Phần mềm có bản quyền.

Đinh Xuân Tú
(nonbadboy)

New Member
Tình hình là... ra ngoài hàng đĩa bất kì nào của Việt Nam đều có thể mua được bộ WinXP Pro giá 8000 VND.

Tình hình là...một bộ phần mềm có bản quyền giá toàn là hàng trăm đô, mà trong khi đó trong ví của người Việt Nam chỉ toàn mấy trăm nghìn VND.

Tình hình là... lên mạng tìm hiểu về phần mềm có bản quyền nhưng không thấy thông tin gì đáng giá mà chỉ loanh quanh đến mấy cái % vớ vẩn mà các báo nhai đi nhai lại từ mấy năm nay.

Và thế là...dân Việt Nam mình cứ mãi đắm chìm vào cái cõi u mê gọi là "miễn phí ấy mà"

Em không phải là một người chuyên sâu về kinh tế nên không thể hiểu một cách rõ ràng về vấn đề này, em muốn lập cái chủ đề để tham khảo các anh, các bạn đang ở nước ngoài sẽ có cái nhìn khách quan và chuyên môn hơn về phần mềm có bản quyền hay nói rộng hơn là "Luật sở hữu trí tuệ". Những gì em nói dưới đây hoàn toàn là theo suy nghĩ chủ quan của em.

Trước tiên để nói về phần mềm có bản quyền không thể phủ nhận ( một cách xấu hổ ) về "công lao" của nó với ngành công nghệ thông tin Việt Nam, với cái giá 8000/CD Nó đã "góp sức" không nhỏ trong việc phổ cập kiến thức tin học học đến với từng người dân Việt Nam. Nếu chúng ta thi hành đúng với luật mua bán có bản quyền thì có lẽ bây giờ mọi người vẫn đang gõ DOS mà làm việc.
Nhưng lại bắt đầu có một trở ngại lớn đó là các công tin phần mềm trong nước chết như ngả rạ vì không bán được sản phẩm cho ai vì khi đó phần mềm của mình được sử dụng một cách gần như cho không biếu không. >> Nền Công nghệ thông tin Việt Nam đang chạy với vận tốc của một con sên già.

Ý thức người dân không thể nâng cao khi các báo đang dùng câu văn cực kì "hành chính"

Thế tức là cái phần mềm lậu đấy đang góp sức cho VN hay đang kéo VN xuống dưới đáy giếng. Chẳng ai biết. Chẳng ai hiểu.

Xin nhắc lại đừng bắt mọi người mua phần mềm có bản quyền ( nguyên nhân thì xin ghé thăm Chủ đề: Điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam )

Vậy đâu là lối thoát cho "Phần mềm có bản quyền tại Việt Nam" ??

Nhân việc "Luật sở hữu trí tuệ" sắp ra đời thì xin mọi người bỏ chút thời gian, nói chuyện phiếm tí chơi....
 
Giải pháp: Phần mềm mã nguồn mở hoặc chuyển sang mô hình license đang được Oracle & Sun áp dụng với nhiều phần mềm của họ.
 
Vụ ăn cắp phần mềm thì nước nào cũng có thôi :D Ở Mỹ ăn cắp phần mềm còn kinh hơn ở VN ý chứ :p (tính theo $ chứ đừng tính theo % nhá :D) Vn cũng sắp vào WTO nên sẽ không còn cái chuyện "ăn cắp ngang nhiên" như bây giờ đâu! Với tình hình kinh tế của VN hiện nay thì theo anh phương án tự phát triển và dùng phần mềm mã mở như Linux là thích hợp nhất, tuy nhiên với những ai không phải dân chuyên về tin học thì phương án bỏ tiền ra mua là chuyện hợp lý. Nhưng thực sự điều này cũng rất khó vì làm ăn ở VN chiếm đa số là làm ăn nhỏ lẻ, lãi chưa đủ cao để có thể đầu tư mua phần mềm :(

Có 1 điều mình thấy bên này, đó là các công ty phần mềm và các công ty phần cứng hay liên kết làm ăn với nhau để cùng nhau bán sản phẩm của họ, đồng thời hạn chế chuyện ăn cắp bản quyền cũng như chuyện đồng bộ với phần cứng. Anh có nghe phong phanh đâu đấy là 1 cái laptop của HP-Compaq bán ra có cài sẵn Windows XP, thì cái tiền bản quyền phần mềm mà HP trả cho MS đâu như chỉ ~ 30$ thôi? Đây phải chăng cũng là một hướng tích cực?
 
Tính theo %:
Mĩ 22%
Việt Nam 92%
Em nghĩ chúng ta có thể xuất khẩu phần mềm còn trong nước thì vẫn thế :D. Học sinh bi giờ muốn resize cái avatar là cái Photoshop CS2 :)) tiền đâu ra mà chịu được ?
 
--Vấn đề là người Mĩ mua phần mềm bằng đô, còn người Việt mua phần mềm bằng VND. Giữa VND và đô có 1 khoảng cách lớn, vì thế nên phần mềm sao chép vẫn tồn tại.
--uhm, sao không nghĩ đến kiểu nội địa hóa phần mềm cho nó rẻ hơn nhỉ:D:D, gia công tại Vn hoặc làm 1 công đoạn nào đó cho nó rẻ hơn
 
Nghe đâu trong chương trình "một triệu máy tính giá rẻ" của Thái Lan:

Một kinh nghiệm từ Thái Lan

Tháng 11/2002, ông Thaksin Shinawatra - Thủ tướng Thái Lan đã yêu cầu Bộ Thông tin, Truyền thông và Công nghệ đưa ra một chương trình thúc đẩy phổ cập CNTT đến mọi người dân. Đến tháng 5 vừa qua, Bộ này đã công bố một chương trình có tên là “People’s PC”. Theo đó, chính phủ sẽ trợ giá để các hãng máy tính hạ giá bán: khoảng 458 USD/ máy tính xách tay và khoảng 256 USD/ máy tính để bàn. Các máy tính này đều được cài hệ điều hành Linux TLE (phiên bản tiếng Thái của hệ điều hành Linux và bộ phần mềm Open Office chạy trên nền Linux). Chỉ một tháng sau, dân Thái Lan đã tiêu thụ hơn 160.000 máy tính của các hãng máy tính Thái.

Chính sự thành công của máy tính sử dụng hệ điều hành Linux TLE ở Thái Lan đã khiến hãng Microsoft “bừng tỉnh” và quyết định hạ giá bán cả sản phẩm Windows lẫn Office ở Thái Lan xuống còn khoảng 35 USD, trong khi giá bán Windows XP trên thị trường thế giới vẫn là 199 USD và Office XP vẫn là 399 USD.

Theo các chuyên gia, chính sách của Chính phủ Thái Lan vừa có tính kích cầu, vừa mang tính phổ cập CNTT cho những người có thu nhập thấp đã góp phần làm giảm đáng kể tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm (còn 77% vào năm 2002).

Theo echip.com.vn

Tuy nhiên đây vẫn chỉ là những tối cơ bản để cho một chiếc máy tính có thể chạy, còn trăm thứ bà rằn khác nữa. Thì giải quyết sao ? Bế tắc roài
 
Theo đó, chính phủ sẽ trợ giá để các hãng máy tính hạ giá bán: khoảng 458 USD/ máy tính xách tay và khoảng 256 USD/ máy tính để bàn.
Thế cái tiền dùng để trợ giá đó lấy ở đâu ra?? Ko lấy từ tiền đóng thuế của dân ra chắc?? Cái làm nên khác biệt ko phải là việc trợ giá mà là việc dùng phần mềm mã mở.
Chính sự thành công của máy tính sử dụng hệ điều hành Linux TLE ở Thái Lan đã khiến hãng Microsoft “bừng tỉnh” và quyết định hạ giá bán cả sản phẩm Windows lẫn Office ở Thái Lan xuống còn khoảng 35 USD, trong khi giá bán Windows XP trên thị trường thế giới vẫn là 199 USD và Office XP vẫn là 399 USD.
Chẳng biết cái vụ này đi đến đâu. Chứ chỉ 1 năm sau đó là Microsoft đã cho ra Windows XP starter edition với giá cũng khoảng tầm $35 nhưng có nhiều hạn chế như chỉ chạy được tối đa 3 chương trình 1 lúc, mỗi chương trình chỉ được mở 3 cửa sổ tối đa, chỉ chạy được trên máy sử dụng CPU ghẻ (Celeron, AMD Duron,...).
uhm, sao không nghĩ đến kiểu nội địa hóa phần mềm cho nó rẻ hơn nhỉ, gia công tại Vn hoặc làm 1 công đoạn nào đó cho nó rẻ hơn
Ngoại trừ phần mềm mã mở thì tiền nào của nấy cả thôi. Tất nhiên là nếu các công ty VN làm thì sẽ có phần mềm rẻ hơn nhiều, vấn đề là làm xong rồi có ai dùng hay ko?? Phần mềm nguồn mở giờ đầy rẫy, hầu hết phần mềm nguồn mở lại miễn phí. Chất lượng ko thua kém các phần mềm thương mại khác. Những phần mềm nhỏ thì ko nói. Nhưng riêng những cái quan trọng nhất như OS, office suite, desktop environment thì ko có chuyện 1 công ty nào đó ở VN có thể phát triển từ gốc mà ko lỗi thời với phần mềm mã mở & các phần mềm thương mại khác khoảng chục năm. Bây giờ đâu còn là thời 1980s.
 
Dân mình dùng máy tính thì dùng những chương trình gì có phí nhỉ ? Tính thử xem:
1. Windows
2. Office
Chỉ thế này thui ah ???
Nói chính xác ra là, em muốn biết mình dùng máy tính để làm gì
--> tính ra những chương trình cần dùng
--> tìm nhưng chương trình thay thế miễn phí
Tất nhiên là cũng không thể bằng được có phí nhưng mà có thực sự nhu cầu sử dụng cao đến thế không ? Resize avatar có thể dùng MSPaint hay là GIMP gì đó còn văn bản thì em cũng chỉ dùng đến Wordpad thôi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đấy là với bạn thui mà:D:D
theo em cần pt hệ điều hành tiếng việt trên nền free code ( có cái vietkey rui` nhưng hinh` như số người xài nó wa ít ) , thắt chặt luật bản --> mọi người ko thể xài đồ chùa mãi chuyên sang xài đồ vn thui :D
em thấy cái disk vietkey gốc đâu có đắt lắm chỉ chừng 20,30k j` đó nhưng ai cần thì ra hàng disk 8k thiếu j` đâu--> cái cần thay đổi cách suy nghĩ người việt :D
 
Vấn đề là ở chỗ Vietkey Linux cũng chỉ là bản Red Hat 9 dịch ra tiếng Việt ko hơn ko kém (ko chỉ riêng Vietkey mà ở VN còn có 1 số Linux distros khác). Cải tiến hầu như ko có mà chỉ thêm bugs vào cho OS. Tại sao lại phải trả vài chục nghìn cho Vietkey trong khi Red Hat 9 trở xuống & FC cho phép phân phối miễn phí, ra ngoài mua CD 8000 hoàn toàn hợp pháp?? Như thế vừa được chất lượng hơn lại được hỗ trợ đầy đủ, update lâu dài, chứ ko phải đem con bỏ chợ như Vietkey. Làm xong 1 bản rồi bỏ đấy, giờ ko thấy mặt mũi đâu.
 
Đấy là tớ nghĩ sơ sơ, chứ đối với tớ thì cũng cấn mấy cái sau:

Firefox (free)
DAP (crack)
Google desktop (free)
Media Player classic (free)
3dsMax (crack) (dùng Blender thì khó mà thay thế được, dù là chỉ phục vụ học tập thui)
Adobe Creative suite (crack) (cái này cũng là học tập, chẳng nghĩ ra gì thay được.)
Corel Graphic 11 gì đó (crack) (học)
Goldwave (đang dùng trial)
WinRAR miễn phí :)
Guitar pro 4 (crack)
NOD32 antivirus (crack)
AcdSee (crack)
Starcraft (crack)
Windows 2k (crack)
Unikey (free)

Tính ra chắc cũng được hơn nghìn USD tiền phần mềm :)), mà tớ thì nghèo lắm.
Đó, cậu có thể đề ra một số phần mềm free thay thế cho mấy cái phần mềm crack mà tớ đang dùng không ?
Còn chờ Vn sản xuất được những phần mềm giá rẻ mà mạnh như Photoshop thì chắc phải mất nhiều năm nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@dũng :hic thực ra xài crack với xài chùa có khác j` nhau đâu :D:D
hơn nữa bạn quên mất 1 vấn đề quan trọng là ko có win thì bạn xài mấy cái đó kiểu j` , tốt nhất là xài linux :D
@anh hiếu : thế em mới bảo cần pt hệ điều hành tiếng việt trên nền free code chứ , còn vietkey thì có rui` để đó thi`:D:D vứt nó đi luôn :D
 
FF: Free sẵn rồi, khỏi nói. Riêng về browser thì OSS hiện giờ hơn hẳn CS.

DAP: Có thể dùng D4X (http://www.krasu.ru/soft/chuchelo/) hoặc ProZilla (http://prozilla.genesys.ro/).

Google Desktop: Cũng free, khỏi nói nhiều. Nếu muốn OSS & ko dùng trên Windows thì có Beagle (http://beaglewiki.org/Main_Page).

Media Player Classic: Cũng free nốt. Nhưng riêng trong MM, OSS có vẻ trên chân CS. Dùng thử MPlayer (http://mplayerhq.hu) hay Xine (http://xinehq.de), ngoài ra còn có VideoLAN (http://www.videolan.org).

3DS Max, Adobe Creative Suite, Corel Graphics, Goldwave & Guitar Pro (phần mềm đồ họa & âm thanh nói chung): Tất cả đều có phần mềm tương đương là FOSS, tuy nhiên chất lượng ko bằng.

WinRAR: Về khả năng nén ko = được bz2 hay gzip. Phần mềm giải nén cho file .rar trên Linux được cung cấp miễn phí.

NOD32: Linux - ko cần thiết.

Starcraft: Hầu như ko có game tốt mà free. (Mặc dù có wesnoth (http://www.wesnoth.org)).

Windows: Linux, *BSD,...

Unikey: Có bản cho Linux.

Tóm lại, những thứ cần thiết nhất cho đại đa số người dùng đều có phần mềm FOSS tương ứng & tốt hơn. Riêng những thứ liên quan đến thiết kế đồ họa, âm thanh & games thì có FOSS nhưng ko tốt bằng hoặc ko có, tuy nhiên, trở lại chủ đề trên, tất cả mọi phần mềm cần thiết cho hầu hết người dùng đều có thể sử dụng OSS ---> có thể giải quyết được vấn đề bản quyền. Vả lại, nếu so sánh đầy đủ, thì phải so sánh cả công cụ cho network administrators & lập trình viên nữa. Cái này thì liệu phần mềm thương mại ko tốt hơn, thậm chí là ko tốt bằng.
 
@anh hiếu : thế em mới bảo cần pt hệ điều hành tiếng việt trên nền free code chứ , còn vietkey thì có rui` để đó thi`:D:D vứt nó đi luôn :D
Như thế thì giải quyết được cái gì?? Nói thế thì nó chỉ là vấn đề có nên dịch phần mềm ra tiếng Việt hay ko. Vả lại, dịch ra tiếng Việt chưa hẳn đã tốt. Còn Linux distros tiếng Việt thì ko thiếu, nhưng vấn đề là ko ai dùng thôi - lý do thì như đã nói ở trên, chưa chắc dịch ra là đã tốt. (1 số Linux distros tiếng Việt: http://vnlinuxcd.vnlinux.org/ - http://people.vnoss.org/~livecd/).
 
Theo mình thì việc phát triển HDH mã mở như LINUX cho người Việt là 1 điều cần thiết, nhưng mà phải phát triển sao cho nó thân thiện dễ dùng 1 tẹo, chứ còn như mấy cái distro bây giờ thì lằng nhằng phức tạp quá :( Điều này anh đồng ý với Hiếu, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng nên làm cái gì đó với Microsoft đề yêu cầu họ giảm giá bán sản phẩm, hay đối với các công ty sản xuất máy tính, 1 hợp đồng ký kết giữa 2 bên để cùng nhau bán hàng? như thế có phải hay không? (như trường hợp của HP-Compaq phía trên).

@Hiếu : hãy suy nghĩ lại đi, một nền tin học phát triển không thể chỉ có phần mềm mã mở, ưu điểm của mã mở là miễn phí, điều này đúng, nhưng nhược điểm của nó là đối với những người không chuyên, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng, và họ sẽ không có ai trợ giúp cả. Đối với 1 công ty, thà họ bỏ ra vài trăm $, mà xứng đáng đồng tiền bát gạo thì chắc chắn họ sẽ không do dự đâu :) Nên nhớ là 1 ngày lao động của họ có thể kiếm cả ngàn $ rồi, nếu bỏ 1 ngày đấy mà để tìm tòi sửa chữa cái OS chuyện mất cái ngàn $ là chuyện nhỏ, bị phạt cho làm chậm tiến trình công việc mới là chuyện lớn :) Mà đấy là còn chưa kể nhỡ may dự liệu bị mất hay hư hỏng /:) cái này thì vô giá, không thể nói được :D

@ cái Win starter anh chưa thử, nhưng nghe nói lởm lắm :D Nhưng điều đấy rõ ràng đã chứng tỏ bác Bill sợ :p Một ví dụ điển hình khác là trường INSA bên này. Mấy nghìn sinh viên của trường được dùng tất cả các sản phẩm của MS miễn phí :x bản quyền đàng hoàng chứ ko phải trộm cắp nhá :D Lý do là sao ư? tại vì trong trường chỉ toàn dậy Linux, từ lập trình cho đến mạng, hehe. Còn Windows thì cũng chỉ được học khái niệm qua loa cho nó có vậy thôi :p Cũng nên biết rằng nếu sinh viên chỉ được học Linux, thì sau khi ra trường họ cũng sẽ chỉ dùng Linux, họ sử dụng Linux thì cái xí nghiệp nhà máy của họ cũng sẽ chỉ dùng Linux, và kết quả là trong 1 tương lai gần, thị phần của MS sẽ giảm đi đáng kể :D Chính vì vậy bác Bill ra nước cờ miễn phí cho sinh viên kia cũng chỉ là 1 nước cờ nhằm gỡ gạc lại thôi :) Nhưng dù sao cũng cám ơn bác Bill :D (cứ thử tưởng tượng mà xem, 1 bộ .Net có giá mấy nhìn $, bây giờ tự nhiên trên trời rơi xuống cái license cho mình dùng :)) :p b-) )
 
@Hiếu : hãy suy nghĩ lại đi, một nền tin học phát triển không thể chỉ có phần mềm mã mở, ưu điểm của mã mở là miễn phí, điều này đúng, nhưng nhược điểm của nó là đối với những người không chuyên, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng, và họ sẽ không có ai trợ giúp cả. Đối với 1 công ty, thà họ bỏ ra vài trăm $, mà xứng đáng đồng tiền bát gạo thì chắc chắn họ sẽ không do dự đâu Nên nhớ là 1 ngày lao động của họ có thể kiếm cả ngàn $ rồi, nếu bỏ 1 ngày đấy mà để tìm tòi sửa chữa cái OS chuyện mất cái ngàn $ là chuyện nhỏ, bị phạt cho làm chậm tiến trình công việc mới là chuyện lớn Mà đấy là còn chưa kể nhỡ may dự liệu bị mất hay hư hỏng cái này thì vô giá, không thể nói được
Không phải cứ phần mềm mã mở là nhất thiết phải khó sử dụng. Vấn đề là ở chỗ, chỉ 1 vài năm gần đây các công ty lớn mới bắt đầu hỗ trợ phần mềm mã mở, đi đầu là Novell, Sun & IBM. Còn trước đó, phần mềm mã mở phần lớn là do cá nhân hoặc 1 tập thể hacker phát triển, ko có ý định kiếm tiền nên ko ai cần để ý đến nó có dễ sử dụng hay ko. Nhưng các công ty lớn như Novell, 1 khi đã quyết định đầu tư vào phần mềm mã mở (SuSE Linux) hay Sun (OpenSolaris & OpenOffice) dĩ nhiên là ko phải họ cũng tính đến lợi nhuận cả rồi. Mà để đạt được cái lợi nhuận đó thì độ dễ sử dụng là rất cần thiết ---> đứa nào bảo Linux khó dùng hơn Windows thì 1 là nó chưa từng sử dụng Linux, chỉ nghe đồn thổi, 2 là nó có dùng qua Linux nhưng đã bỏ từ 3 năm trước. 1 vấn đề thường gặp là có 1 số người, khi dùng Windows mà muốn đổi tên 1 file thì cứ vào Windows Explorer, click phải mà chọn rename, nhưng khi chuyển sang dùng 1 OS mã mở thì nhất quyết ko chịu vào File Manager của nó mà click phải rồi chọn rename mà cứ phải nhất quyết vào terminal mày mò gõ mv để đổi tên file, sau đó lại quay ra nói là phần mềm mã mở khó dùng -- trường hợp này thì lại là do chính người dùng chứ ko phải tại phần mềm.
 
Em thấy còn có nhìu người chẳng biết dùng đến cả mấy cái cơ bản của Windows, thằng bạn em chẳng hạn (học lớp Anh nhé, bít tiếng Anh :D). Thế nên là việc có dễ sử dụng tương đương cũng chưa chắc lôi kéo được nhiều người đâu.

Tạm chia người sử dụng ra những đối tượng như sau:
Doanh nghiệp
Người dùng bình thường
Lập trình viên/network administrator
Dân đồ họa

Doanh nghiệp thì cần sự ổn định, với cả với doanh nghiệp thì tiền sẽ ít là vấn đề hơn, và doanh nghiệp thì cũng bị pháp luật quản lí chặt chẽ hơn. --> sẽ phải dùng phần mềm một cách hợp pháp NẾU pháp luật được thực hiện chặt chẽ

Người dùng bình thường chủ yếu có lẽ là lướt web, chat, đánh game online, gõ văn bản gì đó. Web browser, YM thì miễn phí rùi, game online thì tự phải trả thôi, có chương trình để gõ văn bản rùi --> chỉ cần tiền cho cái hệ điều hành thôi. Em chẳng biết gì về Linux cả, nó có chạy được mấy chương trình của Win ko ? Nếu không chạy được thì e là khó mà chuyển đổi cho đối tượng này về Linux được vì vấn đề game thì ngoài tầm tay, hi vọng bọn FPT ra game online mới có hỗ trợ hơn cho cái này

Lập trình viên/network administrator: về trình độ và nhu cầu thì như anh Hiếu nói thì dùng Linux là ổn rồi.

Dân đồ họa/âm thanh: chẳng bít phải làm thế nào đây :)).

Tóm lại là mọi người có thể xoay xở được (trừ dân đồ họa/âm thanh ra) nếu phải chuyển đổi.

Có 2 động lực để chuyển đổi:
1. Pháp luật cấm sử dụng & được thực hiện nghiêm túc
2. Ý thức mỗi người: dùng phần mềm crack là không tốt :))

Ý thức thì hơi khó, chỉ chờ pháp luật thôi. Hi vọng trong khoảng vài (chục) năm nữa, VN sẽ không phải mang tiếng là dùng phần mềm lậu nhiều nhất thế giới
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em chẳng biết gì về Linux cả, nó có chạy được mấy chương trình của Win ko ? Nếu không chạy được thì e là khó mà chuyển đổi cho đối tượng này về Linux được vì vấn đề game thì ngoài tầm tay, hi vọng bọn FPT ra game online mới có hỗ trợ hơn cho cái này
1 số có thể chạy được qua emulator như Wine, Cedega hay CrossOver Office. 1 số có bản native cho Linux như Unreal Tournament, Painkiller, Heroes 3, Sim City 3000, Neverwinter Nights,... Nhưng cũng có nhiều cái của Win ko thể chạy được trên Linux. Nói chung cái này có phần mềm của Win ko chạy được trên Linux mà cũng có phần mềm chỉ có trên Linux mà ko chạy được trên Win. Riêng Starcraft thì xem bài này: http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=17302
Dân đồ họa/âm thanh: chẳng bít phải làm thế nào đây .

Tóm lại là mọi người có thể xoay xở được (trừ dân đồ họa/âm thanh ra) nếu phải chuyển đổi.
Mặc dù vẫn phải trả tiền, nhưng ít nhất về cái OS thì có thể bắt buộc chuyển đổi được. Về âm thanh thì anh ko biết vì anh chẳng bao giờ đụng đến mấy chương trình kiểu đó cả. Nhưng riêng về đồ họa, ít nhất là Maya có bản cho Linux. CorelDraw cũng có bản cho Linux. Photoshop là 1 trong những phần mềm đơn giản nhất để configure hoạt động trên Linux thông qua emulator.
 
@ Anh Hiếu:

- Em nghĩ rằng mọi người và nhất là những người ít sd PC phần lớn ko thích OSS là do vđ GUI với lại Support... rõ ràng là ko ai muốn mất cả ngày ngồi đọc mấy cái 4rum để tìm sự trợ giúp như của phần lớn OSS... mà thích đọc những tài liệu được biên soạn rõ ràng hơn... :(

- Còn về Linux... với người đã quen dùng Windows từ thuở "cha sinh mẹ đẻ" của cái PC thì việc chuyển sang Linux cũng là cả 1 vđ rồi... những lỗi anh nêu cũng ko thể hoàn toàn trách họ được... :)

- Còn về Game... các giải pháp OSS là ko thiết thực... Các game chơi best là trên console sau đó là đến PC trên nền Windows... :)

- Còn dân đồ họa hay làm phim chuyên nghiệp thì... cả Linux và Windows đều ko là lựa chọn số 1... hầu như thích dùng máy MAC hơn... các giải pháp của Apple tuy đắt nhưng gần như là All-In-One... vd mua máy Power MAC G5 (cấu hình khá mạnh) $2000 đã có đủ các Soft có License được Bundle theo rùi... với lại máy MAC trông cũng đẹp nữa... riêng cái PC cấu hình ~ cũng đắt lắm rồi... chưa kể soft... :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dương Viết Dũng đã viết:
...Ý thức thì hơi khó, chỉ chờ pháp luật thôi. Hi vọng trong khoảng vài (chục) năm nữa, VN sẽ không phải mang tiếng là dùng phần mềm lậu nhiều nhất thế giới...

Đấy là tại VN bán cd lậu có crack tràn lan... thành hiện vật thôi... :(
Chứ còn ở các nước thì... soft+crack có sẵn trên mạng...
Chỉ cần đóng đủ tiền Internet là download về xài luôn...
Bởi vậy ko thành hiện vật... pháp luật coi như ko bít nên ko tính đến thôi... :))
 
Back
Bên trên