Các bạn làm ơn cho biết đánh giá của mình về sản phẩm phần mềm OCR này của VN cái nhé! Mình chưa được test nên không biết nó làm việc trên công nghệ nào?
Theo I-Today
I-Today - nhắc đến những thành tựu mà công nghệ thông tin Việt Nam đã đạt được trong hơn hai chục năm qua, không thể phủ nhận vai trò rất tích cực của các nhà khoa học nữ. Một trong số đó là tiến sĩ Lương Chi Mai, người đã được dự án công nghệ thông tin Việt Nam - Canada trao tặng phần thưởng danh dự dành cho nữ cán bộ xuất sắc ngành công nghệ thông tin năm 1999.
Năm 1998, lần đầu tiên góp mặt trong làng tin học, VnDOCR đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người sử dụng. Khi đó, bài toán về nhận dạng chữ Việt in, đặc biệt là dấu tiếng Việt là trở ngại lớn nhất mà từ trước đó chưa có chương trình nào vượt qua. Sau nhiều năm mong đợi, VnDOCR là sản phẩm phần mềm nội địa mang đặc thù tiếng Việt đầu tiên đã vượt qua rào cản này. Phiên bản 1.0 của VnDOCR đã chứng tỏ những thành công sớm của mình bằng sự kiện đoạt giải nhất cuộc thi sản phẩm công nghệ thông tin tại tuần lễ tin học Việt Nam lần thứ VIII (1998). Năm 1999, VnDOCR tiếp tục đoạt giải nhất giải thưởng VIFOTEC, giải thưởng sáng tạo về khoa học và công nghệ Việt Nam do liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và bộ khoa học công nghệ và môi trường trao cho công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc trong ngành công nghệ thông tin.
Cho đến nay, VnDOCR là một trong số hiếm đề tài nghiên cứu khoa học tồn tại được ngoài phòng thí nghiệm, đồng thời là phần mềm nhận dạng chữ Việt được người sử dụng chấp nhận. Mặc dù đã có những sản phẩm cạnh tranh nhưng VnDOCR vẫn luôn ở thứ hạng cao nhất trong khối phần mềm nghiệp vụ có giá trị ứng dụng phổ thông được bạn đọc PC World Việt Nam bình chọn nhiều năm liền, mà gần đây nhất là năm 2002.
Người gắn bó sâu đậm nhất với VnDOCR chính là tiến sĩ Lương Chi Mai, trưởng phòng nhận dạng và công nghệ tri thức, phó viện trưởng viện công nghệ thông tin.
Tự nhận mình là người rất nguyên tắc, nhưng cảm nhận đầu tiên của tôi khi gặp chị chính là sự trẻ trung, nhanh nhẹn và hiện đại bởi kiểu tóc cắt ngắn và tác phong làm việc rất nhiệt tình.
Kể về quãng thời gian gắn bó với lĩnh vực công nghệ thông tin, chị luôn khẳng định mình là người may mắn. Trước tiên, chị được sinh ra trong gia đình gắn liền với hoạt động khoa học, chồng cũng cùng ngành nên chị nhận được sự chia sẻ và thông cảm rất nhiều từ phía gia đình. Thứ hai, chị đã chọn đúng nghề mình yêu thích, được đào tạo trong môi trường bài bản, được sự giúp đỡ ủng hộ của những người đi trước trong một tập thể nghiên cứu. May mắn thứ ba chính là 20 năm "duyên nợ" liên tục với lĩnh vực nhận dạng - quãng thời gian dài hiếm có để thử thách, mà theo chị cũng chính là nguồn lực mang lại cho chị những thành công ngày hôm nay. Năm 1981, sau khi tốt nghiệp đại học tổng hợp tại Liên Xô, ngành toán, chị về làm việc tại viện công nghệ thông tin. Giáo sư Bạch Hưng Khang, viện trưởng viện công nghệ thông tin hiện nay đã phân công chị vào làm tại phòng nhận dạng. Kể từ đó, điểm khởi đầu này như là duyên tiền định cuốn hút chị gắn bó với tập thể nghiên cứu cùng với đề tài "chữ Việt và tiếng Việt" suốt những năm qua. Chị tâm sự: "Nếu không nghiên cứu tiếng của mình, ngôn ngữ của mình thì chẳng ai làm hộ mình cả. Nhiệm vụ của những người làm khoa học là phải nghiên cứu giải quyết những bài toán về chữ và tiếng Việt để Việt Nam có thể hoà nhập với thế giới". Giờ đây, nhắc đến tên chị là người ta liên tưởng ngay đến VnDOCR, đứa con tinh thần đầu tiên mà tập thể phòng nhận dạng đã phát triển. Tính đến nay, chỉ riêng bản VnDOCR chuyên nghiệp đã bán được gần 700 bộ cùng với gần 10.000 bộ được cài đặt theo scanner của HP. Thành công đó, tôi trộm nghĩ, chẳng riêng gì phụ nữ, mà bất cứ nhà lập trình nào cũng ao ước.
Chị liên tục tham gia các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước như trí tuệ nhân tạo, nhận dạng và xử lý thông tin hình ảnh (1981-1985 và 1986-1990); các vấn đề hiện đại của công nghệ thông tin (1991-1995 và 1996-2000). Đặc biệt năm 2001, lần đầu tiên nhà nước thực hiện phương thức đấu tuyển để chọn giao đề tài nghiên cứu tới các đơn vị có năng lực, đề tài "Phát triển công nghệ nhận dạng tổng hợp và xử lý ngôn ngữ tiếng Việt (2001-2005)" đã được chọn giao cho phòng nhận dạng của viện chủ trì, và chị được phân công làm chủ nhiệm một đề tài nhánh.
Chị ý thức rằng: một sản phẩm có độ sống trường tồn chỉ khi người tạo ra nó luôn chăm chút và không tự thoả mãn về nó. Chị khẳng định: "Bọn mình sẽ vẫn tiếp tục phát triển VnDOCR cùng những công trình nghiên cứu khoa học khác về vấn đề nhận dạng trong môi trường tiếng Việt". Say sưa chị tâm sự: "Với đề tài này, mình cảm giác có khai thác cả đời cũng không tự thoả mãn hết những yêu cầu mà người sử dụng đặt ra. Chính điều đó thôi thúc mình và nhóm nhận dạng gắn bó với mảng đề tài này bao nhiêu năm trời".
Cũng như nhiều phụ nữ bình thường khác, một ngày làm việc của chị thường khởi đầu bằng việc đưa con đi học và kết thúc là đón con về. Chị quan niệm: "Mình là phụ nữ nên không thể làm mải miết từ sáng tới đêm khuya như nam giới mà quên hết công việc gia đình cũng như thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Đó cũng chính là khó khăn của bất kỳ phụ nữ nào làm công tác nghiên cứu khoa học. Nếu không say mê thì không thể hoàn thành được công việc, sẽ tạo nên sức ì lớn". Đó cũng chính là điều chị luôn đặt ra trước các nữ nhân viên khi quyết định gắn bó với khoa học. Một chút se lòng chị tâm sự: "Nhận thức thế nhưng nhiều khi bị cuốn hút vào công việc nên cũng khó chu toàn. Những lúc như vậy, mình luôn muốn bù đắp nhiều hơn nữa cho con cái và gia đình. Thời gian sau bữa cơm tối, mình dành hoàn toàn cho con, vừa dạy nó học, vừa chơi và làm bạn với nó". Một chút tự hào khi nói về con, như nhiều người mẹ khác, mắt chị ánh lên sự ấm áp và trìu mến.
Trở lại câu chuyện về công việc, chị cho biết hiện viện đang giao cho chị nhiệm vụ tìm biện pháp thúc đẩy để đưa các công trình nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. "Đó chính là mảng yếu của những người thuần làm khoa học như bọn mình - chị phân tích - nếu chỉ tập trung nghiên cứu nhưng cái mà mình tự cho là cần thiết thì công trình đó chỉ có giá trị khoa học trên văn bản mà không mang lại những giá trị đích thực cho cuộc sống". Để làm được nhiệm vụ này, trước mắt chị dự định sẽ xây dựng một nhóm có chức năng marketing, họ sẽ là đầu mối tìm kiếm các đơn đặt hàng cho bộ phận nghiên cứu. Song song đó, nhóm sẽ thu nhận những ý kiến phản hồi từ người sử dụng, đồng thời tổ chức tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá rộng rãi. Khẽ nghiêng chiếc đồng hồ cát trên bàn, chị kể: "Mình rất tâm đắc với câu ví von của một chuyên gia công nghệ thông tin Singapore khi họ tặng cho mình món quà này tại hội nghị: giữa công trình nghiên cứu khoa học và thực tiễn cuộc sống là một đoạn thắt nút cổ chai, nhiệm vụ của nhưng người làm công nghệ thông tin là phải làm sao để hai phần này hoà nhập được với nhau như khi ta nghiêng chiếc đồng hồ cát".
Câu chuyện giữa chúng tôi thỉnh thoảng bị đứt quãng để chị xử lý một số việc chuyên môn. Tranh thủ, tôi tò mò quan sát bàn làm việc của chị. Bên cạnh hình ảnh quen thuộc của một văn phòng với máy tính, máy in, sổ sách giấy tờ, là những đồ kỷ niệm xinh xắn đầy nữ tính: một cái chặn giấy mã não vàng hoe màu nắng, một quả trứng đá xanh, một bông hoa hồng bằng thuỷ tinh trong trẻo, đặc biệt tấm hình cậu con trai cưng được gắn trong khung pha lê trong suốt. Một sự giao thoa khéo léo nơi chị, giữa công việc và gia đình, phải làm sao cho 2 miền trách nhiệm đó luôn cân bằng. Đó phải chăng chính là nghệ thuật sống, nghệ thuật để thành đạt của người phụ nữ?
Theo PC World VN
Theo I-Today
I-Today - nhắc đến những thành tựu mà công nghệ thông tin Việt Nam đã đạt được trong hơn hai chục năm qua, không thể phủ nhận vai trò rất tích cực của các nhà khoa học nữ. Một trong số đó là tiến sĩ Lương Chi Mai, người đã được dự án công nghệ thông tin Việt Nam - Canada trao tặng phần thưởng danh dự dành cho nữ cán bộ xuất sắc ngành công nghệ thông tin năm 1999.
Năm 1998, lần đầu tiên góp mặt trong làng tin học, VnDOCR đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người sử dụng. Khi đó, bài toán về nhận dạng chữ Việt in, đặc biệt là dấu tiếng Việt là trở ngại lớn nhất mà từ trước đó chưa có chương trình nào vượt qua. Sau nhiều năm mong đợi, VnDOCR là sản phẩm phần mềm nội địa mang đặc thù tiếng Việt đầu tiên đã vượt qua rào cản này. Phiên bản 1.0 của VnDOCR đã chứng tỏ những thành công sớm của mình bằng sự kiện đoạt giải nhất cuộc thi sản phẩm công nghệ thông tin tại tuần lễ tin học Việt Nam lần thứ VIII (1998). Năm 1999, VnDOCR tiếp tục đoạt giải nhất giải thưởng VIFOTEC, giải thưởng sáng tạo về khoa học và công nghệ Việt Nam do liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và bộ khoa học công nghệ và môi trường trao cho công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc trong ngành công nghệ thông tin.
Cho đến nay, VnDOCR là một trong số hiếm đề tài nghiên cứu khoa học tồn tại được ngoài phòng thí nghiệm, đồng thời là phần mềm nhận dạng chữ Việt được người sử dụng chấp nhận. Mặc dù đã có những sản phẩm cạnh tranh nhưng VnDOCR vẫn luôn ở thứ hạng cao nhất trong khối phần mềm nghiệp vụ có giá trị ứng dụng phổ thông được bạn đọc PC World Việt Nam bình chọn nhiều năm liền, mà gần đây nhất là năm 2002.
Người gắn bó sâu đậm nhất với VnDOCR chính là tiến sĩ Lương Chi Mai, trưởng phòng nhận dạng và công nghệ tri thức, phó viện trưởng viện công nghệ thông tin.
Tự nhận mình là người rất nguyên tắc, nhưng cảm nhận đầu tiên của tôi khi gặp chị chính là sự trẻ trung, nhanh nhẹn và hiện đại bởi kiểu tóc cắt ngắn và tác phong làm việc rất nhiệt tình.
Kể về quãng thời gian gắn bó với lĩnh vực công nghệ thông tin, chị luôn khẳng định mình là người may mắn. Trước tiên, chị được sinh ra trong gia đình gắn liền với hoạt động khoa học, chồng cũng cùng ngành nên chị nhận được sự chia sẻ và thông cảm rất nhiều từ phía gia đình. Thứ hai, chị đã chọn đúng nghề mình yêu thích, được đào tạo trong môi trường bài bản, được sự giúp đỡ ủng hộ của những người đi trước trong một tập thể nghiên cứu. May mắn thứ ba chính là 20 năm "duyên nợ" liên tục với lĩnh vực nhận dạng - quãng thời gian dài hiếm có để thử thách, mà theo chị cũng chính là nguồn lực mang lại cho chị những thành công ngày hôm nay. Năm 1981, sau khi tốt nghiệp đại học tổng hợp tại Liên Xô, ngành toán, chị về làm việc tại viện công nghệ thông tin. Giáo sư Bạch Hưng Khang, viện trưởng viện công nghệ thông tin hiện nay đã phân công chị vào làm tại phòng nhận dạng. Kể từ đó, điểm khởi đầu này như là duyên tiền định cuốn hút chị gắn bó với tập thể nghiên cứu cùng với đề tài "chữ Việt và tiếng Việt" suốt những năm qua. Chị tâm sự: "Nếu không nghiên cứu tiếng của mình, ngôn ngữ của mình thì chẳng ai làm hộ mình cả. Nhiệm vụ của những người làm khoa học là phải nghiên cứu giải quyết những bài toán về chữ và tiếng Việt để Việt Nam có thể hoà nhập với thế giới". Giờ đây, nhắc đến tên chị là người ta liên tưởng ngay đến VnDOCR, đứa con tinh thần đầu tiên mà tập thể phòng nhận dạng đã phát triển. Tính đến nay, chỉ riêng bản VnDOCR chuyên nghiệp đã bán được gần 700 bộ cùng với gần 10.000 bộ được cài đặt theo scanner của HP. Thành công đó, tôi trộm nghĩ, chẳng riêng gì phụ nữ, mà bất cứ nhà lập trình nào cũng ao ước.
Chị liên tục tham gia các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước như trí tuệ nhân tạo, nhận dạng và xử lý thông tin hình ảnh (1981-1985 và 1986-1990); các vấn đề hiện đại của công nghệ thông tin (1991-1995 và 1996-2000). Đặc biệt năm 2001, lần đầu tiên nhà nước thực hiện phương thức đấu tuyển để chọn giao đề tài nghiên cứu tới các đơn vị có năng lực, đề tài "Phát triển công nghệ nhận dạng tổng hợp và xử lý ngôn ngữ tiếng Việt (2001-2005)" đã được chọn giao cho phòng nhận dạng của viện chủ trì, và chị được phân công làm chủ nhiệm một đề tài nhánh.
Chị ý thức rằng: một sản phẩm có độ sống trường tồn chỉ khi người tạo ra nó luôn chăm chút và không tự thoả mãn về nó. Chị khẳng định: "Bọn mình sẽ vẫn tiếp tục phát triển VnDOCR cùng những công trình nghiên cứu khoa học khác về vấn đề nhận dạng trong môi trường tiếng Việt". Say sưa chị tâm sự: "Với đề tài này, mình cảm giác có khai thác cả đời cũng không tự thoả mãn hết những yêu cầu mà người sử dụng đặt ra. Chính điều đó thôi thúc mình và nhóm nhận dạng gắn bó với mảng đề tài này bao nhiêu năm trời".
Cũng như nhiều phụ nữ bình thường khác, một ngày làm việc của chị thường khởi đầu bằng việc đưa con đi học và kết thúc là đón con về. Chị quan niệm: "Mình là phụ nữ nên không thể làm mải miết từ sáng tới đêm khuya như nam giới mà quên hết công việc gia đình cũng như thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Đó cũng chính là khó khăn của bất kỳ phụ nữ nào làm công tác nghiên cứu khoa học. Nếu không say mê thì không thể hoàn thành được công việc, sẽ tạo nên sức ì lớn". Đó cũng chính là điều chị luôn đặt ra trước các nữ nhân viên khi quyết định gắn bó với khoa học. Một chút se lòng chị tâm sự: "Nhận thức thế nhưng nhiều khi bị cuốn hút vào công việc nên cũng khó chu toàn. Những lúc như vậy, mình luôn muốn bù đắp nhiều hơn nữa cho con cái và gia đình. Thời gian sau bữa cơm tối, mình dành hoàn toàn cho con, vừa dạy nó học, vừa chơi và làm bạn với nó". Một chút tự hào khi nói về con, như nhiều người mẹ khác, mắt chị ánh lên sự ấm áp và trìu mến.
Trở lại câu chuyện về công việc, chị cho biết hiện viện đang giao cho chị nhiệm vụ tìm biện pháp thúc đẩy để đưa các công trình nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. "Đó chính là mảng yếu của những người thuần làm khoa học như bọn mình - chị phân tích - nếu chỉ tập trung nghiên cứu nhưng cái mà mình tự cho là cần thiết thì công trình đó chỉ có giá trị khoa học trên văn bản mà không mang lại những giá trị đích thực cho cuộc sống". Để làm được nhiệm vụ này, trước mắt chị dự định sẽ xây dựng một nhóm có chức năng marketing, họ sẽ là đầu mối tìm kiếm các đơn đặt hàng cho bộ phận nghiên cứu. Song song đó, nhóm sẽ thu nhận những ý kiến phản hồi từ người sử dụng, đồng thời tổ chức tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá rộng rãi. Khẽ nghiêng chiếc đồng hồ cát trên bàn, chị kể: "Mình rất tâm đắc với câu ví von của một chuyên gia công nghệ thông tin Singapore khi họ tặng cho mình món quà này tại hội nghị: giữa công trình nghiên cứu khoa học và thực tiễn cuộc sống là một đoạn thắt nút cổ chai, nhiệm vụ của nhưng người làm công nghệ thông tin là phải làm sao để hai phần này hoà nhập được với nhau như khi ta nghiêng chiếc đồng hồ cát".
Câu chuyện giữa chúng tôi thỉnh thoảng bị đứt quãng để chị xử lý một số việc chuyên môn. Tranh thủ, tôi tò mò quan sát bàn làm việc của chị. Bên cạnh hình ảnh quen thuộc của một văn phòng với máy tính, máy in, sổ sách giấy tờ, là những đồ kỷ niệm xinh xắn đầy nữ tính: một cái chặn giấy mã não vàng hoe màu nắng, một quả trứng đá xanh, một bông hoa hồng bằng thuỷ tinh trong trẻo, đặc biệt tấm hình cậu con trai cưng được gắn trong khung pha lê trong suốt. Một sự giao thoa khéo léo nơi chị, giữa công việc và gia đình, phải làm sao cho 2 miền trách nhiệm đó luôn cân bằng. Đó phải chăng chính là nghệ thuật sống, nghệ thuật để thành đạt của người phụ nữ?
Theo PC World VN