SONY PSP REVIEW
Nhà sản xuất đánh giá:
8.7 (Excellent)
Người sử dụng đánh giá:
7.5 (Very good)
Ưu điểm:
Thiết kế trang nhã, màn hình đẹp rực rỡ, ấn tượng, đồ họa tương đương PS2, Wifi tích hợp sẵn, hỗ trợ nghe Mp3, xem ảnh Jpeg và phim Mp4, pin có khả năng thay thế.
Nhược điểm:
Chức năng giải trí chưa thực sự hoàn hảo, đặc biệt là xem Video, cần có phần mềm hỗ trợ để chuyển đổi định dạng và thẻ nhớ MDUO khá đắt.
Mục đích sử dụng: Chơi game, nghe nhạc, xem phim và xem ảnh.
Đối tượng sử dụng: Gamer và những người yêu thích một thiết bị giải trí di động.
PSP có nghĩa là PlayStation Portable, trong đó chắc hẳn ai cũng biết đến PlayStation 2, một sản phẩm công nghệ cao của Sony đã khá nổi tiếng trong thời gian gần đây. Sony PSP đã đem đến một sự hứa hẹn đáng chú ý trong việc dần dần “di động hóa” một thiết bị chơi game chuyên nghiệp như PS2, đặc biệt là khả năng chơi game online nhờ có Wifi tích hợp sẵn với một mức giá vừa phải.
Mặc dù chức năng Multimedia của thiết bị này vẫn chưa thực sự là một thế mạnh, nhưng người sử dụng vẫn rất hài lòng với những gì mà chiếc PSP đem lại. Trong thời gian gần đây, tập đoàn khổng lồ Sony cũng đang cố gắng để hoàn thiện sản phẩm của mình, phát huy được tiềm năng của nó và xứng đáng với tên gọi “Thiết bị giải trí All in one”.
PSP Design:
Từ góc nhìn thẩm mỹ, có thể nói Sony PSP là một thiết bị tuyệt đẹp. Đó có thể là một món đồ mà ai cũng ngay lập tức muốn có trong bàn tay của mình chỉ với 250$ cho bản Value Pack. Thân máy tạo một cảm giác chắc chắn và gọn gàng trong bàn tay, mặc dù đó không phải là một sản phẩm có trọng lượng nhỏ, nhưng cũng không hẳn là một … cục gạch, nó có kích cỡ nhỉnh hơn một chiếc Ipod hoặc PDA.
Screen:
Màn hình của chiếc PSP có cùng kích cỡ với toàn bộ bề mặt trước của một chiếc máy nghe nhạc Ipod. Khá ấn tượng với độ rộng 4.3 inch (480x270 pixels, 16.77 triệu màu), màn hình của chiếc PSP thực sự rất tuyệt vời không chỉ với dân chơi game mà còn thu hút được những cặp mắt của những movie hay manga fans. Độ phân giải cao và màu sắc vô cùng rực rỡ giúp màn hình của chiếc PSP ăn điểm trước những thiết bị chơi game di động khác.
Controllers:
Chiếc PSP tái hiện lại những phím bấm quen thuộc với dân chơi game PlayStation: Các phím bấm chỉ huớng nằm phía bên trái màn hình và những phím vuông, tròn, tam giác và X quen thuộc nằm phía bên phải. Một thiết kế khá độc đáo khác là một núm Joystick nhỏ nằm bên dưới những phím chỉ hướng. Một số gamers sẽ cảm thấy bỡ ngỡ khi lần đầu tiếp xúc với núm joystick này thế nhưng hiệu quả mà nó mang lạI thì không hề kém những chiếc analog joystick thông thường một chút nào.
Trong khi thiết bị điều khiển của PS2 cung cấp cho người chơi 4 phím bấm phụ thì PSP có 2 nút, mỗI nút nằm ở một bên cạnh trên của máy. Với những game hiện tại của PSP thì thiết kế như vậy có thể coi là khá ổn nhưng chưa thực sự hoàn hảo.
Applications:
Sony đã đưa vào chiếc PSP một phát minh khá mớI mẻ với tên gọi“Cross media bar” (Thiết kế ấn tượng với khả năng truy nhập dữ liệu theo 2 chiều ngang và dọc). Sử dụng những phím chỉ hướng để di chuyển ngang qua các biểu tượng Settings, Photo, Music, Video và Games, trong mỗi mục này lại có những biểu tượng khác được đặt theo trục dọc. Nhìn chung thì đó là một thiết kế đơn giản và trang nhã, rất thân thiện và hữu ích cho người sử dụng.
Organizations:
Tất cả games và phim Video dành cho PSP hiện nay đều được phát hành trên loại đĩa UMD (Universal Media Disc). Đầu đọc đĩa UMD được gắn vào đằng sau máy, thiết kế tương tự như một chiếc máy quay Video. Mắt hồng ngoại, nút mở đĩa UMD và một cổng Mini USB để kết nối với máy tính được thiết kế ở cạnh trên của thiết bị, nằm giữa 2 nút phụ R và L. Cổng Mini USB này được thiết kế đặc biệt hữu dụng cho những phụ kiện trong tương lai mà bạn có thể sử dụng, chẳng hạn như một chiếc bàn phím hoặc một chiếc máy ảnh KTS.
Lỗ cắm headphone nằm ở góc trái của cạnh dưới thiết bị, bản PSP Value Pack bao gồm một chiếc tai nghe Setereo của Sony và một chiếc điều khiển gắn vào tai nghe hỗ trợ việc nghe nhạc Mp3. Thật tuyệt là bạn có thể gắn chiếc remote này vào bất kỳ một chiếc earphone nào và thưởng thức các bài hát Mp3. Xét về mặt thẩm mỹ, Sony đã khá khôn khéo trong việc thiết kế một chiếc headphone màu trắng trang nhã nổi bật trên tông màu đen lạnh của chiếc PSP.
PSP Features:
Games:
Ban đầu, tại hội chợ E3 tháng 5 năm 2003 Sony đã giới thiệu PSP với cái nhìn đầu tiên chỉ là một thiết bị chơi game chuyên nghiệp. Nhưng chỉ sau đó ít lâu, họ đã khẳng định rằng thiết bị này có thể làm được hơn thế rất nhiều PSP được khẳng đinh là “The first truly integrated portable entertainment system”. Trên thực tế, điều đó là sự thật, có thể nói PSP vừa là một thiết bị chơi game di động chuyên nghiệp, vô song về mặt đồ họa, vừa là một thiết bị giải trí di động rất tuyệt vợi. Có trong tay PSP nghĩa là có 1 chiếc Ipod mini, 1 chiếc DVD và đặc biệt là 1 chiếc PS2 thu nhỏ với một số lượng game vô cùng phong phú trước sự hứa hẹn của tới 99 nhà phát triển game trên toàn thế giới.
Video:
Ngòai việc chơi game, xem phim cũng là một tính năng vô cùng ấn tượng của PSP. Như chúng ta đã đề cập trước đó, màn hình rộng 4.3 inch TFT LCD với độ phân giải 480x270 pixels và 16.77 triệu màu chiếm ưu thế hơn khá nhiều so với màn hình của chiếc Nintendo DS (256x192 pixels và 260,000 màu). Chất lượng hình ảnh từ một bộ phim trên đĩa UMD (i.e: Spider Man 2 trong bản US Value Pack) còn mượt mà hơn cả những gì mà bạn thấy trên hầu hết những chiếc DVD Player di động, mặc dù màn hình của những chiếc DVD Player này lớn hơn nhiều so với PSP.
Vấn đề duy nhất với tính năng xem phim – cũng là một vấn đề khá lớn – là gần đây người sử dụng PSP gặp khá nhiều khó khăn trong việc xem phim khi chỉ có thể sử dụng UMD. Khác với Sony’s Mini Disc, UMD vẫn chưa thể ghi chép được, do vậy bạn sẽ phải lưu trữ phim hoặc các file Mp3, Jpeg trên một chiếc thẻ Memory Stick Duo. Bản PSP Value Pack có sẵn một chiếc thẻ 32M, dung lượng này chỉ thực sự đủ với việc chứa game saved, một vài tấm ảnh và vài ba bài hát.
Để có thể thực sự thoải mái trong việc tối ưu hóa tính năng Multimedia, có lẽ một chiếc thẻ MDUO 256 hoặc 512 là vừa đủ, 1G sẽ dành cho những trình giả lập PS1, thậm chí là PS2 trong một tương lai gần. Tuy nhiên, để có thể xem phim trên chiếc PSP cũng khá khó khăn với những người sử dụng ban đầu. Trên Website chính thức của Sony đã có một đoạn Intro ngắn để giới thiệu về cách xem phim trên PSP. Việc bạn cần làm trước tiên là mua một chiếc Cable USB to mini USB hoặc một chiếc Card reader, sau đó là một soft để convert các file video sang định dạng Mp4 cho PSP (PS9 Video, 3GP Converter, Rapiz, Image Converter, etc). Bạn cần tạo một thư mục “MP_ROOT \100MNV01” trên thẻ nhớ MDUO. Sau đó việc cần làm là chuyển các file Mp4 đã convert vào thư mục ấy rồi thưởng thức nó.
Music:
Một tin tốt lành cho những ngườI yêu thích nghe nhạc Mp3 là thiết bị PSP có thể chơi được định dạng Mp3 nguyên bản mà không cần phải chuyển đổi sang định dạng Sony ATRAC. Chỉ đơn giản là copy file Mp3 hoặc ATRAC vào thư mục “MUSIC” trên chiếc thẻ nhớ MDUO là bạn có thể nghe chúng bằng chiếc PSP được rồi. Thiết bị này cũng hỗ trợ M3U Playlist, nhưng nếu bạn có các “playlist” trên định dạng khác (Giả sử trên chiếc Ipod hoặc chiếc PDA thân yêu chẳng hạn) thì bạn cần phải chuyển đổi nó bằng một công cụ thích hợp.
Photos:
Đây là một chức năng cơ bản của thiết bị PSP, với khả năng Slide show tích hợp sẵn, bạn có thể thưởng thức những bức ảnh tuyệt vời của gia đình hoặc đọc những câu truyện Manga ly kỳ trên đường đến công sở. Đáng tiếc là với firmware 1.5 thì bạn vẫn chưa thể vừa nghe nhạc, vừa xem ảnh được cùng một lúc.
Wifi:
Cuối cùng là chức năng Wifi tích hợp sẵn, thiết bị PSP cho phép người sử dụng tạo nhiều connections với các thông số khác nhau do đó bạn có thể kết nối từ rất nhiều các điểm truy cập khác nhau mà không cần phải cài đi cài lại mỗi lần. Chức năng Wifi thật tuyệt vời cho những gamer yêu thích chơi Multiplayer, có thể là chơi qua Internet với bạn bè trên thế giới bằng Infrastructure Mode hoặc đơn giản là với cậu bạn thân thông qua Adhoc Mode, cái bạn cần chỉ là một điểm Wifi hot spot mà thôi.
Xét về điểm này thì PSP thực sự giành ưu thế trước người anh cả PS2 của mình. Bên cạnh đó thì chức năng Wifi còn phục vụ cho việc nâng cấp Firmware cho máy, download nhạc, video, TV Shows, Web browsing (trong tương lai). Nói cách khác, hãy cùng nhau chờ đợi vì PSP mới chỉ thực sự bắt đầu và đang trong giai đoạn phát triển mà thôi.
PSP Performance:
Sony PSP chạy trên bộ xử lý 333MHz với 4MB DRAM và 32MB bộ nhớ tích hợp sẵn, một phần được sử dụng cho hệ điều hành của thiết bị và các ứng dụng,
Loading speed:
Thời gian load dữ liệu từ thẻ nhớ MDUO rất nhanh, chỉ ~1 giây cho mỗi bộ phim và gần như ngay lập tức cho một lần chuyển ảnh. Ngược lại, một vấn đề gặp phải khi sử dụng đĩa quang học như UMD là thời gian load ban đầu khá lâu. Một vài game khi thử nghiệm cho thấy thời gian load dao động từ khoảng 15 giây đến 40 giây, nhưng dân chơi game cũng không thể mong đợi nhiều hơn ở người đàn anh PS2 về điểm này.
Games Frames:
May mắn thay, thời gian chờ đợi ấy cũng không hề uổng phí bởi lẽ hầu hết các game đều vô cùng đẹp mắt và cuốn hút. Như chúng ta đã đề cập, PSP đưa người chơi lại gần với PS2, một lý do đơn giản là vì độ họa của PSP có thể sánh ngang với PS2. Hầu hết game cho PSP hiện nay đều chạy rất đẹp và mượt mà, mặc dù bạn có thể gặp một vài cảnh giật hình vì màn chơi quá lớn và có quá nhiều chi tiết cần xử lý (Trận Xích Bích với hàng trăm lính chẳng hạn, lúc choảng nhau anh chàng Lã Bố gần như đang nhảy Classic Dance vậy). Nhưng hiện tượng ấy chỉ kết thúc trong một thời gian rất ngắn và không ảnh hưởng nhiều đến tiến trình chơi cũng như hứng thú của người chơi.
Theo một nguồn tin không chính thức, sở dĩ có hiện tượng này là vì tất cả những chiếc PSP hiện tại đều chỉ chạy với tốc độ 222MHz để tiết kiệm năng lượng. Trong tương lai, những game đòi hỏi khá năng xử lý đồ họa mạnh hơn từ phần cứng sẽ có một chức năng riêng để unlock phần còn lại của bộ xử lý trong PSP.
Online:
Chơi game online thực sự cũng rất thú vị, thử tưởng tượng 16 người cùng chơi Twisted Metal sẽ tuyệt vời đến thế nào, hoặc đơn giản chỉ là 2 người đua qua mấy vòng Drift trong Need For Speed Underground Rivals thôi cũng tuyệt lắm rồi. Chức năng Wifi của PSP rất tuyệt vì nó cho phép bạn bật chế độ Wireless Power Save trong khi đang chơi game thông qua mạng Adhoc (Tất nhiên là sẽ hơi chậm một chút nhưng pin sẽ đỡ tốn hơn khá nhiều).
Audio:
Sử dụng tai nghe Stereo đi kèm trong bản Value Pack đem lại một cảm giác thật tuyệt vời cho cả việc chơi game cũng như nghe nhạc, xem phim, ấn tượng không kém những chiếc Mp3 Players tên tuổi khác. Bên cạnh đó, thiết bị còn tích hợp sẵn chức năng Boost âm thanh trong mục UMD Volume settings (1x và 2x), rất tuyệt vời nếu bạn xem phim hoặc nghe nhạc ở nơi đông người mà không dùng đến tai nghe, chất lượng âm thanh to hơn rõ rệt mà không hề méo tiếng.
Bên cạnh đó thì một vài chế độ tinh chỉnh equalizer cũng giúp bạn thoải mái hơn trong việc thưởng thức những bài hát yêu thích của mình (Heavy, Pops, Jazz, và Unique). Tuy nhiên một nhược điểm là bạn không thể tự tinh chỉnh bass và treble được. Loa ngòai của thiết bị không thể phát ra những âm thanh lớn được nhưng khá thích hợp cho việc xem phim và chơi game thông thường.
Battery:
Đây có thể coi là một nhân tố hàng đầu đánh giá sự thành công của một thiết bị chơi game và giải trí di động. Sau đây là một sự thử nghiệm về dung lượng pin của thiết bị PSP (1,800mAH Lithium-ion).
- Chơi game liên tục với độ sáng ở mức cao nhất (Có 3 mức độ sáng tối khác nhau), thiết bị có thể chạy được 5.5 tiếng đồng hồ trước khi cạn sạch pin và cần xạc lại. Pin có thể được xạc đầy chỉ sau 2.5 tiếng.
- Chơi game online liên tục (Sử dụng Wifi, tắt Wifi Power Save) với độ sáng ở mức cao nhất, thiết bị có thể chạy được 3 tiếng 15 phút trước khi cạn pin (Tốn hơn gần 2 tiếng).
- Nghe nhạc với màn hình ở chế độ Dim (Tắt backlight – nguồn sáng phụ) thì thiết bị có thể chạy liên tục 11.2 tiếng.
- Xem phim (Spider Man 2) ở chế độ sáng nhất thiết bị có thể chạy liên tục gần 4 tiếng trước khi hết pin.
Trên đây là những thử nghiệm thực tế và cho kết quả rất xác thực, bản thân mình khi dùng PSP cũng kiểm nghiệm được rằng quả thực battery life của PSP rất đáng kính nể. Đã từng chơi thử game Dynasty Warrior ở độ sáng thấp nhất, maximum volume trong 20’, lúc thoát ra thấy pin còn 97%, tức là … hết có 3% sau ~20’.
Specifications:
Processor: 333MHz
Memory: 4MB DRAM, 32MB Internal Memory
LCD Screen: 4.3 inch (16:9), TFT drive, full-transparent type, hiển thị xấp xỉ 16,8 triệu màu
Sound: Loa Stereo.
Internal Disc Driver: UMD Driver (Read only).
Interface: (Giao diện)
- Giắc DC IN 5V
- Vạch nạp điện
- Giắc Headphone
- Cổng hồng ngoại
- USB Tốc độ cao
- Kết nối DC OUT
- Khe Memory Stick Duo
- Wireless LAN (IEEE 802.11b)
Compatible Codecs (Định dạng tương thích):
- Video: UMD: H.264/MPEG-4 AVC Main profile Level 3
Memory Stick: MPEG-4 SP, AAC.
- Music: UMD: Linear PCM, ATRACT3 Plus.
Memory Stick: ATRACT3 Plus, MP3 (MPEG ½ Layer).
- Photo: Jpeg (Conform with DCF2.0/Exif 2.21.
Power Source: (Điện nguồn)
- AC Adaptor: DC 5.0 V
- Pin Lithium-Ion xạc.
- Tiêu thụ tối đa xấp xỉ 6W (Khi xạc).
External Dimension: (Kích thước):
Xấp xỉ 170 x 74 x 23mm (rộng x dài x dày)
Weight: (Trọng lượng):
Xấp xỉ 280g/10oz (Bao gồm pin).
Rating:
Design:
9
Features:
8
Performance:
9
Nguồn: www.ppcvn.com