Nguyễn Thanh Thảo
(Violethn)
Điều hành viên
Phở được coi là món điểm tâm sáng đặc sản của Hà thành. Tất nhiên tôi phải chọn phở “thương hiệu” để ăn. Phở “thương hiệu” thì nhiều lắm: phở Thìn, phở Gia Truyền, phở Lý Quốc Sư, rồi phở Bát Đàn...
Đến Bát Đàn! Thâm nhập vào khu phố cổ, chúng tôi chia nhau mỗi người một việc: tìm chỗ để xe hoặc xếp hàng mua phở. Khách hàng sẽ “được” nếm “hương vị” đầu tiên là... xếp hàng ngửi phở và... mồ hôi người. Loay hoay, ngơ ngác chừng gần 10 phút tôi mới tìm được chỗ để xe...
Chạy tới nhà hàng, tôi không biết bạn mình đứng ở đâu trong đám đông đến mấy chục người đang xếp thành hai hàng cong sang hai bên phố như hình hai cái râu rồng (vì không thể xếp hàng thẳng ra lòng đường).
Không có chỉ huy, giám sát nhưng những thành viên trong hàng khá kỷ luật: đến trước đứng trước, đến sau xếp sau. Không chen lấn xô đẩy, không đặc cách ưu tiên. Thực khách phần lớn mang vẻ của giới thu nhập trên trung bình. Họ xếp hàng dưới cái nắng gắt cắn như kim châm và chỉ dịch được từng bước dính sát vào cái mùi mồ hôi bết áo của người đứng trước để tiến dần đến cái thớt của người đàn ông đang chan chát băm hành thái thịt. Người già, trẻ con, bà chửa đến những ông cán bộ nhìn rất khó tính, trịch thượng hay các cô gái kiêu kỳ quen được chiều chuộng... đều cam nguyện như vậy.
Anh bạn tôi được nhận phở trước, 7-8 phút sau đến tôi. Quả là mùi thơm của hành mỡ, nước dùng, bánh, thịt hấp dẫn khác thường. Nhưng khi ôm được bát phở nóng bỏng trong tay thì cũng là bắt đầu cho cuộc thử thách phần hai, đó là tìm chỗ ngồi... Quán phở chật chội, khách ngồi tràn ra cả vỉa hè.
Nhiều người bê bát phở nóng vẫn nghiến răng chịu đựng, mắt nhớn nhác tìm chỗ đặt bát. Nhiều đôi vợ chồng, bố con, chị em đi với nhau nhưng phải mỗi người mỗi bàn. Mời nhau bằng ánh mắt. Bởi nếu họ chờ có một bàn trống đủ để cùng ngồi thì chắc là để ăn... trưa. Muốn ăn được phở ở đây, ngoài sức chịu đựng xếp hàng thì họ còn phải có nghề bưng bê.
Bát nóng, phở đầy, nền nhà trơn trượt, khách đông, nắng gắt... nên chỉ một giây thiếu tập trung thì sẽ vật cả bát vào mặt nhau hoặc đổ cả nước phở vào lưng cô gái đang ngồi hay một bà già đứng cạnh. Người có kinh nghiệm thì đừng chạy tìm chỗ mà phải nhanh mắt “tia” xem ai sắp ăn hết thì đứng sau lưng họ, chờ họ đứng dậy mà lao ngay vào. Thế là sau 40 phút anh bạn phương xa của tôi cũng được biết thế nào là đặc sản phở Hà Nội.
Gặp một tay sành ăn chúng tôi biết rằng thủ đô còn có nhiều quán cơm bán phiếu ăn từ đầu tháng, đến bữa khách xếp hàng chìa phiếu, tự bê cơm về chỗ mà ăn. “Cao cấp” hơn nữa còn có phở Đuổi, phở Quát, tức là khách vừa phải chờ, phải tự thu xếp gửi xe, chỗ ngồi lại còn vừa bị nhà hàng mắng nhiếc, quát tháo như đuổi đi.
Ở chợ Ngô Sĩ Liên (trên phố Ngô Sĩ Liên) còn có quán bún nổi tiếng gọi là bún “chửi”. Bún móng giò, rọc mùng rất ngon nhưng bà chủ có gương mặt đen dày cùng cô con gái mỏ nhọn thì không ngừng chửi khách trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ví dụ khách gọi một bát bún, sau đó gọi thêm thịt hay gia vị thì bà chủ nói: “Lần sau thì gọi mẹ nó một lần cho nhanh!”. Khách đợi lâu mà giục thì coi như tiêu đời.
Lúc đó sẽ là: “Làm đ. gì mà phải giục rối cả lên!” hay “Không có 10 tay nhá!”... Ai xin thêm chút rau sống hay miếng ớt thì phải cúi sẵn đầu xuống để chuẩn bị lắng nghe những trận mắng nhiếc với toàn “món” không sinh vật nào ăn được. Thậm chí có cô gái gọi món thỏ thẻ, nhẹ nhàng quá cũng bị chửi: “Mẹ! Điệu chảy nước ra...”. Cho đến cách đây ít tháng, một thực khách du côn (không biết đã từng bán phở, bún gì chưa) đến ăn hàng, bị nhiều “gia vị chửi” quá, nổi đóa đánh bà chủ... đi viện.
Ông bạn sành ăn nói: đuổi, quát, chửi, xếp hàng và cố gắng đối xử tàn tệ với khách thì không chỉ ở hàng ăn mà cả hàng bia, cắt tóc, sửa chữa máy ảnh... “gia truyền” ở Hà Nội cũng đều có. Ngược đời là những nhà hàng ấy thường có lịch sử lâu năm, có thương hiệu và tất nhiên rất đông khách!
Những ông bà chủ này khi được hỏi thường cho rằng họ là số 1, khách không thiếu nên không cần phải ngọt nhạt. Hoặc một số đã quen với cảnh thương mại thời bao cấp, nay không cần thay đổi mà vẫn bán được hàng, lại có thương hiệu độc đáo nên... kệ. Số còn lại cơ bản là các ông bà chủ mang bản tính hung đồ, lỗ mãng nhưng nấu ăn ngon. Nhưng thật ra, những loại quán hàng này tồn tại là do sự chấp nhận của khách hàng.
Những người hiểu Hà Nội chia khách làm ba dạng. Một là số người già, luôn “nhớ nhung” cảnh sống bao cấp. Họ thích thế. Hai là số khách ưa sành điệu, thích sống “Hà Nội phố”. Đã ăn phở thì phải ăn phở Bát Đàn, đã ăn kem thì phải kem Tràng Tiền, đã đi chơi với bạn gái thì phải đưa ra hồ Tây... để vênh mặt lên với dân qua đường và để có chuyện mà khoe (nếu “vô phúc” cho ai hỏi anh chị đi chơi (ăn) ở đâu vậy?).
Họ ngầm cho rằng đó là một nét văn hóa rất Hà Nội... Kiểu thứ ba “bệnh hoạn” đến mức tưởng như không có thật. Đó là “không bị xử tệ thì ăn không ngon!”. Thậm chí có ông chủ (khi mát mình) bộc bạch: “Mình đang chửi mắng nó (khách) quen rồi, nó thích. Bây giờ mà tử tế có khi phá sản”. Nhà văn Băng Sơn từng giải thích: "Người Hà Nội ăn không chỉ lấy ngon hay no mà còn cả thưởng thức không khí ẩm thực thật riêng biệt, đặc trưng... Có lẽ cách giải thích ấy phù hợp với các quán phải xếp hàng hoặc quán nhà cổ như chả cá Lã Vọng mà thôi chứ nhu cầu bị chửi, quát, đuổi thì chắc... hiếm!".
Những nhà hàng ngược đời nói trên thường có “cá tính” đó là chế biến ngon và dường như cả ý thức lẫn vô tình, họ cố gắng xử tệ với khách như để tạo sức hấp dẫn, chất “gây nghiện” của riêng mình. Và quát, đuổi, chửi tức là vẫn còn... quan tâm đến khách. Nhưng phổ biến hơn, ngán ngẩm hơn chính là sự coi thường khách. Bơ (bỏ mặc) hết!
Trong một quán ăn sáng ở phố Yên Phụ, đám khách miền Nam vào gọi bánh mì ốpla. Không thấy nhà hàng đả động, tưởng bị quên, khách nhắc. Tay phục vụ không thèm nhìn khách, liền nói: “Đợi 15 phút!”. Chờ 10 phút sau, khách lại gọi tay nhân viên nọ. Anh ta cộc lốc: “Mới 14 phút!”. “Ốp quả trứng thì hai phút chứ mấy!”. “Ở đây quy định gọi gì cũng 15 phút”. “Trời, quy định kỳ vậy?”. Gã phục vụ mặt không biến sắc, mắt không nhìn người đối thoại, vừa đi vào nhà vừa lẩm bẩm: “Ăn không ăn thì biến!”. Đoàn khách há hốc mồm, người nọ hỏi người kia mà không tin ở tai mình...
Phổ biến nhất là tình trạng gọi ít mang nhiều. Gọi món trong thực đơn, nhà hàng không có nhưng cũng không thèm thông báo. Khi khách hỏi quá thì nói là hết rồi. Thậm chí không hết cũng nói là hết để đỡ... phiền. Một nhà hàng có địa thế đẹp nhất nhì Hà Nội bán đặc sản bánh tôm ngay cạnh hồ Tây cũng có thái độ phục vụ rất khó chịu. Khách ăn xong, gọi chén trà, nhân viên xẵng giọng: “Không có!”. Nhưng khi thấy đoàn khách nước ngoài ngồi bàn bên ăn xong thì họ bê ra một ấm trà. Tất nhiên là tính thêm tiền...
Có người nói với tôi là anh ta hơi xấu hổ khi đọc cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu của tác giả Thomas L.Friedman viết về toàn cầu hóa. Sách nói đến rất nhiều vùng đất trên thế giới với những đặc trưng riêng thời toàn cầu hóa đều rất hoành tráng. Riêng Hà Nội được nhắc đến chút ít thì là về câu chuyện anh hầu bàn của khách sạn Metropole: Khách (tác giả) gọi quít để tráng miệng. Hầu bàn nói: hết quít rồi. Lúc đó VN đang mùa quít. Đường phố vô vàn quít. Tác giả nói: “Sáng nào cũng thấy đầy quít trên bàn. Chắc chắn thế nào trong bếp cũng còn quít mà?”. Anh hầu bàn lắc đầu. Khách xin thay bằng dưa hấu. Năm phút sau, người phục vụ bê ra một đĩa quít và nói: “Không có dưa hấu. Tôi tìm ra quít!”...
Khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào nổi tiếng kinh kỳ bán nhiều quần áo, giày dép. Thế nhưng khách dù sang hèn, tây ta có ngắm hàng, xem giá thì ông bà chủ cũng coi như... không khí. Mắt nhìn xuyên qua mặt khách, miệng cậy không ra một lời chào. Còn đám nhân viên thì bám chặt lấy khách không rời nửa bước. Không giới thiệu, không mời mọc, tư vấn mà chỉ để cảnh giác... mất cắp.
Có người lý giải tình trạng trên bằng hai lý do. Thứ nhất là Hà Nội đã sống quá lâu trong bao cấp. Tư duy, phản xạ trước cơ chế thị trường không được như Sài Gòn. Thứ hai là dân Hà Nội thường có thói quen dễ bằng lòng với những thành quả bước đầu. Lý luận này được chứng minh bằng chuyện: những nhà hàng độc quyền vị trí đẹp (gần hồ, gần sông, ngã ba, diện tích rộng...) rất ít khi có văn hóa kinh doanh tốt.
Vì không cần cải thiện thì họ cũng có khách. Số khách buộc phải đến vì chỗ ngồi đẹp cũng đủ nuôi sống chủ hàng. Và chủ chỉ cần vậy. Sinh động hơn là câu chuyện đôi vợ chồng một nhà hàng đặc sản ngan vịt ở quận Thanh Xuân. 15 năm trước họ là đôi tình nhân sinh viên nghèo, xa quê. Ra trường không muốn xa nhau. Trụ Hà Nội thì chưa có việc. Chàng trai tìm được nghề chở ngan vịt thuê. Thay vì nhận tiền công, anh nhận gia cầm cho bạn gái chế biến thành cháo, miến, bún gồng gánh bán hàng tối ngay cổng ký túc xá Mễ Trì.
Chịu khó, có khiếu nấu ăn, vui tính, tốt bụng và giá rẻ nên quán dù xập xệ nhưng rất đông khách. Chăm làm, tiết kiệm, không mấy chốc họ đã thuê được một gian hàng đàng hoàng. Cưới nhau, sinh con, thuê thêm người làm và bốn năm sau quán vịt ngan ấy đã trở thành một trong những nhà hàng ăn nên làm ra nhất khu vực.
Họ mua được nhà, mở được nhà hàng rộng rãi, sắm thêm tiện nghi nhưng lúc này ông bà chủ đã trở thành trọc phú. Ăn nói chỏng lỏn, kênh kiệu. Đám gia nhân làm ẩu, bẩn, kém chất lượng và khách hàng vắng dần. Nhà hàng mấy năm sau dẹp bún phở, cho thuê bán quần áo. Vợ chồng chủ nhà sống tầng trên và cũng lại đi làm thuê...
Tôi có ba năm sống cảnh cơm hàng cháo chợ ở phố Pháo đài Láng (phường Láng Thượng, Cầu Giấy), hằng ngày ăn cơm trong một quán bình dân không có biển hiệu. Bà con gọi là quán Ba Cô vì nhà có ba chị em gái. Cơm ở đây bán cho người làm thuê, bán hàng rong và sinh viên nên giá cả luôn rẻ nhất Hà Nội. Sau này ăn những bữa cơm đắt tiền hơn nhưng thú thật tôi vẫn thấy không ngon bằng cơm ở quán Ba Cô.
Không phải vì họ xinh đẹp hay lắm duyên thầm, thậm chí ba cô đều đã có chồng là những gã đàn ông lực lưỡng (rất đáng ngại!), mà vì dù nắng lửa hầm hập bên những lò than dưới mái tôn, hay mưa phùn gió bấc buốt như kim châm cũng chưa bao giờ tôi thấy các cô cáu gắt hay lạnh lùng kể cả với anh xích lô nát rượu, bà bán rau bủn xỉn hay cậu sinh viên nợ lâu. Mâm cơm các cô dọn rất gọn gàng, bắt mắt và vừa đủ bữa (không bê nhiều để tính thêm tiền). Mọi thứ tuy rẻ tiền, đơn giản nhưng sạch sẽ, chu đáo. Vài năm bán cơm nay họ đều rất khá giả. Hỏi thăm, hóa ra họ là người Hà Nội gốc0 :-/ :x .
(Theo Tuổi Trẻ)
Đến Bát Đàn! Thâm nhập vào khu phố cổ, chúng tôi chia nhau mỗi người một việc: tìm chỗ để xe hoặc xếp hàng mua phở. Khách hàng sẽ “được” nếm “hương vị” đầu tiên là... xếp hàng ngửi phở và... mồ hôi người. Loay hoay, ngơ ngác chừng gần 10 phút tôi mới tìm được chỗ để xe...
Chạy tới nhà hàng, tôi không biết bạn mình đứng ở đâu trong đám đông đến mấy chục người đang xếp thành hai hàng cong sang hai bên phố như hình hai cái râu rồng (vì không thể xếp hàng thẳng ra lòng đường).
Không có chỉ huy, giám sát nhưng những thành viên trong hàng khá kỷ luật: đến trước đứng trước, đến sau xếp sau. Không chen lấn xô đẩy, không đặc cách ưu tiên. Thực khách phần lớn mang vẻ của giới thu nhập trên trung bình. Họ xếp hàng dưới cái nắng gắt cắn như kim châm và chỉ dịch được từng bước dính sát vào cái mùi mồ hôi bết áo của người đứng trước để tiến dần đến cái thớt của người đàn ông đang chan chát băm hành thái thịt. Người già, trẻ con, bà chửa đến những ông cán bộ nhìn rất khó tính, trịch thượng hay các cô gái kiêu kỳ quen được chiều chuộng... đều cam nguyện như vậy.
Anh bạn tôi được nhận phở trước, 7-8 phút sau đến tôi. Quả là mùi thơm của hành mỡ, nước dùng, bánh, thịt hấp dẫn khác thường. Nhưng khi ôm được bát phở nóng bỏng trong tay thì cũng là bắt đầu cho cuộc thử thách phần hai, đó là tìm chỗ ngồi... Quán phở chật chội, khách ngồi tràn ra cả vỉa hè.
Nhiều người bê bát phở nóng vẫn nghiến răng chịu đựng, mắt nhớn nhác tìm chỗ đặt bát. Nhiều đôi vợ chồng, bố con, chị em đi với nhau nhưng phải mỗi người mỗi bàn. Mời nhau bằng ánh mắt. Bởi nếu họ chờ có một bàn trống đủ để cùng ngồi thì chắc là để ăn... trưa. Muốn ăn được phở ở đây, ngoài sức chịu đựng xếp hàng thì họ còn phải có nghề bưng bê.
Bát nóng, phở đầy, nền nhà trơn trượt, khách đông, nắng gắt... nên chỉ một giây thiếu tập trung thì sẽ vật cả bát vào mặt nhau hoặc đổ cả nước phở vào lưng cô gái đang ngồi hay một bà già đứng cạnh. Người có kinh nghiệm thì đừng chạy tìm chỗ mà phải nhanh mắt “tia” xem ai sắp ăn hết thì đứng sau lưng họ, chờ họ đứng dậy mà lao ngay vào. Thế là sau 40 phút anh bạn phương xa của tôi cũng được biết thế nào là đặc sản phở Hà Nội.
Gặp một tay sành ăn chúng tôi biết rằng thủ đô còn có nhiều quán cơm bán phiếu ăn từ đầu tháng, đến bữa khách xếp hàng chìa phiếu, tự bê cơm về chỗ mà ăn. “Cao cấp” hơn nữa còn có phở Đuổi, phở Quát, tức là khách vừa phải chờ, phải tự thu xếp gửi xe, chỗ ngồi lại còn vừa bị nhà hàng mắng nhiếc, quát tháo như đuổi đi.
Ở chợ Ngô Sĩ Liên (trên phố Ngô Sĩ Liên) còn có quán bún nổi tiếng gọi là bún “chửi”. Bún móng giò, rọc mùng rất ngon nhưng bà chủ có gương mặt đen dày cùng cô con gái mỏ nhọn thì không ngừng chửi khách trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ví dụ khách gọi một bát bún, sau đó gọi thêm thịt hay gia vị thì bà chủ nói: “Lần sau thì gọi mẹ nó một lần cho nhanh!”. Khách đợi lâu mà giục thì coi như tiêu đời.
Lúc đó sẽ là: “Làm đ. gì mà phải giục rối cả lên!” hay “Không có 10 tay nhá!”... Ai xin thêm chút rau sống hay miếng ớt thì phải cúi sẵn đầu xuống để chuẩn bị lắng nghe những trận mắng nhiếc với toàn “món” không sinh vật nào ăn được. Thậm chí có cô gái gọi món thỏ thẻ, nhẹ nhàng quá cũng bị chửi: “Mẹ! Điệu chảy nước ra...”. Cho đến cách đây ít tháng, một thực khách du côn (không biết đã từng bán phở, bún gì chưa) đến ăn hàng, bị nhiều “gia vị chửi” quá, nổi đóa đánh bà chủ... đi viện.
Ông bạn sành ăn nói: đuổi, quát, chửi, xếp hàng và cố gắng đối xử tàn tệ với khách thì không chỉ ở hàng ăn mà cả hàng bia, cắt tóc, sửa chữa máy ảnh... “gia truyền” ở Hà Nội cũng đều có. Ngược đời là những nhà hàng ấy thường có lịch sử lâu năm, có thương hiệu và tất nhiên rất đông khách!
Những ông bà chủ này khi được hỏi thường cho rằng họ là số 1, khách không thiếu nên không cần phải ngọt nhạt. Hoặc một số đã quen với cảnh thương mại thời bao cấp, nay không cần thay đổi mà vẫn bán được hàng, lại có thương hiệu độc đáo nên... kệ. Số còn lại cơ bản là các ông bà chủ mang bản tính hung đồ, lỗ mãng nhưng nấu ăn ngon. Nhưng thật ra, những loại quán hàng này tồn tại là do sự chấp nhận của khách hàng.
Những người hiểu Hà Nội chia khách làm ba dạng. Một là số người già, luôn “nhớ nhung” cảnh sống bao cấp. Họ thích thế. Hai là số khách ưa sành điệu, thích sống “Hà Nội phố”. Đã ăn phở thì phải ăn phở Bát Đàn, đã ăn kem thì phải kem Tràng Tiền, đã đi chơi với bạn gái thì phải đưa ra hồ Tây... để vênh mặt lên với dân qua đường và để có chuyện mà khoe (nếu “vô phúc” cho ai hỏi anh chị đi chơi (ăn) ở đâu vậy?).
Họ ngầm cho rằng đó là một nét văn hóa rất Hà Nội... Kiểu thứ ba “bệnh hoạn” đến mức tưởng như không có thật. Đó là “không bị xử tệ thì ăn không ngon!”. Thậm chí có ông chủ (khi mát mình) bộc bạch: “Mình đang chửi mắng nó (khách) quen rồi, nó thích. Bây giờ mà tử tế có khi phá sản”. Nhà văn Băng Sơn từng giải thích: "Người Hà Nội ăn không chỉ lấy ngon hay no mà còn cả thưởng thức không khí ẩm thực thật riêng biệt, đặc trưng... Có lẽ cách giải thích ấy phù hợp với các quán phải xếp hàng hoặc quán nhà cổ như chả cá Lã Vọng mà thôi chứ nhu cầu bị chửi, quát, đuổi thì chắc... hiếm!".
Những nhà hàng ngược đời nói trên thường có “cá tính” đó là chế biến ngon và dường như cả ý thức lẫn vô tình, họ cố gắng xử tệ với khách như để tạo sức hấp dẫn, chất “gây nghiện” của riêng mình. Và quát, đuổi, chửi tức là vẫn còn... quan tâm đến khách. Nhưng phổ biến hơn, ngán ngẩm hơn chính là sự coi thường khách. Bơ (bỏ mặc) hết!
Trong một quán ăn sáng ở phố Yên Phụ, đám khách miền Nam vào gọi bánh mì ốpla. Không thấy nhà hàng đả động, tưởng bị quên, khách nhắc. Tay phục vụ không thèm nhìn khách, liền nói: “Đợi 15 phút!”. Chờ 10 phút sau, khách lại gọi tay nhân viên nọ. Anh ta cộc lốc: “Mới 14 phút!”. “Ốp quả trứng thì hai phút chứ mấy!”. “Ở đây quy định gọi gì cũng 15 phút”. “Trời, quy định kỳ vậy?”. Gã phục vụ mặt không biến sắc, mắt không nhìn người đối thoại, vừa đi vào nhà vừa lẩm bẩm: “Ăn không ăn thì biến!”. Đoàn khách há hốc mồm, người nọ hỏi người kia mà không tin ở tai mình...
Phổ biến nhất là tình trạng gọi ít mang nhiều. Gọi món trong thực đơn, nhà hàng không có nhưng cũng không thèm thông báo. Khi khách hỏi quá thì nói là hết rồi. Thậm chí không hết cũng nói là hết để đỡ... phiền. Một nhà hàng có địa thế đẹp nhất nhì Hà Nội bán đặc sản bánh tôm ngay cạnh hồ Tây cũng có thái độ phục vụ rất khó chịu. Khách ăn xong, gọi chén trà, nhân viên xẵng giọng: “Không có!”. Nhưng khi thấy đoàn khách nước ngoài ngồi bàn bên ăn xong thì họ bê ra một ấm trà. Tất nhiên là tính thêm tiền...
Có người nói với tôi là anh ta hơi xấu hổ khi đọc cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu của tác giả Thomas L.Friedman viết về toàn cầu hóa. Sách nói đến rất nhiều vùng đất trên thế giới với những đặc trưng riêng thời toàn cầu hóa đều rất hoành tráng. Riêng Hà Nội được nhắc đến chút ít thì là về câu chuyện anh hầu bàn của khách sạn Metropole: Khách (tác giả) gọi quít để tráng miệng. Hầu bàn nói: hết quít rồi. Lúc đó VN đang mùa quít. Đường phố vô vàn quít. Tác giả nói: “Sáng nào cũng thấy đầy quít trên bàn. Chắc chắn thế nào trong bếp cũng còn quít mà?”. Anh hầu bàn lắc đầu. Khách xin thay bằng dưa hấu. Năm phút sau, người phục vụ bê ra một đĩa quít và nói: “Không có dưa hấu. Tôi tìm ra quít!”...
Khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào nổi tiếng kinh kỳ bán nhiều quần áo, giày dép. Thế nhưng khách dù sang hèn, tây ta có ngắm hàng, xem giá thì ông bà chủ cũng coi như... không khí. Mắt nhìn xuyên qua mặt khách, miệng cậy không ra một lời chào. Còn đám nhân viên thì bám chặt lấy khách không rời nửa bước. Không giới thiệu, không mời mọc, tư vấn mà chỉ để cảnh giác... mất cắp.
Có người lý giải tình trạng trên bằng hai lý do. Thứ nhất là Hà Nội đã sống quá lâu trong bao cấp. Tư duy, phản xạ trước cơ chế thị trường không được như Sài Gòn. Thứ hai là dân Hà Nội thường có thói quen dễ bằng lòng với những thành quả bước đầu. Lý luận này được chứng minh bằng chuyện: những nhà hàng độc quyền vị trí đẹp (gần hồ, gần sông, ngã ba, diện tích rộng...) rất ít khi có văn hóa kinh doanh tốt.
Vì không cần cải thiện thì họ cũng có khách. Số khách buộc phải đến vì chỗ ngồi đẹp cũng đủ nuôi sống chủ hàng. Và chủ chỉ cần vậy. Sinh động hơn là câu chuyện đôi vợ chồng một nhà hàng đặc sản ngan vịt ở quận Thanh Xuân. 15 năm trước họ là đôi tình nhân sinh viên nghèo, xa quê. Ra trường không muốn xa nhau. Trụ Hà Nội thì chưa có việc. Chàng trai tìm được nghề chở ngan vịt thuê. Thay vì nhận tiền công, anh nhận gia cầm cho bạn gái chế biến thành cháo, miến, bún gồng gánh bán hàng tối ngay cổng ký túc xá Mễ Trì.
Chịu khó, có khiếu nấu ăn, vui tính, tốt bụng và giá rẻ nên quán dù xập xệ nhưng rất đông khách. Chăm làm, tiết kiệm, không mấy chốc họ đã thuê được một gian hàng đàng hoàng. Cưới nhau, sinh con, thuê thêm người làm và bốn năm sau quán vịt ngan ấy đã trở thành một trong những nhà hàng ăn nên làm ra nhất khu vực.
Họ mua được nhà, mở được nhà hàng rộng rãi, sắm thêm tiện nghi nhưng lúc này ông bà chủ đã trở thành trọc phú. Ăn nói chỏng lỏn, kênh kiệu. Đám gia nhân làm ẩu, bẩn, kém chất lượng và khách hàng vắng dần. Nhà hàng mấy năm sau dẹp bún phở, cho thuê bán quần áo. Vợ chồng chủ nhà sống tầng trên và cũng lại đi làm thuê...
Tôi có ba năm sống cảnh cơm hàng cháo chợ ở phố Pháo đài Láng (phường Láng Thượng, Cầu Giấy), hằng ngày ăn cơm trong một quán bình dân không có biển hiệu. Bà con gọi là quán Ba Cô vì nhà có ba chị em gái. Cơm ở đây bán cho người làm thuê, bán hàng rong và sinh viên nên giá cả luôn rẻ nhất Hà Nội. Sau này ăn những bữa cơm đắt tiền hơn nhưng thú thật tôi vẫn thấy không ngon bằng cơm ở quán Ba Cô.
Không phải vì họ xinh đẹp hay lắm duyên thầm, thậm chí ba cô đều đã có chồng là những gã đàn ông lực lưỡng (rất đáng ngại!), mà vì dù nắng lửa hầm hập bên những lò than dưới mái tôn, hay mưa phùn gió bấc buốt như kim châm cũng chưa bao giờ tôi thấy các cô cáu gắt hay lạnh lùng kể cả với anh xích lô nát rượu, bà bán rau bủn xỉn hay cậu sinh viên nợ lâu. Mâm cơm các cô dọn rất gọn gàng, bắt mắt và vừa đủ bữa (không bê nhiều để tính thêm tiền). Mọi thứ tuy rẻ tiền, đơn giản nhưng sạch sẽ, chu đáo. Vài năm bán cơm nay họ đều rất khá giả. Hỏi thăm, hóa ra họ là người Hà Nội gốc0 :-/ :x .
(Theo Tuổi Trẻ)
Chỉnh sửa lần cuối: