mà ước muốn'
Kô biết tớ có hiểu nhầm kô, nếu cái này để giải thích cho cái phía trên thì 2 cái đó là mâu thuẫn, còn nếu kô phải thì kô biết cái câu đó cho vào đây có tác dụng gì nữa

Mà cái lý thuyết về giá trị trao đổi và giá trị sử dụng đã đc bác Adam Smith đặt nền móng từ cái năm 18xx, thế mà bạn Minh bạn ý vào phán 1 câu như đúng rồi: "chỉ có 1 loại giá trị..."
Giá 1 sản phẩm trong thị trường ko phụ thuộc vào cái gì ngoài demand (cầu) và supply (cung).
cho thấy bạn Minh có 1 nền tảng rất vững chắc về kinh tế ở trình độ A-levels
ví dụ bây giờ xuất hiện hoặc phát minh 1 thứ hoàn toàn mới (mà dùng được), thì người ta set price cho nó thế nào

cái này tớ xin thưa là purely người ta căn cứ vào costs (nếu bạn đã từng hạ cố liếc mắt qua The Wealth of nations của Adam Smith thì có giải thích khá kỹ càng), đương nhiên đó chỉ là điểm bắt đầu, người ta càng ngày càng tính rất nhiều thứ vào, rồi từ từ dựa vào demand và supply nó sẽ dc đièu chình lại
để đưa đến cân bằng

Nếu có anh/chị/bạn/em nào đọc bài này mà thấy không thoải mái thì cho em xin lỗi, cuối tuần nên em hơi máu mê 1 tí:D, 1 phần em cũng muốn làm cho box nó sôi động hơn

Thiết nghĩ chắc cũng vì 1 vài bài viết khá 'xúc tích' ở đây mà các đại thụ của HAO đã kô còn hứng thú với những cuộc tranh luận như thế này.
Không biết có ai hạ cố mở mang tầm mắt cho em..

HM kính bút
 
Cho tớ hỏi câu này liên quan đến Incoterms!

Tại sao ở Việt Nam hiện nay thường chọn FOB khi xuất khẩu và chọn CIF hay CFR khi nhập khẩu?
Trong CFR và FOB bên nào có nghĩa vụ mua bảo hiểu hàng hoá?
 
Back
Bên trên